BÓNG ĐÁ PHÁP (2)
Blanc, Black, Beur Đề Huề
Vơ Quang Hào
Cách đây chưa xa, Pháp c̣n thường bị chế diễu là «vô địch thế giới các trận cầu hữu nghị». Ngày nay, thành tích của đội tuyển A Pháp là: vô địch thế giới 1 lần (FIFA World Cup 1998), vô địch Âu Châu 2 lần (UEFA Euro 1984, 2000), vô địch liên lục địa cũng 2 lần (FIFA Federations Cup 2001, 2003), và luân phiên đứng nhất hay nh́ trong bảng sắp hạng quốc tế của FIFA từ nhiều năm nay. Mặc dù đă thất bại bất ngờ và năo nề tại World Cup 2002 ở Hàn Quốc, giới quan sát bóng đá quốc tế vẫn tin rằng Pháp có nhiều triển vọng giữ Cúp Euro 2004 trên đất Bồ Đào Nha năm nay.
Tất nhiên, người bi quan vẫn có thể nghĩ rằng sự thành công của Pháp chỉ là nhờ may mắn. Thật ra, nó đă được chuẩn bị từ nhiều thập niên. Sức mạnh của nền thể thao Pháp nói chung, và của bóng đá nói riêng, đă manh nha và phát triển từ 2 chính sách ở hạ tầng cơ sở, là đào tạo và hội nhập.
*
Về đào tạo, nh́n từ dưới lên, trước hết có sự đào tạo trong khuôn khổ của nền giáo dục Pháp nói chung. Đó là các ban Thể Dục-Trí Dục (Sports-Etudes) ở bậc Trung Học, chia làm hai cấp. Cấp 1 cho học sinh các lớp 8 và 9, cấp 2 cho các lớp 10, 11, 12 và BEP (Brevet d’Etudes Professionnelles). Thí sinh có thể ghi tên thi, hoặc ở trường học, hoặc tại cơ sở địa phương của các cơ chế thể thao trung ương. Sau đó, những trường học có mở loại ban này sẽ cộng tác, về bóng đá chẳng hạn, với cơ sở địa phương của Liên Đoàn Bóng Đá Pháp (FFF - Federation Française de Football) để tổ chức thi tuyển, vào các tháng 4, 5, hoặc 6. Như vậy, các thí sinh trúng tuyển sẽ học đá bóng trong 5 năm trước khi thi tú tài, nếu chọn chuyên ngành này.
Bên cạnh loại ban Thể Dục-Trí Dục nói trên, c̣n có những trung tâm tiền tạo (préformation) của các cấp bóng đá địa phương, tai mắt hữu hiệu của bóng đá chuyên nghiệp. Các em có năng khiếu được theo dơi, tuyển chọn, rồi huấn luyện tại đây trước khi được giới thiệu vào những trung tâm đào tạo (centre de formation) của các câu lạc bộ nhà nghề. Khi được một câu lạc bộ nhận, các em - hay đúng hơn là gia đ́nh các em - kư với câu lạc bộ một hợp đồng học nghề (contrat d’apprenti hay contrat d’aspirant). Các em sẽ được dạy đá bóng trong 2 năm, song song với việc học chữ, hay học một nghề để cải nghiệp sau khi ngừng chơi bóng đá. Sau thời gian này, các em có thể kư những hợp đồng tập sự (contrat de stagiaire) năm thứ nhất, rồi năm thứ hai, và cuối cùng là hợp đồng nhà nghề (contrat professionnel). Ở Pháp, 2 câu lạc bộ nổi tiếng nhất về đào tạo là A. J. Auxerre và F. C. Nantes.
Ngoài các câu lạc bộ, nh́n từ trên xuống, c̣n có một trung tâm đào tạo cầu thủ nhà nghề khác của nhà nước là Viện Bóng Đá Quốc Gia (Institut National de Football) trước đặt tại Vichy, nay hoạt động trong khuôn khổ của Trung Tâm Kỹ Thuật Quốc Gia về Bóng Đá (Centre National Technique du Football). Nhiều cầu thủ quốc tế của Pháp đă được đào tạo tại đây (như J. P. Papin, N. Anelka, P. Christanval, T. Henry, W. Gallas, J. Rothen, L. Saha…, nếu chỉ kể những cầu thủ đă hoặc đang khoác áo đội tuyển A của Pháp). Được quan niệm vào năm 1976, và khởi xây năm 1985, Trung Tâm tọa lạc tại Clairefontaine-en-Yvelines (cách Paris khoảng 50 km), và từ năm 1998 mang tên là Trung Tâm Kỹ Thuật Quốc Gia Fernand Sastre (theo tên của vị cựu chủ tịch nhiều công lao của Liên Đoàn Bóng Đá Pháp, đă mất một tháng trước ngày tổ quốc ông đoạt cúp vàng vô địch thế giới).
Từ 1990, Liên Đoàn Bóng Đá Pháp đă mở tại Trung Tâm một cơ cấu tiền tạo cho các thiếu niên từ 13 đến 15 tuổi. Học viên được nhận qua các cuộc thi tuyển hàng năm, và học đá bóng ở đây trong 3 năm, trước khi được hướng dẫn vào, hoặc trung tâm đào tạo của một câu lạc bộ, hoặc một lớp Thể Dục-Trí Dục như đă nói ở trên. Được sử dụng như «Tổng Hành Dinh» chính thức của các đội tuyển quốc gia, cơ sở đồ sộ này hiện là đối tượng trầm trồ, thèm thuồng của cả thế giới, v́ sự tối tân và tiện nghi, hiển nhiên qua những số liệu sau:
- 56 ha bề mặt
- 66000 m2 cỏ, với 7 sân cỏ bóng đá,
- 3 sân bằng chất tổng hợp, 1 có mái che
- nhiều pḥng thể dục và tắm hơi
- 3 sân quần vợt
- 60 nhân viên thường trực
- 400 bữa ăn tự phục vụ và 150 bữa ăn b́nh thường
- 302 giường ngủ
- …
Với một hạ tầng cơ sở đa dạng, nhiều cấp bậc và chi nhánh như vậy, giới chuyên gia bóng đá cho rằng hiện Pháp đă đi trước các quốc gia lớn khác ở Âu Châu đến 10 năm trên vấn đề đào tạo cầu thủ, và không có ǵ đáng ngạc nhiên khi nền bóng đá Pháp đạt được những thành tích quốc tế cao nhất từ nhiều năm nay. Và sự thực là, từ một nước thiếu hụt nhân tài kinh niên, Pháp đă bắt đầu xuất cảng cả cầu thủ lẫn huấn luyện viên, không chỉ sang các thuộc địa Á - Phi cũ, mà sang cả các nước lớn của Âu Châu (như Anh, Đức, Ư, Tây Ban Nha,…).
*
Nếu hội nhập là tạo ra một thể thống nhất từ các mảnh rời, là vượt thắng mọi sự phân chia, kỳ thị để sống chung dưới một mái nhà, hay đấu tranh dưới một ngọn cờ, th́ vấn đề không chỉ đặt ra với người nước ngoài đến định cư tại Pháp, mà trước tiên ngay cả giữa người Pháp chính gốc với nhau.
Theo những tài liệu c̣n lưu giữ được, th́ bóng đá được giới thợ thuyền người Anh làm việc tại các cảng phía Bắc, và sinh viên du học tại Anh Quốc đưa vào Pháp khoảng cuối thế kỷ 19 (Le Havre Athlétique Club, đội bóng đầu tiên của Pháp được thành lập năm 1872). Mặc dầu nước Pháp đă định h́nh như một quốc gia tân tiến, xă hội Pháp lúc ấy vẫn c̣n là nạn nhân của một sự phân hoá ư thức hệ và chính trị thuộc vào loại vừa trầm trọng vừa dai dẳng nhất Âu Châu, giữa hai cánh tả (cộng hoà, phi tôn giáo) và hữu (truyền thống, Kitô giáo) - một sự phân ranh được thể hiện ngay cả trên b́nh diện thể thao gần suốt 2 thập niên đầu thế kỷ 20, bởi sự tồn tại song song của tất cả là 4 liên đoàn bóng đá, ít nhiều chịu ảnh hưởng của sự khoanh vùng chính trị, tôn giáo. Quan trọng nhất là Liên Hiệp Các Câu Lạc Bộ Thể Thao Điền Kinh Pháp (Union des Sociétés Francaises des Sports Athlétiques - USFSA), tổ chức đă đại diện cho quốc gia này trong các phiên họp thành lập Liên Đoàn Quốc Tế Bóng Đá (Fédération Internationale de Football Association - FIFA) năm 1904 ở Paris.
Trước đấy, để chống lại việc cải tổ giáo dục (khoảng thập niên 1880) nhằm tách rời học đường khỏi sự chi phối của tôn giáo, hàng giáo phẩm Kitô tại Pháp đă chủ trương duy tŕ ảnh hưởng của nhà thờ bằng cách tổ chức các cuộc thi đấu thể thao vào những ngày lễ hội, đặt dưới sự phối hợp của một cơ quan duy nhất là Liên Đoàn Thể Dục Thể Thao Của Các Thánh Bổn Mạng Pháp Quốc (Federation Gymnastique et Sportive des Patronages de France). Nhà thờ dùng bóng đá thay v́ bóng bầu dục như môn thể thao toàn đội có khả năng biểu hiện những giá trị xă hội đáng đề cao, dù thực ra những giá trị này chẳng có chi là đặc thù tôn giáo hay hữu khuynh hết cả.
Do ảnh hưởng của Kitô Giáo rất mạnh trong quân đội, bóng đá cũng trở thành tṛ tập huấn chính, trong t́nh h́nh quân dịch là một nghĩa vụ bắt buộc của thanh niên. Và sự chia rẽ nội bộ trầm trọng đến nỗi quân đội Pháp chỉ công nhận có một liên đoàn bóng đá duy nhất là USFSA, và cấm mọi quân nhân tham dự những trận cầu không do liên đoàn này tổ chức. Năm 1912, Pháp tiếp Thụy Sĩ tại sân vận động Saint Ouen, trong một trận hữu nghị không đặt dưới bảng hiệu của tổ chức này. Quân nhân Triboulet được tuyển vào đội h́nh, nhưng bị cấm ra sân giao đấu. Thủ giấy phép vắng mặt 36 giờ trong túi, anh chỉ chủ ư đến sân làm cổ động viên. Chẳng may, không biết v́ tổ chức luộm thuộm hay do phá hoại, đội Pháp chỉ tập hợp được 10 cầu thủ! Mềm ḷng trước sự năn nỉ của ban tổ chức, anh vào chơi và ghi tất cả 3 bàn, giúp Pháp thắng Thụy Sĩ 4-1. Về đến trại, người hùng của trận đấu bị cấp trên bỏ tù hết một tuần v́ bất tuân thượng lệnh.
Năm 1902, Henri Delaunay, một cầu thủ sau này trở thành nhân vật bóng đá nổi tiếng của Pháp và cả thế giới (cha đẻ của giải Euro ngày nay), có dịp xem tại Anh trận chung kết giành Cúp Liên Đoàn Bóng Đá Anh Quốc (Football Association Cup). Về nước, dựa vào vai tṛ lănh đạo của ḿnh trong FGSPF, ông lập ra Ủy Ban Liên Lạc Các Liên Đoàn Bóng Đá (Comité Français Interfédéral - CFI), rồi bắt chước Anh tổ chức một cuộc thi đấu giành Cúp Pháp Quốc, mở rộng cho mọi câu lạc bộ, không phân biệt thuộc liên đoàn nào. Nhờ sự thành công của giải này, ông thống nhất được 4 tổ chức ḱnh địch. Liên Đoàn Bóng Đá Pháp Quốc chính thức ra đời ngày 7/4/1919, và thế chân USFSA trong FIFA. Như vậy, chính nhờ bóng đá mà Pháp đă vượt thắng được phần nào sự phân hoá nội bộ, góp phần tái lập ư thức quốc gia dân tộc.
Về những người nước ngoài đến định cư tại Pháp, sự hội nhập được thực hiện qua nhiều giai đoạn, mà người ta có thể nhận biết rất rơ ràng qua tên tuổi của các cầu thủ trong đội h́nh của đội tuyển quốc gia mỗi thời kỳ.
Với sự phát triển của kỹ nghệ và 2 cuộc chiến tranh, đợt di dân đầu tiên là người Ư và Ba Lan. Nó bắt đầu khoảng trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất ít lâu, bởi lớp người đi t́m công ăn việc làm, và kéo dài sau cuộc thế chiến thứ hai một thời gian, do sự thiếu hụt nhân công trong công cuộc tái kiến thiết sau chiến tranh. Con cái của lớp người này là những cầu thủ nổi tiếng thế giới đầu tiên (như Raymond Kopa (tên thật là Kopazewski), Di Lorto, Roger Piantoni…) bên cạnh một số ít cầu thủ gốc Pháp chính cống.
Cũng do yêu cầu xây dựng hậu chiến, từ 1950 đă có nhiều gia đ́nh gốc Phi sang lập nghiệp, và các lớp di dân bắt đầu trộn lẫn. Bên cạnh các tên Ba Lan (như Cisowski, Glovacki, Ujlaki...) và Ư (như Di Nallo và Serge Chiesa...) đă xuất hiện những tên Bắc Phi như Ben Tifour, Zitouni và Mekloufi, v. v...
Từ cuối thập niên 1960, con cháu của những di dân thuộc các nước Phi Châu da đen bắt đầu được tuyển vào đội tuyển quốc gia. Nổi tiếng nhất là cặp hậu vệ gọi là đội pḥng ngự đen (la garde noire) thời ấy, với Marius Trésor và Jean-Pierre Adams. Những năm Platini, dưới chiếc đũa của nhạc trưởng này, đội Pháp có một hàng giữa nổi tiếng 5 châu, trong đó Luis Fernandez gốc Tây Ban Nha, Jean Tigana gốc Phi Châu và Platini gốc Ư, chỉ có Alain Giresse là gốc Pháp.
Do một chính sách đào tạo và hội nhập hoàn toàn tự giác, một mặt v́ thể thao, mặt khác để giải quyết những vấn đề xă hội (nạn du đăng), từ thập niên 1980 trở đi, có thể nói các cầu thủ gốc nước ngoài dần dần chiếm đa số trong đội tuyển Pháp. Hoàn cảnh văn hoá xă hội thua thiệt, kết hợp với những lợi thế quan trọng về thể lực, thường buộc phần lớn giới học sinh gốc Ả Rập và da đen chọn bóng đá làm đường tiến thân. Nước Pháp đă mang lại cho họ một sự đào tạo không thể có ở quê cha đất tổ; họ đă trả nợ bằng cách khoác áo đội tuyển Pháp với tất cả tận tụy. Trong đội h́nh vô địch thế giới 1998 và vô địch Âu Châu 2000, có Desailly, Thuram, Vieira, Karembeu, Wiltord, Henry, Anelka, Zidane (gốc Phi), Lizzarazu và Deschamps (gốc Basque), Djorkaeff (gốc Armenia), Pires (gốc Bồ Đào Nha), Trezeguet (gốc Argentina) chỉ c̣n Barthez, Blanc, Petit, Dugarry, và Guivarch là gốc Pháp.
Sự hội nhập này không phải không đặt vấn đề. Kỳ Euro 1996 tại Anh Quốc, Jean-Marie Le Pen, một chính trị gia cực hữu tỏ ư nghi ngờ tính chất đại diện cho nước Pháp của một đội bóng mà đa số là dân di cư da đen. Nhưng ông bị dư luận và các giới chính trị khác, cả tả lẫn hữu, kết án là kỳ thị chủng tộc. Nhiều huấn luyện quốc gia - ở mọi cấp - cũng đă từng nhận được loại thư yêu cầu giảm bớt số cầu thủ da đen trong đội h́nh. Nhưng nước Pháp là «Cộng Hoà Pháp», Pháp tịch không căn cứ trên màu da, chủng tộc, mà được quy định qua sự gắn bó với một thân phận, một tương lai chung. Tập thể huấn luyện viên đă đồng thanh trả lời: các cầu thủ được tuyển là những chân đá hay nhất, và họ đă khoác áo đội tuyển trong ư thức trách nhiệm và danh dự. Riêng Aimé Jacquet, huấn luyện viên đă đoạt cúp vô địch thế giới, th́ tuyên bố: «Tôi mừng có những cầu thủ da đen. Họ là cơ may của nền bóng đá Pháp».
C̣n người Pháp ngoài đường? Ngày nay, họ tự hào có một đội tuyển quốc gia đa chủng tộc, với lá cờ tam tài bóng đá, không chỉ mang 3 màu xanh, trắng, đỏ nữa, mà được tạo thành bởi 3 chữ b: blanc (da trắng), black (da đen) và beur (từ dùng để chỉ những người Bắc Phi thuộc thế hệ 2 hay 3).
________________
1) Fédération Française de Football (http://www.fff.fr)
2) Geoff Hare & Hugh Dauncey. - The Coming of Age: The World Cup of France 1998 (Trong: Gary Armstrong and Richard Giulianotti, Ed. - Football Culture and Identities. - Palgrave, 2001, tr. 41-51).