Tiep

CỘNG H̉A TIỆP:

Bóng Đá Của Ḍng Sông Xanh

 

 

Vơ Quang Hào

 

 

Đấy là một ḍng sông dài, chảy qua hay lượn quanh nhiều quốc gia ở Trung Âu, con sông xanh mà âm nhạc của ḍng họ Strauss đă làm cho bất tử, lúc th́ lặng lờ trôi vô sự, lúc lại cuồn cuộn lôi cuốn như điệu valse quay cuồng thật nhanh. Điều lư thú bất ngờ là con sông Đanuưp (Danube, Donau) ấy cũng đă đi vào lịch sử bóng đá, khi tên của nó được gắn liền với phong cách chơi của các nước đứng bên bờ sông, nhất là của 3 nhánh vàng Áo, Hungari và Tiệp Khắc.

 

Nền «bóng đá của miệt sông Đanuưp» mang 2 đặc điểm. Một, nó xuất phát từ những người Xcotland đến lập nghiệp đông đảo tại Trung Âu vào cuối thế kỷ thứ 19, chứ không phải từ Anh Quốc. Hai, phong cách chơi bóng ở đây có cái ǵ thất thường, khó ḷng đoán trước - phảng phất như con nước của ḍng sông, khi lững thững ung dung, lúc ào ạt tới tấp…

 

Một mặt, nh́n theo chiều dài lịch sử, bóng đá ở đây có những bước thăng trầm thật bất ngờ. Áo thường th́ chẳng mấy xuất sắc, nhưng trong thập niên 1930 cũng đă cống hiến cho thế giới một đội bóng tuyệt vời được ca ngợi là «đội bóng thần kỳ» («wunder team»). Hungari cũng bất thần nổi lên như cơn nước lũ trong thập niên 1950, cuốn trôi tất cả mọi địch thủ (thành tích trước World Cup 1954: 24 chiến thắng, 4 trận hoà, bị lọt lưới một bàn, và ghi mỗi trận trung b́nh 4 bàn), rồi sau đó th́ lặn cho đến nay. C̣n Tiệp Khắc th́ đă 2 lần vào chung kết World Cup năm 1934 và 1962, và một lần vô địch Euro 1976 (trên cả 2 đội vô địch và á địch thế giới năm 1974 là đội Đức của Beckenbauer và đội Hà Lan của Cruyff!), ch́m lỉm một thời gian, trước khi hoá thân thành Cộng Ḥa Tiệp để đến Bồ Đào Nha lần này trong tư thế đội số một có thể thắng giải. Mặt khác, nh́n trong cùng một trận đấu, lối chơi của các đội trong vùng cũng theo nhiều nhịp điệu khác nhau, lúc thong dong thư thả, lúc dồn dập ráo riết.

 

*

 

Bóng đá xuất hiện ở Tiệp dưới thời đế quốc Áo – Hung. Hai câu lạc bộ lớn của Praha được thành lập cùng năm 1893, và Liên Đoàn Bóng Đá Tiệp (Ceskomoravskư Fotbalovư Svaz - CMFS) ra đời vào năm 1901, gia nhập FIFA lần đầu năm 1907 và lần sau năm 1994. Nhờ sự phổ biến của «ceske ulice», một thứ bóng đá ngoài đường của trẻ em dựa trên vận tốc và nhanh nhẹn (thủ đô Praha là nơi mà nhiều đường phố nay vẫn mang dấu cấm chơi đá bóng ngoài đường, bên cạnh dấu cấm đậu xe!), bóng đá Tiệp phát triển nhanh và sớm đạt được nhiều thành tích. Năm 1911, Tiệp đă từng đoạt Cúp Âu Châu (lúc ấy c̣n dưới chế độ nghiệp dư) ở Roubaix (Pháp), trước khi kết hợp với Slovaquia để trở thành Tiệp Khắc vào năm 1918.

 

Về World Cup, Tiệp Khắc đă tham dự ṿng chung kết 8 lần, đoạt chức á địch 2 lần, năm 1934 tại Ư (Ư 2 - Tiệp 1), năm 1962 ở Chile (Brazin 3 - Tiệp 1), và vào đến tứ kết năm 1990 tại Ư. Về Cúp Euro, Tiệp Khắc tham dự ṿng chung kết cũng 4 lần, vô địch năm 1976 ở Nam Tư (Tiệp 2 - Đức 2, 5 – 3 trong lượt đá luân lưu 11 m), á địch năm 1966 tại Luân Đôn (Đức 2 - Tiệp 1), đứng thứ 3 năm 1960 ở Pháp (hạ Pháp 2 - 0), lại đứng thứ 3 năm 1980 tại Ư (Tiệp 1 - Ư 1, 9 – 8 trong lượt đá luân lưu 11 m). Về Thế Vận Hội, Tiệp Khắc cũng đă tham dự ṿng chung kết bóng đá 6 lần, đoạt huy chương bạc năm 1964 tại Tokyo (Hung 2 - Tiệp 1), huy chương vàng năm 1980 ở Moscova (Đức 0 - Tiệp 1).

 

Tuy vậy, từ ngày lấy lại chủ quyền năm 1993, Cộng Hoà Tiệp chưa đạt được thành tích ǵ đáng kể với đội tuyển quốc gia ở mức độ toàn cầu. Tiệp thất bại cả 2 lần trong cuộc chạy đua đoạt vé đến Pháp năm 1998 và sang Á Châu năm 2002. Trái lại, về Cúp Euro, Tiệp đoạt chức á địch năm 1996 ở Luân Đôn (Đức 2 – Tiệp 1), dù không vượt thoát được ṿng 1 năm 2000 ở Bỉ - Hà Lan. Chính v́ vậy mà lần thứ 3 này, với một đội bóng được kể là số 1 trên giấy tờ, Cộng Hoà Tiệp nôn nóng thực hiện giấc mộng lớn của mọi quốc gia nhỏ và «mới»: trở thành vô địch các quốc gia Âu Châu, trong bối cảnh các đại cường thi nhau rụng…

 

Tất nhiên, Cộng Hoà Tiệp hoàn toàn có tiềm năng thành công,  nhờ một phong cách đá không thay đổi. Vẫn lối chơi toàn đội chuyên đưa bóng sà và ngắn (học được từ huấn luyện viên Xcotland Johnny Madden hồi đầu thế kỷ), mặc dù các cầu thủ Tiệp đều cao lớn và đánh đầu giỏi. Vẫn những pha chuẩn bị chậm và kỹ trước khi rầm rập đổ vào ṿng cấm địa địch: không có chỗ cho sự t́nh cờ trong phong cách Tiệp, quả bóng chỉ là công cụ để phục vụ cho một thứ lôgic mà có người gọi là «sức mạnh của sự bi quan» (?) hiểu như ư chí muốn chứng minh với thế giới rằng «đánh giá thấp chúng tôi là một sai lầm» (Brian Glanville, The Story Of The World Cup, 1997). Nhưng đáng tiếc thay, vẫn cái số đen định mệnh dai dẳng mỗi khi phải thi đấu trận quyết định: «đội Tiệp chỉ thành công khi sợ đối phương» (Ivo Viktor, thủ môn của đội vô địch Âu Châu năm 1976). Và kỳ Euro 2004 này th́ Tiệp được kể là đội số 1 trong số 4 hay 5 đội có thể đoạt giải - nghĩa là có đủ lư do để chẳng sợ ai cả!

 

Nhất quyết giật cúp, kỳ này Tiệp động viên tất cả mọi tiềm lực. Một đội tuyển tập hợp được cả 3 thế hệ cầu thủ : lớp lính già từ kỳ Euro 1996 (Nedved, Smicer, Poborsky), thế hệ đương thời và nhóm trẻ đă đoạt Cúp Euro Triển Vọng ở Pháp năm 2002 (Cech, Jiranek, Grygera, Vachousek, Rozehnal, Hubschman và Baros). Nghĩa là một đội bóng trẻ nhưng không thiếu kinh nghiệm, đặt dưới sự chăn dắt của một tuyển huấn viên từng trải và nhiều tài năng, dù chưa nổi tiếng lắm ở ngoại quốc.

 

Karel Brückner chủ yếu chỉ hành nghề trong nước. Ông đă điều khiển 3 câu lạc bộ bản xứ (ASK Inter Bratislava, SK Sigma Olomouc, FK Drnovice) trước khi được giao cho vai tṛ huấn luyện viên của 2 đội tuyển U-23 và U-21. Sau khi Cộng Hoà Tiệp thất bại trong cuộc chạy đua đoạt vé tham dự World Cup 2002 ngay từ ṿng loại, Brüchner được phó thác trách nhiệm tuyển chọn và huấn luyện đội bóng quốc gia.

 

Già giặn về mặt tâm lư, khi nghe những lời than thở của Nedved («Đây có lẽ là dịp cuối để chiến thắng trong một cuộc thi đấu lớn cho Smicer, Poborsky và bản thân tôi») và Smicer («Chúng tôi chưa bao giờ và có lẽ sẽ chẳng bao giờ tham dự một World Cup nào được nữa»), Brüchner tuyên bố: «Tôi đă dựng đội bóng này đề nó chín tới vào kỳ World Cup 2006 ở Đức, nơi các cầu thủ lớn tuổi có thể chấm dứt sự nghiệp trong vinh quang». Ngược lại, để trấn an lớp trẻ, ông khẳng định: «Khi có 2 cầu thủ tương đương cho cùng một vai, tôi luôn luôn chọn người trẻ hơn». Hai lời hứa không nhất thiết mâu thuẫn, nhưng cũng chẳng dễ thực hiện song song.   

 

Mặt khác, Brüchner c̣n là một huấn luyện viên tinh tường về chiến thuật, quản lư đội h́nh và sức chơi. Trong 4 trận, ông đă t́m ra giải đáp cho các bài toán khó do 4 địch thủ hoàn toàn khác nhau về tầm vóc cũng như tham vọng đặt ra, dù bị dẫn trước 3 lần và nhận chơi với đội h́nh suy yếu 1 lần. Một trận chung kết mà nhiều người tiên đoán giữa đội Tiệp của Brühner và Bồ Đào Nha của Scolari - một cáo già chiến thuật khác - sẽ vô cùng hứng thú và bổ ích về mặt đấu pháp.

 

_____________

 

 

 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

1) Cagnaccy, Astolfo. Tchécoslovaquie: La Force du Pessimisme. Trong: Pays de foot: une passion et des styles. Paris : Autrement, 1998. Tr. 109-113.

 

2) Ceskomoravskư Fotbalovư Svaz, Praha. From The History Of The Czechoslovak And Czech Football. Địa chỉ truy cập: http://www.fotbal.cz.

 

3) L’ Équipe. Từ 10 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 2004.

 

4) Larousse Du Football. Dưới sự điều hành của Eugène Saccomano. Paris: Larousse, 1998.

 

5) Union Européenne De Football Association. Nyon. UEFA Euro 2004 Portugal – Vive o 2004! Địa chỉ truy cập: http://www.euro2004.com.