VoMuaXuanDai

VỢ MUA

Truyện ngắn Xuân Đài

 

Hơn một năm nay, Nguyễn Đ́nh Nhật có vợ mới, cô gái chỉ hơn cháu ngoại ông hai tuổi. Đó là việc riêng, thây kệ ông, miễn ông có mời người ta ăn cỗ cưới là tốt rồi. Việc mời ăn, ông không tổ chức một lần như đám cưới thông thường, đánh lẻ, mời từng nhóm một, rượu tây, bia bọt tưng bừng. Việc ông xuống miền Tây xuất tiền ra mua vợ, lời qua tiếng lại, nếu nhốt lời vào được cần xé như nhốt gà, chắc không dưới chục cái. Mặc, ông đang là chủ doanh nghiệp làm ăn phát đạt, rủng rỉnh tiền, mua ǵ là việc của ông, miễn không vi phạm pháp luật. Mấy đứa con hai ḍng vợ trước, lớn cả rồi, có gia thất, công ty riêng. Vốn ban đầu thành lập công ty các con ông, một tay ông lo hết. Bản di chúc của ông chia hồi môn, đứa nào cũng bằng ḷng nếu không nói là sung sướng với món của nả được chia quá lớn. Ông sống một ḿnh, ăn chơi nhảy múa như thế nào, các con không để ư, bây giờ ông sắm vợ trẻ không hề làm thiệt hại đến gia tài dành cho chúng là tốt (mỗi đứa đă giữ một bản di chúc).

Tưởng là yên mọi chuyện, ḍng họ ông ở ngoài Bắc là ḍng họ lớn, mấy đời làm vua kể cả đời đương đại, họ đều mang trong ḿnh ḍng máu Khổng Giáo, không thể tha thứ cho ông được, trước việc làm mà họ cho là… trắng trợn.

Biết chuyện, chú ruột ông bay từ Hà Nội vào, theo “nghị quyết” của ḍng họ để dạy bảo ông, cho ông một bài học về đạo lư người cách mạng. Chú ông là con út, ít hơn ông một đoạn tuổi, đang tại chức, có tên trong danh sách các quan lớn của nhà nước mà họ Nguyễn ở làng đă ghi vào sổ, sau này viết hồi kư, lưu ngàn đời cho con cháu niềm tự hào.

Ông Nhật tiếp chú ruột như tiếp đối tác làm ăn, ông đưa chú ra nhà hàng sang trọng nhất nh́ Sài G̣n. Nhà hàng này, không lạ với chú ông. Mỗi lần đi công tác vào Nam, chú ông vẫn được cán bộ cấp dưới hầu rượu ở đây, trong buồng riêng có các em tiếp viên xinh đẹp phục vụ. Vừa ngồi vào bàn, ông xả lả với chú:

- Chú có cần cháu gọi mấy em? Họ mới tuyển được các em trẻ măng c̣n vương mùi đồng quê gió nội, thơm mát lắm.

- Anh vừa nói cái ǵ đó! Bỏ cái giọng ăn chơi trác táng của cái lũ doanh nhân các anh. Anh nhớ cho, tôi là thằng cán bộ…

Ông Nhật nhếch mép cười:

- Thôi, chú lên mặt với cháu làm ǵ, đóng kịch lại càng không nên.

- Tôi vào đây, thay mặt ḍng họ để nói với anh lời hơn lẽ thiệt về việc anh mua vợ, không phải vào để đi bia ôm với anh.

Ông Nhật nhớ lại mỗi lần chú ông vào Sài G̣n, các cấp dưới ở tận miền Đông, miền Tây, thậm chí có người ở miền Trung đều ṃ đến năn nỉ để được gặp ông. Được ông gật đầu là phúc đức ba đời nhà họ, nếu được ông bảo duyệt, cầm cây bút kư rẹt một cái vào tờ giấy ch́a ra, là kiếm tiền tỷ như chơi. Mọi việc gật gù và phát chữ kư đều trong những pḥng như pḥng hai chú cháu đang ngồi, bàn kê giấy để kư là bộ đùi trắng lốp của em tiếp viên. Chú ông tưởng không ai biết điều đó, nhầm to, biết mà không dám nói hoặc không thèm nói…

Đột nhiên chú ông hỏi:

- Anh mua cô ấy bao nhiêu tiền, có đăng kư kết hôn không?

- Cháu mua gấp mười lần các lăo già Đài Loan. Người Việt Nam với nhau phải biết thương nhau, cũng là một cách làm từ thiện. Vợ mua, đăng kư kết hôn làm ǵ (sự thực có đăng kư, ông đùa vậy thôi).

Chú anh nổi quạu:

- Không đăng kư là anh ngồi xổm lên pháp luật.

- Chú ơi, pháp luật tôn trọng cả những đứa con ngoài giá thú kia mà.

- Bà con trong họ bàn với tôi, anh muốn lấy vợ là nông dân trẻ trung khỏe mạnh, mọi người sẳn sàng sắp đặt cho anh lấy người cùng làng. Anh biết cô Cam con nhà Cả Quư chứ. Bố mẹ nó nghe tôi ướm lời đă gật gù, cả nó nữa, dù không nói ra, xem chừng cô nàng bằng ḷng. Con Cam năm nay hăm ba tuổi, ở quê như vậy là quá lứa rồi.

Ông Nhật cười thành tiếng:

- Cháu bằng ḷng cô Cam, theo chú, vứt cô gái miền Tây ra đường à? Hay là cháu ôm quách cả hai.

- Tôi nói thật, chứ không phải nói chơi để anh bỡn cợt.

Chuông điện thoại trong áo ngực ông chú reo liên hồi, ông liếc nh́n số, tắt máy. Vừa giảng giải cho ông cháu về đạo lư làm người của ḍng họ được vài câu, chuông điện thoại reo tiếp. Ông tặc lưỡi, lại nó, rồi bấm máy đưa lên tai và bước ra hành lang: Được, được, tôi nói duyệt là duyệt… anh đang ngồi ở đâu… mười lăm phút nữa, anh chờ, tôi sẽ tới. Nói rồi, ông quay vào cài cặp khóa số, vỗ vai ông Nhật, giọng như ra lệnh: chuyện của anh tạm dừng ở đây, mai mốt chú gặp lại. Bây giờ chú phải đi gặp cấp trên…(ông đổi giọng xưng chú một cách thân t́nh).

Ông Nhật không phải là trẻ con để chú ông dễ qua mặt. Cấp trên của chú ông là những ông quan to, loại doanh nhân được mệnh danh là đại gia như ông, có trải chiếu hoa từ ngoài cổng vào nhà, các ông cũng không thèm đoái hoài. Làm ǵ có chuyện cấp trên của chú, gọi vào giờ này, ngay giữa đất Sài G̣n đ̣i gặp. Chắc là một tay cỡ tổng giám đốc công ty nào đó muốn xin… chữ kư. Kư và tiền đi liền với nhau. Chú ông đứng lên, ch́a tay bắt thật chặt: hẹn gặp lại cháu sau. Ông Nhật vâng vâng dạ dạ, vội vàng bấm điện thoại gọi xe taxi đến rước chú…

Ông Nhật kinh doanh đa nghề. Công ty ông hợp tác với hăng ti vi có tên tuổi ở nước ngoài, nhập linh kiện về lắp ráp. Đó là việc chính. Sản phẩm nổi tiếng khác là máy tính xách tay với giá thành phải chăng, chất lượng chín mười với các hăng nước ngoài khác. Công ty ông cũng là đơn vị xuất cảng ván ép ra khắp các nước: Mỹ, Anh, Pháp, gần toàn bộ khu vực Đông Âu và bốn nước ở Bắc Âu. Ông coi cô vợ mua vừa là vợ, vừa là em vừa là người giúp việc, nếu không nói vừa là con (ai lại ăn nằm với con bao giờ). Việc ông mua vợ, theo ông là hợp đạo lư, hợp thời thế. Ông tự lư sự là, hiện tại theo số liệu của các báo có hơn một trăm năm mươi ngh́n các cô gái Việt lấy chồng nước ngoài. Bao nhiêu cô lấy chồng người Hàn Quốc, Đài Loan… có hạnh phúc, gia đ́nh êm ấm thực sự? Cứ hào phóng, lấy con số là một nửa. Các cô gái hạnh phúc được cưới hỏi đàng hoàng, cứ nói như vậy đi, c̣n các cô gái bất hạnh, tất cả đều được… mua với giá rẻ bởi các ông già, người tật nguyền… Khi cô dâu về xứ người, bố mẹ ở quê chỉ lận lưng dăm ba triệu làm vốn. Những đứa con của họ làm dâu xứ người kẻ bị chồng giết, người bị chồng và gia đ́nh hành hạ, đánh đập, không chịu nổi nhảy lầu tự tử, người phải làm vợ cho ba bốn gă đàn ông sống trong một nhà, người bị gă đàn ông gọi là chồng, vày ṿ chán chường, bán lại cho một gă khác như bán… con lợn. Những chuyện này, ông Nhật ngẫm nghĩ vừa thương vừa đau ḷng. Thương là chính. Người nước ngoài mua được sao đàn ông Việt Nam không mua được? Chắc trước ông, có người mua rồi, chứ ông đâu phải người tiên phong. Cô vợ ông mua không với giá bèo như mấy anh nước ngoài. Ông mua với giá… tổ chức đám cưới linh đ́nh, ăn nhậu liên miên trong ba ngày, cả xă đến dự không sót một gia đ́nh nào, tốn kém không dưới trăm triệu. Trước lúc đưa vợ về Sài G̣n, ông để lại cho ba má cô năm mươi triệu đồng. Sắm sửa đồ trang sức, quần áo, lớp mặc thích hợp ở miền Tây, lớp mặc thích hợp với thành phố, lèn chặt bốn va li, là bao nhiêu tiền ông không muốn nhắc tới v́ tôn trọng con người, nhất là người Việt nam với nhau, hơn thế, lại là cô gái quê. Những điều muốn nói ông chưa kịp nói với người chú ruột, chú ông đă dong đi mất, theo áp phe dang dở của ḿnh…

Đă hơn hai năm rồi, vợ ông sinh một thằng con trai bụ bẫm, không thấy ông chú quay lại, bặt vô âm tín. Hôm nay có thằng em họ vào thăm ông. Chú này ở quê làm ruộng, tính t́nh thật thà, nói năng thật thà. Chú bảo cả họ khen ông đủ điều, trừ việc ông lấy vợ quá trẻ lại là vợ mua. Chú em khen ông đă xuất tiền xây nhà trẻ, xuất tiền trùng tu nhà thờ họ, nhất là khoản tiền hai trăm triệu mỗi năm cho Hội khuyến học của xă. Ông cười:

- Ở đất Sài G̣n này, giúp đỡ quê hương như tôi có vô số kể. Tôi giúp như thế là ít ỏi, kém người ta xa. Chú biết không, có người hàng năm gửi về giúp quê nhà vài tỷ - ông với tay lên kệ sách rút tờ báo – chú đọc đi, bài viết về một nhà doanh nghiệp mỗi năm giúp nhân dân nhiều tỉnh vài chục tỷ, việc đó kéo dài mấy năm rồi, năm sau nhiều hơn năm trước. Chú đọc sẽ biết, chứ tôi nói không chính xác lắm về con số.

- Họ giàu quá anh nhỉ. Giàu và tốt bụng, thật đáng kính phục, đột nhiên chú em hỏi một câu không ăn nhập ǵ với câu vừa b́nh luận

- Người ta bảo đứa con trai của anh là con người khác, đúng không? Em cứ hỏi thật.

Tưởng là ông Nhật phật ḷng, không ngờ ông cười xởi lởi.

- Chú căn cứ vào đâu mà hỏi vậy?

Chẳng là sáng nay chú em t́m đến nhà ông Nhật, cửa đóng then cài, ông đành rút dép kê đít ngồi chờ. Bà hàng xóm mau miệng nói cho ông hay, ông chủ đi làm có khi chiều, có khi tối, nửa đêm không chừng mới về… C̣n bà ba ôm con về quê chơi không biết bao giờ mới lên.

- Bà Ba là ai hở Bác?

- Là bà vợ trẻ của ông chủ đó, anh không biết à.

Như người ta, sành sỏi việc đời, gọi điện thoại nhắn ông Nhật về, đằng này, điện thoại ông Nhật số bao nhiêu, không biết. Dù có biết cũng không dám vào nhà hàng xóm gọi nhờ. Ngồi mấy tiếng đồng hồ, mỏi, đau lưng, anh đứng dậy khoác ba lô, xỏ dép đi đi lại lại. Thấy ông khách quanh đi quẩn lại dọc phố, từ trên ban công có tiếng x́ xào với nhau:

- Khách nhà ai mà lẩn quẩn suốt từ sáng đến giờ.

- Khách nhà ông Sáo Sậu ấp trứng Tu Hú…

Là người nhà quê, em họ ông Nhật hiểu câu nói bóng này, bây giờ ông mới kể lại với ông anh và bật ra câu hỏi đường đột vừa rồi. Nghe xong câu chuyện, ông Nhật khe khẽ như nói thầm:

- Không ǵ qua mặt được bà con hàng phố, con cô ấy với người đàn ông nào tôi không biết rơ. Tôi chỉ hơi buồn nhưng không tức giận. Nói cho cùng, tôi già rồi chú ạ, không ham cái món ấy nữa. Vả lại, cháu nội cháu ngoại cả bầy, như vậy là trời quá thương rồi. Tôi lấy cô ấy, như chú biết đó là mua. Tôi không mua như mua một món hàng ngoài chợ. Mua cũng có dăm bảy đường, mua mà trân trọng, thương mến, lo lắng cho người ta đó là cách làm của tôi… Chú em ngạc nhiên:

- Nghe anh nói em vỡ ra nhiều điều, tưởng là anh sẽ đau khổ, không ngờ…

Nạn người ngoại quốc vào Việt Nam mua vợ với giá rẻ bao giờ sẽ chấm dứt? Ông Nhật biết, không bao giờ chấm dứt được, chỉ có ngày càng tăng lên. Do đó ông mới nhập cuộc, mua vợ để giúp gia đ́nh cô một số tiền làm ăn, giúp cô một mái nhà yên ấm với những đứa con của riêng cô. Khi ông qua đời, ngôi nhà này là của cô, một phần ba cổ phần của ông trong công ty là của cô. Di chúc ông đă viết sẵn, công chứng đàng hoàng. Tờ di chúc ấy ông giao tận tay bố mẹ cô ở quê cất giữ. Điều này ông không nói với ai.

Ngày xưa khổ cực, đói nghèo, một anh cùng đinh có thể ra đường nhặt một cô vợ cũng cùng đinh như anh. Cuộc sống thay đổi hàng ngày, thế sự xoay ṿng chóng mặt, xoay thế nào th́ xoay, không thể nhặt vợ như ngày xưa được. Bằng h́nh thức này hay h́nh thức khác phải mua vợ.

Có người bảo, chắc ông Nhật muốn làm gương cho ai đó có hoàn cảnh như ông làm theo. Không cứu được hàng trăm ngh́n cô gái bị bán ra nước ngoài, và hàng trăm cô gái sắp bị bán… ông Nhật cứu lấy một người.

Cứu một người, cứu một gia đ́nh, c̣n hơn không cứu được ai. Vô cảm trước bất hạnh của đồng hương cũng là tội ác, ông Nhật nghĩ thế.

Có ai bắt chước ông không nhỉ?

Hỏi ngớ ngẩn!

Sài G̣n 8/2003