ImLangNhinTheoXuanDai

IM LẶNG NH̀N THEO…

 

Truyện ngắn của Xuân Đài

 

Nghe xong câu chuyện giữa những người trong gia đ́nh bác Tám Lộc, Thủy lặng đi, bực tức, muốn căi lại với họ, chẳng hiểu sao, không mở miệng được. Về nhà ấm ức không ngủ, chỉ mong trời chóng sáng, để tới gặp cô Lê – Cô họ Thủy. Theo Thủy, việc này chỉ có thể tṛ chuyện với cô Lê, người Thủy tin yêu, chứ không thể trao đổi với ba được. Dạo này ba thường dửng dưng trước mọi chuyện ở đời.

Ba Thủy là trung tá, về hưu mấy năm nay. Hồi mới về, ba vào tổ giữ xe của khu tập thể, chưa đầy một tháng, bọn lưu manh lấy mất hai chiếc xe. Vậy là má Thủy phải bán cái tủ (vật có giá trị nhất trong nhà) và ít đồ đạc để bồi thường. Ba thôi chân giữ xe. Ở không tám tháng, vừa túng quẫn vừa buồn phiền, ba sắm một bộ đồ nghề sáng sáng ra ngồi ở vỉa hè ngă tư đường phố, sửa xe đạp, mang theo cà - mèn cơm, trưa ở ngoài đó luôn. Tối về, mua vài xị rượu ngồi tào lao với chú Bảy. Chú Bảy trước cũng là bộ đội, bây giờ chuyển ngành sang làm bên gánh hát cải lương, nghe đâu giữ chân xé vé. Hai ông già gật gù, nhâm nhi khi th́ trái ổi, khi miếng đậu chiên, hôm sang nhất là vài ba cái cẳng gà mua của d́ Năm bán hủ tiếu gánh. Nói toàn chuyện ngày xưa. Một ngày xưa rất gần, thời hai ông c̣n ở bộ đội. Chuyện thời đánh giặc, nói hoài không hết. Ngà ngà say, th́ hát. Vẫn bài hát của một thời lửa đạn. Dụng cụ âm nhạc là bát, đũa và th́a. Hai ông đánh có nghề lắm. Có hôm mấy anh thanh niên xáp vô, thêm rượu, thêm mồi, thế là ầm ĩ cho tới khuya. Tàn cuộc mọi người ngật ngưỡng ra về, ba ngồi một ḿnh hút thuốc rê, hết điếu này tới điếu khác, im lặng và đơn côi.

Nhiều lần Thủy lân la tới tṛ chuyện với ba. Ba ầm ừ, nghĩ ngợi đâu đâu, không muốn bắt chuyện. Thủy nhớ nhất lần cô đem việc làm ăn móc ngoặc ở xí nghiệp kể cho ba nghe, nhờ ba bày cách phanh phui tṛ bê bối của mấy người cấp trên, th́ ba lại hạ giọng:

- Ba già rồi, để ba yên… Ba kiếm thêm chút đỉnh phụ giúp má con nuôi mấy em… Ba mệt mỏi quá rồi, không muốn dây vào chuyện của thiên hạ.

Thủy đành lẳng lặng đứng lên, vào buồng ngủ. Nằm xuống không tài nào ngủ được, càng nghĩ càng thương ba, với đồng lương hưu ít ỏi, phải nắng mưa ngoài đường, má lại hay la, hay rầy, làm ba buồn. Má không bao giờ biết đến nỗi phiền muộn ngập tràn trong ḷng ba. Ba chỉ c̣n yêu cái quá khứ oanh liệt của thời trai trẻ, cứ nhắc hoài để nuối tiếc. C̣n hiện tại, ba mặc kệ, chỉ mong sao người ta để ba yên với bộ đồ nghề sửa xe trên vỉa hè đầy nắng, đầy bụi và những trận mưa xối xả…

Thủy tới nhà cô Lê vào lúc chạng vạng tối, chứ không phải là sáng sớm, như là tối hôm qua cô nghĩ. Vừa rót nước mời Thủy, cô Lê vừa hỏi:

- Có chuyện ǵ đó cưng?

- Dạ, con có chuyện muốn bàn với cô. Chuyện này gay go lắm…

Cô Lê bật cười. Với con nhỏ này, cái ǵ cũng gay go cả. Dạo nó đi làm công nhân cơ khí, gay go lắm mới thuyết phục được bà già, v́ bả đă xin cho nó chân giúp việc ở tiệm cho thuê quần áo cưói của chị Nhung. Chị chịu trả lương gấp bốn lần lương trung tá về hưu của ba nó. Vừa rồi bà già cố vun vén để nó chịu lấy một cậu thanh niên cao lớn đẹp trai, có bố ở bên Mỹ, tháng tháng lănh đô rồi rong chơi, nó không chịu, cũng gay go lắm mới làm cho cậu thanh niên rút nhẹ được.

- Gay go làm sao, chuyện ǵ nói cô nghe coi!

- Cô nhớ anh Phát ở cách nhà con mấy căn không? Anh con Liên cùng học với con hồi trung học đó. Cô nhớ ra chưa? Anh Phát vượt biên hồi bảy chín đó.

- Rồi. Nhớ rồi. Cậu Phát con ông Tám Lộc gị chả phải không? Nghe nói lóng rày ông Tám giàu lắm, cúp đỏ, cúp xanh, chạy ào ào…

- Thôi cô, họ giàu kệ họ. Có chuyện này con muốn hỏi ư kiến cô. Anh Phát vừa mới về, đi theo đường du lịch do Việt kiều tổ chức.

- Rồi, cô biết rồi. Ông Tám muốn cháu về làm con dâu… cháu không ưng, má cháu la chứ ǵ, gay go đó!

- Con ngán cô ghê. Đâu có chuyện đó. Chuyện khác mà, để yên con nói cô nghe…

Thế rồi Thủy thuật lại cuộc tṛ chuyện mà vô t́nh cô nghe được ở nhà ông Phát. Bữa đó Thủy ngồi chơi dưới bếp với Liên. Trên nhà có ông Tám, anh Phát và anh Hoàng, bạn anh Phát hồi c̣n đi lính cộng ḥa. Anh Hoàng mở đầu câu chuyện:

- Bác Tám nè, con thấy người ta có số thiệt. Thằng Phát bây giờ là Việt kiều yêu nước về thăm quê hương. Kể ra th́ cách mạng chịu chơi đó chứ bác. C̣n con, số phận hẩm hiu quá, hồi đó mà dông được, giờ cũng ngon lành rồi. Con c̣n hên, chưa bị vồ. Cực nhất là thằng Lâm. Bác nhớ Thằng Lâm con nhà Đại Phát tiệm vàng không? Năm tám hai nó vượt biên, bị bắt. Thay v́ chịu khó lănh án vài năm rồi về, không chịu, vượt trại, bị nhốt tiếp. Bốn năm sau chuyển trại khác, thằng này lỳ lắm, lại vượt trại không thoát, bị nhốt cho tới giờ đó bác. Cuộc đời nghĩ cũng vui. Thằng đi thoát, trở về thành người yêu nước. Đứa đi không xong, bị bắt, là thằng phản động nằm trong trại cải tạo…

Thấy anh chàng Hoàng nói năng huyên thuyên, lối xóm nghe bất lợi, Bác Tám Lộc la:

- Tào lao vừa thôi mày, nói chuyện đàng hoàng đi. Dạo này mày làm ǵ?

- Con ạ? Như trước thôi, bươn chải kiếm sống ở mấy cái chợ trời. Con và thằng Phát nhà bác giống y nhau. Khác là nó buôn bên Tây, con buôn bên ta. Tụi con bằng cấp ǵ mà làm việc!

Hoàng quay qua hỏi Phát:

- Hôm qua lên phường có làm đúng dự tính không?

- Phường vui lắm, đăi thuốc thơm cà phê đàng hoàng. Như cậu bàn, ḿnh biếu phường một trăm ngàn. Nghe nói cái nhà trẻ lúi xùi lắm.

Hoàng trợn tṛn mắt:

- Mày lại c̣n bầy đặt lo tới cái nhà trẻ. Cứ như người yêu nước thứ thiệt! Cho họ là cứ cho. Họ muốn nhậu nhẹt hay làm ǵ là việc của họ. Miễn sao được việc cho gia đ́nh mày. Một trăm ngàn giá chợ đen bây giờ là khoảng một trăm hai mươi đô. Bên đó – xin lỗi bác Tám – mày ngủ điếm một đêm không đủ, mua rượu th́ được hai chai loại nhàng nhàng chớ nhằm nḥ ǵ! Tao rành giá cả lắm chớ bộ. Mày tính cứ mỗi năm về một lần để buôn bán th́ phải biết điều với phường. Mày về, ba má mày có lợi nhiều bề, tao cũng kiếm được chút đỉnh, phường cũng có phần… Rồi c̣n phải nghĩ tới những vị lănh đạo của phường nữa… Rồi c̣n bề trên nữa.

Anh Phát cứ ngồi đực mặt ra nghe anh Hoàng, lát sau anh hạ giọng:

- Mày rành tao quá, tao nói dóc cũng thừa. Bên đó phải có nghề nghiệp mới dễ thở. Tao th́ nghề đâu, có việc ǵ làm việc đó, cực lắm. Nếu mà thuận bườm xuôi gió, năm về một chuyến hoặc dăm ba chuyến, việc đó tính sau, buôn bán trót lọt, sang bển khỏi phải làm ǵ.

Anh Hoàng đứng lên xốc lại quần áo, vuốt tóc nói dơng dạc:

- Có trăm thứ để buôn… hôm nào tao vạch một chương tŕnh hẳn hoi… Bây giờ tao dông, c̣n có công chuyện.

Anh Hoàng đi rồi, bác Tám Lộc nói với Phát:

- Thằng Hoàng ăn nói sàm sỡ, nhưng bụng dạ nó thẳng. Nó thạo thị trường lắm. Con coi, nhà nó trước đây có ǵ đâu, bây giờ không kém ai. Việc buôn bán con cứ nghe nó. Vậy ra việc con cho phường tiền là ư của nó hả? Cái thằng khôn ngoan cùng ḿnh! Con đi vắng, lâu lâu nó ghé chơi. Thấy ba má làm gị chả, mối người ta đưa thịt heo lậu tới, bị bắt hoài, nhiều lần nó bảo ba t́m cách đưa “b́ thơ” cho phường. Ba biết làm vậy là cần, nhưng muốn đưa đâu có dễ, họ mà không chịu ăn, không khéo ḿnh ngồi tù. Đang tính tới tính lui chưa t́m ra cách… th́ con về, lại gặp được Hoàng liền, thiệt là trời phật phù hộ. Làm gị chả lúc này kiếm được, nhưng nguời ta phải để yên cho ḿnh làm mới kiếm khá. Ừ, thằng Hoàng bảo con làm vậy là hay đó, gia đ́nh không mang tiếng đút lót. Cầu trời cho việc làm ăn từ nay êm thấm. Ông bà đă dạy, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn mà con.

Thủy kể tới đó th́ dừng lại ḍ ư cô Lê. Thấy cô vẫn ngồi lặng yên, Thủy tiếp:

- Vậy đó cô. Người ta biếu phường tiền v́ những tính toán làm ăn của người ta. Cán bộ phường đâu có biết ḷng dạ họ, hay là biết mà tảng lờ hả cô? Con cũng không hiểu nổi. Con nghĩ vầy. Việt kiều cũng ba bảy loại. Có người về và đă giúp đỡ đất nước thật ḷng, xây trường, bệnh viện, mở đường, kinh doanh buôn bán đàng hoàng. Có người về là để trục lợi, buôn lậu đủ loại, không trừ cả hàng đen, hàng trắng. Anh Phát về đâu chỉ là để thăm quê hương đất nước, mồ mả ông bà tổ tiên. Vậy có nên nhận đồng bạc của anh ấy không? Con mà là cán bộ phường th́ con không thèm, trăm lần không thèm – Thủy đỏ mặt nói một cách hăng hái như ở hội nghị: đồng tiền cần thật đó, nhưng c̣n nhân cách nữa chớ. Con buồn quá cô ơi, bây giờ nhiều người chỉ nghĩ tới tiền mà quên mất phẩm giá con người, quên mất phẩm giá của chính quyền, quên luôn cà phẩm giá – con không nói quá đâu – của cả dân tộc! Có lẽ cũng tự thấy ḿnh nói quá hăng hái, quá gay gắt một cách không cần thiết với người cô mà xưa nay Thủy yêu mến, kính trọng, bởi v́ theo Thủy nghĩ, mà nghĩ không lầm, trước hết cô là người cách mạng trong sạch, nên Thủy dịu giọng xuống, tủm tỉm cười với cô: con tới đây là nhờ cô dạy cho một tiếng “nên” hay “không” lên phường để báo mấy cô mấy chú trả lại tiền cho gia đ́nh chú Tám Lộc.

Từ năy tới giờ cô Lê lắng nghe chăm chú. Lúc này cô không coi Thủy là đứa cháu dại khờ như cô vẫn nghĩ xưa nay, ra nó là một đứa khác, nó là tuổi trẻ của ḿnh cách đây mấy chục năm.

- Thủy này, nghe cháu nói cô lại nhớ tới câu chuyện ngày cô c̣n công tác ở ngoài Bắc. Uống nước đi, rồi cô kể cho nghe. Cái làng đó nằm ven lộ số năm, tức là con lộ Hà Nội đi Hải Pḥng. Thời chín năm, Tây đóng đồn ven lộ. Làng là vùng tạm chiếm. Tuy tạm chiếm, nhưng tối đến Tây không dám ṃ vào làng, du kích hoạt động rất mạnh. Thanh niên trai trẻ phần lớn ra vùng tự do đi bộ đội. Du kích, ngoài mấy ông trung niên, c̣n nữa là nữ. Trong làng có chị Tèo, sau đổi là Bích Trâm, cha chết sớm, mẹ làm ruộng mướn, chị Tèo không ưa công việc chân lấm tay bùn, ngày ngày lên chợ huyện buôn bán, mùa nào buôn thứ đó. Chuyện mua vô bán ra không có chi đáng nói. Cái làm cả làng nổi giận, mắc cỡ với bà con trong huyện, là chị ta lấy chồng. Lấy ai, cháu biết không? Lấy thằng Tây trắng, trung úy đồn trưởng. Người trong họ, trong làng, gặp chị ta người th́ khuyên bảo, người th́ nhổ nước miếng ngoảnh mặt đi. Có ông Tín, xă đội trưởng, chú họ chị Tèo, là thẳng thừng:

- Mày liệu hồn đó, Tèo ạ. Mày vấy bùn lên ḍng họ Trần, lên cả làng. Từ ngày mày lấy Tây, hễ gặp người khác họ, khác làng, là tao phải cúi gầm mặt xuống đất, không biết vứt cái nhục đi đâu. Nghe tao, bỏ đồn về làm ruộng. Không nghe, có ngày chúng tao nhổ đồn, tao thịt cả bồ đoàn nhà mày đó.

Chị Tèo sợ tái mặt nhưng vẫn cứ sống phây phây với thằng đồn trưởng, ba năm đẻ hai đứa con lai. Mẹ con nhà Tèo sống sung túc, mỗi lần thằng Tây đi càn về, trong ta gọi là đi bố, là có cơ man nào vàng bạc. Đi đêm lắm có ngày gặp ma, mà cháu. Sau bữa chị Tèo gặp ông Tín ít lâu, th́ thằng Tây chết tan xác v́ ḿn du kích, trong một trận nó chỉ huy binh lính càn quét. Cháu biết sau đó sao không? Thằng Tây chết chưa xanh cỏ, Chị Tèo đă lấy thằng Tây đen rạch mặt, vốn là lính của chồng chị ta. Vẫn cứ sống ung dung. Lại đẻ thêm một thằng Tây đen nữa. Trước hiệp định Giơ-ne-vơ năm năm tư, thằng Tây đen mang cô Tèo xuống Hải Pḥng về nước.

Lâu dần người trong ḍng họ, trong làng, lo việc làm ăn, cũng quên chuyện. Đùng một cái, cách đây mấy năm, cô Tèo là Việt kiều về thăm tổ quốc. Chuyện đó cũng là lẽ thường t́nh thôi. Dân ḿnh vốn nhân hậu, đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người quay lại. Cô Tèo về thăm làng, ai cũng mừng cho cô.

- Bà Tèo có đem chồng con về không cô? – Thủy hỏi.

- Chồng con th́ không. Bà Tèo bây giờ già rồi, có mang hai đứa trắng không ra trắng đen không ra đen, trên dưới mười tuổi, bảo là hai cháu nội ngoại. Nhưng để cô kể tiếp cho cháu nghe. Về làng, bà Tèo dắt hai cháu đi thăm hỏi mọi người. Bọn con nít bu theo bà cháu bà Tèo như bu theo một gánh xiếc. Lớp cha chú bà Tèo chỉ c̣n vài cụ, lớp đồng lứa cũng đă già, cháu nội cháu ngoại cả rồi. Nghĩ sao không biết, bà Tèo mang từ Hà Nội về mấy súc vải Nam Định, ra giữa sân hợp tác xă (vốn là sân nhà thờ họ Trần) phân phát cho mọi người trong ḍng họ. Bà con xúm đông, ầm ĩ như ngày hội. Mấy đứa cháu bà Tèo ngơ ngác nh́n mọi người. Bà Tèo xé vải soàn soạt, lớn bé già trẻ ǵ, cứ mỗi người hai mét. Chẳng biết ai vào ai nhưng cứ được nghe gọi bằng bà, bằng thím, bằng mợ… là bà Tèo sướng rồi. Bà cười toe toét, vui vẻ trước việc phát quà cho mọi người, giống như việc Tây phát chẩn cho dân làng ngày xưa, chỉ khác trước kia là nắm cơm bây giờ là mảnh vải. Thời đại văn minh công nghiệp mà cháu.

Một anh thanh niên chỉ vào đống vải:

- Thưa d́, d́ cho cháu cái loại vải sọc xanh kia…

- Anh con nhà ai mà gọi tôi là d́?

- Dạ, cháu con bà Huệ. Mẹ cháu là vai trên, đúng không d́? – Anh thanh niên hơn hớn cái mặt, quay ra mọi người: bà con sao cứ gọi bà Tèo, phải gọi d́ tôi là bà Bích Trâm.

Bà Tèo cười, gật gật đầu:

- Đúng, đúng. Chị cả Huệ là chị họ của tôi. Vậy chớ bà cả đi đâu mà không thấy ra?

- Dạ thưa d́, mẹ cháu mất rồi.

- Mất hồi nào?

- Dạ – anh thanh niên hơi ngập ngừng – bị Tây bắn chết lúc cháu mới có mấy tháng.

Nét mặt bà Tèo thoáng chút sửng sốt. Có ai đó đứng cạnh bà Tèo, nói khẽ:

- Anh ấy bây giờ là phó chủ tịch xă đấy bà ạ.

Bà Tèo xé vải sọc xanh đưa cho anh phó chủ tịch. Bỗng từ ngoài ngơ, có tiếng nói rơ to, gần như là quát nạt, vọng vào:

- Tèo! Cô làm cái ǵ ầm ĩ thế, dẹp ngay cái tṛ hợm hĩnh này đi.

 Bà Tèo ngừng tay xé vải, quay lại nh́n cụ già vừa lên tiếng, đang thong thả đi vào sân nhà thờ. Dù đă xa cách mấy mươi năm, bà Tèo vẫn nhận ra cụ Tín, ông chú họ xă đội trưởng ngày xưa, người đă khuyên bảo cô, đe nẹt cô nhiều lần. Cụ Tín quay sang đám bà con trong họ, cũng là bà con trong làng, đang ôm khư khư phần vải vừa được chia:

- Bà con, bỏ hết vải xuống cho tôi nhờ. Không c̣n biết nhục là ǵ nữa! Không c̣n biết ḿnh là ai, người ta là ai nữa! Cứ thấy được của là ham! - Cụ Tín quay sang bà Tèo, hạ giọng: cháu về thăm họ hàng, làng nước, cái t́nh ấy quư hóa lắm. Nhưng cháu không được làm cái tṛ của đứa phú quư bày chuyện phát chẩn cho cái ḍng họ đói nghèo này. Cái thời kẻ giàu bố thí cho kẻ nghèo phải xóa bỏ đi! Chú cấm cháu về đây để khôi phục nó, chú cấm cháu, chú cấm…

Nghe vậy, mấy đứa con nít ôm vải ù té chạy. Một vài người lớn len lén chuồn ra cổng, không quên giấu xếp vải vào bụng. Anh phó chủ tịch xă, con bà Huệ du kích đă hy sinh, cứ đứng như trời trồng. Hai đứa cháu bà Tèo ngơ ngác không hiểu ông cụ tóc bạc phơ này là ai, vừa nói điều ǵ, đều sợ hăi xanh xám mặt mày. Ông Tín bỗng dịu nét mặt xuống, quay sang lũ trẻ Tây lai, và không ai ngờ cụ lại nói với chúng một câu ưu ái đến thế!

- Cám ơn bà cháu, cám ơn các cháu đă về thăm quê hương làng nước. Bà cháu đă làm được nhiều điều tốt, bà cháu là một người tốt.

Cụ bảo bà Tèo dịch lại cho bọn trẻ nghe. Khi mọi người ra về gần hết, cụ Tín dịu giọng nói với bà Tèo:

- Cháu ạ, có tiền có bạc th́ lo xây mộ cho cha cho mẹ cháu. Tội nghiệp hai ông bà, ngày giỗ chạp không có ai nhang đèn, cứ hiu quạnh nằm ngoài đồng. Ngày tảo mộ, người ta th́ con đàn cháu đống, bố mẹ cháu th́ trơ trọi, mồ mả cỏ lác mọc xanh um, trâu ḅ phá phách, đến tội! Chú già rồi, không trông coi hết được. Bọn trẻ nó có biết ai vào với ai…

Bà Tèo bỗng ̣a lên khóc…

Từ năy tới giờ Thủy ngồi im nghe cô Lê kể bằng cái giọng Nam pha Bắc, đột nhiên hỏi:

- Số vải mọi người quẳng lại rồi sao hở cô?

- Cụ Tín bắt bà Tèo mang đi hết. Bà Tèo cũng nhận ra rằng cụ Tín trước đây rất thương bà, bây giờ vẫn thương bà, lúc nào bà cũng là con cháu trong họ, trong làng. Thương th́ thương, chớ trọng th́ không. Làm người để được trọng khó lắm cháu ơi! Kể ra th́ cụ Tín cũng có phần khắt khe, nhưng cái dại, cái ngu là ở bà Tèo. Có của để cho người khác, được thôi, nhưng phải biết cách cho. Cái người đă không biết cách sống ở đời, th́ không biết cách cho, cũng là dễ hiểu thôi. Được cái bà Tèo đă nghe lời cụ Tín, năm đó bà cùng bà con trong ḍng họ xây cất phần mộ cho bố mẹ. Và nghe đâu vài năm bà Tèo lại về nước một lần thăm quê, thăm làng, hương khói cho bố mẹ. Cụ Tín cũng đă qua đời cách đây bốn năm. Được bà con trong ḍng họ và con cháu cụ Tín ưng thuận, năm ngoái bà Tèo đă xuất tiền xây mộ cho cụ Tín. Dưới suối vàng, Chắc cụ Tín cũng tha thứ cho quá khứ của bà Tèo, như lời bà vái van trước mộ cụ. C̣n cái chuyện của anh Phát cháu vừa kể, cô tính vầy. Cán bộ phường ta đâu có đến nỗi nào. Dân phường ta đâu có xấu hết. Những ǵ gia đ́nh bác Tám bàn bạc trong nhà, phường đâu có hay, dân đâu có hay. Cháu nên lên phường nói lại mấy cô mấy chú trả lại tiền cho anh Phát. Cháu ngại đi một ḿnh hả, cô sẽ đi cùng với cháu, kéo thêm cả ba cháu nữa. Ba cháu ngày trước là người gan cùng ḿnh, tự trọng cùng ḿnh đâu có vừa…

Thủy về nhà, nghĩ tới nghĩ lui, đem câu chuyện ra nói với ba. Nghe xong ba rót một ly rượu đầy nhóc, hớp cái ực, rồi đủng đỉnh, song không giấu được sự phiền muộn, cay đắng trong giọng nói:

- Con à, ba ngồi ở ngă tư đường kiếm chút cơm chút cháo, con tưởng được yên đó hả. Người ta đuổi tới đuổi lui, năn nỉ muốn chết mới trụ lại được – ông thở dài – Thôi, con thương ba, chớ bắt ba giây vào chuyện ở đời này nữa.

Thủy muốn khóc, thấy ḿnh có lỗi, ḿnh là một đứa con bất hiếu, không nuôi nổi người cha đă già. Nghĩ vậy đó, song có cưỡng lại hoàn cảnh được đâu, đồng lương công nhân của Thủy cũng chỉ đủ nuôi nổi ḿnh cô một cách thiếu thốn.

Thủy đứng lên, xách túi ra đi. Cô lên phường phải không Thủy? Không cần cô Lê đi cùng hả? Có cần tôi đi cùng không? Cũng không hả?

Ba cô vẫn im lặng nh́n theo cô đó. Một cái nhói nơi tim, một vị đắng trong họng, một chua xót trong ḷng, một nhức nhối nơi tận cùng lương tâm ông. Em có biết điều đó không, Thủy?

 

Tháng 9-1987