Phan Huy Đường giới thiệu

Phan Huy Đường giới thiệu

 

Xuân Sách

 

Một hôm, lâu rồi, tôi t́nh cờ được đọc vài bài thơ của Xuân Sách trước khi tập thơ của ông bị… ai cũng biết.

Tôi vốn học trường Tây, chẳng hiểu biết ǵ cả về thơ văn Việt, toàn là ú ớ học mót.

Đọc thơ Xuân Sách, Chân dung nhà văn, tôi chỉ nhận diện được ít người. Có nhiều tác phẩm vang danh một thời ở Việt Nam, tôi chưa hề đọc và, có lẽ, sẽ chẳng bao giời đọc. Đời người tàn nhẫn, khốn nán, luôn luôn thiếu thời gian. Thế giới mênh mông kia đ̣i hỏi ai mê nó quá nhiều thời gian. Ở đó, thời gian mà tôi có được, quá hẹp. Nhưng, đối với tác giả tôi ít nhiều biết, thơ của Xuân Sách khiến tôi sững sờ. Sao có thể đọc "tác phẩm", nhận xét về "tính cách nhà văn", "bộ mặt xă hội của thời đại họ đang sống"[1] tinh tế đến thế ? Lại kết tinh được qua vài câu thơ quyết liệt đến thế ? Tôi phục.

Có ai nói : đặc sản Việt Nam. Đúng vậy ? Dường như trong văn học thế giới chẳng có tập thơ nào quái đản như vậy : thu cả một thời đại, ít nhất là của một phần dân tộc, về mặt giá trị, trong tầm nh́n của một con người, xuyên qua thơ văn và phong cách sống của tác giả. Và thể hiện điều ấy bằng… thơ !

Tôi đă tự hứa : phải đọc hết, hiểu hết, cảm hết. Và giới thiệu. Nhưng "cuộc sống" cứ lôi cổ tôi đi, dù chẳng đi tới đâu, chẳng để làm ǵ.

Hôm nay, cũng t́nh cờ, tôi gặp lại nhà thơ bất thường này. Xin giới thiệu tác phẩm của chàng.

 

Văn bản nguồn là của Việt Nam Thư Quán. Cảm ơn các bạn.

 

CHÂN DUNG CÁC NHÀ VĂN

 

1. Hồ Phương

 

Trên biển lớn mênh mông sóng nước

Ngó trông về xóm mới khuất xa

Cỏ non nay chắc đă già

Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem.

 

2. Nguyễn Đ́nh Thi

 

Xung kích tràn lên nước vỡ bờ

Đă vào lửa đỏ hăy c̣n mơ

Bay chi mặt trận trên cao ấy

Quên chú nai đen vẫn đứng chờ.

 

3. Tô Hoài

 

Dế mèn lưu lạc mười năm

Để O Chuột phải ôm cầm thuyền ai

Miền tây sen đă tàn phai

Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang.

 

4. Nguyên Hồng

 

Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ

Sóng gầm sông Lấp mấy ai hay

Cơn băo đến động rừng Yên thế

Con hổ già uống rượu giả vờ say

 

5. Nguyễn Công Hoan

 

Bác Kép Tư Bền rơ đến vui

Bởi c̣n tranh tối bác nhầm thôi

Bới tung đống rác nên trời phạt

Trời phạt chửa xong bác đă cười.

 

6. Nguyễn Tuân

 

Vang bóng một thời đâu dễ quên

Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên

Chén rượu t́nh rừng cay đắng lắm

Tờ hoa lại trót lỡ ưu phiền.

 

7. Huy Cận

 

Các vị La hán chùa Tây phương

Các vị gày quá tôi th́ béo

Năm xưa tôi hát vũ trụ ca

Bây giờ tôi hát đất nở hoa

Tôi hát chiến tranh như trẩy hội

Không nên xấu hổ khi nói dối

Việc ǵ mặt ủ với mày chau

Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu!

 

 

8. Xuân Diệu

Hai đợt sóng dâng một khối hồng

Không làm trôi được chút phấn thông

Chao ơi ngói mới nhà không mới

Riêng c̣n chẳng có, có ǵ chung.

 

9. Tế Hanh

 

Quá tuổi hoa niên đă bạc đầu

T́nh c̣n dang dở tận Hàng Châu

Khúc ca mới hát sao buồn thế

Hai nửa yêu thương một nửa sầu.

 

10. Chế Lan Viên

 

Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn

Ta nghĩ tới vàng son từ thuở ấy

Chim báo băo, lựa chiều cơn gió dậy

Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi

sắc phù sa

Thay đổi cả cơn mơ,

ai dám bảo con tầu không mộng tưởng

Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng

Ḷng ta cũng như tầu, ta cũng uống

Mặt anh em trong suối cạn

Hội nhà văn

 

11. Nguyễn Thi

 

Trăng sáng soi riêng một mặt người

Chia ly đôi bến cách phương trời

Ước mơ của đất anh về đất

Im lặng mà không cứu nổi đời.

 

12. Kim Lân

 

Nên danh nên gía ở làng

Chết về ông lăo bên hàng xóm kia

Làm thân con chó xá ǵ

Phận đành xấu xí cũng v́ miếng ăn.

 

13. Tú Mỡ

 

Một nắm xương khô cũng gọi mỡ

Quanh năm múa bút để mua cười

Tưởng cụ vẫn bơi ḍng nước ngược

Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi.

 

14. Bùi Huy Phồn (Đồ Phồn)

 

Phất rồi ông mới ăn khao

Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời

Ông đồ phấn, ông đồ vôi

Bao giờ xé xác để tôi ăn mừng.

 

15. Hoài Thanh

 

Vị nghệ thuật nửa cuộc đời

Nửa đời sau lại vị người ngồi trên

Thi nhân c̣n một chút duyên

Lại ṿ cho nát lại lèn cho đau

B́nh thơ tới thuở bạc đầu

Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân t́nh

Giật ḿnh ḿnh lại thương ḿnh

Tàn canh tỉnh rượu bóng h́nh cũng tan

 

16. Vũ Tú Nam

 

Vốn cùng nhân dân tiến lên

Mùa đông năm ấy bỏ quên cờ đào

Con về nấp bóng ca dao

Giật ḿnh nghe một tiếng chào:

 Văn Ngan

 

17. Hữu Mai

 

Hỏng đôi mắt phải đâu là mất hết

Trong cặp c̣n hồ sơ điệp viên

Ông cố vấn chẳng sợ ǵ cái chết

Cao điểm cuối cùng quyết chí xông lên.

 

 

18. Đỗ Chu

Đám cháy ở sau lưng

Đám cháy ở trước mặt

Than ôi mày chạy đâu

Dưới ṿm trời quen thuộc

Đốt bao nhiêu cỏ mật

Không bay mùi thơm tho

Càng hun càng đỏ mắt

Quay về thung lũng c̣

 

19. Xuân Quỳnh

 

Mải hái hoa dọc chiến hào

Bỏ quên cḥi biếc lúc nào không hay

Thói quen cũng lạ lùng thay

Trồng cây táo lại mọc cây bạch đàn

 

20. Phạm Tiến Duật

 

Trường sơn đông em đi hái măng

Trường sơn tây anh làm thơ cho lính

Đời có lúc bay lên vầng trăng

Lại rơi xuống chiếc xe không kính

Thế đấy! giữa chiến trường

Nghe tiếng bom cũng mạnh!

 

21. Nguyễn Thành Long

 

Thao thức năm canh nghĩ chẳng ra

Tṛ chơi nguy hiểm đấy thôi mà

Lặng lẽ giữa khoảng trong xanh ấy

Để mối đùn lên đến lúc già.

 

22. Đào Vũ

 

Trời thí cho ông vụ lúa chiêm

Ông xây sân gạch với xây thềm

Con đường ṃn ấy ông đi măi

Lưu lạc đâu rồi mất cả tên

 

 

23. Nguyễn Bính

 

Hai lần lỡ bước sang ngang

Thương con bướm đậu trên giàn mồng tơi

Trăm hoa thân ră cành rời

Thôi đành lấy đáy giếng thơi làm mồ.

 

24. Nguyễn Văn Bổng

 

Nhọc nhằn theo bước con trâu

Hỡi người áo trắng nông sâu đă từng

Mỗi bước đi một bước dừng

Mà sao vẫn lạc giữa rừng U minh.

 

25. Nguyên Ngọc

 

Mấy lần đất nước đứng lên

Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm

Hại thay một mạch nước ngầm

Cuốn trôi đất Quảng lẫn rừng Xà nu

 

26. Vũ Thị Thường

 

Từ trong hom giỏ chui ra

Đă toan gánh vác sơn hà chị ơi

Định đem cái lạt buộc người

Khổ thay ông lăo vịt trời phải chăn

 

27. Quang Dũng

 

“Sông Mă xa rồi tây tiến ơi”

Về làm xiếc khỉ với đời thôi

Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm

Sống tạm cho qua một kiếp người

Áo sờn thay chiếu anh về đất

Mây đầu ô trắng, Ba v́ xanh

Gửi hồn theo mộng về tây tiến

“Sông Mă gầm lên khúc độc hành”

 

28. Mai Ngữ

 

Tưởng chuyện như đùa hoá ra thật

Biết ông ṣng phẳng tự bao giờ

Cái con tḥ ḷ quay sáu mặt

Vồ hụt mấy lần ông vẫn trơ

 

29. Nguyễn Khải

 

Cha và con và... họ hàng và...

Hết bay mùa thóc lẫn mùa lạc

Cho nên chiến sĩ thiếu lương ăn

Họ sống chiến đấu càng khó khăn

Tháng Ba ở Tây nguyên đỏ lửa

Tháng tư lại đi xa hơn nữa

Đường đi ra đảo đường trong mây

Những người trở về mấy ai hay

Xung đột mỗi ngày thêm gay gắt

Muốn làm cách mạng nhưng lại dát !

 

30. Hoàng Trung Thông

 

Đường chúng ta đi trong gió lửa

C̣n mơ chi tới những cánh buồm

Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất

Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm

 

31. Chính Hữu

 

Tấm áo hào hoa bạc gió mưa

Anh thành đồng chí tự bao giờ

Trăng c̣n một mảnh treo đầu súng

Cái ghế quan trường giết chết thơ.

 

32. Thanh Tịnh

 

Bao năm ngậm ngải t́m trầm

Giă từ quê mẹ xa ḍng Hương giang

Bạc đầu mới biết lạc đường

Tay không nay lại vẫn hoàn tay không

Mộng làm giọt nước ôm sông

Ôm sông chẳng được, tơ ḷng gió bay.

 

33. Chu Văn

 

Một con trâu bạc già nua

Nhờ cơn băo biển thổi lùa lên mây

Trâu ơi ta bảo trâu này

Quay về đất mới kéo cày cho xong.

 

34. Ngô Tất Tố

 

Tài ba thằng mơ cỡ chuyên viên

Chia xôi chia thịt lại chia quyền

Việc làng việc nước là như vậy

Lộn xộn cho nên phải tắt đèn.

 

35. Nam Cao

 

Anh c̣n đôi mắt ngây thơ

Sống ṃn sao vẫn đợi chờ tương lai

Thương cho Thị Nở ngày nay

Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo.

 

36. Xuân Thủy

 

Xoắn măi dây t́nh thơ bật ra

Paris th́ thích hơn ở nhà

Đông y ắt hẳn hơn tây dược

Xe tải không bằng xe Vonga

Trên đời kim cương là quư nhất

Thứ đến t́nh thương dân nghèo ta

Em chớ chê anh già lẩm cẩm

C̣n hơn thằng trẻ lượn Honđa.

 

37. Lưu Trọng Lư

 

Em không nghe mùa thu

Mùa thu chỉ có lá

Em không nghe rừng thu

Rừng mưa to gió cả

Em thích nghe mùa xuân

Con nai vờ ngơ ngác

Nó ca bài cải lương.

 

38. Nguyễn Khoa Điềm

 

Một mặt đường khát vọng

Cuộc chiến tranh đi qua

Rồi trở lại ngôi nhà

Cất lên ngọn lửa ấm

Ngủ ngon a Kai ơi

Ngủ ngon a Kai à...

 

39. Nguyễn Kiên

 

Anh Keng cưới vợ tháng mười

Những đứa con lại ra đời tháng năm

Trong làng kháo chuyện ŕ rầm

Vụ mùa chưa gặt thóc đă nằm đày kho.

 

40. Anh Thơ

 

Ấy bức tranh quê đẹp một thời

Má hồng đến quá nửa pha phôi

Bên sông vải chín mùa tu hú

Khắc khoải kêu chi suốt một đời.

 

41. Xuân Thiều

 

“Đôi vai” th́ gánh lập trường

Đôi tay sờ soạng con đường cuối thôn

Nghe anh kể chuyện đầu nguồn

Về nhà thấy mất cái hồn của em.

 

42. Nguyễn Thị Như Trang

 

Nhá nhem khoảng sáng trong rừng

Để cho cuộc thế xoay vần hơn thua

Xác xơ mầu tím hoa mua

Lửa chân sóng báo mây mưa suốt ngày.

 

43. Bùi Đức Ái (Anh Đức)

 

Chị Tư Hậu đẻ ra anh

Ví như ḥn đất nặn thành đứa con

Biển xa gió dập sóng dồn

Đất tan thành đất chỉ c̣n giấc mơ.

 

44. Nguyễn Thế Phương

 

Đi bước nữa rồi đi bước nữa

Phấn son mưa nắng đă tàn phai

Cái kiếp đào chèo là vậy đó

Đêm tàn bến cũ chẳng c̣n ai.

 

45. Vũ Trọng Phụng

 

Đă qua đi một thời giông tố

Qua một thời cơm thầy cơm cô

C̣n để lại những thằng Xuân tóc đỏ

Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ.

 

46. Xuân Thiêm

 

Thơ ông tang tính tang t́nh

Cây đa bến nước mái đ́nh vườn dâu

Thân ông mấy lượt lấm đầu

Miếng mồi danh lợi mắc câu vẫn thèm.

 

47. Đào Hồng Cẩm

 

Bắt đầu từ lăo nghị hụt

Cầm dao giết mạng người

Chị Nhàn phải đi bước nữa

Lấy đại đội trưởng của tôi

Cuộc đời mấy phen nổi gió

Phải đem tổ quốc thề bồi

Lần này ông ra ứng cử

Chắc hẳn là trúng nghị viên thôi.

 

48. Nguyễn Quang Sáng

 

Ông Năm Hạng trở về đất lửa

Với chiếc lược ngà vượt Trường sơn

Bỗng mùa gió chướng vừa nổi dậy

Ông biến thành thằng nộm h́nh rơm.

 

49. Hoàng Văn Bổn

 

Có những lớp người đi vỡ đất

Mùa mưa không trồng lúa trồng ngô

Lại gieo hạt bông hường bông cúc

Trên mảng đất này hoa héo khô.

 

50. Phù Thăng

 

Chuyện kể cho người mẹ nghe

Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang

Đứa con nuôi của trung đoàn

Phá vây xong lại chết ṃn trong vây.

 

51. Nguyễn Thị Ngọc Tú

 

Đất làng vừa một tấc

Bao nhiêu người đến cày

Thóc giống c̣n mấy hạt

Đợi mùa sau sẽ hay

 

52. Vũ Cao

 

Sớm nay nhấp một chén trà

Bâng khuâng tự hỏi đâu là núi đôi

Những người cùng làng với tôi

Muốn sang đèo trúc muộn rồi đừng sang

 

53. Phan Tứ

 

Bên kia biên giới anh sang

Trước giờ nổ súng về làng làm chi

Mẫn và tôi tính chi li

Gia đ́nh má Bảy lấy ǵ nuôi anh.

 

54. Nguyễn Huy Tưởng

 

Anh chẳng c̣n sống măi

Với thủ đô luỹ hoa

Để những người ở lại

Bốn năm sau khóc oà.

 

55. Thu Bồn

 

Chim Chơ rao cất cánh ngang trời

T́nh như chớp trắng cháy liên hồi

Đám mây cánh vạc tan thành nước

Mà đất ba dan vẫn khát hoài.

 

56. Bùi Hiển

 

Sinh ra trong gió cát

Đất Nghệ an khô cằn

Bao nhiêu năm “nằm vạ”

Trước cửa hội nhà văn.

 

57. Vơ Huy Tâm

 

Đem than từ vùng mỏ

Về bán tại thủ đô

Bị đập chiếc cán búa

Hoá ra thằng ngẩn ngơ.

 

58. Nông Quốc Chấn

 

Tưởng anh dọn về làng xưa

Ngờ đâu về tận thủ đô nhận nhà

Sướng cái bụng lắm lắm à

Đêm là đèo gió, ngày là hồ Tây.

 

59. Thế Lữ

 

Với tiếng sáo thiên thai d́u dặt

Mở ra ḍng thơ mới cho đời

Bỏ rừng già về vườn bách thú

Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi.

 

60. Nguyễn Minh Châu

 

Cửa sông cất tiếng chào đời

Rồi đi ra những vùng trời khác nhau

Dấu chân người lính in mau

Qua miền cháy với cỏ lau bời bời

Đọc lời ai điếu một thời

Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu?

 

61. Phạm Huy Thông

 

Nếu Trương Lương không thổi địch sông Ô

Liệu Hạng Vũ có lên ngôi hoàng đế

Nhưng buồn thay đă đánh mất Ngu

Đời chẳng c̣n ǵ, và thơ cũng thế.

 

62. Giang Nam

 

“Xưa tôi yêu quê hương v́ có chim có bướm”

“Có những ngày trốn học bị đ̣n roi”

Nay tôi yêu quê hương về có ô che nắng

Có ghế ngồi viết những điệu thơ vui.

 

63. Bằng Việt

 

Nhen lên một bếp lửa

Mong soi gương mặt người

Bỗng cơn giông nổi đến

Mây che một khung trời

Đất sau mưa sụt lở

Mầu mỡ trôi đi đâu

C̣n trơ chiếc guốc vàng

Trăng mài ṃn canh thâu.

 

64. Nguyễn Trọng Oánh

 

Một chút hương thơm trải bốn mùa

Mười năm lăn lội chốn rừng già

Quay về không chịu ơn mưa móc

Đất nắng mưa rồi đất lại khô.

 

65. Nguyễn Xuân Sanh

 

Xưa thơ anh viết không người hiểu

“Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”

Nay anh chưa viết người đă hiểu

Sắp sáng th́ nghe có tiếng gà.

 

66. Thâm Tâm

 

“Người đi, ờ nhỉ, người đi thật”

Đi thật nhưng rồi lại trở về

Nhẹ như hạt bụi, như hơi rượu

Mà đắm hồn người trong tái tê.

 

67. Nguyễn Huy Thiệp

 

Không có vua th́ làm sao có tướng

Nên về hưu vẫn phải chết tại chiến trường

Kiếm sắc chém bao nhiêu đầu giặc

Để vàng tôi trong lửa chịu đau thương.

 

68. Phùng Quán

 

Hồn đă vượt Côn đảo

Thân xác ở trong lao

Bởi nghe lời mẹ dặn

Nên suốt đời lao đao.

 

69. Tố Hữu

 

Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng

Mắt trông về tám hướng phía trời xa

Chân dép lốp bay vào vũ trụ

Khi trở về ta lại là ta

Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát

Trông về Việt Bắc tít mù mây

Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt

Máu ở chiến trường, hoa ở đây.

 

70. Dương Thu Hương

 

Tay em cầm bông bần ly

Bờ cây đỏ thắm làm chi năo ḷng

Chuyện t́nh kể trước lúc rạng đông

Hoàng hôn ảo vọng vẫn không tới bờ

Thiên đường th́ quá mù mờ

Vĩ nhân tỉnh lẻ vật vờ bóng ma

Hành tŕnh thơ ấu đă qua

Hỡi người hàng xóm c̣n ta với ḿnh.

 

71. Hữu Thỉnh

 

Cùng đoàn quân anh đi tới thành phố

Bị lạc đường về hội nhà văn

Ờ nhỉ bao giờ quay trở lại

Với năm anh em trên một chiếc xe tăng.

 

72. Trần Bạch Đằng

 

Ván bài lật ngửa tênh hênh

Con đường thiên lư gập ghềnh măi thôi

Thay tên đổi họ mấy hồi

Vẫn chưa tới được chân trời mộng mơ

 

73. Nguyễn Duy

Mẹ và em đang ở đâu

Giữa vùng cát trắng đêm thâu gió lùa

Ổ rơm teo tóp ngày mùa

Xác xơ thân lúa vật vờ thân tôi

Bờ tre kẽo kẹt liên hồi

 

Bầu trời vuông với một ngôi sao dời

Đánh thức tiềm lực suốt đời

Ai?

Chẳng ai đáp lại lời của tôi.

 

74. Nguyễn Mạnh Tuấn

 

Anh đă đứng trước biển

Cù lao Chàm kia rồi

Nhưng khoảng cách c̣n lại

Xa vời lắm anh ơi.

 

75. Trần Mạnh Hảo

 

Ôi thằng Trần Mạnh Hảo

Đi phỏng vấn Chí Phèo

Lăo chết từ tám hoánh

Đời mày vẫn gieo neo

C̣n cái lăo Bá Kiến

Đục bản in thơ mày

Bao giờ mày say rượu

Bao giờ mày ra tay

 

76. Hoàng Cầm

 

Em ơi buồn làm chi

Em không buồn sao được

Quan họ đă vào hợp tác

Đông hồ gà lợn nuôi chung

Bên kia sông Đuống em trông

T́m đâu thấy lá diêu bông hỡi chàng.

 

77. Lê Lựu

 

Người về đồng cói người ơi

Phía ấy mặt trời mọc lại

Một thời xa vắng, xa rồi

Phủ Khoái xin tương oai oái

Ở đời gặp may hơn khôn

Nào ai dám ghen dám căi

Người đă đi Mỹ hai lần

Biết rồi, khổ lắm, nói măi !

 

78. Vũ Quần Phương

 

Anh đứng thành tro... em có biết

Hôm qua lại gặp chuyến xe

Vẫn anh đi trong vầng trăng cũ

Áo đỏ bên cầu đợi ngẩn ngơ.

 

79. Hữu Loan

 

Ôi màu tím hoa sim

Nhuốm tím cuộc đời dài đến thế

Cho đến khi tóc bạc da mồi

Chưa làm được nhà

c̣n bận làm người

Ngoảnh lại ba mươi năm

T́m măi ngh́n

 chiều hoang

  biền biệt

 

80. Lư Văn Sâm

 

Kiên Tŕ dấn bước đường chinh chiến

Nửa gánh giang hồ nửa ái ân

Ngàn sau sông Dịch c̣n tê lạnh

Tráng sĩ có về với bến xuân.

 

81. Tản Đà

 

Văn chương thuở ấy như bèo

Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời

Giấc mộng lớn đă bốc hơi

Giộc mộng con suốt một thời

Tiếc chi cụ sống tới giờ

Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn.

 

82. Lưu Quang Vũ

 

Cũng muốn tin vào hoa hồng

Tin vào điều không thể mất

Cả tôi và cả chúng ta

Đứng trong đầm lầy mà hát

Ông không phải là bố tôi

Con chim sâm cầm đă chết

Ông không phải là bố tôi

Con chim sâm cầm ai giết1

 

83. Hà Minh Tuân

 

Bốn mươi tuổi mới vào đời

Ăn đ̣n hội chợ tơi bời xác xơ

Giữa hai trận tuyến ngu ngơ

Trong ḷng Hà nội bây giờ ở đâu?

 

84. Minh Huệ

 

Vỡ ḷng câu thơ viết

Mời bác ngủ bác ơi

Đêm nay bác không ngủ

Nhà thơ ngủ lâu rồi

 

85. Văn Cao

 

Thiên thai - từ giă về dương thế

Nhắc chi ngày ấy buồn ḷng ta

Sân đ́nh ngất ngưởng ngôi tiên chỉ

Uống rượu say rồi hát quốc ca

 

86. Ma Văn Kháng

 

Khi xuôi anh mang theo

Đồng bạc trắng hoa x̣e

Với một mối t́nh sơn cước

Mùa lá rụng trong vườn

Năm này qua năm khác

Đám cưới vẫn không thành

V́ giấy gía thú chửa làm xong

 

87. Vũ Băo

 

Sắp cưới bỗng có thằng phá đám

Nên ông chửi bố chúng mày lên

Đàu chày đít thớt đâu c̣n ngán

Không viết văn th́ ông viết phim.

 

88. Hồ Dzếnh

 

Biết mấy mươi chiều khói thuốc bay

Quê nhà vẫn lẩn khuất trong mây

Lui về kư ức chân trời cũ

Uống chén rượu buồn không dám say.

 

89. Hoàng Phủ Ngọc Tường

 

Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi

Cái nợ lên xanh rũ sạch rồi

Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ

Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi

Sử thi thành cổ buồn nao dạ

Chuyện mới Đông hà tái nhợt môi

Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa

Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi!

 

90. Phạm Thị Hoài

 

Dẫu chín bỏ làm mười

 hay mười hai cũng mặc

Chẳng ai dung thiên số đất này

Dụ đồng đội vào trong mê lộ

Rồi bỏ đi du hí đến năm ngày.

 

91. Thanh Thảo

 

Giặc dă yên rồi về

xoay khối vuông Ru bích

Đoán vận rủi may

Thưa quư vị, xin mời1

Xanh tím trắng đỏ vàng đều rơ hết

Ta cùng vào cuộc chơi.

Không gian bốn năm chiều,

 thời gian xin tuỳ thích

Đảo lộn tùng phèo thật gỉa trắng đen

“Tôi như cục xà bông thứ thiệt”

Cứ đổ rượu vào

 h́nh quư vị sẽ hiện lên.

 

92. Trần Dần

 

Người người lớp lớp

 xông ra trận

Cờ đỏ

 mưa sa

  suốt dặm dài

Mở đợt phá khẩu

 tiến lên

  nhất định thắng

Lô cốt mấy tầng

 đè nát vai

Dẫu sông núi cỏ cây làm chứng

Hồn vẫn treo trên

 Vọng hải đài.

 

93. Khương Hữu Dựng

 

Ba lô trên vai từ đêm mười chín

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

Th́ cứ khắc đi rồi khắc đến

Sao c̣n ngồi đấy cụ già Khương?

 

94. Bùi Minh Quốc

 

Tuổi hai mươi xung phong lên Tây bắc

Nguyện hi sinh chiến đấu dưới cờ

Lại xung phong vào Nam đánh giặc

Với bà cụ đào hầm đầu bạc phơ phơ

Hoà b́nh rồi tiến lên đổi mới

Bất ngờ ngă ngựa chốn non cao

Dẫu thân thể mang đày thương tích

Th́ cuộc đời vẫn đẹp sao

T́nh yêu vẫn đẹp sao1

 

95. Ư Nhi

 

Trái tim với nỗi nhớ ai

Như cây trong phố đứng hoài chờ trăng

Như người đàn bà ngồi đan

Sợi dọc th́ rối, sợi ngang th́ chùng.

 

96. Yến Lan

 

Ra đi từ bến My Lăng

Bao năm dấu kín ánh trăng trong ḷng

Tuổi già về lại bến sông

Trăng xưa đă lớn, phải chong đèn dầu

 

97. Phan Thị Thanh Nhàn

Dấu một cḥm thơ trong chiếc khăn tay

Em hăm hở đi t́m người trao tặng

Những kẻ phong lưu, những tên du đăng

Mấy ai biết hương thầm của cô gái xóm đê.

 

98. Trần Đăng Khoa

 

Chú dế góc sân hồn nhiên ca hát

Hát thành thơ như nước triều lên

Khi khôn lớn lại hồn nhiên đi giữa

“Biển một bên và em một bên”.

 

99. Hoàng Lại Giang

 

Người đàn bà một thời tôi ao ước

Trên vành đai Mỹ những năm xưa

T́nh yêu đă lụi tàn cùng kư ức

Nhưng c̣n đây tàn lụi đến bao giờ?

 

100. Xuân Sách (Tự hoạ)

 

Cô giáo làng tôi đă chết rồi

Một đêm ra trận đất bom vùi

Xót xa đ́nh Bảng người du kích

Đau đớn Bạch đằng trẻ côi

Đường tới chiến công gân cốt mỏi

Lối vào lửa sởn tóc da mồi

Mặt trời ảm đạm quê hương cũ

Ở một cụm đường rách tả tơi.

 

Lời cuối sách

Tiếp theo cuốn Thương nhớ tài hoa của Nguyễn Vũ Tiềm, phác thảo chân dung của năm mươi nhà thơ, nhà văn đă quá cố, những cây bút có những đóng góp đặc sắc cho nền văn học của đất nước, hôm nay Nhà xuất bản Văn học gửi tới bạn đọc một tập hợp khác về chân dung các nhà văn.

Đây là những kí hoạ có tính đặc tả của Xuân Sách, những chân dung vốn đă khá phổ biến trong và ngoài giới văn học suốt vài chục năm qua.

Tác giả không nêu đích danh ai, nhưng dưới nét bút phác thảo, những độc giả quan tâm tới văn học và người làm văn học, vẫn có thể nhận ra từng đối tượng. Dĩ nhiên thể loại này thường cố ư phóng to các đặc điểm và khi nh́n vào nét đặc tả ấy - tuy mất cân đối và đôi khi phiến diện - vẫn dễ dàng nhận ra diện mạo, cốt cách từng nhân vật.

Chất vui, hóm và nhất là khả năng chơi chữ có thể khiến người ta ngạc nhiên một cách thú vị, nhưng cũng có thể gây nên những sự không hài ḷng đây đó...

Chúng tôi chỉ coi đây là những nét tự trào của giới cầm bút, cười đấy nhưng cũng tự nhận ra những xót xa, hạn hẹp của chính ḿnh, những ǵ chưa vượt qua được trên những chặng đường quanh co của lịch sử và thời đại. Tự soi ḿnh hoặc hiểu ḿnh thêm qua cái nh́n của người cùng hội, cùng thuyền lắm khi cũng hữu ích. Cái cười trong truyền thống dân gian vốn là vũ khí, ngày nay c̣n có thể là sức mạnh thúc đẩy đi tới phía trước.

Với ư nghĩ ấy, chúng tôi mong bạn đọc và các nhà văn thông cảm cho những ǵ bất cập hoặc chưa lột tả được thần thái của từng chân dung.

Dù sao đây cũng là 100 bức tranh nhỏ về những người có công trong văn học, những người nổi tiếng trong làng văn, trong bạn đọc bằng chính những tác phẩm có giá trị của ḿnh.

Rất mong bạn đọc và các nhà văn nhận ra mối chân t́nh trong cuộc vui của làng văn, và lượng thứ cho những khiếm khuyết.

Nhà xuất bản Văn học

Nguồn: Theo bản in của Nhà xuất bản Văn học, in tại nhà in Bộ Nội Vụ tháng 3 năm 1992, bản đăng trên talawas có sự đồng ư của tác giả.

Tâm sự của Xuân Sách

Những bài thơ chân dung các nhà văn của tôi ra đời trong trường hợp rất t́nh cờ. Hôi ấy bước vào thập kỷ 60, tôi đang độ tuổi và mới từ đơn vị được chuyển về Tạp chí Văn nghệ quân đội ở ngôi nhà số 4 Lư Nam Đế, Hà nội. Ngoài công việc của toà soạn tờ báo ra thời gian của chúng tôi dành nhiều cho học tập chính trị. Những vấn đề thời sự trong nước, thế giới, những đường lối, chỉ thị, nghị quyết, những vấn đề tư tưởng lâu dài và trước mắt... đều phải học tập nghiêm túc, có bài bản. Học một ngày, hai ngày, có khi cả tuần, cả tháng. Lên lớp, thảo luận, kiểm điểm, làm sao sau mỗi đợt học, nhận thức và tư tưởng từng người phải được nâng cao lên một bước. Những buổi lên lớp tập trung tại hội trường gồm hàng ngàn sĩ quan, anh em văn nghệ, các nhà văn, các hoạ sĩ, nhạc sĩ... thường ngồi lập trung với nhau ở những hàng ghế cuối hội trường thành một “xóm” văn nghệ. Để chống lại sự mệt mỏi phải nghe giảng về hai phe, bốn mâu thuẫn, về ba ḍng thác cách mạng, về kiên tŕ, tăng cường, nỗ lực, quyết tâm... mấy anh văn nghệ vốn quen thói tự do thường ŕ rầm với nhau những câu chuyện tào lao hoặc che kín cho nhau để hút một hơi thuốc lá trộm, nuối vội khói, nhiều khi ho sặc sụa. Nhưng rồi những chuyện đó cũng bị phát hiện, bị nhắc nhở phê b́nh. Vậy phải thay đổi chuyển sang “bút đàm”.

Vào năm 1962 có đợt học tập quan trọng, học nghị quyết 9, nghị quyết chống xét lại, chống tư tưởng hoà b́nh chủ nghĩa, và dĩ nhiên văn nghệ là một đối tượng cần chú ư trong đợt học này. Hội trường tập trung đông, trời nắng, hơi nóng từ cái sân láng xi măng hắt lên như thiêu như đất. Quân đội đang tiến lên chính quy hiện đại, ăn mặc phải tề chỉnh đầy dủ cân đai bối tử, đi giầy da, những đôi giẫy cao cổ nặng như cùm. Bọn tôi trừ vài trường hợp như Vũ Cao, Nguyễn Khải có đôi chân quá khổ, có cớ chưa có giầy đúng số để đi dép, nhưng cũng là những đôi dép có quai hậu, ngồi học cũng không được tụt quai. Nhân đây tôi xin nói thêm về Vũ Cao. Ông là người biệt danh “quanh năm đi chân đất”, ở nhà số 4 các pḥng sàn ván đều được lau bóng để đánh trần nằm xuống mà viết. Quy định ai vào pḥng phải bỏ giầy dép trừ... Vũ Cao, bởi để ông đi dép vào pḥng c̣n sạch hơn đi chân trần. Giờ đây ngồi học được ưu tiêu đi dép vẫn là nỗi cực khổ đối với ông.

Trong buổi lên lớp căng thẳng như thế, Nguyễn Trọng Oánh xé vỏ bao thuốc lá Tam Đảo viết một bài thơ chữ Hán trao cho tôi. Ở Văn nghệ quân đội, Oánh được gọi là ông Đồ Nghệ giỏi chữ Hán và tôi được gọi là Đồ Thanh bởi cũng vỏ vẽ đôi ba chữ thánh hiền. Oánh bảo tôi dịch bài thơ Oánh viết vịnh Xuân Thiều. Xuân Thiều cũng ở lứa tuổi chúng tôi nhưng trông già dặn v́ cái đầu hói, tóc lơ thơ. Con dường văn chương mới bước vào c̣n lận đận. Mới in được tập truyện ngắn đầu tay “Đôi Vai”, tập tiểu thuyết “chuyển vùng” viết về cuộc chiến đấu chống Pháp ở B́nh Trị Thiên mà Thiều tham dự, đă sửa chữa nhiều lần, đưa qua nhiều nhà xuất bản chưa “nhà” nào chịu in. Tôi thấy bài thơ Oánh viết rất là hay và dịch:

 

Văn nghiệp tiền tŕnh khả điếu quân

Mao đầu tận lạc tự mao luân

Lưỡng kiên mai hếu phong trần lư

Chuyển địa hà thời chuyển đắc ngân

 

Dịch nghĩa:

 

Con dùng văn nghiệp khá thương cho ông

Lông đầu ông đă rụng trơ trụi

Đôi vai lầm lủi trên con đường gió bụi

Chuyển vùng đến bao giờ th́ chuyển thành tiền được?

 

Dịch thơ:

 

Con đường văn nghiệp thương ông

Lông đầu rụng hết thư lông cái gầu

Đôi vai gánh măi càng đau

Chuyển vùng nào nữa làm sao thành tiền?

 

Dịch song tôi chuyển bài thơ cho anh em đọc. Oánh tỉnh với bộ mặt lạnh lùng cố hữu c̣n mọi người phải nén cười cho khỏi bật thành tiếng. Nguyễn Minh Châu gục xuống bàn ḱm nén đến nôi mặt đỏ bừng và nước mắt dàn dụa.

Tự nhiên trong đầu tôi lóe lên cái ư nghĩ mà người ta thường gọi là “tia chớp”. Thơ chân dung! Trong bài thơ của Oánh phác hoạ một Xuân Thiều với h́nh dáng và văn nghiệp bằng cách dùng nghĩa kép của tên tác phẩm: “Đôi Vai” “Chuyển Vùng”. Và sau chốc lát, tiếp tục tṛ đùa của Oánh tôi viết bài thơ về Hồ Phương, đang ngồi cạnh tôi, và bài thơ số một về chân dung các.. nhà văn ra đời. Hồi đó Hồ Phương đă là tác giả in nhiều tác phẩm, đă được một số giải thưởng các cuộc thi sáng tác văn học. Tôi dùng tên các tập truyện của anh: “Trên biển lớn” “Xóm mới” “Cỏ non” và tên cái truyện ngắn đầu tay vẫn được nhắc đến: “Thư nhà”. Tôi viết bài thơ ra mẫu giấy:

Trên biển lớn lênh đênh sóng nước

Ngó trông về xóm mới khuất xa

Cỏ non nay chắc đă già

Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem

Tôi đưa bài thơ cho Nguyễn Khải.

Anh đọc xong trên mặt có thoáng chút ngạc nhiên và nghiêm nghị chứ không cười như tôi chờ đọi, anh bỏ bài thơ vào túi chứ không chuyển cho người khác. Đến giờ giải lao chúng tôi ra ngồi quanh gốc cây sấu già, Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương đọc. Mặt Hồ Phương hơi tái và cặp môi mỏng của anh hơi run. Nguyễn Khải nói như cách sỗ sàng của anh:

-Thằng này (chỉ tôi) ghê quá, không phải tṛ đùa nữa rồi!

Tôi hơi hoảng, nghĩ rằng đó chỉ là tṛ chơi chữ thông thường. Sau rồi tôi hiểu ngoài cái nghĩa thông thường bài thơ c̣n chạm vào tính cách và đánh giá nhà văn. Mà đánh giá nhà văn th́ có ǵ quan trọng hơn là tính cách và tác phẩm. Bài thơ ngụ ư Hồ Phương có viết nhiều chăng nữa văn không vượt được tác phẩm đầu tay và vẫn cứ: buồn tênh lại giở thư nhà ra xem...”

Trước đây khi c̣n là lính ở địa phương, cái xă hội nhà văn đối với tôi đầy thiêng liêng bí ẩn. Đấy là những con người dị biệt rất đáng ngưỡng mộ, rất đáng yêu mến dường như họ là một siêu tầng lớp trong xă hội. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, lời nói của họ đều có thể trở thành giai thoại, và cả tật xấu nữa, dường như cũng đứng ngoài ṿng phán xét thông thường. Tóm lại đó là một thế giới đầy sức hấp dẫn đối với người say mê văn học và tập tễnh nuôi mộng viết văn như tôi. Khi tôi được về Hà nội vào một cơ quan văn nghệ dù là ở quân đội (hoàn cảnh nước ta quân đội có một vị trí đặc biệt trong xă hội kể cả lĩnh vực văn chương) tôi bắt đầu đi vào cái thế giới mà trước kia tôi mơ ước. Điều tôi nhận ra là ngoài cái phần tôi hiểu trước đây th́ thế giới nhà văn c̣n có những chuyện khác. Đó là cái mặt đời thường, cái mặt rất chúng sinh và chúng cũng góp phần quan trọng làm nên các tác phẩm và tính cách nhà văn. V́ vậy chân dung của họ không thể bỏ qua. Hơn nữa nếu “vẽ” được chính xác những bức chân dung đó, th́ bộ mặt xă hội của thời đại họ đang sống cũng qua đó mà hiện lên. Có thể, tôi nghĩ, không có tầng lớp nào hơn các nhà văn thể hiện rơ nhất bộ mặt tinh thần của dân tộc qua từng giai đoạn. Những điều này tôi nhận ra sau một thời gian dài khi những bài thơ chân dung lần lượt được ra đời, được phổ biến một cách không chính thức nhưng sâu rộng và dai dẳng, vượt cả sự mong muốn của tôi. Cũng chính các nhà văn giúp tôi nhiều trong sáng tác cũng như phổ biến các bài thơ. Bởi khi nhận định về tính cách con người, tính cách các nhà văn th́ không ai sắc sảo bằng các nhà văn. Người giúp tôi nhiều nhất là anh Nguyễn Khải. Anh có mối quan hệ rộng răi trong giới, có lối nhận xét người rất sắc sảo, chính xác dù có đôi lúc cực đoan. Anh không mấy thích thơ, nhưng anh lại thích những nhà văn chân dung. Anh có nói đại ư là các nhà văn chúng ta quen đánh giá nhận xét mọi tầng lớp người trong xă hội th́ cũng cần tự đánh giá ḿnh, cũng đều có cái tốt cái xấu như ai. Về sau thêm anh Vương Trí Nhàn về Văn nghệ quân đội. Nhà phê b́nh văn học trẻ tuổi này hết sức cổ suư tôi, đôi khi anh c̣n thách đố. Chúng tôi thường ngồi trong cái pḥng “toilet” khoảng ba mét vuông, do hệ thống bơm nước lên tầng hai bị hỏng nên cái pḥng vệ sinh đó biến thành pḥng văn. Nó được ốp gạch men trắng bóng, lau sạch ngồi thật mát và thoải mái kín đáo. Có những hôm Nhàn mua sẵn vài ba điếu thuốc lá lẻ, vài cái kẹo lạc, một ấm trà ngon rồi thách thức tôi viết ngay tại chỗ. Và đă có nhiều bài thơ ra đời như thế. Nhàn nói: “Những bài thơ này ông Sách viết ra khi có quỷ ám vào ông ấy”. Bởi Nhàn đánh giá tôi có một giọng điệu khác hẳn trong những sáng tác không phải thơ chân dung. Nhàn là người rất thuộc thơ, và khi bài thơ tôi vừa làm xong thường anh là người phổ biến rộng răi. Một số anh em trẻ khác như các anh Định Nguyễn, Trần Hoàng Bách thường đem những bài thơ đi phổ biến để được chiêu đăi bia hơi. Có thể nói đó là “nhuận bút” đầu tiên, nhưng không thuộc về người sáng tác mà thuộc về người phát hành.

Tất nhiên những bài thơ đó được phổ biến rộng trong giới. Lúc dầu c̣n kín đáo, nhưng dần dần thành công khai và nhất là thành một “tiết mục” không thể thiếu trong những liên hoan của anh em văn nghệ. Có một buổi cũng khá đông đủ các nhà văn, khi vào tiệc rượu, mọi người yêu cầu tôi đọc thơ về các nhà văn có mặt, trong không khí như vậy th́ dù các anh các chị ấy có giận cũng cười xoà làm vui. Riêng tôi thấy ḿnh làm được tṛ vui cho mọi người cũng hay chứ sao. Tôi nhớ sau buổi vui, anh Nguyễn Đ́nh Thi có nói đại ư nên đem cái tài đó làm những việc có ích hơn là châm chọc nhau. Ngay đó một anh ngồi bên cạnh rỉ tai tôi: “châm chọc cũng cần có tài và có ích lắm chứ “

Những bài thơ cũng được lan truyền sang các giới khác. Hồi đó tướng Lê Quang Đạo là phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị, cấp trên của giới văn nghệ trong quân đội, ông rất thích những bài thơ chân dung, thường trong giờ nghỉ những buổi họp với giới văn nghệ ông đề nghị đọc cho ông nghe. Sự thích thú tuy có tính cách cá nhân nhưng rất hay cho tôi. Tôi cũng nhận được nhiều phản ứng khác nhau, có khi khen quá lời, có khi bực tức. Tôi kể ra vài trường hợp đặc biệt. Khi tôi đă t́m hiểu được những ứng xử những tính cách của các nhà văn, ngoài những tác phẩm mà tôi thường ngưỡng mộ tôi cứ băn khoăn tự hỏi: “Sao thế nhỉ? Với bề dày tác phẩm thư thế, với vị trí trong xă hội như thế, trong ḷng người đọc như thế, sao họ c̣n ham muốn những thứ phù phiếm đến thế, một chức vụ, một quyền lực, một chuyến đi nước ngoài... Mà đă ham muốn th́ phải mưu mẹo, phải dối trá và nhất là phải sợ hăi”. Một lần trên báo đăng một bài thơ dài của một nhà thơ có tên tuổi viết theo thời tiết chính trị, quay ngược lại với những điều vừa viết chưa lâu, Nguyễn Khải chỉ bài thơ nói với tôi: “Rất tiếc một tài năng lỡ tàu!”

Tôi không nghĩ ḿnh đứng ra ngoài cuộc để phán xét, muốn làm cặp mắt thứ hai trong một bài thơ để tự bạch, tự cảm thông với ḿnh và cũng tự giận ḿnh. Tôi vốn yêu thích và kính phục tài thơ Chế Lan Viên, nhưng bài thơ tôi viết về ông lại nói khía cạnh khác. Mỗi lần gặp lại tôi ông lại tỏ ra rất thân thiện. Điều đó làm cho tôi bối rối, phải chăng ông đă hiểu điều ǵ đó về ông về tôi. Lúc ông Hoài Thanh già yếu phải vào bệnh viện, tôi đến thăm ông. Ông không giận tôi nữa, c̣n cho tôi là người có t́nh và ông thấy những ǵ tôi viết về ông có phần đúng. Ông đề nghị chữa một chữ trong bài thơ. Khi ông mất, tôi đi viếng, nh́n khuôn mặt ông qua tấm kính, và các con ông oà khóc, tôi bỗng cảm thấy ḿnh như người có tội.

Một lần gặp Xuân Diệu trong quán bia hơi, tôi nâng cốc bia chúc mừng ông vừa được bầu làm viện sĩ của Viện hàn lâm nghệ thuật nước CHDC Đức, ông chạm cốc:

- Chúc mừng họ Ngô nhà ta, những bài thơ của cậu đi vào cơi bất tử.

Điều tôi không ngờ là cụ Đặng Thai Mai cho người gọi tôi đến nhà bảo tôi đọc thơ chân dung cho cụ nghe. Con người nổi tiếng uyên bác thâm trầm ấy ngồi đặt cầm lên đầu gối cười khục khục. Đột ngột cụ ngước cặp mắt tinh anh lên nh́n tôi: “Thế c̣n Đặng Thai Mai?” Tôi lúng túng: “Viết về bác rất khó, cháu đang suy nghĩ thưa bác”. Dường như ông cụ không tin lời tôi. Ít lâu sau cụ lại gọi đến: “Anh viết về tôi rồi chứ?” Trước tôi chỉ nghĩ cụ không để ư đến cái tṛ chơi chữ ngông nghênh này, hoá ra cụ quan tâm thật sự khiến tôi vừa cảm động vùa thích thú. Nhưng biết sao được, viết về cụ thật là khó và đến nay tôi vẫn chưa viết được.

C̣n cụ Nguyễn Tuân, con người vốn thích đùa một cách... cao sang và thâm trầm thích ăn nem rán nóng bỏng th́ gắp lên đặt xuống cái nem nghe thơ và phán: “Hóm, thằng này hóm”. Nói về đồng nghiệp cũng là nói về ḿnh. Cái hay cái dở của một người cũng là của một thời. Câu thơ: “Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất. Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm” đâu chỉ là số phận của một nhà thơ. Hơn ai hết tôi nghĩ, nhà văn là đại diện của một thời, là lương tri của thời đại. Đă đành là khó ai vượt được thời đại ḿnh đang sống, không dễ nói hết nói công khai những điều suy nghĩ. Nhưng cũng thật đau ḷng và xấu hổ khi những nhà văn bán rẻ lương tâm, cong lưng quỳ gối trước quyền uy, mê muội v́ danh lợi. Có lẽ đó là động cơ thúc đẩy tôi viết, nếu có nói quá cũng dễ hiểu, cái con “quỷ ám” nếu có th́ cũng là ảnh hưởng của những cảm xúc ấy, nỗi đau chung ấy. Nhiều nghịch lư vốn tồn tại trong cuộc đời cũng như nghệ thuật. Tiếng cười nhiều khi xuất phát từ nỗi đau.

Những bài thơ chân dung đă có cuộc sống riêng của không phải kỳ lạ nhưng cũng độc đáo. Nó được lưu truyền đến đă ba mươi năm. Đă có nhiều bài “khảo dị” nhiều bài ngoài luồng cũng được gán cho tác giả. Bây giờ in ra cũng coi như một sự đính chính. Nó cũng là “một cái ǵ đó” như có người đă nói nên mới tại được nếu nó có ích th́ tác giả cũng lấy làm măn nguyện.

Ngày Xuân năm Nhâm Thân

 

 

 

 



[1] Coi bài của Xuân Sách ở cuối trang.