ThoNhiKy

 

BÓNG ĐÁ THỔ NHĨ KỲ:

 Chiếc Ch́a Khóa Định Mệnh? 

 

Vơ Quang Hào

 

 

 

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia nằm giữa hai châu Âu và Á. Từ điển Larousse của Pháp khẳng định: Thổ Nhĩ Kỳ là một nước Á Châu. Nhưng từ nhiều năm nay, quốc gia này đă liên tục vận động xin gia nhập Cộng Đồng Âu Châu. C̣n dân chúng trong nước th́, ngoại trừ một thiểu số người Hồi giáo cực đoan quyết liệt chống gia nhập, và một thiểu số khác chủ trương gia nhập vô điều kiện, phần đông dân chúng có lẽ sống trong t́nh trạng khủng hoảng căn cước trầm trọng. «Ta» là ai? Dân Âu hay người Á, ở Tây Phương hay thuộc Đông Phương? «Ta» cần hội nhập với Âu Châu hay nên đứng biệt lập? Nền bóng đá của Thổ Nhĩ Kỳ nhất thiết cũng thừa hưởng cái căn bệnh khủng hoảng căn cước đó.

Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ c̣n là một quốc gia gặp nhiều khó khăn nội bộ khổng lồ trong mọi lănh vực, như vấn đề người Kurdes, kinh tế chậm tiến và bấp bênh, hỗn loạn và bạo động chính trị. Từ đấy cũng phát xuất một t́nh cảm quốc gia khá cực đoan, thậm chí một số khuynh hướng có thể xem là phát xít. Nền bóng đá của Thổ Nhĩ Kỳ khó ḷng không ít nhiều phản ánh cái không khí ngột ngạt ấy.

Theo những tài liệu c̣n lưu giữ được, th́ bóng đá đă được giới thương gia Anh đưa vào các cảng Thổ Nhĩ Kỳ khoảng cuối thế kỷ 19, và nắm giữ việc tổ chức cho đến giữa thế kỷ 20, qua trung gian của Liên Hội Bóng Đá Istanbul (Istanbul Football League, 1904-1951). Mặc dù vấn đề tiên quyết được đặt ra lúc bấy giờ là chơi bóng đá có đi ngược lại những quy tắc của Hồi Giáo hay không, và do đó, hầu hết những cầu thủ đầu tiên đều thuộc kiều dân Anh hoặc gốc Hy Lạp, người Thổ Nhĩ Kỳ nói chung, nhất là giới sinh viên học sinh, cũng dần dần bị bóng đá quyến rũ mê mẩn. Nếu trận cầu xa xưa nhất trên đất Thổ đă xảy ra từ năm 1875, th́ phải chờ đến năm 1901 mới có trận đầu tiên giữa một đội Thổ Nhĩ Kỳ và một đội Hy Lạp; nhưng sau đó, chỉ  trong ṿng 10 năm (1905-1915), các câu lạc bộ lớn của quốc gia này như Galatasaray, Fenerbahce, Besiktas, Beykoz, Vefa, v. v…. đều lần lượt thành h́nh.


Và các câu lạc bộ trên đă góp phần không nhỏ vào việc, vừa đại chúng hoá bóng đá, vừa thoả măn t́nh cảm quốc gia dân tộc, bằng những chiến thắng trước các đội bóng của quân đội Anh, khi Thổ Nhĩ Kỳ c̣n bị quân đồng minh chiếm đóng vào những năm cuối của Đế Quốc Thổ. Sau đó, Liên Đoàn Bóng Đá Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye Futbol Federasyonu) ra đời và gia nhập FIFA, đồng thời với nền Cộng Hoà Thổ Nhĩ Kỳ, vào năm 1923. Và mặc dầu trên giấy tờ, đô vật vẫn c̣n được xem là môn thể thao quốc hồn quốc túy ở đây, bóng đá đă nghiễm nhiên trở thành môn thể thao số một tại Thổ Nhĩ Kỳ từ khoảng 1930 trên thực tế. Nhất là từ khi chế độ nghiệp dư, phổ biến từ 1940, cũng chính thức cáo chung, nhường chỗ cho bóng đá nhà nghề vào năm 1959, với các giải vô địch quc gia hạng nhất (1959), hạng nh́ (1963), và hạng ba (1967).

 

Nếu người dân Thổ Nhĩ Kỳ c̣n thường cay đắng nh́n về phía Âu Châu với lời than thở: «Chúng ta không tồn tại bên kia Edirne» (Edirne là thành phố giáp giới với Bungari), ư trách Cộng Đồng Âu Châu không muốn xem đất Thổ là một phần của lục địa này, th́ ngược lại, nền bóng đá của Thổ Nhĩ Kỳ, dù ở cấp bực quốc gia hay câu lạc bộ, đều là thành viên của UEFA từ năm 1962, và tham dự đều đặn các cuộc thi đấu do tổ chức này quản lư. Và ngày nay, câu hỏi chiến lược mấu chốt đặt ra cho cả đôi bên là: liệu Cộng Đồng Âu Châu c̣n có thể tiếp tục khép cửa vào mũi quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ măi không, nếu nền bóng đá của xứ này, chẳng những đă là một bộ phận của UEFA, mà c̣n tỏ ra có khả năng trở thành vô địch Âu Châu ở mọi cấp bậc?

Cho đến giữa thập kỷ 1980, bóng đá Thổ Nhị Kỳ chỉ là tiểu tốt ở Âu Châu, sống vất vưởng trên đôi niềm tự hào duy nhất và không có ngày mai, như chuyện đội tuyển quốc gia đă từng chiến thắng đạo quân Hung Nô của bóng đá trong thế kỷ 20 (Hungari thời vàng son) 3-1 năm 1956 trên sân Istanbul, và chuyện câu lạc bộ Fenerbahce cũng đă từng loại Manchester City thời dũng mănh trong cuộc tranh Cúp C1 của UEFA năm 1968. Chỉ từ khi giải vô địch nhà nghề trong nước mở cửa, cho phép nhập cảng cả huấn luyện viên lẫn cầu thủ giỏi nước ngoài vào, nền bóng đá Thổ mới thật sự cất cánh.

 

Đến nay th́ t́nh thế đă bắt đầu đảo ngược: không thiếu ǵ những cầu thủ Thổ kư hợp đồng nhà nghề với các câu lạc bộ lớn ở khắp Âu Châu. Về thành tích, ở cấp quốc gia, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mới đoạt vé tham dự ṿng chung kết World Cup của FIFA 2 lần cho đến nay (lần thứ nhất bị loại ngay từ ṿng đầu năm 1954 ở Thụy Sĩ, và lần thứ 17 năm 2002 vừa qua ở Nhật - Hàn Quốc), tham dự ṿng chung kết Euro cũng 2 lần (lần đầu năm 1996 tại Anh, và lần thứ nh́ vào đến tứ kết năm 2000 tại Bỉ - Hà Lan). C̣n ở cấp bực câu lạc bộ, Galatasaray cũng đă đoạt Cúp C2 của UEFA năm 2000, và Siêu Cúp Âu Châu cùng năm (Galatasaray 2 – Real Madrid 1).

 

Hơn bao giờ hết, nền bóng đá của Thổ Nhĩ Kỳ, như vậy, chính là một trong những chiếc ch́a khoá mở cửa vào tương lai cho quốc gia này, vừa đang muốn t́m lại niềm tự hào của quá khứ đế quốc vàng son, vừa đang trên đà Âu hoá mănh liệt từ thập niên 1980 (trước đấy, lối sống Âu Tây chỉ là chuyện tai nghe, mắt đọc, đối với phần đông dân chúng). Dù trong hiện tại, nó vẫn chủ yếu phản ánh, một mặt, mối quan hệ phức tạp với Cộng Đồng Âu Châu (vừa khao khát hội nhập chính trị, kinh tế, vừa âm thầm đối kháng văn hóa, tôn giáo), và mặt khác, những khó khăn sắc tộc nội bộ. Như mọi khách viếng đều có thể rùng ḿnh xác nhận, mỗi khi vào xem một trận cầu quốc tế tại Istanbul.

Mỗi trận cầu với Âu Châu là một cuộc biểu t́nh chính trị, ở cấp bậc quốc gia đă đành, mà ngay cả ở mức độ câu lạc bộ. Với quốc tế, biểu ngữ: «Chúng ta sẽ xoá bỏ h́nh ảnh của Sèvres» (hoà ước Sèvres kư năm 1920 là biểu tượng của sự hàng phục Âu Châu của cựu Đế Quốc Thổ), hoặc điệp khúc dữ dằn: «Châu Âu Châu Âu, nghe đây nghe đây, ầm ầm tiếng chân Thổ, những bước không ngăn nổi,   hỡi bọn Âu đồng ái, hăy lo mà tự vệ» («đồng ái = gay» là lời thoá mạ nặng nề nhất trong kho chữ nghĩa bản địa); với các nhóm thiểu số trong nước, một biểu ngữ khác: «Không yêu th́ xéo» (hoặc yêu Thổ Nhĩ Kỳ, yêu đội bóng quốc gia hay câu lạc bộ, hoặc cút đi). UEFA cấm hát quốc ca trong những trận đấu giữa các câu lạc bộ chuyên nghiệp, th́ người ta ngừng hát 1 giờ trước đó. Trận cầu Fenerbahce - Atletico Madrid bị ngưng giữa chừng năm 1991 v́ bị cúp điện, người ta đọc trên báo hôm sau: «Cả Âu Châu cười vào mũi chúng ta». Chưa kể những cuộc bạo động, đốt phá khi bị loại bởi một địch thủ Âu Châu vô danh. Một kư giả thể thao Thổ đă từng tự hào phát biểu: «Không đâu yêu bóng đá bằng xứ này». Vâng!... Nếu ta c̣n gọi đấy là bóng đá.

Hiện thời, điều rơ ràng duy nhất là: thay v́ phơi bày một đấu pháp độc đáo riêng, nền bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mang mỗi đặc trưng là nỗi ám ảnh thường trực: phải qua mặt Âu Châu để được Cộng Đồng Âu Châu chấp nhận.

 

Đấy chính là hoài băo lớn nhất mà Thổ Nhĩ Kỳ đă mang sang World Cup Á Châu năm 2002 vừa rồi. V́ phải bắt đầu khoảng 2 tuần sớm hơn thường lệ để tránh giông băo thường xuyên miệt Viễn Đông, đây là «World Cup của sự mỏi mệt» (Franz Beckenbauer). Các nước Âu Châu - nhất là các đội La Tinh - thi nhau rụng, trả một giá đắt đỏ cho đủ thứ giải và cúp, vừa nặng vừa dài, ở mức độ quốc gia hay lục địa. Thắng Đại Hàn 3-2 ở trận chung kết nhỏ, Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ ba trong cuộc thư hùng, ở Âu Châu chỉ thua mỗi á nguyên Đức. Cái giấc mơ làm lóa mắt Âu Châu để buộc Cộng Đồng Âu Châu phải chấp nhận «hiện thực Thổ Nhĩ Kỳ», như vậy, đă được thực hiện vượt chỉ tiêu. Huấn luyện viên và 23 cầu thủ dự giải trở thành bất tử: 300000 đồng tiền trị giá tổng cộng 15 triệu bảng thổ (1 bảng thổ tương đương với 1 đô la US) sẽ được lưu hành, với mặt phải là quốc kỳ mang hàng chữ «Cộng Ḥa Thổ Nhĩ Kỳ, World Cup 2002, đội bóng đứng thứ ba thế giới», và mặt trái mang tên thủ lănh liên đoàn bóng đá quốc gia, huấn luyện viên Senol Gunes và 23 tuyển thủ.

 

Cũng trong tinh thần ấy, nhưng với hào quang mới, Thổ Nhĩ Kỳ sang Pháp dự Confederations Cup lần thứ 4 năm 2003 (dành cho 6 quốc gia vô địch 6 vùng bóng đá, với 2 khách mời là vô địch và á địch hoàn cầu).  Mặc dù là một cuộc thi đấu chính thức của FIFA, Cúp này không được tất cả các quốc gia thành viên đánh giá cao, chính v́ thế mà Đức nhường giấy mời cho nước đứng thứ ba. Như Án Anh đi sứ, lần này đội tuyển quốc gia Thổ lên đường với sứ mạng du thuyết và quyến rũ. Tiếng nói của một nước đầu đàn như Pháp có trọng lượng đáng kể cho việc chấp nhận hay từ chối Thổ Nhĩ Kỳ vào Cộng Đồng Âu Châu. Nhưng làm sao có thể tin Pháp, khi cựu Tổng Thống Valérie Giscard d’Estaing không ngừng đả kích điều mà đương kim Tổng Thống Jacques Chirac hứa hẹn ủng hộ? «Sự gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là Cộng Đồng Âu Châu cáo chung» (tuyên bố ngày 8/11/2002). Giscard d’Estaing hiện là Chủ Tịch Công Ước Về Tương Lai Âu Châu (Convention sur l’Avenir de l’Europe), và đă gặp Giáo Hoàng Jean-Paul II (31/10/2002) trước khi phát biểu. Ư kiến của ông có thể phản ánh lập trường của Vatican hơn là nhà nước Pháp. Nhưng c̣n dư luận? Pháp đă chẳng từng được Giáo Hoàng ca ngợi là trưởng nữ của Nhà Thờ hay sao?

 

Dù sao, cũng cần phải nhắc nhở cho dân chúng Pháp rằng: Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một nền cộng ḥa như Pháp, rằng phụ nữ Thổ đă có quyền đầu phiếu từ năm 1923 chứ không phải đợi đến năm 1945 như đàn bà xứ họ, rằng Hồi Giáo chẳng những không ngăn cấm bóng đá, mà đội Thổ c̣n có khả năng thi đấu xuất sắc và chiến thắng trong bộ môn thể thao chính của Âu Châu. Hạ Colombia 2-1 ở trận chung kết nhỏ để đứng thứ ba, một lần nữa đội bóng lại thực hiện vượt chỉ tiêu cái sứ mạng được lịch sử giao phó.

 

Nhưng cũng chính v́ vậy mà thất bại bất ngờ trong ṿng loại để đoạt vé dự Euro 2004 ở Bồ Đào Nha lần này là một tai họa và một thảm kịch quốc gia. Khởi đi như giông băo, Thổ Nhĩ Kỳ chựng lại để cuối cùng bị Anh Quốc hất khỏi ghế đầu bảng, với 1 điểm hơn khít khao (20 - 19 điểm). C̣n hy vọng cuối cùng là trận đá vớt với Latvia, đội Thổ cũng thua luôn với một bàn cách biệt mong manh (0-1 ở Riga, và 2-2 tại Istanbul sau khi dẫn 2-0 cho đến phút 64!). Điều ô nhục là, nếu có một nền bóng đá nào đáng gọi là lính mới ṭ te, vô danh tiểu tốt (?) trong cuộc thư hùng sắp diễn ra, th́ đấy lại chính là anh Latvia này (đứng thứ 52 trong bảng xếp hạng của FIFA tháng 5 năm 2004, và cả nước có không hơn 8000 người chơi bóng đá có thẻ!).

 

Phải chăng đây là điềm gở báo hiệu sự từ chối mở cửa đàm phán về điều kiện gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ, tại phiên họp thượng đỉnh của Cộng Đồng Âu Châu ngày 12-13 tháng 12 sắp tới ở Copenhagen? Đứng trước cửa kho tàng mà lại đánh mất ch́a khoá, th́ chỉ c̣n có nước xổ thần chú. Khổ nỗi, câu thần chú đơn điệu của Âu Châu, lúc nào cũng loáng thoáng 2 chữ «nhân quyền», chẳng những đă luôn luôn khó nghe mà mỗi lần đọc lại dễ mắc nghẹn! Và nhất là không tṛn, không dễ lăn đi đâu cũng được, như quả bóng.

 

 

RFI, Mùa World Cup 2002

Cập nhật Mùa Euro 2004

__________

 

 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

 

1) Türkiye Futbol Federasyonu. - Turkish Football Association And Its Football History . -  (http://www.tff.org) 

 

2) Can Kozanoglu. - Beyond Edirne: Football And The National Identity Crisis In Turkey (Trong: Gary Armstrong and Richard Giulianotti, Ed. - Football Cultures And Identities. - London, McMillan Press, 1999, tr. 117-125).