HyLap

BÓNG ĐÁ HY LẠP:

Con Cóc Trong Hang, Con Cóc Nhảy Ra

Con Cóc Nhảy Ra, Con Cóc Giật Cúp

 

 

Vơ Quang Hào

 

 

 

Trước khi có bóng đá, tṛ chơi bóng đă xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, và một trong những chiếc nôi lịch sử ấy ở Tây Phương là cổ Hy Lạp. Từ 400 năm trước tây lịch, một tṛ chơi gọi là «episkyros» đă thành h́nh tại đây. Dù không chủ yếu dùng chân, nó cũng đối lập 2 đội bóng trên một khoảng sân rộng h́nh chữ nhật, và luật chơi cơ bản là mỗi bên phải gắng sức đưa quả bóng vượt qua đường ranh cuối phần sân địch để ghi bàn. Đến thời La Mă th́ «episkyros» trở thành «harpastum», một tṛ tập huấn quân sự sau đó được bước chân chinh phục của đế quốc mang đi khắp nơi. Trong số các thuộc địa thời ấy của La Mă có cả quần đảo bây giờ là nước Anh, nơi đă đặt ra luật lệ bóng đá hiện hành. Rồi lịch sử xoay vần, khi đến lượt Anh Quốc cũng phất lên thành đế quốc của thế kỷ thứ 19, th́ bóng đá lại theo súng ống và hàng hoá trở về vùng đất cũ.

 

Mặc dù có một đội tuyển tham dự Thế Vận Hội năm 1920 ở  Antwerpen (Anvers, Bỉ), Liên Đoàn Bóng Đá Hy Lạp (Ellenikés Phodosphairikés Omospondias - EPO) chỉ ra đời vào năm 1926, gia nhập FIFA năm 1927 và UEFA năm 1954. C̣n về thành tích th́ đội tuyển quốc gia ở đây thuộc vào loại khiêm tốn nhất nh́ của Âu Châu cho đến nay, khiến ngay cả cầu thủ Hy Lạp cũng chỉ tận tâm với các câu lạc bộ đang nuôi sống họ hơn là tha thiết với màu áo của đội tuyển.

 

Hy Lạp ghi tên dự tất cả các kỳ World Cup, trừ lần đầu (1930, Uruguay) và lần thứ 4 (1950, Brasil). Kỳ năm 1934, Hy Lạp gặp Ư là nước tổ chức ở ṿng loại (lúc ấy, ngay cả nước tổ chức cũng phải thi đấu ṿng loại), với một sự cố mà ngày nay có thể bị mang tiếng là bán độ: thua Ư 0-4 ở Milan trong lượt đi, Hy Lạp bỏ cuộc ở lượt về, dù đă thầu trước 20000 vé cho trận đấu; để đền bù, Ư tặng cho Hy Lạp một món tiền tương đương với 315000 euros hiện nay, để… mua trụ sở cho Liên Đoàn Bóng Đá Hy Lạp! Kỳ năm 1938 ở Pháp, Hy Lạp thắng trận quốc tế đầu tiên ở ṿng loại, hạ Palestine 4-1 sau 2 lượt đi-về, trước khi bị Hungari đè bẹp 11-1 tại Budapest.

 

Bóng đá Hy Lạp chỉ bắt đầu khá lên từ thập niên 1970, suưt vượt thoát ṿng loại để tham dự ṿng chung kết  World Cup năm 1970 ở Mexico (đứng thứ nh́ sau Rumani), và Cup Euro năm 1976 ở Nam Tư (đứng thứ nh́ sau Tây Đức). Cuối cùng, nhờ một tuyển huấn viên người bản xứ giỏi là Alketas Panagoulias, Hy Lạp đoạt được vé tham dự ṿng chung kết Euro lần đầu tiên năm 1980 tại Ư, và World Cup năm 1994 ở Hoa Kỳ, nhưng đều thất bại ngay từ ṿng đầu, chỉ thu được 1 điểm năm 1980, và lănh tổng cộng 10 bàn trắng sau ba trận đấu với các nước đứng cùng bảng (Bungari, Nigieria và Argentina) năm 1994!  

 

Thành thử không có ǵ lạ khi chiến thắng của Hy Lạp lần này làm cả Âu Châu bàng hoàng, và được xem là «phép mầu của cả thế kỷ» hơn là may mắn. Thắng Bồ Đào Nha ở trận mở màn có thể bị chê là do hên xui. Lấy chỗ của Tây Ban Nha vào ṿng 2 có thể được giải thích bằng căn bệnh bất lực kinh niên của đội tuyển xứ đấu ḅ. Hạ Pháp ở tứ kết có khi chỉ là nhờ đội bóng của tuyển huấn viên Jacques Santini đang hồi thoái trào, bắt đầu lục đục. Chỉ từ khi loại Cộng Hoà Tiệp ở bán kết, Hy Lạp mới thực sự được nh́n với cặp mắt khác. Và khi một đội bóng đă lần lượt hạ cả 4 đội tuyển được xem là có khả năng thắng giải, th́ nhất định đấy không c̣n là chuyện ngẫu nhiên.

 

Thật ra th́ «phép mầu» đă được báo trước, ngay ở ḍng đầu trên trang nhà của UEFA trước cuộc thi đấu: «Chính nhờ hàng thủ trước hết mà Hy Lạp đă đoạt vé dự ṿng chung kết Euro 2004».  Sau 2 thất bại trước Tây Ban Nha (0-2) và Ukrainia (2-0), Hy Lạp lật ngược thế cờ từ khi tuyển huấn viên gốc Đức Otto Rehhagel t́m ra đội h́nh và chiến thuật thích hợp: thắng liên tiếp 6 trận chót, ghi tất cả 8 bàn mà không để lọt lưới bàn nào, hất Tây Ban Nha khỏi ghế đầu bảng (0-1 ngay tại Saragosse). Và Rehhagel cảnh báo khi đặt chân xuống đất Bồ: «Chúng tôi không đến đây chỉ để đại diện cho Hy Lạp. Chúng tôi đến để đạt kết quả». Tất nhiên, từ «kết quả» đến «thành tích» con đường c̣n xa… Các kư giả Hy Lạp tháp tùng đội bóng đều mua trước vé máy bay về nước sau trận chót với Nga, v́ chẳng ai ngờ đội tuyển quốc gia sẽ vào đến tứ kết. Chỉ một tuyển thủ dám tin tưởng là Fyssas: từ lâu, anh đă giữ ngày 9 tháng 7 làm ngày cưới, và giải thích với bất cứ ai muốn nghe rằng «trước đó đội Hy Lạp c̣n phải đấu trận chung kết của Euro»… Nhưng không nghe anh khoe với ai cũng đă đồng thời hốt bạc, nhờ có đủ ḷng tin để đánh cá đội nhà sẽ giật cúp trên thị trường cá độ ở Luân Đôn năm nay (1 ăn 80!).

 

*

 

Đối với Michel Platini, «phép lạ» Hy Lạp thực sự mang tên là «án lệnh Bosman» (1995). Từ sau bản án mang tên cầu thủ này (Jean-Marc Bosman), một câu lạc bộ bóng đá giàu có thể xếp bao nhiêu cầu thủ ngoại quốc trong đội h́nh cũng được miễn là xuất xứ từ Cộng Đồng Âu Châu, và do đó, đă không ngần ngại thuê cầu thủ giỏi từ các nước nhỏ và nghèo hoặc không có quy chế chuyên nghiệp. Cầu thủ của loại tiểu quốc bóng đá từ đây có dịp học hoặc chơi trong các giải vô địch khó, và nhờ vậy mà có điều kiện tiến bộ nhanh (9/23 tuyển thủ của đội Hy Lạp hiện đang chơi ở Ư, Anh, Đức và Bồ Đào Nha). Kết quả là tŕnh độ chơi bóng giữa đội tuyển các nước ngày càng quân b́nh, và thành ngữ «không c̣n những đội bóng yếu nữa» ngày càng đúng thực. 

 

Nhưng cầu thủ Hy Lạp không vô ơn.  Đối với họ, «phép lạ» mang tên là Otto Rehhagel. Cựu hậu vệ của Hertha Berlin rồi FC Kaiserslautern trong thập niên 1960, Rehhagel trở thành huấn luyện viên từ năm 1974, và đă lần lượt hướng dẫn nhiều câu lạc bộ ở Đức (Kickers Offenbach, Werder Brême, Borussia Dortmund, Arminia Bielefeld, Fortuna Düsseldorf, Werder Brême (lần thứ nh́, 1981-1995), Bayern München và Kaiserslautern), với những thành tích đáng kể: 3 chức vô địch (2 với Werder Brême, 1 với Kaiserslautern),  3 cúp quốc gia (2 với Werder Brême, 1 với Fortuna Düsseldorf), 1 cúp Âu Châu C2 (1992, với Werder Brême). Sau 14 năm tận tụy với Werder Brême, ông đă biến đội bóng này thành ngôi sao quốc tế, và được báo chí cùng cổ động viên địa phương phong vương: «Vua Otto».

 

Từ khi nhận làm tuyển huấn viên cho đội bóng Hy Lạp (tháng 8 năm 2001) Rehhagel đă đi khắp nơi có cầu thủ của nước này để thuyết phục họ trở về đá cho đội tuyển quốc gia. Đội Hy Lạp như đă h́nh thành hiện nay là một tập hợp, chủ yếu từ 3 câu lạc bộ chính trong nước (AEK Athènes, Panathinaikos, Olympiakos) với nhóm lính đánh thuê đang ít nhiều sống trong bóng tối ở nước ngoài. Dù không biết tiếng bản xứ, Rehhagel đă thành công trong việc biến hỗn hợp tầm thường ấy thành một khối đồng nhất, đoàn kết, tự tin và quyết tâm, đúng với phương châm «Ngôi sao duy nhất là đội bóng» của ông, dù phải đảo lộn mọi thói quen của cầu thủ, từ nếp sống quá buông thả đến phong cách đá rất tài tử hoặc cá nhân chủ nghĩa. Dần dà, với những kết quả thu lượm được, «Vua Otto» cũng thu phục được nhiều thần dân mới; mặt khác, giữa tuyển huấn viên với cầu thủ cũng nẩy nở một sự gắn bó đậm đà mà tự nhiên. Nhiều tuyển thủ không ngần ngại xác nhận: «Chúng tôi đá cho Hy Lạp, nhưng đồng thời cũng là chơi cho Otto Rehhagel».   

 

«Vua Otto» là một nhà nhân bản độc tài. Mặt phải, ông luôn luôn t́m hiểu giá trị con người song song với tài nghệ cầu thủ. Ở Đức, trước khi chọn một chân đá, Rehhagel thường mời anh ta dùng cơm tại nhà để hỏi ư kiến Beate, …«hoàng hậu» kiêm … «huấn luyện viên phó» của ông. Sau trận thua Nga 1-2, trong dáng điệu diễn viên sân khấu, ông tuyên bố với đám kư giả ngẩn ngơ: «Không có ǵ quan trọng cho con người hơn con người». Mặt trái, một công thức khác của Otto: «Tôi là nhà độc tài dân chủ ở nôi sinh của dân chủ»… V́ không được hoàn toàn tự do, ông đă rời Bayern München, và nếu «không tuyệt đối làm chủ t́nh thế», chắc chắn trong tương lai ông cũng sẽ từ chối thay Rudi Völler trong chức tuyển huấn viên của đội Nationalmannschaft.

 

Về phong cách bóng đá, món súp chiến thuật của «Vua Otto» thật ra chỉ giản dị là vũ khí của kẻ yếu, nhăn mới mà rượu cũ: cố thủ một chọi một, chỉ làm lỗi xa ṿng cấm địa, và phản công chớp nhoáng; nó cần kỷ luật, tinh thần đồng đội, điều kiện thể lực và quyết tâm tối đa. Nói cách khác, lối chơi «catenaccio» của 2 câu lạc bộ ở Milan từ thời Gipo Viani đến Helenio Herrera, trước khi được «quốc hữu hoá» làm bửu bối của đội Squadra Azzura Ư! Không ngoạn mục nhưng kiến hiệu. Otto bào chữa: «Chiến thuật được xây dựng từ loại cầu thủ mà ta có, chứ không phải từ mộng mị của huấn luyện viên». Và đốp chát với đám kư giả Đức bi quan trước «nếp cũ»: «Nhưng mà, thưa quư vị, bóng đá hiện đại ấy à? Nó là thứ bóng đá nào thắng!».  

 

«Phép lạ» Hy Lạp, với một đội cầu mà tuổi trung b́nh là 28 (cao nhất trong 16 đội tham dự), sẽ là đầu mối cho cuộc tranh căi chiến thuật trong những ngày sắp tới ở Âu Châu chăng? Đa số các đại cường bóng đá tại đây, kể cả Ư, đă từ bỏ lối đá nhắm đến kết quả hơn là nghệ thuật này, bởi v́ loại tỉ số tiêu cực (0-0 hay 1-0) làm cho khán giả xa rời sân cỏ trong các giải vô địch quốc gia. Nhưng trong các cuộc thư hùng lớn như World Cup hoặc Euro th́ sao? Bên chống sẽ bĩu môi: Hy Lạp chỉ ghi nổi 2 bàn trong một trận duy nhất nhờ quả phạt đền, c̣n lại chỉ toàn là 1 bàn mong manh (5 trận ở ṿng chung kết, chưa kể 4 trận ở ṿng loại); tất nhiên, bên bênh có thể trả lời: song nếu không để lọt lưới bàn nào là đủ thắng rồi! Dù sao, vẫn c̣n một hai câu hỏi khác, khó t́m giải đáp hơn: nếu Nga không hụt vài cơ hội ghi thêm bàn hoặc giữ nguyên tỉ số 2-0, nếu Cộng Hoà Tiệp được nghỉ 6 ngày như Hy Lạp (thay v́ chỉ có 4), liệu «phép lạ» sẽ xảy ra chăng? Khó ḷng loại hẳn các yếu tố thuộc loại không thể lường ấy…

 

Hiện thời th́ «Vua Otto» đang phân hoá dư luận bóng đá Đức một cách khá sôi nổi và trầm trọng. Rehhagel về đầu với 38% phiếu thuận trong cuộc thăm ḍ ư kiến t́m tuyển huấn viên thay Rudi Völler. Nhưng phát ngôn viên (?) Paul Breitner của Bayern München, «đảng» đă và c̣n đang thao túng bóng đá Đức, th́ cho đấy là một bước lùi: «Rehhagel đề cao kỷ luật. Nhưng cầu thủ Đức không thiếu nết này. Không ai xây dựng tương lai trên quá khứ cả. Chúng ta cần một người có khả năng đưa lớp tài năng trẻ tiến lên. Chẳng ai c̣n chơi bóng đá của thời 1970-1980 nữa». Amen!

 

Đồng thời, Rehhagel đang tạo ra một sự nhất trí chưa từng  thấy ở Hy Lạp: «Vua Otto» sẽ hoá thành «Thần Rehaklis» chăng? Liên Đoàn Bóng Đá Hy Lạp tuyên bố đă gia hạn hợp đồng của ông cho đến năm 2006, nhưng Rehhagel chưa xác nhận. Thủ Tướng Costas Caramanlis đề nghị «Vua Otto» nhận quốc tịch Hy Lạp, Ngài hứa …sẽ về hỏi ư kiến «hoàng hậu». C̣n dân chúng th́ mơ màng về một câu tuyên bố của Rehhagel với đám kư giả Đức: «Tôi là người Hy Lạp và là triết gia» (chắc thuộc trường phái Platon, v́ trong phong cách chơi của Rehhagel, khó có chỗ cho bọn thi sĩ bóng đá)! Từ nay đến lúc «Otto Đệ Nhị» chợt nhớ lại, trước đây đă từng có một «Otto Đệ Nhất», con Vua Louis Đệ Nhất xứ Bayern, làm vua Hy Lạp từ năm 1832 đến 1862, con đường c̣n bao xa nhỉ? Mong thay! Bởi v́, nói cho cùng, chưa có vị vua bản x nào đă mang lại cho thần dân của ḿnh những ngày huy hoàng, cùng niềm hănh diện và nỗi vui sướng như hiện nay! Chỉ c̣n một vấn đề, nhưng không nhỏ: …tái lập chế độ quân chủ.

 

_____________

 

 

 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

 

1) Ellenikés Phodosphairikés Omospondias, Athinai. The Hellenic Football Federation: History. Địa chỉ truy cập: http://www.epo.gr.

 

3) L’ Équipe. Từ 10 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 2004.

 

3) Larousse Du Football. Dưới sự điều hành của Eugène Saccomano. Paris: Larousse, 1998.

 

4) Union Européenne De Football Association. Nyon. UEFA Euro 2004 Portugal – Vive o 2004! Địa chỉ truy cập: http://www.euro2004.com.