NhaSuHocHangBetXuanDai

NHÀ SỬ HỌC HẠNG BÉT

Truyện ngắn của XUÂN ĐÀI

 

     Tôi, Nguyễn Quang Nghiệp, là thằng buôn lậu, nói đúng hơn, tôi là kẻ hộ tống cho dân buôn lậu. Cụt một tay, thương binh, đó là lợi thế của tôi mà dân buôn lậu cần. Hôm nay xuống Huế, bán hết hàng, chi tiền cho tôi xong, bà chủ bảo: ngày mai mới cất hàng trở ra, đi chuyến tàu tối, chú nhớ ra ga đúng giờ.

Thế là khỏe. Bạn bè ở Huế đông, những thằng lính cùng đơn vị ngày c̣n đánh nhau bên Miên. Tôi đến thăm Sơn trước. Ở đại đội tôi có 3 thằng tốt nghiệp đại học: tôi, Đạo và Sơn. Tôn Thất Sơn, tốt nghiệp Cao đẳng mỹ thuật Sàig̣n, về Ty văn hóa ở một tỉnh miền Trung, người ta giao vẽ áp phích, kẻ khẩu hiệu… hết ngày này qua ngày khác, không có th́ giờ sáng tác, chán, nó xung phong đi bộ đội cho nhẹ người. Tôi, tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Làm sử, viết theo chỉ thị này, nghị quyết nọ của tỉnh… c̣n ǵ là sử nữa. Bực ḿnh, ra trận cho xong chuyện. Hai thằng tôi đánh đấm với Khmer Đỏ không đến nỗi xoàng, chết bỏ, bố mẹ sẽ được cái bằng gia đ́nh liệt sĩ, mấy đứa em thi cử được ưu tiên, xin việc cũng dễ. Riêng Đạo, tốt nghiệp đại học kiến trúc, nó đi bộ đội với ước mơ trong sáng: giải phóng người nghèo, mang lại tự do cho toàn nhân loại (!)

Sáu năm đánh đấm, trận lớn trận nhỏ, đi khắp nước Miên, tôi cụt một tay, thằng Sơn bị thương vào ngực. "Huân chương vinh quang của người vệ quốc - tôi đeo suốt đời trên lồng ngực thanh niên" Chẳng biết hai câu thơ hùng tráng này của ai mà lâu lâu nó lại gân cổ lên đọc. Tự hào lắm. Tôi bảo: có câu thơ nào ca ngợi cái tay cụt của tao, mày đọc nghe chơi. Có ngay. Nó đọc liền:

Một tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành… bia

- Bố láo! Ông Hoàng Trung Thông mà biết được mày sửa thơ ông ấy có ngày ăn đ̣n -  Thằng Đạo mắng thằng Sơn - Thằng Đạo, tiểu đội trưởng của chúng tôi, chỉ huy giỏi, không thích "tự trào" là đức tính vốn dĩ của người Huế, chất Huế trong nó là lăng mạn, lăng mạn đến ảo tưởng. Có lần họp tiểu đội xong, ngồi lại tán gẫu, nó tâm sự: giải phóng Căm-pu-chia xong, tao về quy hoạch lại Huế, nắn lại ḍng sông Hương, vừa làm đẹp Thành phố vừa phục vụ thủy lợi và điện lực. Thằng Sơn đùa: nắn làm sao th́ nắn, mi đừng quên dành một đoạn thật đẹp cho "chị em ta" ngồi kiếm cơm. Thằng Đạo cáu, vặc: tao không đùa đâu nhé, mi đừng lờn mặt. Thằng Sơn toét miệng cười. Chúng tôi vẫn gọi nó là Sơn tếu để phân biệt với hai thằng Sơn trong đại đội. Tội nghiệp, thằng Đạo hy sinh sau đó mấy ngày, nghe đâu để lại hai đứa con nhỏ, vợ trẻ và mẹ già. Ngày chôn cất, thi thể nó không c̣n nguyên vẹn, cả trung đội đứa nào cũng khóc. Thằng Sơn khóc như cha chết, hai đứa là bạn cũ từ thời trung học.

Tôi đến thằng Sơn, nó mừng, ôm tôi khóc. Thằng này lúc nào cũng mau nước mắt. Mới mấy năm phục viên mà nó vẽ được quá nhiều tranh, đủ các chất liệu: sơn dầu, thuốc nước, bột màu… treo khắp nhà. Lại c̣n mấy cái giá sách đầy ắp thơ, tiểu thuyết tác giả Tây, Tàu, ta… đủ hết.

- Này Sơn, nghe nói con Tú bồ mày, lấy chồng rồi phải không?

- Răng mi biết?

- Nghe nói lấy thằng Luyện, con chú ruột mày, đúng không?

- Ai mách mà mi biết rơ rứa?

- Chuyện ǵ ở Huế này mà bọn Hà Nội chúng tao không tỏ tường ! Sao mày không cho thằng em một lon axit. Đồ vô luân.

- Bây giờ đổi mới tư duy rồi mi ơi. Tao phải nhịn cho êm chuyện, không th́ mang tiếng với ḍng họ hoàng phái của tao. Như vậy cũng là… làm chính trị đó mi! Vả lại, nó là đứa hèn. Thằng hèn không nên chấp, chỉ thương hại và khinh bỉ thôi.

- Thằng chồng con Tú làm nghề ǵ?

- À, thợ quét sơn, giàu lắm. Từ ngày chia tỉnh càng giàu, nhà nào cũng sơn quét lại để ăn mừng quyết định sáng suốt của Quốc Hội, nên nó làm không hết việc. Được cái thằng này dễ tính trong nghề nghiệp. Chủ nhà bảo quét màu đỏ, nó quét đỏ chói, thấy không hợp, chủ nhà bảo quét màu xanh nó cạo ngay, quét lại liền. Thấy chưa hợp mắt, chủ nhà bảo quét màu nhờ nhờ. Xong ngay. Nó pha hổ lốn ba màu xanh, đỏ, vàng ra ngay màu nhờ nhờ thật. Cũng là một thứ "họa sĩ" đó mi. Sơn nhếch mép cười. Hai lần cạo, ba lần quét, nó thu tiền gấp bốn lần giá ban đầu. Người Huế tao hào hoa, không thèm bớt một cắc. Vậy nó mới chóng giàu.

- Rồi nó cho mày tiền để đền ơn việc nhường người t́nh. Do vậy mày mới mua được sách, mua được nguyên liệu vẽ tranh ? Tiếu lâm thật!

- Không phải vậy… mà à, cũng đúng vậy. Nhưng chưa bao giờ nó đưa tiền trực tiếp cho tao. Đưa trực tiếp, tao đấm vỡ mặt thằng thợ sơn.

- Mày nói thế là sao, khó hiểu quá. Dân Huế là chúa rắc rối…

- Uống nước, ăn kẹo mè xửng đi rồi tao dạy cho mà hiểu. Mọi việc đều đơn giản. Mày biết con Tú là bác sĩ nha khoa, nhưng chưa biết nó là thi sĩ. Nó có làm vài bài thơ lăng nhăng trăng gió đăng ở mấy tờ báo lá cải trong Sàig̣n, gom lại được hai mươi tám bài, nhà xuất bản Ḥa Thuận cấp giấy phép ăn năm phần trăm giá b́a. Thằng thợ sơn xuất tiền in 5.000 bản, giấy đẹp, phát không cho cả Huế đọc. Dân Huế sành thơ, thứ thơ đó, ngu ǵ mà mua.

- Chắc cũng có đứa ngu chứ?

- Có, đứa duy nhất là tao. Em Thanh Tú tặng tao một tập, có chữ kư cả thằng thợ sơn Tôn Thất Luyện, lời lẽ rất cải lương: "Chút hương xứ Huế trọn t́nh, tặng người anh cao thượng". Cao thượng con mẹ ǵ tao! Tao mua cho nó mười tập, dĩ nhiên là bằng tiền chú em thợ sơn, nó đâu có biết.

- Vẫn rắc rối không hiểu nổi.

Thằng Sơn cười phá lên.

- Đời này không rắc rối, không có mẹo, không biết mánh sống sao nổi. Vậy này, sau khi tập thơ ra đời, con Tú tự biết thơ ḿnh chẳng ra ǵ. Nhưng thằng Luyện thuê một nhà thơ nổi tiếng viết bài bốc thơm trên tờ tạp chí có uy tín ở Hà Nội. Nghe đâu nó biếu ông nhà thơ này vài chỉ vàng. Dĩ nhiên tổ thơ tạp chí cũng được một bữa nhậu ra tṛ, toàn uống Heineken với cao lương mỹ vị nhân dịp các vị vào thăm sông Hương núi Ngự.

- Mày nói dài ḍng ṿng vo quá, cho tao biết ngay về cái việc làm sao mày có tiền mua sách và vẽ tranh.

- Chi mà sốt ruột rứa mi. Tao nói ngay đây, thằng Tôn Thất Luyện bảo bác sĩ nhổ răng muốn làm thơ hay hơn nữa, phải đọc nhiều thơ, đọc nhiều sách. Bác sĩ răng vốn là đứa hiền lành tốt bụng. Hồi ở Cam-pu-chia tao cho mi coi ảnh hắn, mi đă khen hắn phúc hậu. Đúng vậy, đó là đứa con gái phúc hậu.

- Phúc hậu mà bỏ thằng họa sĩ có học hành tử tế đi lấy thằng thợ sơn vô học, thằng ấy lại là em, con chú, người yêu cũ của ḿnh. Vô hậu th́ có chứ phúc hậu cái con mẹ ǵ. Tấm ảnh hồi đó đă đánh lừa tao!

- T́nh yêu là t́nh yêu. Hôn nhân là hôn nhân. Chớ nó phúc hậu thiệt. - Thằng Sơn vẫn một mực bảo vệ người yêu cũ của nó

- Giải thích tiếp đi, tôi giục.

- Nó giỏi nghề trám răng, nhổ răng, tận tụy với mọi hàm răng của thiên hạ. C̣n đọc sách th́ chúa lười. Thằng Luyện đưa tiền cho nó mua sách, nó đưa tao mua đọc, xong kể lại cho nó, nó tóm tắt cốt chuyện cho thằng Luyện nghe. Thằng thợ sơn có đọc cái ǵ bao giờ, nói sao chẳng được chỉ mong vợ ḿnh trở thành thi sĩ thiên tài cho đẹp mặt chồng. Tiền mua sách c̣n thừa, con Tú dúi hết cho tao. Dạo này nó mở pḥng mạch mỗi tối cũng kiếm được dăm chục ngh́n, thường là nó chia đôi lợi nhuận ấy cho tao.

- Nghĩa là nó vẫn c̣n yêu mày?

- Hỏi chi ngu rứa. Không yêu sao làm việc đó. Đàn bà là rắn độc, nhà văn nào viết câu ấy tao thấy có lư. Với bác sĩ Tú th́ không, hoàn toàn không. Đó là một con bồ câu tội nghiệp, lấy sự nuôi dưỡng nghệ thuật hội họa của tao làm điều hạnh phúc. Sách của tao, tranh của tao, thực chất là mua và vẽ bằng tiền của hai đứa, chủ yếu là tiền của thằng thợ sơn đưa cho con Tú sắm vàng, con Tú lại đưa cho tao, nó mua toàn vàng giả đeo đầy cổ, đầy tay. Thằng Luyện chỉ giỏi phân biệt các loại sơn tây, sơn ta, chớ vàng bạc th́ mù tịt.

Vừa lúc cô gái bước vào, đă được nh́n ảnh, dù cách mấy năm, tôi vẫn nhận ra bác sĩ Thanh Tú. Phúc hậu thật, mặt bầu bĩnh, cười có lúm đồng tiền, tai to, dái tai dày, là khuôn mặt của Phật.

Ngồi tṛ chuyện một lúc, thằng Sơn bảo tôi:

- Mấy khi mới vô chơi, mi đi thăm Huế cho biết, tối trở lại nhậu với tao cho vui.

Tôi biết nó đuổi khéo để tiếp người t́nh cũ. Tôi đi ngay, vui vẻ đi ngay. Vừa bước tới đầu ngơ, ngoảnh lại đă thấy nó dắt tay cô bác sĩ- nhà thơ vào buồng đóng kín cửa lại. Chắc nó vào làm… chính trị (!) cho ḍng họ hoàng tộc của nó. Đời thật !

Đi loanh quanh, rẽ lối này, quẹo ngơ nọ, măi mới t́m ra nhà thằng Tưởng. Nó mừng, ôm gh́ lấy tôi. Lại c̣n hôn nữa. Nó là đứa d́u tôi hôm tôi "ăn" đạn vào tay ra tuyến sau. Sau này, trời mà bắt nó chết trước, nhất định tôi lập bàn thờ. Ơn nó, sống để bụng chết mang theo.

Đồ dùng trong nhà thằng Tưởng vào loại sang trọng: tivi màu, đầu máy vidéo, xe cúp hai chiếc. Nhờ vậy là do nó đi làm thuê ở bên Đức. Ngày hai nước Đức thống nhất, nó bị đuổi về với vốn liếng trong tay hơn mười cây vàng, chứ không rách như mấy thằng từ các nước Đông Âu về, bọn ở Irăc th́ bỏ của chạy lấy người, vác xác lần ṃ tới quê hương là phúc nhà rồi. Thằng Tưởng cho biết nó có tới thăm vợ thằng Đạo, biếu vợ nó ba trăm ngh́n (giá lúc đó là hơn 1 chỉ vàng). Vợ thằng Đạo, chồng hy sinh, tiền tử tuất chẳng đáng bao nhiêu, tiền lương nhân viên thủy nông chỉ đủ mua hai lăm kư gạo cho bốn miệng ăn. Mấy đưa nhỏ (con thằng Đạo) nay ốm mai đau. Đi làm về là vợ Đạo lội bộ khắp Huế bán vé số, thằng lớn đi học buổi sáng, buổi chiều ngồi sau tủ thuốc "uống" bụi cho đến khuya. Tôi rủ nó đưa đến thăm vợ Đạo, nó bảo xa lắm, tận Bao Vinh lận, vả lại lúc này gần tối rồi, mưa nữa, vậy để mai, bây giờ ngồi lại với nó… nhậu. Đă hứa với họa sĩ Tôn Thất Sơn, tôi từ chối, ra về, hẹn đúng tám giờ sáng mai quay lại, cùng đi xuống Bao Vinh.

Ra khỏi nhà Hồ Tưởng, tôi không về ngay nhà Sơn, sợ nó và cô bác sĩ-nhà thơ đang làm "chính trị" (!) chưa xong, nên loanh  quanh cho biết Huế, thành phố của mộng mơ. Đi hoài, đi măi, tôi bắt gặp ḍng sông Hương, lúc đó có lẽ khoảng chín giờ tối (tôi không có đồng hồ, đoán chừng vậy). Phía bên kia đường, đèn đóm sáng trưng, phía dọc bờ sông tranh tối tranh sáng. Một thằng bé khoảng mười tuổi không biết từ đâu chạy ra hỏi: chú đi không? Đi ǵ? Đi dù, đi xuống đ̣, đi vào Đại Nội, đi suốt đêm, bảo đảm với chú giá rất rẻ. Tôi bật cười, hiểu nó dụ đi chơi điếm. Ở Hà Nội, Sài G̣n, Đà Nẫng, Nha Trang, Nghệ Tĩnh, khắp nước món này thiếu ǵ. Tôi đă từng. Ừ th́ đi. Họ chi cho cháu   tiền c̣ bao nhiêu? Cũng tùy ḷng hảo tâm của các chị, giá cả xuống đ̣ ngủ thâu đêm khác với giá vào Đại Nội đi vài đường… sơ sơ - Thằng bé hồn nhiên trả lời.

- Ngủ thâu đêm, không xuống đ̣ mà về ṿm đàng hoàng, có không?

- Ṿm là ǵ?

- Cháu học lớp mấy?

- Hết lớp bốn.

Tôi cười xoa đầu thằng bé, bảo xứ Huế của cháu có hai câu thơ:

Sông Hương nước chảy lững lờ

Dưới sông có đĩ trên bờ có vua.

Bây giờ phải sửa lại:

Sông Hương nước chảy lững lờ

Dưới sông, trong nội, vật vờ chị em.

Nó cười nhắc lại:

- Ṿm là ǵ?

- Anh đây công tử không ṿm, ngày mai kện rệp biết ṃm vào đâu. Là hai câu trong tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Hồng.

       - Cháu biết vợ chồng ông Hồng bán cơm hến trong chợ Đông Ba. Ông ấy đâu phải là nhà văn, chú chỉ bịa. Ṿm là ǵ?

- Là nhà để ngủ, sao cháu "ngu lâu" thế?

Thằng bé cười, phô hàm răng sún. Nó bảo tôi đứng chờ, vụt một cái dắt tới một cô, khoảng ngoài ba mươi không son phấn ḷe loẹt như gái điếm tôi thường gặp nhan nhản bên hồ Ha-le ngoài Hà Nội, dọc hai bên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh trong Sài G̣n… Trông cô thật hiền. Tôi kêu xích lô, không trả giá, chúng tôi về nhà cô.

Mọi việc diễn ra trong đêm ấy, không nói các vị cũng biết, các vị đang đọc truyện này đều là đại trí thức, chỉ hơn những kẻ không bao giờ đọc sách là cái nghèo và không có địa vị xă hội.

Gần sáng tôi nghe buồng bên cạnh có tiếng húng hắng ho của bà lăo.

- Ai ho đó em?

- Dạ, mệ nội mấy cháu.

- Mệ có biết em làm việc này không?

- Dạ mệ biết, buồn lắm, khổ lắm, nhưng không làm th́ chết đói cả nhà, mệ phải tảng lờ…

Tôi trằn trọc không ngủ được, chỉ mong trời chóng sáng. Cô gái dậy trước tôi, đun nước pha trà cho "khách" và giục tụi nhỏ rửa mặt đánh răng, chuẩn bị đi học.

Tôi dậy, sau khi tụi nhỏ và bà lăo đă ra khỏi nhà.

Bước ra ngoài, gian giữa, tôi nh́n thấy ảnh thằng Đạo, Tô Vân Đạo, mặc dù nó không đeo quân hàm quân hiệu ǵ cả, đặt trên bàn thờ nghi ngút hương khói, chắc bà lăo khấn con phù hộ độ tŕ trước lúc đi… chơi.

Không nói, chắc quư vị cũng biết, tôi tái mặt, cố điềm tĩnh hỏi:

- Người đàn ông trên trang thờ là ai đó?

- Chồng em.

- Anh ấy chết hồi nào, sao mà chết trẻ vậy?

- Anh ấy bị tai nạn giao thông - Cô gái ngập ngừng, nước mắt chảy ṿng quanh.

Tôi móc hết các túi áo có bao nhiêu tiền bà chủ buôn lậu trả công (chuyến rồi, nhờ tôi khôn khéo, qua mặt được mấy ông thuế vụ nên bà trả một món hời: ba trăm ngàn đồng). Tôi mới tiêu hết khoảng vài chục, đặt hết lên bàn thờ Tô Vân Đạo, rồi chạy ra đường như một thằng điên. Sao tôi không dám đâm đầu vào cột điện hay nhảy xuống sông Hương mà chết cho rồi? Đạo ơi, tao đâu ngờ lại có cái ngày khốn nạn hôm nay!

Qua cơn bàng hoàng, tôi thất thểu về nhà Sơn tếu. Nh́n thấy tôi, không toe toét như mọi lần, mặt nó biến sắc, vặn hỏi:

- Đêm qua mi đi mô, mặt mày hốc hác như thằng thất trận rứa. Xuống đ̣, phải không?

Tôi nổi cáu:

- Đ̣ với giang cái con khỉ. Hôm qua tao…

Tôi kể hết với nó những ǵ đă xảy ra. Ngồi lặng im, lắng nghe, mặt nó tái dần, hai giọt nước mắt chảy ṛng ṛng trên má. Tôi cố gh́m, nước mắt cứ bật ra. Hai thằng lính giáp mặt với kẻ thù chỉ biết xông lên, bây giờ ngồi nh́n nhau khóc, chỉ biết khóc.

Thằng Sơn thở dài:

- Tụi tao đều biết vợ thằng Đạo làm cái việc đó từ lâu rồi. Mấy trăm bạc của thằng Tưởng, dăm ba chục ngàn mỗi khi xuống Bao Vinh, tao dúi cho tụi nhỏ, không cứu nổi gia đ́nh thằng Đạo, biết làm răng chừ.

Theo yêu cầu của tôi, Sơn lấy xe đạp cọc cạch chở tôi xuống nhà Tưởng.

Họp "tổ tam tam" như trước giờ xuất trận. Tôi bảo: hàng tháng tao sẽ gửi vào hai trăm ngàn, chúng mày mỗi đứa một trăm, vậy là có bốn trăm, tao sẽ kể rơ t́nh cảnh vợ thằng Đạo cho những đứa trong tiểu đoàn đang sống rải rác ở ngoài Bắc trong Nam để chúng nó viện trợ thêm. Đứa nào không nghe, tao đấm vỡ mặt.

Thằng Tưởng liếc nh́n thằng Sơn đang lơ đăng nh́n vào khoảng trống vô hồn. Tưởng nói: một trăm ngàn tao góp được, c̣n thắng Sơn chắc khó khăn đó!

Sơn "phản công" ngay: mi căn cứ vào đâu mà dám nói tao không góp được. Nó quay mặt qua tôi: hàng tháng tao sẽ góp hai trăm ngàn như thằng Nghiệp. Việc cần bàn là chúng ta t́m ra công việc ǵ thích hợp cho vợ thằng Đạo làm ăn lâu dài, ổn định đời sống, chứ  "xóa đói giảm nghèo" chỉ tạm thời, hạ sách.

Bàn đi, tính lại, căi nhau cả tiếng đồng hồ, ba đứa tôi vẫn chưa nghĩ ra được một… phương án thực thi.

Buổi trưa, làm chầu rượu Làng Chuồn, thứ đế xứ Huế ngon nổi tiếng cả nước, nhắm với thịt cầy bảy món chúng tôi lăn ra ngủ, măi tới sáu giờ chiều mới tỉnh giấc. Tôi ba lô quần áo ra ga cho kịp chuyến tàu. Hai đứa định tiễn, tôi ngăn lại: tuần sau tao lại có mặt ở Huế rồi, dân buôn lậu tụi tao quay ṿng như chong chóng.

*

*     *

Thưa quí vị, có thể một ngày nào đó, tôi thôi nghề hộ tống hàng cho dân buôn lậu để quay về viết sử. Trong chương viết về những người lính Việt Nam chiến đấu v́ tinh thần quốc tế vô sản, sẽ có trận lớn trận nhỏ, ḷng dũng cảm và sự hy sinh cao cả của đồng đội tôi, sẽ có những sĩ quan, chiến sĩ, sau khi giải ngũ trở thanh kỹ sư, tiến sĩ, tổng giám đốc, bộ trưởng hoặc giữ chức vụ cao hơn nữa… Nhưng có điều chắc chắn là không có số phận những thằng như tôi, như Sơn, như Đạo và cô gái điếm bất đắc dĩ, vợ nó.

Xin tha lỗi cho tôi, nhà-sử-học- hạng-bét.

08/1991