HAI NGƯỜI ĐÀN ÔNG VÀ MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ Ở PHỐ HÀNG ĐÀO
Truyện ngắn Xuân Đài
Hàng Đào, nhà cửa sin sít, người đông, một trong những con phố buôn bán sầm uất của Hà Nội từ trước đến nay. Trần Nguyên Hào và Bùi B́nh Thu ở cách nhau một căn hộ, cùng tuổi, cùng học với nhau từ thời tiểu học. Căn hộ giữa là nhà Phan Thúy Oanh, thua Hào và Thu ba tuổi, nữ sinh Trưng Vương, học sau các anh ba lớp. Năm giải phóng Hà Nội, một ngh́n chín trăm năm tư, Thúy Oanh đang học đệ tứ, c̣n hai anh sắp sửa thi tú tài, học cùng lớp trường Bưởi. Ba người thân nhau, hai anh coi Thúy Oanh như em gái – theo như cách “rêu rao” của các anh – Bà con hàng phố và bạn bè cùng học, thừa biết hai anh đều mê em Oanh nhưng cả hai chưa ai dám ngỏ lời. Con gái mới lớn, nhạy cảm, nghe cách nói, cái liếc nh́n, Oanh thừa biết hai anh yêu trộm nhớ thầm ḿnh. Biết vậy thôi chứ Oanh kín đáo, không nghiêng t́nh cảm về phía anh nào. Anh nào cũng là anh, anh về tuổi tác và học vấn. Năm đó phố Hàng Đào thật vui, hầu như nhà nào cũng có người từ vùng kháng chiến trở về thủ đô. Nhà Oanh có người anh Phan Vũ Hồng (anh cả), sĩ quan quân đội về tiếp quản thủ đô, mỗi lần anh ghé nhà là cả gia đ́nh tiệc tùng vui như hội. Đó là cái bề ngoài. Thực ra ngoài niềm vui, niềm tự hào về người anh cả, không thể giấu được nổi buồn người anh Phan Vũ Cảnh (anh hai), trung úy quân đội Pháp đă di cư vào Nam trước ngày Hà Nội rợp cờ đỏ sao vàng… Hàng phố biết rơ chuyện này, x́ xào bàn tán. Những lời bàn tán dù rất nhỏ, kín đáo, cũng bay đến tai gia đ́nh Oanh. Có lần đă khuya, nhà đă tắt đèn ai vào giường nấy, Oanh nghe bố nói với mẹ: phải lo vợ cho thằng Cả, năm nay nó cũng đă gần ba mươi, c̣n thằng Hai yên phận rồi, lúc này đă ở Sài G̣n. Mẹ Oanh thở dài: rơ khổ! Giá như hai đứa đều là bộ đội, thiên hạ đỡ lời ra tiếng vào. Oanh nghe rơ tiếng bố thở dài: biết làm sao được, hai đứa hai chí hướng, nói cho cùng cũng tại thời thế. Tiếng mẹ Oanh, cũng tại ông, hồi thằng Hai xuống Nam Định học sĩ quan, ông không can ngăn nó… Thôi đi bà – tiếng ba Oanh – thời đó đă biết ai thắng ai mà ngăn với cản. Bây giờ bà trách tôi, tôi chỉ biết trách trời. Gần nửa đêm rồi, bà ngủ đi cho tôi nhờ…
Chiều hôm sau, Trần Nguyên Hào nói cho Oanh biết gia đ́nh Bùi B́nh Thu sẽ xuống Hải Pḥng di cư. Tối hôm đó, Oanh sang nhà Thu gặp cả Hào đang ngồi ở pḥng khách, Thu kéo ghế mời Oanh ngồi, thế là ba anh em cùng tṛ chuyện với nhau. Giọng buồn buồn, Thu nói, thực ḷng ḿnh không muốn đi nhưng các cụ đă quyết th́ ḿnh phải theo, phận con cái là vậy. Vả lại, ở Hà Nội gia đ́nh ḿnh buôn bán, vào Sài G̣n cũng vậy, cũng lại buôn bán. Thôi th́ Sài G̣n hay Hà Nội cũng là đất nước ḿnh. Hai năm sau tổng tuyển cử, giang sang thu về một mối, chúng ta lại gặp nhau… Ngoảnh sang Oanh, Thu hỏi: đă nhận được tin tức ǵ về anh Cảnh chưa? Oanh nhỏ nhẹ, nhận được rồi, vợ con anh đă ổn định chỗ ở, c̣n anh đă về đơn vị. Hào nói: bọn ḿnh là học tṛ ở đâu th́ vẫn tiếp tục học, Thu vào trong ấy cố gắng xin vào một trường có danh tiếng, hay cậu xin vào trường Taberd mà học, cho nó… oách. Hai cụ dư sức lo cho cậu về kinh tế, cậu lại là thằng nói tiếng Pháp như Tây. Nghe bạn phán, Thu cười, khuôn mặt anh rất buồn. Oanh đứng lên, đi ṿng sang ghế Thu đang ngồi, h́nh như cô không muốn Hào nghe câu sắp nói: chúc anh đi mạnh khỏe, học giỏi, mọi người và em chờ anh hai năm sau trở về Hà Nội – cô nói to hơn – Em xin phép về, hai anh ở lại tṛ chuyện. Đột nhiên Thu đứng dậy quàng tay lên đầu Oanh, kéo sát vào ngực ḿnh. Oanh không phản ứng, ngoan ngoăn nép sát vào người Thu như em gái nép vào anh trai. Thu hôn nhẹ lên mái tóc Oanh, vội vàng buông ra ngay. Sau một giây sững sờ, Hào tế nhị ngoảnh mặt sang nơi khác. Oanh nhẹ bước ra cửa, hai má đỏ hồng dưới ánh điện. Như sực nhớ đến phép xă giao, cô quay lại, ṿng tay, cúi đầu chào Hào trước, chào Thu sau, giọng lí nhí: em chào hai anh.
Cái hôn nhẹ vào mái tóc của Thu là kỷ niệm dịu mát tuổi học tṛ mà măi măi Oanh không bao giờ quên. Chẳng riêng ǵ Oanh, cả Hào nữa cũng không bao giờ quên cái hôn đó của bạn lên mái tóc Oanh. Sau này Oanh trở thành vợ của Hào, lâu lâu anh lại nhắc lại cái hôn nhẹ của bạn, rồi vừa cười vừa nói với vợ: nhớ Thu là nhớ cái hôn đó, chứ không phải ḿnh ghen đâu, bà xă xinh đẹp của tôi ạ!
Hai năm, đất nước thống nhất là ảo tưởng của nhiều người, chứ không phải chỉ là của tuổi trẻ. Lâu lâu, vợ chồng Hào nhận được bưu thiếp của Thu từ Sài G̣n gửi ra. Hai vợ chồng vui trong đượm buồn khi biết Thu đỗ tú tài toàn phần, học sĩ quan, ra trường đeo lon thiếu úy ở binh chủng thiết giáp. Trước ngày Hào vào bộ đội, anh viết bưu thiếp gửi vào Nam báo cho Thu biết. Những năm đó hai miền c̣n yên b́nh, hai bên chưa cầm súng đánh nhau nên ḷng hai thanh niên c̣n nhẹ nhơm, t́nh bạn c̣n nguyên vẹn. Trong bưu thiếp của hai anh vẫn là những lời đùa cợt như thuở c̣n đi học. Thu kể về Sài G̣n sầm uất, người Bắc di cư thường ở tập trung với nhau vào một khu. Hào kể về Hà Nội khác xưa, đồi thay rất nhiều, học sinh Trưng Vương không c̣n mặc áo dài như ngày trước… Bưu thiếp bằng bàn tay mà hai người kể lại cho nhau được rất nhiều chuyện… Những năm tháng thanh b́nh ngắn ngủi. Mỹ đă vào miền Nam, bộ đội miền Bắc đă vượt Trường Sơn. Hai bên bắt đầu đánh nhau, tháng sau khốc liệt hơn tháng trước, năm sau khốc liệt hơn năm trước. Thiếu úy Thu lúc này đă đeo lon Trung úy, chỉ huy một đoàn thiết giáp, ngỡ là an toàn, sự thực mạng sống rất mong manh, một viên đạn B40 là thiêu rụi cả xe lẫn người. May mắn, Thu chưa gặp nạn như các đồng đội của anh. Nhờ trời phù hộ, Thu sống sót cho tới năm bảy lăm để tập trung cải tạo ở các trại trên miền Bắc. Không may mắn như Thu, Hào hy sinh ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, để lại hai đứa con côi cút. Oanh sống vật vă, kéo dài đến gần một năm sau cái chết của chồng. Đau khổ như đám mây rồi có lúc phải tan. Lúc này chị là kỹ sư hóa ở một xí nghiệp lớn trong ngành hóa chất, chị b́nh tĩnh lại, vui vẻ làm việc, vui vẻ nuôi con, cho đến khi chị đưa hai cháu chuyển vào Sài G̣n công tác. Vợ con anh Cảnh đă di tản sang định cư ở Canada. Gia đ́nh Oanh đến thăm đầu tiên khi mới đặt chân tới Sài G̣n, là mẹ và các cháu con anh Bùi B́nh Thu. Bố và vợ anh Thu đă chết v́ lạc đạn (chẳng biết là của bên nào) trong những ngày cuối tháng tư lộn xộn. Bà nội và hai cháu sống vất vả trong ngôi nhà lụp sụp ở con hẻm chật chội miệt Phú Nhuận. Bà không có nguồn thu nhập ǵ ngoài cái tủ thuốc lá kê trước nhà. Gặp bà, dù đă hơn hai mươi năm xa cách, Oanh vẫn nhận ra ngay. Bà mừng không để đâu cho hết. Bà tíu tít hỏi đủ thứ chuyện về Hà Nội, về phố Hàng Đào và những người thân trong gia đ́nh Oanh. Oanh cho biết, bố mẹ cô vẫn khỏe mạnh, không c̣n ở chỗ cũ, đă dời về phố Đội Cấn vào khuất trong làng, nơi này mát mẻ và yên tĩnh hợp với tuổi già. Đột nhiên cụ hỏi:
- Vợ con anh Cảnh đă thư từ về cho gia đ́nh chưa?
- Rồi bác ạ! Anh chị ấy đă ổn định nhà cửa và việc làm. Các cháu đều đă vào học các trường.
- Bác mừng cho gia đ́nh anh ấy, cháu có viết thư cho bác gửi lời hỏi thăm nhé!
Nghe vậy, Oanh lôi ra một xấp thư, đọc cho mẹ anh Thu nghe. Chị đọc lướt, nhảy cóc từng đoạn, dừng lại, đọc chậm từng chữ một ở những ḍng anh hỏi thăm bà cụ và các cháu. Anh Cảnh trong các lá thư gửi cho Oanh không quên nhắc cô em chăm sóc gia đ́nh Thu, nhất là chăm sóc hai cháu bé con Thu, dù đói nghèo khó khăn thế nào cũng không để hai cháu thất học. Bà cụ ngồi lặng, kéo vạt áo chấm nước mắt. Cụ cho Oanh hay, từ ngày Thu ra Bắc học tập tới nay đă gần hai năm, cụ rất muốn dắt hai cháu ra thăm bố, ngặt nỗi cụ quá yếu, vả lại một ḿnh cụ kiếm đủ ngày hai bữa cho ba bà cháu đă trần ai, làm sao dành dụm được…
Hai đứa con anh Thu, đứa lớn mười bốn, đứa nhỏ mới lên chín, chưa phụ giúp ǵ được cho bà, chỉ biết ăn uống thiếu thốn và đi học. Nh́n hai cháu ăn mặc lúi xùi, Oanh thương lắm. Chị thương mến một cách cụ thể, vài ba ngày lại ghé nhà khi th́ bịch gạo, lúc miếng thịt, mớ rau, dù lương kỹ sư hóa của chị cũng chỉ là ba cọc ba đồng. Một hôm chị đến nói với mẹ anh Thu, vài hôm nữa nghỉ phép ra Bắc, bác cho cháu dắt thằng út, nhân dịp út đang nghỉ hè, hai cô cháu sẽ đến trại thăm anh Thu. Bà cụ không ngạc nhiên trước lời đề nghị của Oanh, cụ biết Oanh là người tốt, cụ vội vàng đưa Oanh cái thư có ghi địa chỉ của Thu. Cụ bảo, Oanh cứ lôi thư ra đọc, không có chuyện bí mật mẹ con, bà cháu ǵ đâu. Đọc thư Thu gửi về, Oanh biết trại của Thu nằm ở vùng rừng núi Đông Bắc.
Ở Hà Nội được bốn ngày, Oanh gửi hai con ở nhà ông bà ngoại rồi dắt cháu Thái vào trại thăm bố. Hai cô cháu đi tàu hỏa, chuyển sang đi ôtô, vất vả nhất là phải cuốc bộ đường rừng theo lối ṃn gần hai chục cây số. Oanh mang theo không thiếu một vật dụng ǵ cho người đang ở trại cải tạo. Gói quà quá nặng làm Oanh lặc lè dọc đường. Đă sắp đặt trước những câu trả lời với cán bộ trại giam và chị đă sắp đặt đúng:
- Chị là thế nào với Bùi B́nh Thu?
- Tôi là em con d́ của anh ấy. Tôi biết ở trại anh khai tên người sẽ đến thăm nuôi anh là mẹ ruột và hai đứa con. Thưa anh, bác tôi đau nặng không đi được, tôi có dắt theo cháu Bùi B́nh Thái con thứ hai của anh Thu, chắc trong danh sách thăm nuôi anh Thu có khai tên cháu.
Cán bộ trại: nh́n tướng, cách ăn nói của chị, tôi tin chị là cán bộ miền Bắc mới vào Nam công tác, chứ không phải là Bắc di cư.
- Anh tinh đời quá – Oanh nói thật, pha một chút nịnh nọt – Vâng, tôi là cán bộ ngành hóa mới chuyển vào Sài G̣n hơn một năm. Từ ngày anh Thu đi cải tạo, gia đ́nh chưa ai vào thăm, tội anh ấy quá. Tôi mạnh dạn làm việc này cũng là đánh đố với số phận, các anh cho thăm, gặp mặt là tốt, không th́ cũng được gửi lại gói quà. Qua chuyện tṛ với anh từ năy đến giờ, tôi thấy anh nói năng nhẹ nhàng, cởi mở, tôi lại tin là lănh đạo trại sẽ cho tôi gặp mặt anh Thu.
Anh cán bộ trại tủm tỉm cười, hiểu câu xă giao của bà trí thức khôn ngoan:
- Quyết định việc cho chị gặp mặt hay chỉ được gửi lại gói quà, là của lănh đạo, chứ tôi không có quyền. Chị ngồi chờ, tôi sẽ vào báo cáo.
Trước lúc anh cán bộ quay vào trại, Oanh c̣n nói thêm một câu: Cháu Thái th́ thế nào cũng được gặp bố chứ ạ!
- Tôi mong niềm tin của chị nói ban năy, là cả chị nữa sẽ cùng với cháu được gặp mặt anh Thu.
Mười lăm phút sau, anh cán bộ quay ra cho Oanh biết bây giờ đă gần chín giơ, các trại viên sắp sửa đi ngủ. Chúng tôi sẽ bố trí chị và cháu ngủ lại pḥng khách, mai sáng, đúng bảy giờ chị và cháu sẽ gặp anh Thu. Chị và cháu đă ăn cơm tối chưa, nếu chưa, nhà khách của trại sẽ lo bữa ăn cho hai cô cháu…
- Cám ơn trại, hai cô cháu chúng tôi có mang theo bánh ḿ, nước uống, tự lo lấy được… Đêm đó, cu Thái ngủ rất ngon, c̣n Oanh chập chờn chỉ mong trời chóng sáng.
Sáng hôm sau, đúng giơ, hai cô cháu ra nhà dành cho thân nhân và trại viên gặp gỡ, đă thấy anh Thu ngồi sẵn đó. Thằng Thái chạy ùa lại ôm chầm lấy ba. Anh Thu vừa vuốt tóc con vừa ngẩng lên hỏi:
- Oanh đi đường có vất vả không?
Oanh kêu lên khe khẽ:
- Trời, anh giỏi thật, nhận ra em ngay.
- Quên em thế nào được. Khuôn mặt và dáng dấp của em từ thời con gái đến bây giờ không thay đổi bao nhiêu. Ngoài điều ấy c̣n do trực cảm mách bảo anh nữa.
Sáng hôm ấy, hai anh em sau khi đă hỏi thăm từng người trong gia đ́nh Oanh và Oanh cho biết hoàn cảnh sống của bà nội cùng hai cháu trong Sài G̣n cho Thu nghe, chị không nói hết sự thật về hoàn cảnh mà toàn nói những điều tốt lành để không làm Thu buồn. Chị biết những ǵ chị nói, anh công an canh chừng cuộc tṛ chuyện, dù đứng đă hơi xa vẫn không qua tai anh được. Hai anh em nhắc lại kỷ niệm thời học tṛ, kỷ niệm bạn bè thời thơ ấu ở phố Hàng Đào. Hai anh em cười vui vẻ làm cho anh công an cũng vui lây và cười theo. Lúc chia tay nhau, mặt trời đă lên gần đỉnh núi, lúc này Oanh mới chảy nước mắt. Thu khẽ vỗ vai Oanh, an ủi, thôi em đừng khóc, rồi ôm gói quà quay lưng bước vội vào trại, tránh thật nhanh cái nh́n thương xót của Oanh…
Trại đă cho Bùi B́nh Thu nhận tất cả quà cáp Oanh mang theo.
Từ năy đến giờ cu Thái măi ngắm nh́n và chơi với con cóc thụt ra thụt vào ở vách liếp, quên cả việc đứng lên hôn bố, măi đến khi Oanh gọi, nó mới sực tỉnh, đứng lên chạy lại nắm tay Oanh th́ bố đă đi gần khuất vào phía trong. May mà c̣n vẫy tay được mấy cái…
Từ đó, đều đặn sáu tháng một lần, Oanh lại quà cáp, dắt theo thằng con anh Thu, lúc th́ đứa lớn, lúc lại đứa nhỏ vượt đường sá xa xôi, trèo đèo lội suối vào trại thăm Thu. Cán bộ quản giáo trại, qua cách tṛ chuyện của hai người, họ thừa biết Oanh không phải là con d́ như chị khai, nhưng họ tảng lờ để cho chị thăm nuôi b́nh thường, v́ chị không hề nói năng với trại viên những điều vi phạm kỷ luật trại đề ra. Oanh là người khéo léo, tế nhị và tốt bụng. Chị hiểu cần nói ǵ, làm ǵ để không chỉ Thu và cả những “người ngoài” hóng chuyện đều bằng ḷng. Dù sao chị cũng là cán bộ lớn lên từ miền Bắc, hiểu rơ nhân t́nh thế thái, cho nên trong cư xử chị biết nên nói ǵ, làm ǵ. Những cuộc thăm nuôi vui trong đượm buồn là thế.
Trở về Sài G̣n, không chỉ chăm sóc cho gia đ́nh ḿnh, Oanh c̣n lo chăm sóc gia đ́nh của Thu nữa. Chị coi mẹ Thu như mẹ ḿnh, hai đứa con Thu như con ḿnh. Có lần Oanh đă ướm lời mời bà cụ và hai cháu về ở chung với ba mẹ con chị, nhưng cụ từ chối, không muốn chị vất vả quá nhiều. Ngôi nhà chị được nhà nước phân phối, rộng răi, ở ngay gần sát ngôi nhà ngày xưa của gia đ́nh cụ, chỉ cách có mấy căn, trên một con phố sang trọng của Sài G̣n. Ngôi nhà cụ, nay là trụ sở của một cơ quan nhà nước, sau khi cụ đưa hai cháu đi kinh tế mới, không trụ nổi trên vùng rừng thiên nước độc, quay trở lại Sài G̣n mua tạm căn nhà xập xệ ở Phú Nhuận như đă kể. May mà thời đó giá nhà c̣n quá rẻ, chỉ xấp xỉ một chiếc xe ôtô cũ nát. Vài ba ngày, Oanh lại ghé thăm cụ và hai cháu. Hàng tháng, đến ngày mua gạo sổ, chị chia đôi số gạo ít ỏi đưa tới. Lương kỹ sư ba cọc ba đồng, tiện tặn lắm mới nuôi được cả hai gia đ́nh. Sức chịu đựng của con người có hạn, không thể kéo dài cuộc sống thế này măi, chị xin thôi việc nhà nước ra thị trường tự do mở cửa hàng buôn bán hóa chất. Vốn liếng ban đầu là tiền chị ki cóp trong nhiều năm, phần chính là của người anh ruột Phan Vũ Cảnh ở Canada giúp đỡ. Hóa chất ở Sài G̣n lúc này rất hiếm, nguồn nhập ngoại lọt ra ngoài tư nhân cũng không nhiều, nhờ có chuyên môn ngành hóa và tài xoay xở, công việc buôn bán của chị phát đạt. Từ một cửa hàng nhỏ ở Chợ Lớn, gần hai năm sau, chị đă có trong tay bốn cửa hàng buôn bán hóa chất các loại ở ba quận khác nhau. Cuộc sống cứ thế mát mặt dần. Các con chị, các con anh Thu đều được ăn no, ăn ngon, quần áo tươm tất, sạch sẽ, đứa lớn có xe hon đa, đứa nhỏ có xe đạp đến trường.
Vào cuối xuân năm tám mốt, Bùi B́nh Thu được ra trại, anh ghé về Hàng Đào, đến nhà Oanh ngày xưa, bây giờ vợ chồng anh Hồng đang cư ngụ. Oanh đă ra Hà Nội đón Thu ngay ở ngôi nhà ḿnh. Hàng Đào và Hà Nội, dưới mắt Thu đổi thay quá nhiều, người đông hơn trước, buôn bán lại không sầm uất như xưa, ngành nào cũng có hợp tác xă, tất cả các nhu yếu phẩm đều được phân phối theo định lượng, t́m ra một hàng phở tư nhân phải xuống tận mạn Triệu Việt Vương mới có. Mấy ngày liền, Oanh dắt Thu đi khắp Hà Nội thăm lại cảnh xưa để kỷ niệm thời thơ ấu được gọi về. Gần ngày lên tàu vào Sài G̣n, Thu nói khẽ với Oanh: em đưa anh lên nghĩa trang thắp nhang cho Trần Nguyên Hào. Thoáng một chút ngạc nhiên, rơm rướm nước mắt, Oanh hiểu được tấm ḷng anh em, bè bạn, nói xa hơn một tí, lên gân một tí, là t́nh đồng bào của người Việt Nam. Ừ nhỉ, những ngày Hà Nội êm ấm, tuổi thơ và thời mới lớn, cắp sách đến trường có bao giờ Hào và Thu lại nghĩ có ngày cầm súng trên hai chiến tuyến bắn vào nhau, để bây giờ Hào lặng lẽ nằm ở nghĩa trang và Thu phải đi cải tạo gần sáu năm trời. Tất cả là do thế sự, thế sự đa đoan của đất nước, của dân tộc, mà nhân dân trong đó có gia đ́nh Hào, gia đ́nh Thu, gia đ́nh Oanh, nhân dân Hàng Đào, nhân dân Hà Nội và nhân dân cả nước gánh chịu…
Nghĩa trang nơi Hào nằm chưa có nhiều cây tỏa bóng mát, chưa có tiếng chim hót như trong khúc hát của ai đó, mà c̣n trơ trọi, vắng lặng… Lên nghĩa trang hôm nay không chỉ có Thu và Oanh, c̣n có những người trong gia đ́nh Hào, gia đ́nh Oanh và bà con trong gia đ́nh của Thu nữa. Thu thắp hương, ŕ rầm khấn vái trước mộ Hào. Những người đứng quanh nghe câu được, câu mất lời anh: Hào ơi, cậu và ḿnh đâu ngờ lại có ngày cầm súng xả vào nhau. Chúng ta bắn giết cho tham vọng quyền lực của… Nói tới đó Thu nấc lên, nghẹn ngào. Nhưng những người già, từng trải sự đời, có thể đoán được những câu anh định nói tiếp. Oanh giúp Thu thắp một lúc gần cả chục bó hương, loại hương thơm tới mức đứng xa vài trăm mét vẫn nhận được mùi. Thu đi trước, Oanh quyệt nước mắt đi sau, đến mộ nào Oanh cũng đưa cho Thu ba cây hương để cắm lên. Thu biết những ngôi mộ bao bọc quanh chỗ Hào nằm đều là đồng đội của Hào một thời, người là lớp đàn anh từ thời chống Pháp, người cùng trang lứa, người là đàn em, đàn cháu sinh sau năm năm tư. Đi ṿng quanh nghĩa trang, thắp hương cho người cuối cùng xong, Thu ngồi vật xuống ven đường và khóc nức nở. Oanh và những người đi cùng, không ai nói ǵ, mặc cho anh khóc như khóc người ruột thịt. Khóc cho vơi trong ḷng…
Bà con trong gia tộc của Thu, của Oanh đều bảo hai người về Sài G̣n bằng máy bay cho nhanh. Thu lắc đầu, anh muốn được đi tàu hỏa, không phải v́ tiếc tiền máy bay mà anh muốn ngắm dặm dài đất nước, những vùng quê anh đă từng tham chiến và những vùng quê lần đầu tiên anh biết đến. Chiều Bùi B́nh Thu, Oanh đă mua vé tàu hỏa. Suốt chuyến đi, hầu như Thu đă ngắm cảnh với những lời thuyết minh của hướng dẫn viên nghiệp dư Phan Thúy Oanh…
Bố mẹ Oanh, mẹ Thu và những người lớn trong hai ḍng họ đều đọc được câu chuyện t́nh của hai người, điều họ bàn bạc không phải chuyện t́nh yêu đôi lứa muộn màng mà là chuyện định ngày cưới. Cái ǵ đến phải đến. Cuối năm đó, họ cưới nhau. Đám cưới được tổ chức cả hai nơi, Sài G̣n và Hà Nội. Ở Hà Nội làm lớn hơn v́ một lẽ đơn giản quê hương cô dâu chú rể ở đây, nhà thờ Họ của họ ở đây, bạn bè thời thơ ấu ở đây. Đồng đội của Thu một thời c̣n sống sót, dịp này cũng kéo ra Hà Nội, trước là dự đám cưới, sau là văn cảnh thủ đô. Bạn bè Thu một thời trường Bưởi, bạn bè Oanh một thời Trưng Vương, nhiều chị đă di tản sang Mỹ nay có mặt. Nói vui một tí, đám đàn ông hôm nay mặc comlê, cà vạt, nếu cởi ra khoác lên ḿnh các sắc lính họ đă mặc một thời chiến trận, chưa biết bên nào đông hơn bên nào. Quên đi tất cả, nâng ly rượu mừng, chạm cốc, tiếng Hà Nội ḥa vào tiếng Sài G̣n. Cạn ly mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể…
Bấy giờ đă bước lên thời đổi mới, Phan Thúy Oanh đă lập công ty sản xuất hóa chất, chị tập hợp được nhiều những kỹ sư giỏi của cả hai miền, đào tạo trong hai chế độ khác nhau. Công ty hóa của chị, nhờ cơ chế kinh tế thị trường rộng mở nên phát triển rất nhanh. Bùi B́nh Thu làm ǵ đây, anh không có nghề chuyên môn ngoài việc được đào tạo cầm súng giết người, anh cay đắng nhận ra điều đó và nói ra điều đó. Đă có lần anh suưt bàn với Oanh là cả gia đ́nh sang Mỹ theo diện HO, may mà anh đă gh́m lại được, không th́ Oanh đă xát xà pḥng cho anh một trận. Tổ quốc ḿnh đây, đất nước ḿnh đây, nhân dân ḿnh đây, sang nước người làm ǵ. Thu không thể theo ngành hóa của Oanh được, khoa học tự nhiên không phải là thế mạnh của anh thời đi học. Anh thích khoa học xă hội, nhất là văn học. Điều anh giỏi là ngoại ngữ, tiếng Pháp và tiếng Anh. Anh quyết định trở thành một dịch giả để giới thiệu văn hóa Việt Nam, thân phận người Việt Nam trải qua các thời kỳ lịch sử. Mọi người ngạc nhiên, quyển sách đầu tiên Thu dịch sang tiếng Pháp là Thơ thời Lư Trần. Anh gửi bản dịch ra Hà Nội nhờ nhà văn hóa Nguyễn Khắc Vi, người đă dịch rất nhiều tác phẩm văn học Việt Nam sang tiếng Pháp và tiếng Anh, nhờ góp ư kiến và hiệu đính. Giáo sư Nguyễn Khắc Vi được trí thức Hà Nội gọi đùa: ông vua tiếng Tây, ông hoàng tiếng Việt. Bùi B́nh Thu vốn học tṛ cũ của ông. Ít lâu sau, anh nhận được thư của thầy Vi khen ngợi, chúc anh đă t́m đúng hướng đi của đời ḿnh… Bản dịch của anh dày cộp, thầy chỉ chữa lại có năm từ cho hợp với văn cảnh thơ thời Lư Trần. Tập thơ sắp sửa ra mắt bạn đọc, xin mọi người chờ xem…
Vợ chồng Thúy Oanh sinh thêm một cháu trai, anh chị có ư định đặt tên cháu là Hào, Bùi B́nh Hào để nhớ tới người bạn, người chồng một thời của hai người. Bà con hai họ không bằng ḷng, cho vậy là Tây quá, người Việt Nam không có phong tục như thế. Anh chị vui ḷng chấp nhận, đặt tên cháu là Bùi Ḥa Hợp. Cái tên đượm mùi chính trị, không sao, người Việt Nam vốn nhiều chuyện, vốn thích bàn chuyện chính trị. Lẽ thường mà.
Mấy năm nay anh chị đă mua villa mới xây. Đây là khu nhà ở cao cấp phần lớn là của người nước ngoài và của những người Việt Nam giàu có. Bé Ḥa Hợp năm nay đă học lớp hai, chơi thân với lũ trẻ người Việt và người nước ngoài. Bọn trẻ nghĩ ra đủ thứ tṛ chơi của lứa tuổi chúng. Là đứa hiếu động, thông minh, nghịch ngợm Ḥa Hợp tham gia đủ các tṛ chơi, riêng tṛ dàn trận đánh nhau, súng nổ đ́ đoàng (tất nhiên là đ́ đoàng bằng miệng), Ḥa Hợp không bao giờ tham gia.
Tại sao vậy nhỉ? Mọi người đều thắc mắc, nhất là các ông Tây bà Đầm…
Hơn ai hết, anh Thu chị Oanh hiểu rơ nguyên nhân nhưng không bao giờ giải thích cho ai cả. Tṛ chơi chiến tranh giết người, anh chị đă ngán tận cổ. Bạn đọc thân mến, bạn đă trải qua chiến tranh hoặc chỉ biết chiến tranh qua sách vở, phim ảnh của hai phía dù sách vở và phim ảnh ít tính văn học nặng tính tuyên truyền – tôi tin bạn hiểu tâm trạng của anh chị ấy!
Hàng Đào Thu 2000
XĐ