BÓNG ĐÁ THỤY ĐIỂN:
Mỗi Làng Một Đội Bóng…
Vơ Quang Hào
Trong thế kỷ 20, Thụy Điển được thế giới biết đến nhiều qua 40 năm phát triển của chế độ Dân Chủ Xă Hội (1932-1976) gọi là «mô h́nh Thụy Điển». Nhưng điều ít ai ngờ là nền bóng đá của nước này cũng đă tiến hoá theo một mô h́nh cùng tên, và đoạt được nhiều kết quả tương đối khả quan.
Bóng đá xâm nhập vào Thụy Điển từ năm 1870, và Liên Đoàn Bóng Đá Thụy Điển vẫn được kể là một trong 7 thành viên sáng lập của FIFA vào năm 1904. Thật ra, lúc ấy nó chỉ tồn tại như bộ phận của một tổ chức thể thao quốc gia lớn hơn, và cái bảng hiệu hiện nay (Svenska Fotbollförbundet – SVFF), chỉ chính thức được nh́n nhận vào năm 1906. Mặt khác, đội tuyển quốc gia bắt đầu thi đấu từ năm 1908, với những kết quả thảm hại (thua Anh 1-12 ở Thế Vận Hội Luân Đôn 1908, thua Đan Mạch 0-10 ngay trên sân nhà năm 1913). Nền bóng đá Thụy Điển chỉ thật sự cất cánh sau khi giải vô địch quốc gia được tổ chức năm 1925, và đến khi Cúp Thụy Điển ra đời năm 1941, th́ đă đạt được nhiều thành tích rất đáng nể.
Về giải vô địch bóng đá thế giới, Thụy Điển vào đến tứ kết năm 1934 tại Ư, đứng thứ 4 năm 1938 tại Pháp, thứ 3 năm 1950 ở Brasil, vào chung kết trên sân nhà năm 1958, đứng thứ 5 năm 1974 ở Tây Đức, đứng thứ 3 năm 1994 tại Hoa Kỳ, và vào được ṿng 2 năm 2002 ở Nhật. Về giải vô địch Âu Châu, Thụy Điển vào đến tứ kết năm 1964 tại Tây Ban Nha, vào bán kết năm 1992 trên sân nhà. Ngoài ra, Thụy Điển cũng đă từng đoạt huy chương vàng về bóng đá tại Thế Vận Hội Luân Đôn năm 1948, với một tuyển huấn viên người Anh (George Raynor) và 3 cầu thủ đă đi vào huyền thoại dưới cái tên ghép là GreNoLi (Gunnar Gren, Gunnar Nordahl và Niels Liedholm). Và nếu 3 chân đá này không bị loại khỏi đội h́nh quốc gia nhân danh «mô h́nh Thụy Điển», th́ chắc chắn là đội bóng xứ này c̣n đạt được nhiều kết quả khả quan hơn nữa, cụ thể trong 2 kỳ World Cup 1950, 1954.
Nhưng thế nào là «mô h́nh Thụy Điển» trong bóng đá? Đấy là một lề lối tổ chức và một phong cách thi đấu được xem là phản ánh bản sắc của quốc gia Thụy Điển. Và ngày nay, nếu cái danh xưng «mô h́nh Thụy Điển» đă hết giá trị về mặt chính trị, nó vẫn c̣n hiệu lực ít nhiều trong thể thao.
Về tổ chức, dường như nền bóng đá của Thụy Điển đă dứt khoát quay lưng lại bóng đá chuyên nghiệp như một khuôn mẫu. Dưới ảnh hưởng của lư tưởng «thể thao v́ thể thao», cũng như của các phong trào lành mạnh hoá xă hội, tiền bạc bị xem là một mối đe doạ lớn cho thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Và chính v́ cái lư do không tưởng quá khích ấy, mà Thụy Điển đă tự nguyện loại ra khỏi đội h́nh quốc gia bộ 3 GreNoli, khi họ trở thành cầu thủ nhà nghề cho câu lạc bộ Milan A. C. của Ư, dù tổng cộng 3 chân đá này đă ghi cho đội Milan tất cả là… 329 bàn trong suốt thời gian hành nghề!
Sau 20 năm nghiệp dư thuần túy (từ 1900 đến 1920), «mô h́nh bóng đá Thụy Điển» được vận dụng từ 1920 đến 1950, với những nét chính sau đây. Trước hết, bóng đá được xem là một sinh hoạt giáo dục hữu ích cho xă hội, và do đó được sự giúp đỡ tài chánh của nhà nước để phát triển cùng khắp. Phương châm của Liên Đoàn Bóng Đá Thụy Điển là: «mỗi làng một câu lạc bộ bóng đá» (đối với một quốc gia có chưa tới 9 triệu dân,… gần 1 triệu người chơi bóng đá trong các câu lạc bộ!). 2) Sau đó, đội tuyển quốc gia cũng như bộ phận bóng đá thanh thiếu niên, và bóng đá nữ được đặc biệt chú trọng. Thụy Điển là quốc gia đă thực hiện sự b́nh đẳng nam nữ trong thể thao từ lâu năm: ngày nay 1/3 thanh niên và 1/4 thiếu nữ, từ 13 đến 15 tuổi chơi bóng đá. Không có ǵ lạ nếu về bóng đá nữ, Thụy Điển là một trong 5 cường quốc hiện nay trên thế giới (Đức, Mỹ, Na Uy, Thụy Điển, và Trung Hoa).
Riêng về giải bóng đá cho câu lạc bộ, nét nổi bật ở đây là sự thành công của các câu lạc bộ tỉnh nhỏ, và sự thành công này thường được lư tưởng hoá và đề cao. Thật ra, sự kiện này có mặt trái là sự vi phạm luật lệ bóng đá nghiệp dư. Các tỉnh kỹ nghệ nhỏ thường có nhiều công ăn việc làm tốt hơn ở những thành phố đông dân, và nhờ vậy mà lôi kéo được nhiều cầu thủ hay về đầu quân. Mặt khác, nhiều cầu thủ giỏi bỏ ra nước ngoài để trở thành nhà nghề. Định nghĩa từ «nghiệp dư» mỗi ngày một lỏng lẻo hơn, và những chân đá đă xuất ngoại làm cầu thủ nhà nghề, lúc đầu bị loại khỏi đội tuyển quốc gia, sau này cũng được gọi về, khi Thụy Điển phải tổ chức World Cup năm 1958. Cuối cùng, chế độ nghiệp dư bị hủy bỏ vào năm 1967.
Điều này không có nghĩa là nền bóng đá của Thụy Điển từ nay bước vào chuyên nghiệp. Sau nhiều giai đoạn chuyển tiếp khá thận trọng, đội bóng đầu tiên khoác áo nhà nghề hoàn toàn là Malmö, một câu lạc bộ lớn quen thuộc với các cuộc thi đấu do UEFA tổ chức. Nhưng cuộc đổi đời của Malmö vào năm 1989, nghĩa là 22 năm sau khi băi bỏ chế độ nghiệp dư thuần túy, chỉ kéo dài nổi 5 năm. Đầu mùa giải vô địch 1994-1995, cùng với nhiều câu lạc bộ khác, Malmö trở về với quy chế bán chuyên nghiệp, xác định rằng chế độ bóng đá nhà nghề khó ḷng t́m được chỗ đứng trong văn hoá thể thao của Thụy Điển.
Về phong cách chơi, nền bóng đá của Thụy Điển chịu rất nhiều ảnh hưởng của Anh Quốc. Cả hai đều đề cao kỷ luật, tinh thần toàn đội, và sự gắn bó ngay thẳng giữa các cầu thủ. Không có ǵ đáng ngạc nhiên nếu, ở mức độ câu lạc bộ, 2 huấn luyện viên người Anh đă thành công lớn nhất tại đây là Bob Houghton ở Malmö, và Roy Hodgson ở Halmstad. Cũng như ở nhiều quốc gia khác, đấu pháp của đội tuyển quốc gia thường là đối tượng của những cuộc tranh căi. Điều đặc biệt là trên đất Thụy Điển, cuộc tranh luận giữa 2 phong cách tạm gọi là «bóng đá người máy» (nghiêng về tổ chức, kỷ luật, thể lực) và «bóng đá nghệ sĩ» (đề cao cảm hứng và kỹ thuật cá nhân), đă bắt đầu từ năm 1973 và chỉ kết thúc năm 1980 bằng một tài liệu chính thức của huấn luyện viên quốc gia Lars Arnesson, cũng gọi là «mô h́nh Thụy Điển», nhằm qui định từ đây đấu pháp của mọi đội tuyển quốc gia. Và người thông thạo mô h́nh này nhất, Sven-Goran Eriksson, chính là tuyển huấn viên của đội tuyển Anh ngày nay. Một cách đáp lễ của Thụy Điển cho Anh Quốc.
Liệu Thụy Điển sẽ làm được ǵ trong kỳ Euro 2004 lần này? Không bị áp lực dư luận phải chiến thắng bằng bất cứ giá nào (quy chế bán chuyên nghiệp, mặc dù hầu hết cầu thủ là dân chuyên nghiệp ở nước ngoài được gọi về), Thụy Điển có thể thi đấu một cách thoải mái, nên khả năng vượt thoát ṿng 1 (dù bị xếp vào «bảng tử thần» như ở World Cup 2002 hay một bảng khó như hiện nay) từ lâu đă trở thành thông lệ. Và đă từng vào đến tứ kết cũng như bán kết giải Euro, một kinh nghiệm thực sự mới lạ đối với Thụy Điển trên đất Bồ Đào Nha ngày nay chỉ c̣n có thể là trận chung kết. Nổi chăng?
Tài Liệu Tham Khảo:
1) L’ Équipe. Từ 10 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 2004.
2) Larousse Du Football. Dưới sự điều hành của Eugène Saccomano. Paris: Larousse, 1998.
3) Svenska Fotbollförbundet, Solna. Milestones of Swedish Football. Địa chỉ truy cập: http://www.svenskfotboll.se
4) Torbjorn Andersson & Aage Radmann. Everything In Moderation: The Swedish Model. Trong: Football Cultures And Identities. Gary Armstrong & Richard Giulianotti chủ biên. London: McMillan Press, 1999. Tr. 67-76.
5) Union Européenne De Football Association. Nyon. UEFA Euro 2004 Portugal – Vive o 2004! Địa chỉ truy cập: http://www.euro2004.com.