MÓN QUÀ CỦA TẠO HÓA

Truyện ngắn Xuân Đài

Tặng HHDT

 

Cô gái chạy ra con đường cũ. Các cô “đứng đường”, xúm lại hỏi, ngạc nhiên là vừa được rước đi với giá hời, loáng một cái đă quay ra. Người rước cô lên xích lô là một bà già, bà cho biết là người giúp việc, rước cô về với con trai ông chủ.

Dăm bảy cô xúm vào hỏi dồn dập, người bị hỏi nổi quạu:

- Tụi bây tà tà tao kể cho nghe. Khiếp lắm. Có trả một ngh́n đô la tao cũng chào thua. Ổng cụt hai tay, hai chân cũng cụt tới bẹn. Vừa mở cửa pḥng, nh́n thấy ông là tao muốn xỉu, quay lưng chạy liền ra đây. Bà già kéo lại, dúi vào tay hai chục ngàn bảo là cho tiền đi xích lô. Nhà gần xịt à, tao cuốc bộ, ngu ǵ mà đi xích lô cho tốn tiền. Cô liếc nh́n xung quanh và liếc nh́n các cô gái đang đứng xúm quanh vừa cười vừa nói: đứa nào ngon th́ nhào vô, người ta chịu chi một triệu đó.

Các cô gái đứng đường, mặt mũi hốc hác, phấn son ḷe loẹt, lè lưỡi lắc đầu. Một cô gái luống tuổi từ bên đường tấp vô. Mọi người thuật lại cho cô nghe chuyện vừa xảy ra. Nghe xong cô hạ giọng:

- Tụi bay đă quá đát không nhà hàng nào xài nữa mới ra đứng đường, c̣n phách lối, kén cá chọn canh. Không biết dơ. Để đó tao, lấy tiền về nuôi tụi nhỏ. Nói số nhà đường phố - cô nh́n chằm chằm vào cô gái vừa bỏ của chạy lấy người – nói nhanh đi mày.

Nhận được địa chỉ cô leo lên xe hon đa (xe mướn hằng đêm) nổ máy phóng đi. Các cô gái nh́n theo thở dài, lắc đầu, ngán ngẫm thân phận làm gái đứng đường. Các cô tản ra, thông thả đi dọc hè phố bắt khách. Trời mưa mỗi lúc một nặng hạt. Một lát sau, có dễ chưa đến nửa tiếng “cô gái hon đa” quay trở ra gốc cây ban năy. Trông thấy cô, mấy cô đứng đường lại xúm vào hỏi chuyện.

- Khiếp lắm tụi bay ơi, người mà không ra người, trùng trục như con heo, được cái khuôn mặt sáng sủa, dễ thương. Người đó mà lành lặn, đủ chân đủ tay, cũng liệt vào hạng đẹp trai. Anh nói năng nhẹ nhàng, tỏ ra là người có học. Lúc “hành sự” tao cứ nhắm nghiền mắt lại, mặc anh muốn làm ǵ th́ làm, tao chỉ nghĩ tới hai đứa nhỏ ở nhà. Chẳng hiểu tai nạn ǵ mà thân h́nh anh lại ra nông nỗi đó. Cũng thương.

Người con trai đó có cái tên khá đẹp Hoàng Tùng Bách. Nếu không có cuộc đánh nhau với Khơ-me đỏ, anh đă là sinh viên của một trường đại học nào đó. Anh giỏi cả toán lẫn văn, bạn bè cùng lớp biết điều đó. Anh đă gác bút nghiên ra trận. Anh bị thương trong một lần đi trinh sát cùng với hai đồng đội. Ḿn đă xé toạc hai chân Bách, ngă gục xuống, anh cố dùng hai tay thoát ra khỏi băi ḿn, lại vấp phải một quả ḿn khác cưa cụt nốt hai tay. Hai người đồng đội quay lại cứu anh, không may một người cũng vấp phải ḿn xé nát chân trái. Người lành lặn c̣n lại phải một lúc vừa ôm vừa kéo cả hai người. Vất vả vô cùng khi d́u từng người một, may mà đêm tối không nh́n thấy máu loan lổ trên cỏ… Khi Bách về được trạm quân y tiểu đoàn, gà đă gáy sáng. Đó là buổi sáng mà thân xác anh phải kéo lê một ngày hai đêm. Nhiễm trùng rất nặng. Bác sĩ, y sĩ, y tá vừa cưa chân tay anh vừa th́ thầm với nhau: ḿn của tụi Tàu sát thương nguy hiểm hơn ḿn của tụi Mỹ. Và họ biết rằng không bao giờ Bách có thể lấp chân tay giả v́ tay và chân đều phải cưa đến sát vai và sát bẹn. Cũng lạ, thân người chỉ dính vài vết nhỏ ở phần mềm, không nguy hiểm. May mắn, khuôn mặt không hề dính một mảnh ḿn nào. Bách được đưa về nước điều trị ở một quân y viện lớn, đầy đủ phương tiên cứu chữa và đầy đủ tiện nghi chăm sóc thương binh nặng. Da thịt Bách thuộc loại lành, nên vết thương chóng khỏi. Ít lâu sau, bệnh viện đưa anh đến trại thương binh thuộc loại tốt nhất nước. Anh có tiêu chuẩn được một người chăm sóc đặc biệt, người đó là ông y sĩ già, giỏi chuyên môn và có tấm ḷng. Suốt ngày Bách ngồi trên xe lăn muốn đi đâu ông y sĩ đẩy đi đó, mọi việc vệ sinh cá nhân được phục vụ một cách chu đáo. Dù vậy, Bách rất nhớ nhà, nhớ người cha đă già, nhớ các chị đang du học ở Liên Xô. Nhiều lần anh năn nỉ lănh đạo trại cho anh về với gia đ́nh. Trại thuyết phục nên ở lại v́ mẹ anh đă mất, cha già nghỉ hưu, làm sao ông cụ có thể chăm sóc anh được. Bách căi lại: bố tôi tuy già nhưng c̣n khỏe mạnh, vă lại tiền lương của người chăm sóc tôi, tôi sẽ thuê người giúp việc. Các đồng chí không biết đâu, bố tôi đă bán ngôi nhà cổ ở quê với giá cao mua lại căn nhà nhỏ ở Sài G̣n, tiền dư ra mở công ty tư nhân, ông cụ vốn là kiến trúc sư.

Bố anh thương con đă đánh xe hơi vào tận trại đón anh về…

Tiến sĩ y khoa Phan Thị Công Dung là bạn thân của người chị gái Bách, thỉnh thoảng đến thăm sức khỏe cho cậu em thương binh. Dạo này bố Bách thường hay ghé nhà riêng của tiến sĩ Dung kể lại những hiện tượng lạ xảy ra với con ḿnh: Bách thường la lối, lăn khắp giường có khi lăn cả xuống đất, u đầu. Ông chỉ biết dùng dầu xoa bóp vết thương, dỗ dành cho Bách ngủ. Bách vẫn không ngủ được, lăn lộn hết đêm này sang đêm khác. Sau một lần đến khám lại cho Bách, bác sĩ Dung nói cho ông biết lục phủ ngũ tạng của Bách rất tốt, không có ǵ đáng ngại… nói riêng với bác, chuyện tế nhị này, là bộ phận sinh dục của Bách khỏe mạnh như mọi người, không được giải tỏa, ức chế thần kinh nên mới xảy ra những hiện tượng như bác đă biết. Lấy vợ cho Bách là sức khỏe trở lại b́nh thường, ăn ngon ngủ yên. Lấy ai bây giờ, ai chịu lấy một thân thể tàn phế như Bách?

Ông Lam, Hoàng Tùng Lam, bố Bách, lúc này nhớ lại mọi chuyện. Các cô giúp việc trẻ, khỏe, nhanh nhẹn đều xuất thân từ các vùng quê, chỉ làm dăm ba tháng là cuốn gói ra đi, dù ông trả lương gấp đôi so với những ôshin các nhà khác. Từ ngày ông mướn bà già quê ở tận Bắc Ninh theo vào Sài G̣n chăm sóc đứa cháu ngoại mồ côi đang học đại học, ông mới biết sự thật. Bà giúp việc rất thương Bách, t́m nấu những món ăn hợp khẩu vị, chăm sóc việc vệ sinh, tắm rửa như chăm sóc đứa con ruột thịt. Tận tụy như vậy nhưng có lần bà đă xin ông cho thôi việc. Ít lâu sau bà không hề nhắc lại việc xin đi làm thuê nơi khác nữa. Dù vậy, ông vẫn mời bà lên pḥng, pha trà bày bánh ngọt ra đĩa, tiếp bà như một vị khách. Ông nhẹ nhàng xin bà cho biết lư do cụ thể. Bà già đôn hậu nói thật tất cả. Bà cám ơn ông đă quư mến bà như một người chị chứ không cư xử như với một người đầy tớ, cậu Bách cũng ngoan, chỉ có một điều mỗi lần tôi cởi quần áo tắm rửa cho Bách, thân thể Bách bám vào tôi từ bụng lên ngực, cái “của nợ” cứng như một thanh thép, bà già cười đôn hậu, nói một câu rất thời thượng: đạn bắn ra tua tủa. Thương lắm ông ơi, không lần nào tôi gh́m được nước mắt. Nhưng những lần gần đây, khác hẳn, tắm cho Bách, cậu ấy cứ đập đầu vào cổ tôi: má tha lỗi cho con, con là một thằng khốn nạn, rồi khóc tức tưởi, tôi dỗ dành, con không có lỗi ǵ đâu, tạo hoá sinh ra con người là như vậy. Sau những lần khóc, ân hận, tự đỗ lỗi cho ḿnh th́ những việc như dạo trước không bao giờ xảy ra nữa. Nhiều đêm thao thức không ngủ được, càng nghĩ, tôi càng thương Bách, tội nghiệp cho Bách. Tôi và ông đă qua thời tuổi trẻ, hiểu quá đi chứ… Bây giờ th́ ông Lam mới vỡ lẽ tại sao các cô gái trẻ đều bỏ việc, không bao giờ chịu nói ra lư do, tuổi trẻ vốn hay ngượng… Việc bà giúp việc ra đầu đường gọi các cô gái điếm chính là gợi ư của bác sĩ Dung. Gọi dăm lần bảy lượt mới được một lần như đă nói ở trên…

Từ đó “cô gái đứng đường” mỗi tuần ghé nhà Hoàng Tùng Bách một lần. Vậy là một tháng cô có thu nhập bốn triệu đồng, thừa tiền để lo cho con ăn học và trả tiền nhà trọ. Đến lần thứ ba, t́nh cảm của cô đă khác khi cư xử với Bách. Không như những lần trước, không để bà giúp việc phải vào cởi quần áo và tắm rửa cho Bách mà cô đă tự tay làm lấy việc này. Vào lúc “hành sự” cô phụ trợ cho Bách được thoải mái. Đó là nghĩa cử thương mến. Sau hơn hai tháng, trước lúc xong việc ra về, bố Bách mời cô vào pḥng khách tṛ chuyện. Cô cho ông biết, quê cô cũng ở Bắc Ninh với bà giúp việc, cũng người huyện Lang Tài. Ông chủ ồ lên đột ngột: vậy bác cháu ta đều là người cùng quê, Bác ở gần thị xă, vào Sài G̣n đầu năm bảy sáu. Thế là cả ba chúng ta, bác, bà giúp việc và cháu có duyên nợ với nhau. Âu cũng là trời định. Thằng Bách nhà bác không may gặp nạn, chiến tranh mà cháu, hai bố con bác sống và gánh chịu số phận bất hạnh đời ḿnh. May mà trời thương cho một cuộc sống vật chất đầy đủ, hai đứa con đi du học thành đạt trở về nước đă lập gia đ́nh, có cơ ngơi riêng và đă sinh cho bác bốn đứa cháu ngoại. Đứa nào cũng xinh trai đẹp gái, ngoan, học giỏi. Hai chị gái của Bách mỗi tuần một lần, đưa chồng con đến thăm thằng em út. Bách muốn ǵ các chị sắm sửa đầy đủ. Nói thật với cháu, Bách có nhu cầu ǵ đâu, ngoài việc xem tivi và nghe nhạc. Như cháu biết đấy, hai tay không c̣n, mỗi lần muốn chuyển kênh truyền h́nh hoặc tắt truyền h́nh, bật cassete, ḍ sóng radio nghe nhạc, Bách phải gọi bà giúp việc hoặc bác vào làm cho. Tội nghiệp vậy đó cháu. Được cái, bà giúp việc rất tâm lư, ít khi phải để Bách gọi, bà đoán chừng, canh rất giỏi ư muốn của Bách. Bách thường âu yếm gọi bà là má của con. C̣n cháu thế nào, v́ sao lại lưu lạc vào Sài G̣n?

Ngồi lặng một lúc lâu, Hồ Thị Phương Thùy, tên cô gái đứng đường, chỉ khóc không nói nên lời. Ông Lam cũng không giục, lặng lẽ vào buồng lấy chiếc khăn mặt mới toanh, răy vào mấy giọt nước hoa, bước ra trao cho Thùy. Thùy lặng lẽ lau những giọt nước mắt chảy đầm đ́a trên má xuống cổ, nhẹ nhàng kể lại những ngày tháng trần ai mà hai vợ chồng đă trải qua:

- Ở quê, hai vợ chồng con làm ruộng, chỉ có hai sào, thiếu thốn quanh năm. Vợ chồng mới bàn nhau, gửi đứa con gái đầu ḷng cho ông bà ngoại, vào đây đi làm mướn. Con làm phụ hồ. Anh ấy có nghề thợ xây, lương cao hơn con. C̣n con đội nắng đội mưa gánh gạch, trộn vữa. Tiền công hai vợ chồng, trừ tiền thuê nhà và ăn uống, chúng con ăn uống tằn tiện lắm bác ơi, hàng tháng mới dư ra được ba trăm ngàn gửi về quê để ông bà nuôi cháu. Đứa cháu gái lúc đó đă bảy tuổi, học lớp một. Cháu ngoan và học giỏi, ông bà ngoại và xóm làng ai cũng thương. Chỉ lâu lâu khóc đ̣i bố mẹ về, là ông cháu viết thư nói vậy. Hai vợ chồng con, cố dành dụm để chờ ngày trở về quê hương khi đă có một số vốn lận lưng. Thằng con trai năm nay ba tuổi là con sinh ở trong này. Nhờ trời thằng bé khỏe mạnh. Thùy sụt sịt khóc khi kể về tai nạn của chồng. Chồng chị đă chết trong một tai nạn bất ngờ. Anh đă rơi từ dàn giáo tầng năm xuống đất khi với tay bắt ḥn gạch của người thợ phụ quăng từ lầu bốn lên. Anh được đi cấp cứu, không may, chết trên đường vào bệnh viện. Thùy im lặng và không kể tiếp, ông Lam sốt ruột hỏi:

- Nhà thầu cư xử thế nào với cháu?

- Ông chủ cũng tốt bụng, hỏi con muốn đưa thi hài anh về quê hay là chôn ở đây. Con muốn thế nào ông cũng chiều. Ban đầu con định đưa anh ấy về quê, nghĩ lại thấy bất tiện, vất vả ông bà phải chăm sóc mồ mả và hương khói. Cuối cùng con thưa với ông chủ, xin được chôn cất ở Sài G̣n. Ông bà chủ quê gốc Vĩnh Long nhưng đă sinh sống ở Sài G̣n ba đời, tốt bụng lắm bác ạ, họ đă mua đất ngoài G̣ Vấp, làm đám ma cho chồng con tươm tất như làm cho người ruột thịt. Tốn kém cũng bộn. Sau đó ông bà c̣n cho con hai triệu bạc để làm vốn. Hai triệu dạo đó to lắm bác ạ. Được tin chồng con mất, đứa em gái con d́ bỏ hết công việc ở quê, dắt cháu gái vào chịu tang cha. Từ đó con giữ cháu lại cho có chị có em và con lại tiếp tục đi làm phụ hồ. Tiền công của con không đủ nuôi hai cháu sống đầy đủ. C̣n khoản học phí, sách vở cho cháu nữa… con mới phải ra đứng đường như bác đă biết. Khổ lắm, nhục lắm, người đời khinh bỉ, dân làng chơi hành hạ thân xác bọn con cho đáng đồng tiền và vượt đồng tiền họ bỏ ra. Con sợ nhất là bệnh tật mà khách làng chơi gây ra. Thùy lại khóc cho thân phận của ḿnh. Nguôi cơn tủi nhục, chị mới kể tiếp

- Từ ngày đến đây với anh Bách, được gia đ́nh trả giá cao đến không ngờ. Con cám ơn bác lắm. Con đă không ra đứng đường nữa, ở nhà chăm sóc hai cháu, sắm gánh hàng rong, lội bộ đi bán dạo. Người ở các làng quê, miền Nam, miền Bắc, đông nhất là người miền Trung bỏ đồng ruộng vào đây làm nghề bán dạo quá đông. Bác biết không, mỗi ngày con phải gánh hàng, đi bộ khắp đường phố quận Phú Nhuận, tính ra phải trên ba mươi cây số một ngày mà lời lăi không ngày nào được quá ba mươi ngh́n. Dù cực, mỗi tối về với hai đứa con trong nhà trọ chật hẹp, ẩm thấp, nhưng ḷng thấy vui. Con cứ nghĩ, một ngày nào đó không được đến nhà bác nữa, không biết số phận sẽ ra sao, ra sao th́ ra, nhất định không làm “nghề” đứng đường nữa.

Ông Lam ngồi lặng, cúi đầu, hai mắt đỏ hoe, có lẽ đây là lần đầu tiên ông được nghe về cuộc đời bất hạnh của một người đồng hương. Thùy đứng dậy chào ông ra về. Ông bảo chị nán lại. Ông lên gác hai, ôm xuống cơ mang nào bánh kẹo, bảo Thùy cầm về cho các cháu. Nghĩ sao không biết, ông mở tủ, dúi vào tay Thúy một xấp tiền, nói nhẹ nhàng: bác biếu con về làm vốn. Thùy đứng lặng người, xúc động không nói nên lời, kể cả từ cám ơn.

Trong một thời gian dài, đều đặn, mỗi tuần Thùy đến với Bách một lần. Dạo này chị thay bà giúp việc, tắm rửa cho Bách, trước và sau khi lên giường. Bà giúp việc, dần dần coi Thùy như con, thương Thùy ở cái nết nói năng nhẹ nhàng, không hề ṭ ṃ hỏi chuyện đời tư của bà. Đời bà hạnh phúc hơn Thùy nhiều, bà đi ở đợ, vất vả đấy, bù lại nuôi được cháu ngoại ăn học, cháu ngoan, học giỏi, hè này bước vào năm thứ ba. Bao giờ cháu tốt nghiệp, cháu xin được việc ở Sài G̣n, cháu lại nuôi bà - nhiều lần đứa cháu nói với bà điều này. Đă mấy bận bà mở tủ lạnh sẻ một phần thức ăn gói lại đưa cho Thùy, bảo Thùy cầm về. Thùy nhăn mặt, nói khẻ: bác làm thế này, ông chủ có la bác không.

- Không có chuyện đó đâu cháu, chính ông chủ nói với bác làm việc này. Bà giúp việc ghé tai nói nhỏ, từ nay cháu đến một tuần hai lần theo yêu cầu của cậu Bách mà ông chủ nói lại với bác. Được không cháu?

- Không sao bác ạ! V́ hai đứa con th́ việc ǵ cháu cũng làm được, vả lại năm nay cháu mới ba mốt tuổi, sức khỏe tốt lắm bác…

Sức khỏe của Bách ngày càng ổn định. Anh không c̣n la lối, vật vă trên giường, lăn lộn kêu gào như trước đây, thỉnh thoảng c̣n khe khẽ hát, những bài hát quen thuộc của thời học phổ thông. Đều đặn, một tuần hai lần Thùy đến. Ông Lam và bà giúp việc, không hề biết việc này, nhiều buổi Bách và Thùy tṛ chuyện với nhau hàng giờ khi nằm trên giường mà không làm ǵ cả. Thùy tâm sự với Bách hoàn cảnh gia đ́nh ḿnh như đă từng tâm sự với ông Lam. Nhiều điều Thùy chỉ nói riêng với Bách như chuyện Thùy đă học hết lớp mười một, thích vẽ, thích đọc sách văn học. Bách cười tươi, hai má phúng phính lộ ra hai lún đồng tiền, anh nói, ham muốn của Thùy giống anh. Anh đă từng được giải thưởng hội họa của Cung Văn hóa thiếu nhi năm mới học lớp sáu, rồi đột ngột thở dài, bây giờ thế là hết, không c̣n đôi tay để làm cái việc đam mê của một thời. Thùy chuyển sang nói chuyện khác vui hơn v́ thấy nước mắt của Bách đă lưng tṛng, nếu nói thêm chuyện hội họa chắc Bách sẽ bật khóc. Chị đứng dậy mở túi xách mang theo, rút ra tập truyện thiếu nhi Mít đặc và biết tuốt. Vừa nh́n thấy b́a sách Bách đă kêu lên: cuốn này anh đọc từ nhỏ rồi, em c̣n cuốn nào khác không. Thủy lôi ra một lúc ba bốn quyển tiểu thuyết chị mua ở vỉa hè, giá rẻ như cho không, đọc tựa sách Bách nghe, Bách bảo: bạn bè anh đến thăm đều khen về những quyển sách em đang có trong tay, nhất là cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Em đọc cho anh nghe quyển đó đi. Nằm xuống cạnh Bách, Thùy lần giở từng trang, giọng êm ái, nhẹ, chuẩn xác như giọng một phát thanh viên chính hiệu. Đọc hết chương này sang chương khác. Thỉnh thoảng Bách kêu lên khe khẽ, hay quá, buồn quá, đau thương quá. Ông Bảo Ninh tài lắm, chỉ khác thời ra trận của Bảo Ninh, không giống với thời của bọn anh. Thùy ngừng đọc, ghé tai nói khẽ với Bách, em đă có bầu mấy tháng, siêu âm bác sĩ cho biết là con trai. Nó là con anh đấy, anh có nghi ngờ không. Chẳng hề đắn đo, Bách nói ngay: anh tin em. Như một phản xạ tự nhiên của những người đàn bà nằm bên chồng, Thùy quờ tay định nắm lấy tay bách đặt lên bụng ḿnh. Trời ơi, Bách đâu c̣n tay để cho Thùy làm việc đó, chị thở dài ngao ngán. Bách liếc đồng hồ treo tường, kêu lên khe khẽ, muộn quá rồi, chắc tụi nhỏ chờ em mỏi mắt, kiến đang ḅ bụng, thôi em về đi. Thùy cúi xuống hôn lên mí mắt và mái tóc của Bách. Trên đường về nhà, chắp nối những lời Bách kể, Thùy h́nh dung ra thân h́nh Bách, cao một thước bảy mươi, tất cả mười ngón đều có hoa tay, cặp gị khỏe mạnh với hai bàn chân thon nhỏ, ngày trước Bách đi giày số ba tám, nhiều lần Bách nói với Thùy điều đó. Thùy h́nh dung, Bách đi trên phố chắc được nhiều cô gái liếc nh́n. Nếu không có chiến tranh bên nước láng giềng nhưng với Thùy là rất xa, xa vô tận, do ai đó gây ra th́ Bách… Thùy ơi, không có chữ nếu trong cuộc đời đâu.

Bách nói lại với bà giúp việc về chuyện Thùy đă mang bầu. Là một người từng trải, sinh nở đến bốn lần, bà cho Bách hay, bà biết Thùy có bầu lúc mới được hai tháng, dù Thùy chưa hề nói chuyện này với bà, bà đă kể lại chuyện có bầu của Thùy với ông Lam. Bố Bách chỉ nói một câu ngắn gọn: cầu trời đứa bé ấy là cháu nội tôi…

Gần đến ngày, tức là vào khoảng cái bầu ở tháng thứ bảy, ông Lam nói với Thùy đưa hai cháu đến nhà ông ở, có pḥng riêng cho ba mẹ con. Thùy ái ngại từ chối sợ làm phiền cả nhà, chị ở nhà trọ đến ngày gần sinh sẽ tự đi vào bệnh viện. Ông Lam nhẹ nhàng:

- Hai đứa nhỏ con gửi cho ai khi con đi sinh?

- Các chị cùng xóm trọ với con sẽ giúp trông coi hai cháu.

- Bác hỏi thế này con đừng giận: họ là gái đứng đường à?

- Thưa bác, vâng ạ! Xin bác đừng nghĩ tất cả các cô đứng đường đều là người xấu, nhiều người c̣n tốt hơn cả những mệnh phụ phu nhân đi đâu là có xe hơi đưa đón.

Ông Lam lại nói rất khẽ:

- Bác biết, nhiều người có học, có hoàn cảnh như con, thế sự đưa đẩy, cực chẳng đả mới phải…-  ông không nói hết câu – nhưng con về đây ở vẫn tốt hơn. Bác và bà giúp việc đă sắp xếp riêng cho con một căn pḥng ở ngay tầng trệt để con không phải vất vả lên xuống. Con không chịu đến ở, thằng Bách nó buồn, không chỉ giận con mà nó giận luôn cả bác với bà giúp việc.

Suy nghĩ đắn đo hai tuần lễ liền, vâng lời ông Lam, Thủy đă dắt theo hai con về nhà ông sinh sống. Ba ông cháu quấn quưt bên nhau, người ngoài nh́n vào ngỡ là ruột thịt. Có điều, chưa bao giờ Thùy cho hai con vào pḥng thăm Bách. Việc đó phải rủ rỉ ngày này qua ngày khác để các con dần dần hiểu bởi trong đầu chúng không có từ chiến tranh và thương tật. Tính toán của Thùy đúng đắn, cẩn trọng, nhưng chị đâu ngờ, những lúc chị vắng nhà, ông Lam đă tỉ tê với các cháu về mọi chuyện, kể cả chuyện cậu bách của các cháu bị thương nặng cụt cả chân lẫn tay. Nhiều lần ông vẽ lên giấy một chàng trai khỏe mạnh cắp sách đi học, ra trận đánh nhau bom đạn mịt mù, bị thương vào bệnh viện, cưa chân cưa tay, chỉ c̣n lại thân thể và một khuôn mặt đẹp. Với hai đứa nhỏ đó là một tập tranh truyện hấp dẫn (ông Lam là kiến trúc sư vẽ đẹp không kém ǵ họa sĩ chuyên nghiệp). Khi các cháu đă hiểu, ông dắt hai đứa vào pḥng thăm cậu Bách, chúng đă không thét lên và bỏ chạy như cô gái điếm dạo nọ. Trái lại, chúng tiến đến sờ tay lên mặt cậu Bách và tṛ chuyện vui vẻ, tất nhiên là cách tṛ chuyện của trẻ con, chúng hỏi cậu có đau ở chân ở tay không. Bách cười thành tiếng, nói đùa, chân tay cậu đă tặng người khác rồi như người ta tặng quà ấy. Có ai tặng quà mà đau đâu. Bọn trẻ biết cậu nói xạo nhưng cũng bật cười trước câu xạo rất vui ấy… Từ đó, mỗi khi không thấy tụi nhỏ vào chơi là Bách lại nhớ. Bà giúp việc đọc được ư nghĩ của Bách, ngày nào bà cũng dắt chúng vào chơi với Bách vài tiếng đồng hồ. Đứa lớn c̣n mang cả tranh truyện, lật dở cho Bách xem và bảo cậu Bách đọc lời chú giải. Bách bảo với chúng là cậu không biết chữ, con phải đọc cho cậu nghe cơ. Chúng biết cậu lại xạo nhưng thích cái xạo đùa cợt đó, sẵn sàng đọc cho cậu nghe bằng giọng ngọng nghịu, vấp váp mà cũng… thánh thót. Ba cậu cháu thân nhau từ lúc nào, chúng không c̣n nhớ nữa. Cả nhà đều vui trước sự thân t́nh giữa Bách và lũ trẻ.

Thùy sinh một đứa con trai nặng gần bốn kư lô, bụ bẫm, hai má cười có lún đồng tiền, càng lớn càng giống Bách. Để chắc ăn, ông Lam nhờ tiến sĩ Dung thử ADN, xác nhận thằng bé có đúng là con của Bách không. Dung cười nói với ông Lam, thằng bé và Bách như hai giọt nước, bác cứ mời các bạn bè, bà con lối xóm hỏi họ xem cháu nói có đúng không. Nhưng thôi, chiều ư bác, cháu sẽ lấy mẫu tóc của ba người đưa ra Hà Nội thử cho chắc ăn, ngoài đó có một ông tiến sĩ chuyên khoa về ngành này rất giỏi, chính xác tuyệt đối cho nhiều gia đ́nh. Thằng bé được sáu tháng, Dung nhờ một đồng nghiệp đi nghỉ phép ngoài Bắc, tiện thể giúp việc này. Kết quả, thằng bé cùng huyết thống với Bách…

Cuộc sống thường gây những bất ngờ làm tổn thương đến niềm hạnh phúc vừa được nhen nhóm. Thùy nhiễm HIV và Bách đă không tránh khỏi căn bệnh tai ác này. Điều kỳ diệu là thằng bé, thử đi thử lại trong nhiều lần suốt hơn một năm trời vẫn cho kết quả âm tính, nghĩa là ḍng máu độc hại trong cha mẹ không hề lây nhiễm sang nó. Theo tiến sĩ Dung, khoa học chưa giải thích được việc này, đây không phải là trường hợp duy nhất, đă có rất nhiều trường hợp hai vợ chồng không lây bệnh sang con.

Ông Lam không hề giấu việc này với Bách, Thùy và cả bà giúp việc, cho họ biết sự thật và dũng cảm nh́n vào sự thật. Trong một cuộc tṛ chuyện vui vẻ ở pḥng khách, bà giúp việc nói một câu, suốt đời không ai có thể quên được

- Thằng Tùng là món quà vô giá mà tạo hóa đă ban tặng cho gia đ́nh chúng ta.

Tên của thằng bé được ghép bằng hai chữ lót của Bách và Thùy: Hoàng Phương Tùng. Phương Tùng càng lớn, càng đẹp, thông minh một cách kỳ lạ. Đời thằng bé liệu c̣n gặp một cuộc chiến tranh nào xảy ra không nhỉ? Chỉ có trời biết. Những kẻ quyền lực ở khắp nơi vẫn c̣n muốn củng cố địa vị của ḿnh bằng những quả bom ném lên đầu những người vô tội, những quả ḿn chế tạo tinh vi và những viên đạn xé rách lồng ngực những thanh niên đầy khát vọng. Thuyết bạo lực vẫn được họ rao giảng.

Thằng Phương Tùng bi bô cười nói suốt ngày, làm dịu nỗi đau những người thân trong gia đ́nh ông Lam. Thằng Tùng sẽ lớn, cầu trời cho nó đừng hiểu hết tất cả những tai ương mà ông bà, bố mẹ, đất nước nó đă gánh chịu trong một thời gian quá dài…

1/2002