HoaKy2006

TỪ PASUKKQUAKKOHWOG ĐẾN SOCCER

mấy ngả đường lắt léo của Thượng Đế

 

 

 

 

 

Về văn hoá đại chúng, thế kỷ 20 là thời thống lănh của Hoa Kỳ, trừ trong một lĩnh vực: thể thao [1]. Bởi v́ bóng chày (baseball), môn thể thao quốc túy của Mỹ đă không vượt qua nổi địa phận Hiệp Chủng Quốc, trong khi bản thân người Mỹ th́ lại hờ hững với tṛ chơi vua của cả thế giới là bóng đá. Nhận định tổng quát trên của sử gia Eric Hobsbawn  thật ra chỉ đúng cho nửa sau của một câu chuyện khó tin nhưng có thật: Hoa Kỳ, mảnh đất thường đuợc xem như chỉ mới chinh phục được của bóng đá từ hai thập niên cuối thế kỷ trước, thật ra lại là một trong vài chiếc nôi lịch sử, không chỉ của tṛ chơi bóng nói chung, mà c̣n của cả môn bóng đá chính hiệu con sư tử Anh quốc, với 14 luật chơi cơ bản do Football Association thảo ra năm 1863. V́ sao lại có chuyện đi trước về sau như thế? Câu hỏi đă làm tốn không ít giấy mực; có lẽ cũng nên bắt đầu từ chỗ phải bắt đầu.

 

Theo các tài kiệu được lưu truyền th́ vào tháng 11 năm 1620, khi 102 vị tổ Pilgrim Fathers đầu tiên của dân Mỹ đặt chân xuống vùng biển hoang dă nay gọi là Plymouth Rock thuộc bang Massachusetts này, thổ dân thuộc các bộ lạc đầu tiên họ gặp đang ḥ hét giành giật nhau vật ǵ, khi lượn trên không, lúc lăn dưới đất. Ḍ hỏi kẻ vây quanh, họ được trả lời bằng một từ hết sức ngắn gọn và dễ hiểu:  Pasukkquakkohwog  (Tụi nó họp nhau đấu bóng, theo lời dịch rất bảo đảm của các nhà ngữ học về sau). Lịch sử không ghi lại là hai bên, người tại chỗ và kẻ hành hương với ư đồ xây dựng nền Jésuralem mới, có làm quen với nhau bằng thông lệ  đấu một trận hữu nghị hay không, song chắc là không, bởi v́ trong phái đoàn có đến 35 vị Tin Lành cực kỳ sùng kính, và tất cả đều đánh giá tṛ chơi là quá thô bạo. Mặt khác, theo các sử gia th́ trong năm đầu định cư, rất nhiều người bỏ mạng v́ đói và bệnh, phần c̣n lại chỉ thoát chết nhờ thổ dân cung cấp gà hoang với bắp sống.

 

Để tạ ơn Trên, thủ lĩnh William Bradford đă tổ chức một ngày lễ gọi là Thanksgiving Day. Họ đâu thể cám ơn người da đỏ một cách trịnh trọng như thế, mà chỉ có thể tạ ơn Chúa đă giúp họ có đủ sáng suốt để, hoặc không đề nghị, hoặc từ chối một trận Pasukkquakkohwog với dân địa phương, bởi v́ nếu đă lỡ ra sân, với bao hỷ lạc, sầu bi, ố nộ mà các tṛ chơi c̣n sơ sài về luật lệ thường vẫn đẻ ra khi có kẻ thắng người thua, chắc đâu họ c̣n sống sót! Rồi thánh lễ này, nhờ cứ lặp đi lặp lại hàng năm, được tổng thống Abraham Lincoln nâng lên hàng quốc lễ vào năm 1863. Đấy cũng chính là năm mà bên kia đại dương, một bọn du thủ du thực, gồm các chủ câu lạc bộ và thứ sinh viên ham chơi hơn học, đă họp nhau trong quán nhậu Freemason’s Tavern để thành lập một tổ chức lấy tên là Football Association, đồng thời thảo ra bộ luật đầu tiên của tṛ chơi gọi là bóng đá, sau khi đă nốc hết ít nhất cũng mấy két bia. C̣n ǵ hùng biện hơn sự trùng hợp định mệnh này để nói lên cái thế đối kháng của bóng đá hiện đại trong nền văn hoá Hoa Kỳ?

*

Nhưng rồi ngược với ước muốn của các Pilgrim Fathers, bóng đá cũng vào được nước Mỹ theo con đường di dân. Và tất nhiên, vào thế kỷ 17, lớp cư dân đầu tiên từ cố quốc chỉ có thể mang theo họ tṛ chơi không luật lệ gọi là folk football hay mob football. Xuất phát đâu từ tṛ Shrovetide football thời Trung Cổ (v́ thường được tổ chức vào ngày Shrove Tuesday hay Mardi Gras - ngày Thứ Ba Ăn Mặn trước tuần chay), Chúa ơi, nó cũng thô bạo không thua ǵ tṛ  Pasukkquakkohwog của thổ dân châu Mỹ: ở đây, chụp, ném, búng, đá, thoi, thụi, kéo, ngáng, bóp, vật ǵ đều được cả! Các vị vua sáng suốt nước Anh đă từng t́m cách ngăn cấm tṛ fute-ball này bằng trên dưới 30 đạo luật trung ương hay địa phương suốt từ 1314 đến 1667; theo gương sáng của các vị, nhà cầm quyền Boston chẳng hạn, rốt cuộc cũng phải lấy một quyết định tương tự vào năm 1657, để đạt đến một kết quả không khả quan hơn bao nhiêu.           

 

Tuy nhiên, đến thế kỷ 19 th́ tṛ chơi bóng on foot - như ư nghĩa đầu tiên của từ football này, để phân biệt với các tṛ chơi quư phái lẫm liệt on horseback - cũng văn minh ra, khi bước lên đại học cùng với các đợt di dân sau. Trong lúc sao chép khuôn mẫu Anh, nói chung cách tổ chức nền giáo dục cao đẳng và đại học Hoa Kỳ cũng nhập cảng luôn thứ văn hoá thể thao của nước gốc, nghĩa là cả cuộc tranh chấp về luật chơi lẫn ngôn ngữ liên hệ, tất nhiên với một số thay đổi nhất định, do ư muốn tự khẳng định cá tính quốc gia riêng biệt. Suốt thời kỳ giới thể thao đại học Anh c̣n phân vân giữa cho hoặc cấm dùng tay, cách chơi bóng cũng phát triển ở Hoa Kỳ mỗi nơi một khác. Ở Princeton người ta chơi một tṛ gọi là ballown; ở Harvard, cứ mỗi Thứ Hai đầu năm học, ma mới với ma cũ lại giáp chiến trong một trận bóng không rơ luật chơi ra sao, song chắc là khá dữ dội, v́ nó được gọi là ngày Thứ Hai Đổ Máu [Bloody Monday].

 

Rồi vào khoảng 1861, xuất hiện ở Boston (Massachusetts) một câu lạc bộ tên là The Oneida Foot Ball Club. Câu lạc bộ đấu bóng đầu tiên ở Mỹ, đồng thời là một trong những câu lạc bộ đầu tiên trên thế giới ngoài Anh quốc, Oneida thường vẫn được tôn vinh như sư tổ của cả hai trường phái American football American soccer, dù rằng luật chơi của nó cũng chưa đủ ổn định và nhất quán để thực sự mang tên trước hoặc sau. Do một nhóm học sinh và sinh viên tại Boston Latin SchoolEnglish High School of Boston thành lập, nhờ sự phân công cầu thủ rơ ràng trong đội bóng, Oneida Club bách chiến bách thắng suốt từ 1862 đến 1867, và cuối cùng để lại bộ luật chơi phổ biến nhất trong thời kỳ này dưới tên là Boston Game, thành lũy vững chắc chống mọi ư đồ xâm nhập từ bên ngoài.    

 

Thế nên khi các bộ luật khai sinh ra bóng đá năm 1863 của Football Association, và bóng bầu dục năm 1871 của Rugby Football Union được đưa vào Hợp Chủng Quốc, sự cạnh tranh ngày càng gay go và phức tạp trong môi trường đại học. Lúc đầu Princeton, Yale, Columbia và Rutgers rủ nhau chơi một h́nh thức bóng đá,  trong khi Harvard dẫn đầu nhiều đại học khác thử nghiệm một tṛ hỗn hợp giữa Rugby gameBoston game. Phe sau dần dần thắng thế, và đến năm 1876, các đại học lớn như Harvard, Yale, Princeton, Columbia… đồng cộng tác thành lập Intercollegiate Football Association, trong đó luật chơi của Football Association Anh không c̣n chỗ đứng. Từ đó, bóng đá phải rời khuôn viên đại học để trở về hạ tầng xă hội, trước khi tái sinh với một tên khác: soccer [2]. Nhưng chiến thắng của rugby, rốt cuộc cũng chỉ là một sự vong thân c̣n đau đớn hơn cả thất bại: sau nhiều đợt sửa đổi luật lệ, nó lột xác thành môn bóng chạy đặc sản của Hoa Kỳ ngày nay (American football), đẩy tiền thân rugby chính hiệu vào thế phải chống gậy hồi hương không mấy vinh quang.  

*

Bị đánh rớt khỏi đại học, bóng đá tiếp tục phát triển nhờ những đợt di dân, và do đó, chủ yếu nằm trong chân giới thợ thuyền nhập cư tại các thành phố kỹ nghệ vùng Đông Bắc Mỹ, đầu tiên là vùng Tây Hudson (New Jersey, Philadelphia, New York City), sau lan tới các thành phố thuộc New England, tạo nên vùng tam giác vàng Fall River, Pawtucket và New Bedford của bóng đá Hoa Kỳ buổi ấy. Vào cuối thế kỷ, bóng đá cũng Tây Tiến, lan đến Denver, Cincinnati, Cleveland, rồi hội nhập với ḍng di dân từ phía Nam ḅ lên tận San Francisco với Los Angeles. Số lượng các đội cầu mang tính chất cộng đồng và sắc tộc hơn là ngành nghề hoặc công xưởng ngày càng nhiều, tự tạo ra một trở lực xă hội học đáng kể: dân Mỹ lâu đời nh́n bóng đá qua số người chơi như tṛ ngoại lai, trong khi một phần không nhỏ số cư dân mới cũng có khuynh hướng bắt chước lớp dân tự xưng là chính thống chơi bóng chày hoặc bóng rổ để được nh́n nhận như đă hoàn toàn Mỹ hoá. 

 

Về tổ chức, American Football Association ra đời năm 1884 (AFA, bộ phận lănh đạo thể thao toàn quốc thứ tư của Mỹ nói chung, đồng thời là liên đoàn bóng đá trước nhất ngoài nước Anh) để tổ chức một cuộc thi đấu toàn quốc là American Cup, cùng với đội tuyển quốc gia và hai trận bóng quốc tế đầu tiên giữa Hoa Kỳ với Canada vào năm 1886 (0-1 và 3-2). Song sự phân hoá nội bộ cũng bắt đầu xuất hiện với cuộc tranh chấp giành ưu thế giữa hai đại biểu của bóng đá nghiệp dư (AAFA, American Amateur Football Association,1893) và bóng đá chuyên nghiệp (NAFL, National Association Football League, 1895), khiến Tổng Liên Đoàn Bóng Đá Quốc Tế FIFA vừa được thành lập năm 1904, phải từ chối công nhận một trong hai tổ chức này như thành viên. Chỉ từ khi United States Football Association được thành lập năm 1913 nhằm chấp dứt cuộc tranh chấp trên, Hoa Kỳ mới có đại diện tại FIFA dưới tên này, cho đến khi nó đổi thành United States Soccer Football Association năm 1945, rồi United States Soccer Federation năm 1974. Năm 1914 một cúp toàn quốc chính thức ra đời  (National Challenge Cup, bây giờ gọi là United States Open Cup), đồng thời đội tuyển quốc gia cũng trưởng thành với những trận thư hùng quốc tế đầu tiên ngoài Bắc Mỹ (thắng Thụy Điển 3-2, hoà với Na Uy 1-1 năm 1916), và tham dự các kỳ World Cup của FIFA (Uruguay 1930, Ư 1934, Brazin 1950).

 

Tuy nhiên, vấn đề lớn của bóng đá Hoa Kỳ trong gần suốt thế kỷ qua là sự chuyên nghiệp hoá. Bóng đá chuyên nghiệp luôn luôn dựa trên cơ sở là số lượng cầu thủ nghiệp dư cũng như số lượng khán giả tiềm tàng, và thật ra Hoa Kỳ không thiếu hai điều kiện này. Song sự phát triển của bóng đá chuyên nghiệp ở đây c̣n vấp phải một trở lực khác: tầm vóc lục địa của nước Mỹ gây nhiều trở ngại khó giải quyết  cho việc tổ chức các cuộc thi đấu ở mức độ toàn quốc. Do đó, bóng đá Hoa Kỳ nói chung hoàn toàn dựa trên các Liên Hội [Leagues] địa phương, phần lớn là nghiệp dư hay bán chuyên nghiệp, và các tổ chức mang tham vọng trùm mạng lưới chuyên nghiệp lên khắp lănh thổ đều thi nhau thất bại, v́ thiếu một chiến lược thích ứng để giải quyết mâu thuẫn giữa tŕnh độ và tài chính. Không có một đội tuyển quốc gia hay nhiều câu lạc bộ có tŕnh độ khá th́ không thể gây được sự chú ư của quần chúng để t́m ra tài chính, ngược lại, không t́m ra tài chính th́ cũng không thể xây dựng nổi một giải vô địch với một đội tuyển quốc gia có tŕnh độ. Dù đôi khi chết đi sống lại với tên cũ hoặc mới, các liên hội chuyên nghiệp, từ National Association Football League (1895-1921), qua ba đời American Soccer League (1921-1933, 1933-1983, 1988-....), rồi North American Football League (1946-1948), đến United Soccer League (1983-1985)... đều bó tay. Các thử nghiệm bằng cách chạy trốn về phía trước, như mở rộng giải thi đấu cho một số câu lạc bộ  Canada láng giềng (International Soccer League I, 1926-....), hay mời các câu lạc bộ Âu Châu và Nam Mỹ nổi tiếng sang tham dự ngoài mùa giải chính thức ở hai nơi này (International Soccer League II, 1960-....), đều không mang lại kết quả mong muốn. Cuối cùng, giải pháp thuê các ngôi sao bóng đá thế giới đă luống tuổi sang chơi cho câu lạc bộ Mỹ (North American Soccer League II, 1968-1984), nếu đă tạo ra nhiều náo nức, cũng có mặt tiêu cực là gây thêm thâm thủng ngân quỹ do cuộc chạy đua trả lương cho lớp cầu thủ «has been» nhập cảng, song song với sự ganh tị bất măn nơi lớp cầu thủ trẻ trong nước. Vào cuối thập niên 1980, nền bóng đá chuyên nghiệp outdoor (ngoài trời) của Hoa Kỳ xem như đă xuống cấp đến điểm báo động, và tương lai dường như chỉ thuộc về h́nh thức bóng đá gọi là indoor (trên sân có mái) thực chất rất khác.     

 

Rốt cuộc, bóng đá ở Hoa Kỳ được cứu sống nhờ các Thế Vận Hội và World Cup. Từ 1904, dù chỉ mới được ghi vào chương tŕnh Thế Vận Hội ở Saint Louis như tṛ chơi biểu diễn, bóng đá đă chứng tỏ là môn thể thao có khán giả ở Mỹ. Kỳ 1984 ở Los Angeles, trong số tất cả các môn dự thi, bóng đá được khán giả chiếu cố nhiều nhất mặc dù bị các phương tiện truyền thông đại chúng bỏ quên. Mặt khác, sự tham dự World Cup của Mỹ ngay từ lần đầu cũng xác nhận rằng Hoa Kỳ hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với bất cứ ai khi được chuẩn bị nghiêm túc, kể cả gây bất ngờ như đă từng thắng Anh 1-0 năm 1950. Sự tin tưởng rằng việc đăng cai tổ chức một World Cup chính là cái đ̣n bẩy cần thiết để đưa Hiệp Chủng Quốc lên hàng cường quốc bóng đá được chia sẻ rộng răi trong các giới trách nhiệm chính trị và thể thao. Rồi cuộc thương thuyết với FIFA đưa đến thoả thuận: United States Soccer Federation sẽ được giao trách nhiệm tổ chức World Cup 1994, với điều kiện lập nổi một giải vô địch nhà nghề trong nước tương đương với giải vô địch hạng nhất ở Châu Âu. 

 

Với sự đỡ đầu của FIFA, Alan Rothenberg, người trách nhiệm khâu bóng đá của Thế Vận Hội 1984 trở thành chủ tịch United States Soccer Federation. Bóng đá Hoa Kỳ được tổ chức lại, dựa trên chương tŕnh hành động của nhóm Rothenberg. Việc tạo dựng một giải vô địch chuyên nghiệp hạng nhất có tầm vóc được giao cho Major League Soccer, thành lập năm 1992; mặt khác, đội tuyển quốc gia, bị bỏ bê trong nhiều thập niên, nay trở thành đối tượng của một sự chăm sóc đặc biệt. Bora Milutinovic được mời làm huấn luyện viên trưởng cho đội Hoa Kỳ: ông là người được xem như phù thủy bóng đá v́ đă hai lần chẳng những đoạt vé tham dự ṿng chung kết World Cup cho các quốc gia nhược tiểu (Mêhicô, Costa Rica), mà c̣n đưa các đội bóng nhỏ này vượt thoát ṿng loại của ṿng chung kết ngay tại nơi tổ chức giải. Mặt khác, tất cả các tuyển thủ đều được mời kư hợp đồng full-time trong suốt thời gian chơi cho đội tuyển. Sau mấy năm chuẩn bị gay go, đội bóng đạt được thành tích là chỉ thua đội vô địch tương lai Brazin 0-1 ở ṿng 16 đội chót. Kết quả về mặt tài chánh và khán giả cũng vượt quá sự chờ đợi của ban tổ chức.

 

Mặc dù kết quả thi đấu của đội Mỹ tại Mondial 1998 ở Pháp là đáng thất vọng (bất hoà giữa huấn luyện viên trưởng Steve Sampson và một số cầu thủ, đứng chót trong số 32 nước vào được ṿng chung kết), năm 2002 đội Hoa Kỳ lần đầu tiên vào đến tứ kết với huấn luyện viên trưởng Bruce Arena, và chỉ thua Đức 0-1 . Dù kết quả kỳ Weltmeisterschaft 2006 này như thế nào, với cùng một huấn luyện viên có bản lănh và thành tích ấy, đội tuyển và tuyển thủ xứ cờ hoa xem như đang trên đường trưởng thành: từ nay, National Team có thể trông cậy trên đội quân ủng hộ Sam’s Army với hơn 5000 fans trên khắp nước, và những cầu thủ xuất sắc có triển vọng lưu lại dấu tích tại National Soccer Hall of Fame như minh tinh màn bạc chứ không chỉ đơn giản mừng rơn mỗi khi được nhận biết ngoài đường phố như trước. Nh́n về tương lai, sau hai lần đoạt Cúp Vàng (Gold Cup 1991, 2002) vô địch vùng Bắc, Trung Mỹ và Caribê, United States Soccer Federation không ngần ngại khẳng định với Project 2010 mới đây: đến chân trời 2010, Hoa Kỳ sẽ không chỉ tham dự World Cup để góp mặt cho vui nữa, mà để giành quyền mang Cúp về nước. Từ đây đến 2010 chỉ c̣n 4 năm nữa.        

 

 

 

VƠ QUANG HÀO,

Weltmeisterschaft 2006

 

 

 

 

 



[1] Hobsbawn, Eric. L’Âge des Extrêmes: le court vingtième siècle, 1914-1991. Bruxelles : Ed. Complexes, 1999. Tr. 263.

[2]Trái với sự giải thích thường nghe, soccer không phải là một từ đặc Mỹ, mà là từ Anh theo các từ điển tầm nguyên. Nó là từ nói lái của một thứ tiếng lóng rất phổ biến trong giới sinh viên «con nhà» ở Oxford. Để làm sang, quư cậu thường cắt ngắn các từ thường ngày, rồi thêm vào đấy cái đuôi –er: breakker thay v́ breakfast. SoccerAssoc viết tắt (Association rules = luật chơi của Football Association), đảo ngược thành socca, rồi sau khi thêm đuôi đọc là soccer (xuất hiện vào khoảng 1895), đối lập với rugger (Rugby rules). You play rugger ? No, soccer.