TimConRoiXuanDai

T̀M CON… RƠI

Truyện ngắn Xuân Đài

 

1

Cách đây mười lăm năm, đám tang bố tôi, có một người đàn bà dắt bé gái khoảng lên mười, lễ phép nói với mẹ tôi, đây là con của anh ấy. Tất cả những người đến dự tang lễ đều quay mặt, trân trân nh́n vào cháu gái. Mọi người, gần như cùng một lúc ồ lên: giống cha như đúc. Con gái giống cha th́ giàu ba họ. Mẹ tôi xoa đầu nó, mếu máo, không nói nên lời. Vừa lúc phát tang, ông bác họ xé mảnh vải trắng quấn lên đầu bé. Mẹ cháu bé dắt nó lại trước quan tài bố tôi bảo nó cúi lạy. Bà cũng đă chít khăn trắng lên đầu. Bà c̣n trẻ lắm, tôi đoán chừng chưa đến bốn mươi, bà nói với bà con hai họ cháu tên là Bùi Thị Thanh Châm, tên cháu do ông ấy đặt.

Bố tôi người họ Bùi, Bùi Quư Quang. Trước lúc qua đời ông là Vụ trưởng một Bộ vào bậc quan trọng của Chính phủ. Ông không có chuyên môn ǵ cụ thể, không được đào tạo qua trường lớp nào, dù là tại chức. Ông là người từng trải sự đời và lăng mạn. Tuổi nhỏ ông, kể lại có thể viết tiểu thuyết cỡ Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán.

Quê nội tôi ở Bắc Ninh, gia cảnh không giàu cũng không nghèo, chẳng hiểu sao từ năm mười ba tuổi bố đă ra Hà Nội hết bán báo dạo lại đánh giày. Bác ruột tôi kể lại, nhiều lần đi khắp Hà Nội t́m bố tôi, lôi cổ về quê, đánh cho một trận rồi bắt đi học lại. Lúc đó bố tôi đă có bằng sơ học yếu lược, bập bẹ nói được tiếng Pháp. Các cụ không t́m được đành trở về quê. Vừa lúc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, một ngh́n chín trăm bốn mươi sáu, bố tôi vào đội thiếu niên trinh sát Vệ quốc đoàn. Lớn lên bố tôi vào bộ đội. Chuyện đánh nhau, hầu như lúc nào bố tôi cũng nhắc lại để tự hào… Câu chuyện hôm nay tôi muốn kể, không phải chuyện đánh giặc của bố mà là tính lăng mạn, nói một cách dân gian là lăng nhăng trăng gió. Mẹ tôi, tôi và thằng cu Quế biết rất rơ điều này nhưng đều im lặng. Tại sao im lặng, lư do rất đơn giản, tôi sẽ kể không sót một chi tiết nào…

 

2

Mẹ tôi bảo:

- Bố mày không chỉ có con Thanh Châm, con rơi con văi c̣n nhiều nữa, mẹ sẽ đi t́m để cho chúng mày nhận anh chị em ruột thịt.

Tôi vặn lại:

- Làm sao mẹ t́m được. Thời làm cán bộ, bố lang thang khắp nước, sau năm bảy lăm, dấu chân bố để lại khắp miền Tây, miền Đông Nam Bộ. Thời đó mẹ đă biết bố có tính trăng hoa, sao mẹ không ghen, không làm ầm lên cho bố “vỡ mặt”.

Mẹ tôi cười:

- Ngu lắm con ơi. Con biết một mà không biết mười. Làm ầm lên th́ tan cửa nát nhà, thiệt tḥi đủ điều, bố con sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng, mất chức, xuống làm anh cán bộ quèn. Thiệt tḥi về kinh tế là điều lớn nhất. Là Vụ trưởng, bố có tiêu chuẩn mua thực phẩm ở phố Nhà Thờ, thứ ǵ cũng gấp dăm bảy lần so với tiêu chuẩn của mẹ, nên mẹ ngậm bồ ḥn làm ngọt. Trước lúc bố nhắm mắt xuôi tay, th́ thầm vào tai mẹ: em đọc nhật kư của anh, đọc thật kỹ, sẽ t́m ra những đứa em ruột thịt của con Quỳnh. Quỳnh là tên tôi, năm nay cũng đă ngoài bốn mươi đă có hai đứa con, đứa lớn đang học lớp mười hai.

Một hôm mẹ đưa tôi quyển nhật kư của bố bảo tôi ḍ lại thật kỹ xem c̣n sót đứa nào không. Tôi ph́ cười. T́m con rơi của bố mà mẹ bảo như nhặt thóc trong rá gạo. Bố tôi ghê gớm thật, vậy mà lúc nào mở miệng ra là dạy bảo chúng tôi về đạo đức. Bề ngoài bố tôi là người hiền lành, không phải là nhà thơ nhà văn nhưng có những câu thơ rất quyết liệt, đọc lên ai cũng tấm tắt khen hay. Thỉnh thoảng bố cũng có thơ đăng báo, mặc dù không nhiều. Mẹ tôi và chúng tôi lục lọi trong đống bản thảo th́ hóa ra bố c̣n viết cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Tôi thấy đó là văn chương phụ họa đường lối chính sách, cũng hay hay... Mọi người đều cảm phục bố tôi về cách nói chuyện có duyên, hấp dẫn người nghe. Chắc v́ điều này mà nhiều bà, nhiều cô mê bố. Khi đưa mấy quyển nhật kư, bố tôi ghi trong nhiều năm, mẹ lọc ra tên ba người đàn bà ở ba địa phương khác nhau mà mẹ nghi là họ có con riêng với bố. Tôi t́m thêm được một địa chỉ nữa ở tận Cần Thơ, theo cách nói xa gần, ỡm ờ trong nhật kư, tôi nói lại với mẹ, chắc ở chỗ này bố cũng có con riêng, trai hay gái không rơ lắm.

Xin mở ngoặc nói với quí vị điều này, gia đ́nh tôi may mắn vừa được thừa hưởng hơn một tỷ đồng tiền chia gia sản của ông bà nội. Bác tôi cho hay, dịp giải tỏa để xây nhà máy liên doanh với nước ngoài, nhà nước đền bù số tiền khá lớn. Bác trích ra một ít về vùng bán sơn địa mua đất cất nhà, di dời mồ mă ông bà nội và cô ruột tôi qua đời lúc c̣n nhỏ. Tiền c̣n lại Bác chia đôi, bố tôi được hưởng một nửa. Trời thật có mắt. Nhờ vậy mà mẹ tôi có điều kiện đi t́m con cho bố.

Tuy đă gần bảy mươi, mẹ vẫn c̣n khỏe và nhanh nhẹn. Theo nhật kư bố để lại, mẹ về một làng quê Nam Định, t́m ra người mẹ có con riêng với bố. Bà này chồng chết để lại hai đứa con, tần tảo nuôi con một ḿnh. Ở nhà quê nhưng bà không làm ruộng mà buôn thúng bán bưng loanh quanh ở các chợ quê. Gặp mẹ tôi, bà thú nhận, con riêng với bố là một đứa con trai, bây giờ đang ở trong trại cai nghiện. Mẹ tôi cho chúng tôi hay, xem ảnh thằng nhỏ là nhận ra ngay con của bố chúng mày. Mẹ nói với bà đưa mẹ vào trại thăm con. Bà khóc và từ chối với lư do bây giờ nó gầy g̣, hai chân như que sậy, mặt xanh như tàu lá, lở loét khắp người. Mẹ tôi hỏi có phải nó bị HIV giai đoạn cuối, thân thể mới như vậy? Bà bảo, may mắn là nó không bị nhiễm căn bệnh tai ác của thế kỷ, bao giờ cháu khỏe mạnh, cai nghiện được, trại cho về nhà, em sẽ dẫn cháu lên Hà Nội gặp chị. Nói là nói vậy, khó lắm chị ơi, nó cai nghiện lần này là lần thứ sáu rồi. Hôm nào vào trại em sẽ kể chuyện chị gặp em cho nó nghe, may ra nó động ḷng thương bố mà cai nghiện thành công. Mong trời phật và hương hồn anh ấy phù hộ cho nó, để nó biết được mặt bố dù chỉ là di ảnh và nó được mang họ Bùi chứ không phải họ Hà là họ của em.

- Thằng bé tên là ǵ – mẹ tôi hỏi.

- Tên là Chát. Hà Văn Chát. Đắng chát lắm chị ạ! Từ khi có nó, họ hàng nội ngoại khinh bỉ em, coi em không hơn ǵ con điếm. Nghĩ tới giọt máu của anh ấy mà em cắn răng chịu đựng. Em có ngờ đâu, nó lại tự hủy hoại đời ḿnh như thế, năm nay nó cũng đă gần ba mươi rồi.

- Có bao giờ nhà tôi gửi tiền về giúp chị nuôi cháu không?

- Một lần anh ấy nhờ nhà báo Phan Hồ Lê đưa về cho em một trăm ngh́n đồng. Thời đó, em biết số tiền này là gần một tháng lương của anh. Em nhận, rồi nói lại với anh nhà báo là từ nay đừng gửi tiền cho em nữa, em buôn bán cũng có đồng ra đồng vào, chỉ mong bố cháu lâu lâu về thăm cho cháu đỡ tủi.

Không được vào thăm thằng cu Chát, mẹ tôi ngậm ngùi để lại năm mươi triệu đồng cho mẹ nó gọi là góp phần bồi dưỡng sức khỏe cho con. Bà nhận.

Mẹ tôi đưa tấm ảnh thằng Chát chụp lúc lên mười cho cả nhà xem. Nó rất giống chị em chúng tôi, đẹp trai nữa. Chỉ tiếc bây giờ…

 

3

Lần này tôi đi cùng mẹ tôi về một tỉnh trung du gặp một người con gái. Đúng hơn là gặp một người đàn bà thua tôi hai tuổi, nói chính xác là có mười tám tháng hai mươi hai ngày. Biết được điều này không phải là do nhật kư bố để lại, mà là do em tôi viết thư cho mẹ tôi biết ngày sinh tháng đẻ theo giấy khai sinh mang tên người “bố” là Phùng Công. Em tôi cho biết, sau khi bố Công chết một thời gian, lúc em sắp sửa vào đại học, mẹ em mới nói thật mọi điều đồn đại xưa nay của bàn dân thiên hạ đă bay đến tai con là chính xác. Em hỏi mẹ em:

- Bố Công có biết sự thật này không mẹ?

- Biết! Nhưng bố Công là người có văn hóa, lịch thiệp và cao thượng. Chính mẹ là người khai với bố Công về sự thật cay đắng và lăng mạn này trước lúc bố mẹ tổ chức lễ cưới.

Em gái tôi là Phùng Thị Thanh Chất, hiện là phó giám đốc Sở. Xin các bạn đừng vặn hỏi là sở nào, tài chính, thương nghiệp, thủy lợi hay là văn hóa… Đây là điều tế nhị mà mấy mẹ con chúng tôi không muốn nói ra.

Hôm đến t́m em ở nhà riêng, chồng em đi làm, hai đứa con đi học, người giúp việc đang đi chợ. Thời cơ thật thuận lợi. Không ṿng vo tam quốc ǵ cả, mẹ tôi nói ngay với em mục đích cuộc gặp gỡ này. Sững người trong thoáng chốc, em ôm lấy mẹ tôi khóc nức nở. Tôi ngồi lặng im trên ghế nh́n mẹ và em. Qua phút xúc động ban đầu, em kéo tay mẹ tôi, điềm tĩnh dù nước mắt vẫn lăn trên má. Mẹ tôi mở túi xách, rút khăn tay lau mặt cho em. Em vẫn ôm gh́ lấy vai mẹ tôi và vẫn nói trong niềm xúc động chưa dứt: bác ơi, con không ngờ điều con chờ đợi lại thành sự thật. Ngoảnh sang tôi: chị có biết không, mẹ em hứa nhiều lần sẽ đưa em về Hà Nội gặp bố. Chưa thực hiện được điều đó bố và mẹ đă qua đời mất rồi.

Tôi nhẹ nhàng hỏi :

- Vậy em đă được gặp bố lần nào chưa, hồi c̣n nhỏ ấy?

- Có hai lần, lần đầu lúc em đang học cấp một, lần sau là năm cuối cấp hai, mẹ em dắt ra Cung văn hóa thiếu nhi. Hai mẹ con gặp một người đàn ông dong dơng cao, mắt sáng… Mẹ bảo chào bác đi, đây là bác họ của con. Lúc đó em chưa biết ǵ, sau này nghĩ lại, linh tính mách bảo em đó là bố thật của ḿnh.

- Em tin vào linh tính của ḿnh? – tôi hỏi

- Linh tính mách bảo, theo em, xác suất sai sót là rất thấp.

Tôi vuốt tóc em và tủm tỉm cười, mở cặp rút ra một quyển album dày cộm trao cho em: em xem ở trong này có người đàn ông mà em từng gặp không. Em lần dở từng trang, chỉ đúng vào những bức ảnh bố tôi chụp từ những năm c̣n trẻ, mặc quần áo bộ đội cho đến những tấm ông chụp lúc về già tóc tai, râu ria trắng xóa. Em bảo đúng bác này. Mẹ tôi cười thành tiếng: đừng gọi bằng bác nữa, bố con đấy… Vừa lúc đó, chồng em đi làm về. Em giới thiệu chồng em với mẹ con tôi. Thật thông minh, nói chính xác em tỉnh bơ (tôi thầm nghĩ đó là tư chất của những người lănh đạo) giới thiệu mẹ tôi và tôi là bác họ và chị họ. Chồng em, nói theo cách dân gian là… tin sái cổ…

Bấy giờ là mùa đông, vùng trung du rét ngọt, chúng tôi ở lại chơi với gia đ́nh em hai ngày. Nhà em xây theo kiểu biệt thự, một trệt hai lầu, khuôn viên rộng, cây cối đủ loại, nhiều thứ cây tôi không biết tên. Quanh vườn được kê ghế đá, xích đu, theo em nói là để tiếp khách vào mùa hè và những đêm trăng lên. Mẹ tôi buột miệng: đúng là cha nào con ấy vừa biết làm kinh tế vừa lăng mạn như các nhà thơ.

Đêm đầu tiên, ba mẹ con chúng tôi nằm chung trong căn pḥng riêng của em. Em “đuổi” chồng sang ngủ ở pḥng khách. Hai đứa con, ở tuổi vị thành niên đều có pḥng riêng. Thời nay làm lănh đạo sướng thật, nhất là các quan tỉnh.

Hai đêm liền em kể hoàn cảnh gia đ́nh cho mẹ con tôi nghe. Em trai là kỹ sư kinh tế, công tác ở ngân hàng tỉnh, giữ chức trưởng pḥng tín dụng, có một con, có nhà riêng ở ngoại thành. Bố em là đại úy, thương binh, nghỉ hưu được mấy năm th́ qua đời, Mẹ em, diễn viên múa đoàn văn công tỉnh, gặp bố (bố tôi và bố em) trong một chuyến ông lên đây công tác. Theo mẹ, bố đẹp trai, nói chuyện có duyên. Trớ trêu thay, mẹ rủ bố chứ không phải ngược lại, rong ruổi khắp thị xă bằng xe đạp. Hai người rủ nhau lên đồi cọ vào một đêm trăng thượng tuần… Em là kết quả của đêm trăng mờ mờ tỏ tỏ đó. Biết là mẹ đă có người yêu đóng quân cách thị xă không xa, khi biết mẹ có bầu, bố đă khuyên mẹ đi bệnh viện… Ban đầu mẹ gật đầu, nghĩ ngợi sao không biết, sau đó mẹ từ chối... Bố nói nếu vậy bố sẽ ly dị vợ và cưới mẹ. Mẹ nghĩ ngợi rất nhiều, sau cùng mẹ khuyên bố không được làm việc ấy, mẹ sẽ mang tội phá hoại hạnh phúc gia đ́nh người khác. Bố đă im lặng trước suy nghĩ chín chắn của mẹ. Theo em, mẹ là một người đàn bà xinh đẹp, đôn hậu, một diễn viên múa tài năng, solite duy nhất của đoàn. Mẹ hy sinh ở Campuchia khi đoàn sang biểu diễn bên đó bị Khơ-me đỏ pháo kích trúng ngay sân khấu, mẹ là một trong sáu diễn viên chết ngay lúc đang biểu diễn. Nói đến đây tôi ôm chặt lấy em, nước mắt em ướt đầm má tôi, chảy ṛng ṛng xuống cổ…

Sáng hôm sau, em đưa cho mẹ con tôi những bức thư bố gửi cho mẹ em, những bài thơ bố làm tặng mẹ và những bài thơ bố viết về cuộc đời, viết về thân phận con người. Theo em thơ tặng mẹ hay một cách chân t́nh, thơ về cuộc đời th́ buồn và đau đớn. Em đọc cho hai mẹ con tôi nghe những bài thơ em thích. Lạ một điều, cách diễn đạt của em rất giống bố. Tôi c̣n nhớ một đoạn trong bài thơ ngắn, tựa bài có tên là Gù:

Gù đếm bước trong đêm/ Gù đi về xóm vắng/ Lạnh lùng và cay đắng/ Gù đi, gù và đêm.

Gù mang ḿnh không nổi/ Gù mang đời hấp hối/ Gù đi gù bước vội/ Bóng đổ dài chơi vơi…

Người đi người đi chơi/ Xe phóng tràn thành phố/ Xe về nơi yên vui/ Xe về nơi tội lỗi/ Chẳng thấy gù, gù ơi!

Mấy khổ sau tôi không c̣n nhớ nữa. Dù vậy, tôi vẫn nhận ra không phải thơ bố mà thơ của ai đó đă in báo. Mẹ tôi đọc những bức thư t́nh bố gửi cho mẹ em và những bài thơ bố chép cho mẹ em, tôi đọc được sự thảng thốt, bối rối trên gương mặt mẹ. Ngồi thừ ra một lúc, mẹ nhẹ nhàng nói với em: con có thể phôto những bức thư t́nh bố gửi cho mẹ con và những bài thơ bố chép cho mẹ, cho bác được không. Mẹ tôi xưng bác nhưng em lại gọi mẹ tôi bằng mẹ:

- Phôto để làm ǵ hả mẹ?

Tôi đỡ lời:

- Bố không phải nhà văn, không phải nhà thơ. Nhưng em ạ, nếu tập hợp thơ của bố lại sẽ in được hai tập, mỗi tập không dưới một trăm trang: một tập thơ t́nh và một tập tạm đặt tên là Ngẫm sự đời, c̣n những bức thư t́nh – tôi cười – mẹ muốn viết hồi kư về gia đ́nh chúng ta, tất nhiên, bố chiếm một vị trí quan trọng trong tập hồi kư đó. Mẹ rất yêu bố. Muốn để lại cho các con, trong đó có em biết mọi điều, theo mẹ, chẳng để làm ǵ cả, mẹ cũng nói theo cách nói của bố là để… chơi. Lúc sinh thời bố hay nói “Tất cả đều là chơi. Người chơi chính trị, người chơi văn, người chơi thơ. Đừng tưởng chơi là dễ. Làm dễ hơn chơi nhiều. Chơi mới mất th́ giờ, làm th́ một nhoáy là xong.”

Nghe tôi nói, em ôm mặt cười sặc sụa. Dứt cơn cười, em hỏi một câu vừa thật thà vừa ngô nghê như một đứa trẻ mới lớn, chứ không phải bà phó giám đốc từng trải sự đời:

- Chị không nói đùa đấy chứ. Bố chúng ḿnh tếu thật, triết lư chẳng giống ai.

Hai mẹ con tôi ra ga lên tàu về Hà Nội trong cơn gió bấc lạnh buốt tận xương, dù đă mặc áo ấm hai ba lần. Vợ chồng em tiễn mẹ con tôi ra ga.

Tàu hỏa vừa lăn bánh, mẹ đưa cặp da cho tôi và dặn: con giữ chặt cho mẹ, đừng gác lên chổ để hành lư. Tôi cười cười trêu chọc mẹ, giọng có pha chút giễu cợt: con biết con phải giữ cái cặp này như giữ mả tổ, thơ và thư t́nh của bố không thể để kẻ cắp nẫng đi được. Con nói điều này mẹ đừng giận, thơ của bố không phải hoàn toàn của bố mà phần lớn bố mông má của người khác. Viết về người chiến sĩ thủ đô đi kháng chiến: anh ra đường mua một bao thuốc lá / Mười năm sau mới trở về nhà… là câu của En-xa-tờ-ri-ô-lê viết về Pha-Đi-Ép. Con đọc nguyên bản tiếng Nga là bao diêm chứ không phải thuốc lá. Thuốc lá là bố phiên bản c̣n “mười năm sau” trong bản tiếng Nga là “kết thúc chiến tranh”nguyên văn câu ấy là kết thúc chiến tranh anh mới trở về nhà…

 - En-xa là ai hả con? – mẹ hỏi.

 - Là người yêu của nhà thơ Mai-a-cốp-sky, trước khi bà lấy nhà thơ A-ra-Gông. Mai-a và En-xa là người Nga, A-ra-Gông người Pháp. Hai thi sĩ nổi tiếng thế giới, điều này chắc mẹ biết rồi. Theo con, chúng ta không nên in thơ bố. Không làm cái việc gian dối này mẹ ạ!

Mẹ tôi gật gù:

 - Đúng quá. Mẹ biết tất cả thơ của bố tặng mẹ Thanh Chất đều mạ kền đánh bóng lại thơ của các tác giả nổi tiếng. Bản mẹ mang về là bản chính, không phải bản phôtô… Thanh Chất đă trao cho mẹ v́ em không có th́ giờ ra cửa hàng… Thật là may mắn bất ngờ. Không bao giờ thơ của bố được đến tay bạn đọc, con yên tâm.

 

4

 

Theo nhật kư bố để lại, chúng tôi c̣n một đứa em trai sinh năm một ngh́n chín trăm tám mươi, nhà ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ. May quá trong nhật kư bố ghi lại số nhà và tên đường phố. Không biết tên phố có thay đổi không? Ở Sài G̣n người ta thay tên phố như thay áo, làm khổ mấy chú tài xế taxi và mấy ông lăo đạp xích lô. Cần Thơ th́ sao đây, tỉnh lẽ chắc không giống Sài G̣n.

Lần này đi với mẹ vào Nam, không phải là chị Quỳnh mà là tôi. Tôi đang làm cho một hăng quảng cáo của nhà nước, phải xin nghỉ phép năm.

Mẹ và tôi bay từ Hà Nội vào Sài G̣n rồi đi xe khách về bến Ninh Kiều. Hai mẹ con dễ dàng t́m ra địa chỉ người t́nh chưa phải cuối cùng của bố. Là người dạy toán, từ ngữ của mẹ tôi chính xác, lập luận lôgic chứ không nói năng ḷng tḥng, ṿng vo như mấy thầy cô dạy văn. Người đàn bà có con riêng với bố tôi đă luống tuổi nhưng vẫn c̣n giữ được vẻ đẹp của thời con gái dù tóc đă điểm bạc. Mẹ tôi vừa nói câu tôi ở Hà Nội vào…, bà đă ôm chầm lấy mẹ, em biết chị là vợ của anh Quang vào t́m em để gặp thằng nhỏ. Mẹ tôi nói ngay, chị vào là thăm em và thăm cháu, chứ đâu chỉ t́m cháu mà thôi. Một sự trùng hợp t́nh cờ, mẹ em tôi cũng là cô giáo dạy toán. Hai bà “toán học” lại tṛ chuyện với nhau về văn thơ. Lư do đơn giản. Theo mẹ đẻ của em tôi, bà và bố tôi quen nhau lại chính là do thơ. Vào một mùa đông se lạnh, thầy Lê Thanh Vinh, dạy văn, mời một số giáo viên đến chơi với khách của thầy từ Hà Nội vào để ăn nhậu. Bà ngoảnh sang mẹ tôi, em không uống được rượu, bia, dù chỉ là một giọt, nghe nói chuyện đàm đạo văn chương, em mê nên tới. Là người ngoại đạo, như lời giới thiệu của anh nhưng đêm đó anh lại nói chuyện về văn thơ, đọc thơ cách mạng cho tụi em nghe. Nói là thơ cách mạng nhưng anh đọc toàn thơ t́nh của Nga, Pháp và nhiều nhất là Việt Nam. Anh không đọc Xuân Diệu, Huy Cận… mà đọc những tác giả với những bút danh c̣n xa lạ với đọc giả miền Nam, chỉ riêng hai tác giả mọi người biết đến là Quang Dũng và Phùng Quán. Các anh thay nhau đọc thơ. Thơ của các thầy cô giáo chỉ loanh quanh chuyện thầy cô, học tṛ và sân trường hoa phượng đỏ. Những kỷ niệm có thật và không có thật do các thầy cô tưởng tượng ra. Ba cháu (tức là bố tôi) đọc thơ của ḿnh sau cùng, đọc rất nhiều bài, ư lạ và hay (mẹ tôi tủm tỉm cười ư nhị. Tôi hiểu nu cười bí ẩn của mẹ. Đó là thơ bố mà không phải thơ bố). Sau này anh nói với em nửa đùa nửa thật: anh quen cướp diễn đàn trong các chiếu thơ (hôm ấy mọi người điều ngồi salon chứ đâu có trải chiếu xuống nền nhà). Gần tàn cuộc rượu và thơ em đưa anh quyển sổ tay nhờ chép lại các bài của Quang Dũng, Phùng Quán và các tác giả anh vừa đọc. Anh bảo cô giáo cứ đưa sổ tay đây, sáng mai tỉnh rượu, tôi chép và sẽ đưa đến tận nhà cô giáo. Em ghi vội địa chỉ nhà ḿnh vào cuối quyển sổ. Lúc đó em nghĩ anh nói vậy thôi, đưa đẩy cho qua chuyện, chứ chắc ǵ anh đă đến nhà em: chắc chép xong thơ anh sẽ gửi cho thầy Vinh, thầy chuyển cho em sau…

Em đă đoán sai. Tối hôm sau thầy Vinh đưa anh đến nhà em thật. Ngồi nói chuyện một lúc, thầy Vinh cáo từ ra về, theo thầy là chưa soạn bài lên lớp ngày mai. C̣n lại anh và em, anh đưa quyển sổ tay hôm qua, không chỉ chép các bài như em yêu cầu mà chép gần đầy quyển sổ. Nói rồi bà vào buồng, lục lọi một lúc, cầm quyển sổ được bọc nilon gọn gàng đưa cho hai mẹ con tôi coi. Đúng là quá nhiều thơ của nhiều tác giả. Những tên tuổi các thi sĩ này, gia đ́nh tôi điều quen biết cả v́ các bác các chú vài ngày lại đến chơi gầy độ uống rượu và đọc thơ. Thơ cỡ “bích báo đại đội” ấy mà! Đọc lướt qua sổ thơ một lúc, tôi trả lại sổ tay thơ cho bà. Bà nói với mẹ tôi đêm đó anh bảo em đọc thơ em làm. Thơ em dở ẹc chị ơi. Nhưng em cũng ráng đọc vài bài cho anh nghe. Anh cười cười, em mắc cỡ cũng cười theo. Em trao lại quyển sổ cho anh và đề nghị anh đọc. Đọc thơ người khác nhưng giọng anh trầm hùng, bi tráng, lăng mạn lắm chị. Em thích bài thơ của Hà Nhật, gợi nhớ lại t́nh yêu thời học tṛ. Nói rồi bà trao quyển sổ cho tôi, lật lật từng trang, chỉ vào một bài, bảo tôi đọc. Không một chút khách sáo, tôi đọc ngay: Sao lại yêu cả tên đường phố/ Thấy cuộc đời ai ai cũng vui/ Không biết v́ sao vô cớ mỉm cười/ Nói chuyện cả với cầu thang gác/ Sáng chủ nhật cùng em gặp mặt/ Chiều về thấy em khắp nơi. Bà nh́n hai mẹ con tôi: giọng Quế không khác ǵ giọng của ba cháu. Mẹ tôi nh́n bà: bố nào con nấy mà. Tôi bảo: chỉ có giống giọng đọc thôi, c̣n các việc khác th́… bố là sư phụ. Bà lại bảo tôi đọc tiếp bài Hôn của Phùng Quán. Khi tới câu ở đoạn kết Yêu nhau ai không muốn/ Gần nhau và hôn nhau/ Riêng anh anh không muốn/ Hôn em trong tủi sầu/ Em ơi rất có thể/ Anh chết giữa chiến trường/ Đôi môi tươi đạn xé/ Chưa bao giờ được hôn/ Nhưng dù chết em ơi/ Yêu em anh không thể/ Hôn em bằng đôi môi/ Của một người nô lệ. Bỗng bà ôm mặt khóc nức nở, lúc sau bà nói trong nước mắt, chồng em đă chết ngoài chiến trường, anh ấy là sĩ quan Việt nam cộng ḥa mà thơ Phùng Quán lại nói về người lính trẻ cụ Hồ trước lúc ra trận. Dù câu thơ có vẻ lên gân, quá đáng, nhưng em lại thích. Chồng em đi trận lúc chúng em đă có với nhau hai mặt con đều là con gái. Ảnh chết ngoài Quảng Nam, chưa nh́n thấy mặt đứa con thứ hai. Ơn trời, gần mười năm sau khi chồng em chết, thằng cu Bùi Nguyễn Quư Chấn ra đời. Chấn là chấn hưng chị ạ, chị thấy đặt tên như vậy có được không? Mẹ tôi gật đầu: người Anh có câu ngạn ngữ: cái tên không là ǵ cả, tên ǵ cũng vậy thôi không quyết định số phận con người. Người Việt ḿnh khác, cái tên quan trọng lắm, cô ạ…

Dù bà không nói ra, hai mẹ con tôi đều ngầm hiểu, buổi tối đưa sổ tay thơ cho bà, bố đă ở lại và chắc c̣n đi lại nhiều lần nữa, bố có giấu được các thầy cô giáo ở Cần Thơ không? Tôi đoán, chắc là không v́ tôi hiểu người Nam Bộ sống hồn nhiên, thật thà. Tất cả là định mệnh. Khi nhắc đến thằng Chấn bà rất hồ hởi v́ hiện em đang học tại một trường đại học lớn ở Mỹ, bằng học bổng của trường ấy cấp.

Nói về hai đứa con gái của người sĩ quan đă tử trận, bà cho biết các em rất may mắn. Các em học giỏi. Thi vào đại học, em gái đầu vượt điểm sàn của Bộ quy định trên bốn điểm. Hai năm sau, cô em gái c̣n giỏi hơn cả chị, em thi khối A, gần với điểm tuyệt đối, hai mươi tám điểm rưỡi. Bà hạ giọng

- Các địa phương có nơi thế này, nơi thế nọ, riêng địa phương này họ cư xử ṣng phẳng, đúng quy định của cấp trên, trường đại học gọi nhập học, họ đưa giấy báo đến tận nhà.

Bà cho biết, bố tôi có vào thăm mẹ con bà hai lần, lúc Chấn c̣n nhỏ xíu. Mỗi lần như vậy bố tôi có dấm dúi đưa bà ít tiền, phụ bà nuôi con. Bà đều từ chối v́ nghĩ đến gánh nặng của gia đ́nh chúng tôi ngoài Hà Nội, vả lại ngoài việc dạy học ở trường bà c̣n dạy thêm ở một vài trung tâm trong tỉnh, thu nhập không đến nỗi nào. Mẹ tôi kể việc gia đ́nh chúng tôi được thừa kế tài sản của ông nội để lại khá lớn, một tỷ đồng, rồi đưa cho bà một bọc tiền, không rơ bao nhiêu, bảo đây là phần của hồi môn dành cho Chấn. Ban đầu bà từ chối, mẹ tôi thuyết phục có lư có t́nh cộng thêm câu năn nỉ: cô nhận đi cho vong linh bố cháu được thanh thoát. Bà nhận trong sự ngập ngừng.

Mẹ con tôi trở ra Hà Nội mang theo trong hành lư tấm h́nh của Chấn, địa chỉ trường ở Califonia, số điện thoại, hộp thư điện tử để liên lạc với em.

Ra tới Hà Nội hôm trước, hôm sau tôi điện thoại cho em ngay. Đường truyền qua internet cực tốt. Hai anh em tṛ chuyện với nhau gần cả tiếng đồng hồ. Giá cước điện thoại qua máy tính rẻ hơn cả giá cước gọi trong nước. Điều bất ngờ, máy tính của hai anh em tôi đều có cài skype nên nói chuyện với nhau quá thuận lợi và chi phí rất thấp. Em có cái nick “người Việt yêu nước”. Cái nick của em, không cần giải thích, lư giải ǵ thêm về tấm ḷng của em đối với quê hương. Nhiều lần hai anh em tṛ chuyện với nhau, chúng tôi đều bật webcam. Mẹ và chị tôi b́nh luận, hai anh em mặt mũi giống nhau, giống nhau cả cách diễn đạt, chỉ khác em nói tiếng Nam, tôi nói tiếng Bắc.

Vậy là gia đ́nh chúng tôi, đúng hơn là mẹ tôi đă t́m được ba đứa con ngoài giá thú cho chúng tôi và cho bố. Chúng tôi vẫn giấu bà con lối xóm về việc này v́ sợ bố tôi mang tiếng là lăng nhăng, con rơi con văi khắp nơi.

Chị em tôi thường đàm đạo với nhau về việc này, khi không có mặt mẹ. Chị tôi bảo:

- Thời của bố vui thật! Bố luôn luôn tự nhận là người thất học. Thế mà ra khỏi quân đội, chuyển ngành sang dân sự, bố đă từng làm Trưởng ban thi đua của một Bộ, ít lâu sau chuyển sang một bộ khác được đề bạt lên vụ phó, khi nhắm mắt xuôi tay về với ông bà, bố đang giữ chức vụ trưởng. Bố qua đời lúc chưa tṛn năm mươi sáu tuổi, nếu không, bố c̣n lên cao hơn nữa. Tôi nghe các bác thế hệ với bố bảo là thời đó có ông đang làm bộ trưởng bộ này, ít lâu sau điều sang làm bộ trưởng bộ khác. Hơn một năm giữ chức bộ trưởng bộ này chưa kịp nắm hết t́nh h́nh nhân sự, do yêu cầu công tác lại chuyển sang một cơ quan ngang bộ khác. Chuyên môn của ba nơi này không hề giống nhau mà ông vẫn lănh đạo ngon ơ, dù ông chưa học hết phổ thông trung học. Các bạn thấy có lạ và buồn cười không. Nói cho cùng, các cụ nhà ta tài thật, các nước trên thế giới, họ đâu làm được chuyện tày trời như thế, chào thua Việt Nam là cái chắc!

Là phận con cái, chúng tôi không dám b́nh luận nhiều về bố ḿnh. Chỉ một lần duy nhất trong bữa cơm mẹ tôi nói, giọng nhẹ nhàng: chẳng riêng ǵ bố chúng mày, thời đó rất nhiều người sống hai mặt, có khi ba bốn mặt nữa kia, nói cho cùng, bố các con không phải là người xấu, chỉ là người trai lơ trăng gió. Cái giỏi là bố bưng bít được thiên hạ, mẹ th́ im lặng cho yên cửa yên nhà, không thiệt tḥi về kinh tế. Đôi lúc cũng xót xa như có muối ớt xát trong ḷng…

 

ëëë

Có lần nhà báo Phan Hồ Lê, bạn thân của bố nói: người xưa dạy Nhân bất học bất tri lư. Bố tôi căi, tri lư mỗi thời một khác – ông Phan cười nhạt, bảo: Ấu bất học lăo hà vi. Bố tôi thật thà: lăo hà vi là ǵ? Là về già không làm được ǵ. Bố tôi cáu: cậu chỉ lợi dụng người xưa để xỏ xiên. Ông Phan lại cười: tớ có xỏ xiên ǵ đâu. Thật đấy cả chứ. Học hết lớp nh́, tức lớp ba trường làng như cậu, có làm đến tổng thống, nhân dân cũng chả ai ngạc nhiên. Chấp nhận và cam chịu là đức tính của người Việt Nam.

Bố tôi xuống nước, hạ giọng:

- Thôi đi, có ngày  lănh đủ v́ vạ mồm đó nhà – báo – đại – học ạ!

Ông Phan Hồ Lê cười to hết cỡ.

Nghe hai người đối đáp, lời qua tiếng lại, anh chị em tôi coi ḿnh là người ngoài cuộc, vô can. Đạo đức, thực ra có chuẩn mực không nhỉ? Che giấu được cái xă hội cho là bậy bạ, trở thành người đạo đức! Dưới mắt chúng tôi, bố là người tốt, thất học và… hồn nhiên. Bạn không đồng ư, mặc xác bạn, xem lại ḿnh đi, bạn đă từng đạo đức giả chưa?

ëëë

Lời cuối

Tết vừa rồi, năm anh chị em nhà ông nguyên vụ trưởng, gặp nhau mở tiệc ăn mừng (thằng Chát đă qua đời trong trại cai nghiện). Đứa nào cũng hớn hở. Thế hệ này liệu có sống khác thế hệ bố chúng nó? Chắc khác chút đỉnh, ít nhất là chúng đều có học.

Loại người như ông Bùi Quư Quang thế gian này đâu phải ít. Ở phố ǵ đó, tôi quên tên, chỉ nhớ là gần Đội Cấn, có ông tự nói là không vợ, không con, chỉ một ḷng với công việc, khi chết, người đời mới t́m ra ông có vợ ở bên Thái Lan, ở bên Tàu, ở bên Pháp, lúc ông sinh sống làm ăn các nước đó và một bầy con hoang lớn lên đều thành đạt, vậy mà ông không hề nhận!

Thôi, mọi người đều rộng lượng tha thứ cho các ông, lũ người sống hai ba mặt. Mặt thật ngày càng lộ ra cho thiên hạ đàm tiếu, làm tṛ cười... Đi t́m các con của chồng rơi văi khắp nơi như vợ ông Quang kể cũng hiếm. C̣n quư vị muốn trách, muốn giận, muốn thương ông Quang… tuỳ ḷng. Người Việt ḿnh vốn nhân hậu, nghĩa tử là nghĩa tận.

 

Sài G̣n 2005