Chiều sâu của trận bóng dở dang Pháp-Algérie ngày 06/10/2001
TỪ ZIDANE NH̀N LẠI MEKLOUFI:
bóng đá trong giông băo chính trị
Vơ Quang Hào
Algérie là thuộc địa của Pháp từ năm 1830 đến năm 1962. Cuộc chiến tranh giành độc lập của Algérie (1954-1962) đă để lại nhiều đổ vỡ, tang tóc và thù hận giữa hai nước. Ở Pháp, tổng thống Charles De Gaulle bị tổ chức quân đội bí mật OAS («Organisation Armée Secrète») của phe muốn giữ thuộc địa giết hụt. C̣n Ali Chekal, cựu chủ tịch Quốc Hội thuộc địa, người chủ trương Algérie thuộc Pháp th́ bị ám sát trong trận chung kết bóng đá để đoạt «Coupe de France» ngày 26/05/1957. Nhưng bi thảm hơn cả là số phận của những người Algérie đă theo Pháp chống lại kháng chiến: họ phải rời tổ quốc của ḿnh để theo chân quân đội Pháp về mẫu quốc. Chỉ ít lâu sau, họ cho là ḿnh bị lừa bịp, hất hủi, và từ đó, nuôi dưỡng những quan hệ thường là căng thẳng với dân chúng Pháp.
Đấy là phần chính sử giữa hai nước. Và tất nhiên, nó ảnh hưởng nặng nề lên nền thể thao, và nhất là trên lịch sử bóng đá giữa Algérie và Pháp, một lịch sử dài gần nửa thế kỷ, đầy sóng gió và những biểu tượng trái ngược, mà chúng ta có thể phác hoạ lại qua tên tuổi và sự nghiệp của hai cầu thủ Pháp gốc Algérie là Rachid Mekloufi, «cầu thủ của cách mạng», và Zinedine Zidane, «cầu thủ của hội nhập». Nó cũng giải thích tại sao một trận bóng hữu nghị hết sức tầm thường lại phải mất gần 40 năm mới tổ chức nổi, và khi h́nh thành lại được cả đôi bên vừa hồi hộp, vừa lo âu chờ đợi, v́ tự biết đang cùng đứng trước một «ngày lễ hội ḥa giải» (hay đúng hơn, ngày hoá giải cô hồn) đầy bất trắc. Nếu cả nước Pháp được đặt trong «Chương Tŕnh Cảnh Giác Chống Khủng Bố Tăng Cường («Plan Vigipirate renforcé»), th́ riêng sân vận động «Stade de France» c̣n thừa hưởng thêm những điều kiện an ninh tối đa như hồi Pháp tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới «Mondial 1998».
*
Từ xa xưa, tṛ chơi bóng đă xuất hiện ở nhiều nơi. Nhưng bóng đá với luật lệ hiện hành thường được xem là thuộc gia tài văn hoá của các quốc gia Tây Phương nói chung, và do đó, của Pháp nói riêng. Trong quan điểm ấy, đối với một quốc gia c̣n bị đô hộ như Algérie, c̣n ǵ có ư nghĩa và tác động tuyên truyền hơn là chiến thắng mẫu quốc trên ngay chính cái bộ môn thể thao được xem là «quốc túy» của kẻ đang cai trị ḿnh? Do đó, bóng đá giữ một vai tṛ trọng yếu trong chiến lược của các nhà lănh đạo «Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc» («Front de Libération Nationale») Algérie. Không phải t́nh cờ mà họ đă chọn Thụy Sĩ, lại vào năm 1954, để công bố với thế giới cái quyết định giải phóng tổ quốc ḿnh bằng chiến tranh: «Giải Vô Địch Bóng Đá Toàn Cầu» lần thứ V đang diễn ra tại đây (từ 16/06 đến 04/07), và lần đầu tiên được trực tiếp truyền h́nh. Mặt khác, cả thế giới c̣n đang nh́n về Genève v́ một lư do khăng khít hơn với chính nghĩa của Algérie: cuộc đàm phán quốc tế để chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương (từ 16/04 đến 21/07/1954) cũng sắp ngă ngũ.
Năm 1954 cũng là thời điểm mà Rachid Mekloufi kí hợp đồng cầu thủ nhà nghề với «Câu Lạc Bộ Thể Thao Saint-Etienne» («Association Sportive de Saint-Etienne»). Nhờ tài vờn bóng, anh mau chóng trở thành thần tượng của tỉnh Saint-Etienne nói riêng, và của nước Pháp nói chung, trong khi không một đội bóng Algérie nào được quyền dự giải vô địch nhà nghề của Pháp hay chơi «Coupe de France», và 2 đội tuyển quốc gia chẳng bao giờ có thể đụng độ trong một trận cầu chính thức. Đẹp hơn nữa, đúng vào ngày Quốc Khánh 14/07 năm 1957, đội tuyển quân đội Pháp đoạt giải «Vô Địch Thế Giới Quân Đội» nhờ tài năng của Rachid Mekloufi. Anh trở thành biểu tượng của sự «hội nhập» thành công, với 4 lần được tuyển vào đội bóng quốc gia của Pháp. Cùng với một cầu thủ gốc Algérie khác là Mustapha Zitouni (trong số cả thảy 5 cầu thủ được tuyển), anh được xem là hy vọng lớn của Pháp trong «Giải Vô Địch Bóng Đá Thế Giới» lần thứ VI sắp được tổ chức từ ngày 08/06 đến 29/06 năm 1958 ở Thụy Điển.
Đùng một cái, 11 cầu thủ nhà nghề Pháp gốc Algérie (vừa tṛn một đội bóng!) bỏ trốn khỏi nước Pháp từ ngày 13/04 năm 1958. Không kể Mohammed Maouche bị bắt lại tại biên giới Pháp - Thụy Sĩ, 10 cầu thủ kia trốn thoát, một nửa chạy sang Tunisie (Mustapha Zitouni, Abdelaziz Ben Tifour, Abdou Boubekeur, Abdessalem Bekloufi và Amar Roulaii), nửa kia sang Thụy Sĩ (Rachid Mekloufi, Hamid Kermali, Saiid Brahimi, Hamid Bouchou và Moktar Aribi). Giới lănh đạo «Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc» Algérie tuyên bố họ sẽ thành lập ngay một «Liên Đoàn Bóng Đá Algérie» và xin gia nhập «Tổng Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới» («Fédération Internationale de Football Association», FIFA) để tham gia vào các cuộc thi đấu quốc tế và giải vô địch toàn cầu. Nhóm cầu thủ vượt biên sẽ là ṇng cốt của đội bóng quốc gia tương lai, và đột nhiên được khoác áo «đại sứ thể thao» của phong trào giải phóng Algérie. Ở Pháp, tờ «Le Monde» viết trong bài xă luận ngày 17/04 về cuộc đào tẩu: khán giả trên các sân vận động tại mẫu quốc tỏ ra nhạy cảm với chuyện bóng đá hơn cả mọi biến cố chính trị, và dường như vẫn chưa hết bàng hoàng v́ mẩu tin này. Năm ấy, Pháp đứng thứ 3 trong «Giải Vô Địch Bóng Đá Thế Giới»; nhiều người Pháp đến nay vẫn c̣n tiếc rẻ: nếu có Mekloufi, biết đâu Pháp chẳng vào đến chung kết!
Nhờ chơi hay, sau nhiều chiến thắng liên tiếp trước các đội đồng minh trong vùng, đội bóng của Algérie được xem là biểu tượng của chiến thắng không thể tránh của cuộc cách mạng dân tộc. Tất nhiên là Pháp phản công, và ngay từ 1958, FIFA chẳng những xoá tên các cầu thủ của Algérie mà c̣n ngăn cấm tất cả các đội bóng thuộc tổ chức của ḿnh chơi với đội này. «Liên Đoàn Bóng Đá Maroc» bị khai trừ dưới áp lực của Pháp năm 1958, v́ một trận đấu hữu nghị với Algérie, và chỉ được thâu nhận trở lại năm sau, trước sự phản đối của quốc tế. Nhưng năm 1962, Algérie giành được độc lập, và Liên Đoàn Bóng Đá xứ này đường hoàng trở thành hội viên mới của FIFA.
Vào thời điểm ấy, Algérie c̣n mắc chứng «lăng mạn cách mạng». Bóng đá nhà nghề bị xem là «phi xă hội chủ nghĩa». Khác với nhiều đồng đội, Mekloufi trở lại Pháp ngay để tiếp tục sự nghiệp nhà nghề, trước một dư luận Pháp phân vân giữa hai cách đối xử. Anh không bị kết tội đào ngũ, dù lúc trốn đi c̣n mặc quân phục của «Bataillon de Joinville», một đơn vị chuyên về thể thao của quân đội Pháp. Năm 1964, 1967, 1968, anh lại thêm 3 lần nữa thắng giải vô địch nhà nghề, và năm 1968, đoạt luôn «Coupe de France» với Saint Etienne. Khi trao cúp, tổng thống De Gaulle, người có biệt tài ban phát những công thức lịch sử, đă khen tặng thủ quân đội Saint-Etienne Mekloufi bằng một câu bất hủ: «Nước Pháp là anh» («La France, c'est vous»).
Nhưng Mekloufi không nhầm lẫn. Năm 1970, anh hồi hương vĩnh viễn, hy vọng đưa nền bóng đá nước ḿnh lên một tŕnh độ cao hơn. Lần lượt làm «Huấn Luyện Viên Quốc Gia» (1970-1972), rồi «Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Algérie» (1986-1988), anh không thành công trong chức vụ nào cả, v́ không thay đổi nổi năo trạng của giới lănh đạo quốc gia. Cầu thủ nhà nghề, anh là thần tượng bóng đá ở Pháp, nơi không phải là quê hương của anh. Trở về Algérie, anh không ngớt bị chỉ trích và bài bác, v́ quan điểm «quá nhà nghề». Dùng thuật ngữ bóng đá để diễn tả sự oái oăm ấy, có người đă chua xót hộ: «Rachid Mekloufi là một cầu thủ suốt đời phải chơi trên sân địch».
*
Kể từ ngày Algérie lấy lại chủ quyền, hai đội bóng quốc gia chưa bao giờ «đụng» nhau trong một trận đấu chính thức. Mặc dù ở hai bên đều có những đầu óc cởi mở, muốn dùng quả bóng để lăn qua một trang sử khác. Mặc dù chủ trương của FIFA là dùng sức mạnh của bóng đá để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi dân tộc. Dường như luôn luôn có một bàn tay vô h́nh nào đó phá đám. Có thể đó là sự vụng về chính trị. Tháng 04/1975, tổng thống Pháp Valérie Giscard d'Estaing lần đầu tiên viếng thăm nước Algérie độc lập; chỉ vài ba tháng sau, tổng thống Houari Boumediene của Algérie… quốc hữu hoá nốt những xí nghiệp quan trọng cuối cùng của Pháp tại đây. Có thể nó là sự mờ ám thể thao: trong «Giải Vô Địch Bóng Đá Toàn Cầu» lần thứ XII ở Tây Ban Nha, Tây Đức đá cuội với Áo sau khi dẫn 1-0, tỉ số cần và đủ để cả 2 được vào ṿng sau, loại Algérie nhờ hiệu số các bàn thắng thua. Với một kết quả khác (2-0: Áo bị loại, 1-1: Đức bị loại) Algérie sẽ vào ṿng hai và «đụng» đội Pháp, một trận cầu chắc chắn là «nẩy lửa».
Nhưng rồi sau nhiều do dự và thử nghiệm ở mức độ thấp hơn (giữa hai đội «Triển Vọng» («Espoirs») và hai đội nữ), nhờ sự kiên tŕ của bà Bộ Trưởng Thể Thao Pháp Marie-Georges Buffet, cuộc gặp gỡ được quyết định trong khuôn khổ một chương tŕnh trao đổi chính trị, kinh tế và văn hoá giữa hai nước, kí kết tại Alger tháng 04/2000. Lại trắc trở chính trị: những hành động khủng bố tại New York. Trong mọi giới, người ta đặt câu hỏi: có nên dời trận đấu lại một thời điểm khác chăng? Nhưng bà Bộ Trưởng Buffet không nao núng: «Hủy bỏ trận đấu là lăng nhục dân tộc Algérie». Rốt cuộc trận bóng đă diễn ra tại «Stade de France» ngày 06/10/2001. Lại bất ngờ thể thao: một số khán giả vác cờ Algérie ùa vào sân 15 phút trước c̣i kết thúc, trước sự chán ngán của giới quan chức cả chính trị lẫn thể thao đôi bên. Không c̣n làm chủ được t́nh h́nh, trọng tài ngừng trận đấu, cùng các cầu thủ rời sân cỏ. Sau 97 năm tồn tại và 612 bận ra quân, đây là lần đầu tiên một trận đá của đội Pháp bị cắt ngang. Với 84.000 euros (556.000 quan) tiền phạt phải trả cho FIFA v́ tội không bảo đảm nổi an ninh trên sân cỏ!
Tuy dở dang, dù sao ngày lễ hội đă diễn ra, và kết quả sẽ được FIFA chuẩn nhận. Ngoài tờ «Le Parisien», ít ai nghĩ đấy là một sự phá hoại có dự tính, mà chỉ là một sự bồng bột đúng nơi nhưng không đúng lúc. Và điều đáng giữ lại không phải là chiến thắng 4-1 của đội Pháp: chủ nhà đang hồi thịnh, trong khi khách viếng đang suy thoái. Điều đáng giữ lại là không khí b́nh thường của trận bóng. Khi đội «Triển Vọng» Pháp tiếp và thắng Algérie 3-0 năm 1984 ở Saint Ouen (một tỉnh ngoại ô Bắc Paris, nơi phần đông cư dân là người Bắc Phi), xe buưt của đội Pháp bị ném đá khi ra về, sau một trận cầu khá ác liệt. Đến nay, Henri Emile (huấn luyện viên của đội Pháp lúc ấy) c̣n rùng ḿnh mỗi khi nghĩ lại: «Bữa đó ở Saint Ouen, tôi vẫn tự hỏi có phải là ḿnh đang đá trên sân nhà?». Bây giờ th́ khác. Điều đáng giữ lại nữa là cuộc trưng cầu ư kiến trẻ nhỏ gốc Algérie trước trận đấu: nếu có những em muốn Algérie thắng Pháp, th́ nhiều em cũng chỉ chờ đợi một trận cầu thật hay, hoà càng tốt nhưng ai thắng cũng được. Có thể xem đấy là một hiệu ứng tốt: hiệu ứng Zidane.
Zinedine Zidane là một cầu thủ gốc Algérie và «hănh diện về gốc gác của ḿnh» như anh đă từng tuyên bố. Nhưng Zidane đă chọn làm người Pháp và khoác áo đội tuyển thiếu niên của Pháp từ tuổi 15. Bây giờ anh là linh hồn của đội tuyển Pháp, và ít ai băn khoăn hay bâng khuâng về xuất xứ của anh. Cũng chẳng ai nói với anh: «Nước Pháp là anh», nhưng Zidane là một trong những đại sứ thể thao của Pháp trong phái đoàn có mặt tại Moskova ngày 13/07/2001 vừa qua để giành với Bắc Kinh quyền tổ chức «Thế Vận Hội» năm 2008 cho Paris. Anh c̣n là biểu tượng của sự hội nhập thành công vào xă hội Pháp. Những người Pháp yêu bóng đá hănh diện khi anh đoạt giải «quả bóng vàng» (cầu thủ hay nhất) của Âu Châu năm 1998, và hồi hộp theo dơi sự nghiệp của anh ở Juventus hay Real de Madrid. Tất cả trẻ em Pháp, bất kể gốc rễ từ đâu, đều mơ tưởng trở thành Zidane, bởi v́ nhờ tài năng của Zidane một phần lớn mà nước Pháp đoạt chức vô địch thế giới bóng đá năm 1998.
Ngày nay, ít ai c̣n nhớ đến Rachid Mekloufi. Nhưng nếu không có Mekloufi, liệu sẽ có Zinedine Zidane chăng? Dù sao, những tên tuổi này chính là hai cái mốc quan trọng trên con đường tiến hoá của nền bóng đá Pháp. Nhờ những cầu thủ như Mekloufi mà ngày nay bao nhiêu Zidane mới có thể hội nhập không mặc cảm: mặc cảm phản quốc đối với quê cha đất tổ, hay mặc cảm tự ti với nước định cư. Và chính nhờ có những Zidane trong đội bóng, mà ngày nay Pháp mới lần đầu tiên liên tiếp đoạt 4 đỉnh cao nhất trong 5 năm 1998-2002: cúp vô địch toàn cầu 1998, giải vô địch quốc gia Âu Châu 2000, «Cúp Các Tổng Liên Đoàn Bóng Đá» lần thứ 5 năm 2001 («Coupe des Confédérations», tập hợp 5 nước vô địch trên 5 lục địa và khách mời), đồng thời đứng đầu thế giới theo bảng xếp hạng của FIFA cho đến tháng 5 năm 2002. Và nếu c̣n tiếp tục chơi bóng đá ở cấp cao nhất, chẳng ai nghĩ anh có thể sẽ vắng mặt trong đội h́nh Pháp, khi đến lượt Algérie phải tiếp đội tuyển Tam Tài trên sân vận động «Stade Olympique d'Alger» vào năm 2005 tới như vẫn dự tính. Cũng không ai nghi ngờ là khán giả bản xứ sẽ tiếp đón vô cùng nồng hậu đứa con vinh quang từ phương xa trở về này. Nếu không th́ quả đáng buồn, bởi v́ nó chỉ có thể hàm nghĩa rằng cuộc chiến tranh Algérie vẫn chưa chấm dứt, rằng bóng đá chỉ là sự tiếp nối của chiến tranh bằng những phương tiện khác.
10/2001, cập nhật 6/2004
____________
Tài liệu tham khảo:
1) Nhật báo thể thao L’Equipe, khoảng 01-10/10/2001
2) Pierre Lanfranchi, Mekloufi, un footballeur français dans la guerre d’Algérie. Trong: Les enjeux du football, Paris, Actes de la recherche en sciences sociales, Ed. du Seuil, số 103, 6/1994.