ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, XĂ HỘI DÂN SỰ:
SUY NGHĨ VỀ
CUỘC CÁCH MẠNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Điều c̣n đau ḷng hơn cả sự không thực hiện được lư tưởng
có khi là sự trông thấy nó được thực hiện
(Cesare Pavese)
I) 1870-1975: VÀI DỮ KIỆN LƯ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ
1) BA ĐỊA BÀN CÁCH MẠNG
Làm thế nào đưa một cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa đến thành công? Đối với người cộng sản, câu trả lời hiển nhiên nhất là phải có một chiến lược cách mạng phù hợp với đặc tính của «h́nh thái kinh tế xă hội» đang cần thoát xác. Nghiên cứu một cách khách quan và nghiêm chỉnh xă hội đối tượng của cách mạng, v́ thế, phải là ưu tư số một của các đảng cộng sản: phát hiện những vấn đề căn bản của xă hội đó trong từng giai đoạn (độc lập, dân chủ, phát triển?), nhận diện giai đoạn phát triển của nó (tư bản tiên tiến, tư bản phôi thai hay tiền tư bản?), quan hệ giữa «hạ tầng» và «thượng tầng», giữa các «lực lượng sản xuất» và «quan hệ sản xuất», bản chất của nhà nước (nhà nước của các thế lực phong kiến, của giai cấp tư sản dân tộc hay lệ thuộc tư bản nước ngoài?), quan hệ giữa nhà nước (khoảng không gian của chính trị, chính xác hơn nữa, của bộ máy chính quyền) và xă hội dân sự (khoảng không gian ngoài nhà nước, của xă hội, văn hóa, khoa học, mỹ thuật, v.v...) (1) đều là những vấn đề không thể né tránh trong thực tiễn cách mạng.
Ngược với tiên đoán của Karl Marx về sự tiêu vong của chủ nghĩa tư bản, nền kinh tế tư bản, dù chao đảo nghiêm trọng v́ chiến tranh và khủng hoảng (như năm 1929), không hề ở trong t́nh trạng «giẫy chết». Chẳng những thế, từ 1870, nó c̣n chuẩn bị bước vào tương lai trên hai chân vững chắc, một mặt, với sự bành trướng của chế độ thuộc địa, mặt khác, với sự bắt rễ của thể chế dân chủ đại nghị ngay tại các nước Tây Phương. Nhờ tác động qua lại giữa chính quốc và thuộc địa, giữa «thượng tầng» và «hạ tầng», giữa chính trị và kinh tế,... thay v́ tiêu vong, chủ nghĩa tư bản đang mỗi ngày một được củng cố ở các quốc gia công nghiệp, và từ từ được quốc tế hóa. Nếu sự thực này ngày nay (1990) đă được công nhận như một điều hiển nhiên, trong quá khứ nó vẫn thường bị đánh giá sai lạc, v́ một số giáo điều của chủ nghĩa Marx-Lênin, như: «chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản» - trong khi chủ nghĩa đế quốc đi trước và mở đường cho chủ nghĩa tư bản (2), và «dân chủ thực sự hoàn toàn mâu thuẫn với dân chủ h́nh thức» - trong khi dân chủ thực sự chính là dân chủ h́nh thức, cộng thêm những điều kiện cần thiết để thực thi các quyền tự do dân chủ, v. v...
Thực ra, nhiều lư thuyết gia theo Marx như Kautsky và Gramsci cũng đă nhận thức được những thay đổi sâu sắc trong xă hội tư bản và đă bắt đầu suy nghĩ về một chiến lược cách mạng thích hợp với các quốc gia Tây Âu. Nhưng trong khi họ c̣n đang ở vào thời kỳ thai nghén, th́ cuộc cách mạng tháng 10-1917 của Lênin đă nổ bùng ở Nga. Bên cạnh vấn đề «làm thế nào làm cách mạng xă hội chủ nghĩa ở các nước tư bản tiên tiến» nẩy sinh một câu hỏi khác, «có thể áp dụng chiến lược cách mạng của Đảng Cộng Sản Nga (ĐCSN) vào hoàn cảnh ở Tây Âu hay không?». T́nh h́nh c̣n trở nên phức tạp hơn nữa, với sự xuất hiện của các phong trào giải phóng thuộc địa, muốn tiến thẳng từ một nước nông nghiệp lạc hậu, vừa mang nặng vết tích của «phương thức sản xuất phong kiến» («Châu Á»?), vừa sống dưới sự lũng đoạn hoặc ngay cả sự cai trị trực tiếp của các nước phát triển Tây Âu, lên một xă hội, trên nguyên tắc, chỉ có thể đến sau chủ nghĩa tư bản!
Nói chung, ở nửa đầu thế kỷ thứ 20, người ta có thể kể đến ít nhất là 3 địa bàn cách mạng trên thế giới: các quốc gia phát triển, những xứ kém mở mang, và các nước thuộc địa. Trong khi mỗi địa bàn cách mạng đ̣i hỏi một chiến lược cách mạng riêng biệt, với sự h́nh thành của «Đệ Tam Quốc Tế» và sự thần phục của các đảng cộng sản năm châu vào một chủ nghĩa («chủ nghĩa Marx-Lênin») cùng với một trung tâm điều khiển («Komintern»), cuộc tranh luận về chiến lược cách mạng dần dần đi vào ngơ cụt, và bị đơn giản hóa vào một khuynh hướng nguy hại, đó là sự rập khuôn theo cuộc cách mạng Nga - một cuộc cách mạng đặc thù, mặc dù không có giá trị phổ biến, đă trở thành mẫu mực v́ lư do thời cuộc. Việc phát hiện một chiến lược cách mạng phù hợp với các nước tư bản tiên tiến rơi vào lăng quên, và ở các xă hội lệ thuộc, nếu một đường lối cách mạng khác được áp dụng, nó chỉ là một giai đoạn cần phải gấp rút vượt qua. Trường hợp phải t́m một lư do ngoại sinh cho sự thất bại của cuộc cách mạng ở Việt Nam, th́ đây là lư do đầu tiên.
2) GIAI ĐOẠN ĐẢ PHÁ: HAI MÔ H̀NH CÁCH MẠNG
Cuộc cách mạng nào cũng có hai giai đoạn, đánh đổ cái cũ và xây dựng cái mới. V́ tính chất vũ băo và triệt để của nó, giai đoạn đả phá thường được đồng hóa với toàn bộ một cuộc cách mạng. Cuộc tranh luận về chiến lược cách mạng - lật đổ xă hội cũ - ở các quốc gia tư bản phát triển xoay quanh một số trục chính, với những khái niệm và nhận định có tầm quan trọng quốc tế. T́m hiểu cuộc tranh luận này, v́ thế, cũng có thể giúp chúng ta có một cái nh́n sáng sủa hơn về cuộc cách mạng ở Việt Nam.
Đầu tiên là sự phân biệt giữa hai khái niệm: «thời đại» và «bối cảnh lịch sử». Nếu nửa đầu thế kỷ thứ 20 được đánh giá, trên hướng đi lên, như một thời đại thuận lợi (sự xuất hiện của chủ nghĩa Marx-Lênin, của nhà nước xă hội chủ nghĩa đầu tiên ở Liên Xô, của cao trào giải phóng thuộc địa và các tổ chức công nhân ngày càng lớn mạnh ở những nước tư bản), khoảng thời gian giữa hai cuộc thế chiến lại là một bối cảnh không nhất thiết phải thuận lợi cho cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa ở Tây Âu (nhà nước tư bản c̣n vững vàng, chế độ dân chủ h́nh thức được chấp nhận rộng răi, phong trào công nhân nói chung c̣n cô lập và thiếu ư thức cách mạng). Bối cảnh lịch sử ở Tây và ở Đông Âu (Nga) khi nổ ra cuộc cách mạng tháng 10-1917, do đó, rất khác nhau.
Sự khác biệt về bối cảnh đó được thể hiện cơ bản ở bản chất của nhà nước: một bên là nhà nước nghị viện của giai cấp tư bản đă trưởng thành, một bên c̣n là nhà nước quân chủ của giai cấp quư tộc phong kiến. Ở Nga, «nhà nước là tất cả» trong lúc xă hội dân sự c̣n ở trong t́nh trạng «nguyên thủy và nhẽo nhoẹt» - do đó, không có khả năng chống trả lại một cuộc cách mạng; ở Tây Âu, nhà nước chỉ mới là một «chiến hào bên ngoài», trong khi xă hội dân sự lại là một hệ thống những «đồn lũy và pháo đài» kiên cố - v́ thế, có tiềm lực kháng cự lâu dài với cách mạng (Gramsci). Nếu ở Nga, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản có thể xem như đă hoàn thành sau khi chiếm lĩnh được nhà nước phong kiến, ở Tây Âu, nó không thể thành công, nếu chưa chinh phục được xă hội dân sự.
Từ phân tích này nẩy sinh hai chiến lược cách mạng trái ngược nhau. Nếu tất cả lực lượng sống của đối phương đều tập trung vào một bộ máy hành chánh - chính trị, đảng cộng sản có thể làm cách mạng như tiến hành một cuộc «chiến tranh di động» (Gramsci), đánh bại giai cấp quư tộc bằng «chiến lược lật đổ» (Kautsky) nhà nước phong kiến. Ngược lại, nếu lực lượng của địch thủ được dàn trải trên mặt phẳng sâu rộng của một xă hội dân sự tự chủ, đảng cộng sản phải làm cách mạng như tiến hành một cuộc «chiến tranh đường hầm» (Gramsci), bằng «chiến lược tiêu hao» (Kautsky), chinh phục từng vị trí của giai cấp tư sản, trong đó nhà nước chỉ là một khâu, đầu tiên hay cuối cùng, của cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa.
Nói cách khác, trái với tại Đông Âu, giai cấp công nhân không thể nào làm cách mạng xă hội chủ nghĩa ở các nước công nghiệp tiên tiến, nếu lư tưởng cộng sản chủ nghĩa chưa được toàn thể xă hội chấp nhận, và nếu chưa có một liên minh tất cả các giai cấp trong xă hội nhằm chống lại sự bóc lột của giai cấp tư bản, trên cơ sở của hệ tư tưởng vô sản. Theo quan điểm này, việc phổ biến hệ tư tưởng cộng sản và liên kết với các giai cấp khác trở thành điều kiện tiên quyết của cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa ở Tây Âu. Vấn đề liên minh giai cấp (3), tự nó đă quan trọng, do đó, càng ngày càng giữ vai tṛ mấu chốt trong chiến lược cách mạng.
Dù sao, từ đây về sau và đứng về mặt lư luận, tùy theo địa bàn và chiến lược cách mạng áp dụng, người ta có thể xác định hai mô h́nh cách mạng đối lập, cái thứ nhất dựa vào chiến lược của Lênin ở Nga, cái thứ hai dựa vào sự phân tích của Gramsci về Tây Âu. Sự đối lập của hai mô h́nh được xây dựng trên nhiều cặp khái niệm tương phản quan trọng, xuất phát từ sự phân biệt cơ bản giữa nhà nước và xă hội dân sự, dù quan niệm về xă hội dân sự thật ra cũng không hoàn toàn nhất quán giữa các khuynh hướng và những người theo chủ nghĩa Marx, ngay cả giữa Marx và Gramsci (1).
Nhà nước |
Xă hội dân sự |
Thống trị |
Lănh đạo |
Chuyên chính |
Ưu thế |
Cưỡng ép |
Đồng thuận |
Bạo lực |
Thuyết phục |
Trong mô h́nh cách mạng của Lênin (L1), giai cấp công nhân, liên kết với giai cấp nông dân, lật đổ nhà nước phong kiến, rồi sau khi chiếm lĩnh bộ máy nhà nước, quyết tâm thực hiện «chuyên chính vô sản», «thống trị» các giai cấp đối lập: «cưỡng ép» chấp nhận hệ tư tưởng cộng sản, dùng «bạo lực» cách mạng (công an và quân đội) nếu cần. Trong mô h́nh của Gramsci (G1), giai cấp công nhân liên minh với các thành phần xă hội khác, không chủ tâm thực hiện chuyên chính mà chỉ nhằm nắm «ưu thế» trong khối đoàn kết, «lănh đạo» mặt trận bằng trí tuệ và đạo đức của ḿnh, rồi từng bước đi đến «đồng thuận» xây dựng xă hội cộng sản, bằng sự «thuyết phục» các giai cấp khác. Dĩ nhiên, cả hai mô h́nh miêu tả ở đây đều chỉ là những khuôn mẫu lư tưởng.
Trên thực tế, với sự rập khuôn theo cuộc cách mạng ở Nga, con đường bạo hành của Lênin trở thành mô h́nh chính thống. Đường lối tiệm tiến của Gramsci bị đánh giá như mô h́nh của sự thỏa hiệp hay của chủ nghĩa xét lại; mặc dù thỉnh thoảng vẫn c̣n được nhắc nhở tới ở Tây Âu trước sự bế tắc của giải pháp bạo động cách mạng, nó hoàn toàn không có chân đứng nào ở Việt Nam, thậm chí có lẽ cũng chẳng được bao nhiêu người biết đến.
3) VIỆT NAM: PHÂN TÍCH XĂ HỘI & CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG
Áp dụng vào trường hợp của Việt Nam, cuộc tranh luận về chiến lược cách mạng này có khả năng soi sáng một số vấn đề. Cụ thể là nó có thể giúp chúng ta t́m hiểu và đánh giá những đặc điểm của cuộc cách mạng Việt Nam, thông qua sự phân tích xă hội, việc hoạch định và vận dụng chiến lược cách mạng, v. v...
Đầu tiên, sự phân biệt giữa «thời đại» và «bối cảnh» cho phép chúng ta đưa ra một số nhận định. Đó là, khi cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ hai kết thúc (1975):
a) Thế giới không c̣n ở vào thời đại cách mạng nữa mà ngược lại. Ư đồ của Stalin, muốn đổi hướng nền ngoại thương của các quốc gia Á Phi về phía Liên Xô và khối xă hội chủ nghĩa sau 1945, đă hoàn toàn thất bại. Chế độ tư bản, mặc dù gặp nhiều khó khăn, vẫn nắm được ưu thế trong nền kinh tế thế giới, và đă nhiều lần chứng tỏ có khả năng vượt qua những cuộc khủng hoảng nhất thời; ngược lại, mô h́nh phát triển xă hội chủ nghĩa đă mất hết mọi khả năng thuyết phục v́ những sai lầm nghiêm trọng về mọi mặt, và những thành tựu kinh tế quá khiêm tốn (4).
b) Bối cảnh của Việt Nam cũng không hoàn toàn sáng sủa và rất bấp bênh. Miền Bắc phấn khởi trước viễn tượng thống nhất đất nước; miền Nam, sau 20 năm chống cộng, lo ngại chính sách trả thù và sự áp đặt chế độ cộng sản. Đó là chưa nói đến chủ nghĩa bá quyền và chính sách bành trướng của Trung Quốc. Trường hợp phải t́m một lư do ngoại sinh khác cho sự thất bại của cuộc cách mạng ở Việt Nam, th́ đây là lư do thứ hai.
Nhưng nguyên nhân chính của sự thất bại đó chỉ có thể nằm ngay trong bản thân của cuộc cách mạng Việt Nam, nghĩa là trong những khuyết điểm hay nhược điểm của chiến lược cách mạng đă áp dụng, cũng như trong sự phân tích kinh tế xă hội đă làm nền tảng cho cuộc cách mạng ấy. Nói cách khác, nó phải chủ yếu là một lư do nội sinh.
Đầu tiên là chiến lược cách mạng. Ngay từ những ngày sơ khởi (1930), «Đảng Cộng Sản Việt Nam» (ĐCSVN) đă h́nh dung cuộc cách mạng đất nước như bao gồm hai giai đoạn liên tiếp: «cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân» trước, rồi sau đó «cách mạng xă hội chủ nghĩa». Nhưng cuộc cách mạng nào, như đă nói, cũng bắt buộc phải trải qua hai giai đoạn: đập đổ và xây dựng. Ở đây, người ta đứng trước một sự nhập nhằng: cuộc cách mạng Việt Nam sẽ là hai cuộc cách mạng liên tiếp nhưng riêng rẽ với đầy đủ 4 giai đoạn, hay, cuộc cách mạng Việt Nam chỉ là một cuộc cách mạng độc nhất với hai giai đoạn, đả phá (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và xây dựng (cách mạng xă hội chủ nghĩa)? Qua những bài viết của Trường Chinh, thực tế có thể là cả hai giải đáp đều đúng - dù cái sau có phần ưu tiên hơn - và giải đáp nào rốt cuộc sẽ được áp dụng, điều đó thật ra tùy thuộc tương quan lực lượng giữa hai phe cách mạng và chống cách mạng (5). Nhưng nếu đây là một sự mù mờ - dù chỉ là trong tâm trí của một số người đă tham gia cách mạng, th́ sự mù mờ đó cũng không thể không tạo ra ít nhiều hậu quả.
Hơn nữa, chiến lược hai cuộc cách mạng này dựa trên một phân tích xă hội, mô phỏng theo phân tích của Mao Trạch Đông về xă hội Trung Quốc, và đă được phổ biến rộng răi ở Việt Nam qua ng̣i bút của Trường Chinh. Theo Mao Trạch Đông, Trung Hoa vào nửa đầu thế kỷ thứ 20 là một xă hội «nửa thuộc địa - nửa phong kiến»; đối với Trường Chinh, cũng trong khoảng thời gian ấy, Việt Nam là một nước «thuộc địa - nửa phong kiến». Sự phân tích này rất có cơ sở, vào những năm trước hiệp định Genève; tất cả vấn đề là nó c̣n có hiệu lực hay không, áp dụng vào miền Nam sau khi đất nước bị chia đôi. Điều hiển nhiên là ĐCSVN đă không hoàn thành, tệ hơn nữa, không khởi sự một phân tích toàn bộ nào khác cho xă hội - rất phức tạp - của miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975. Nếu đây là một thiếu sót, th́ khiếm khuyết này cũng khó ḷng không để lại một số hậu quả.
Nh́n một cách tổng quát, chiến lược cách mạng của ĐCSVN, như vậy, bao hàm hai ẩn số. Cái đầu tiên là động cơ đă thực sự xui khiến bao nhiêu thanh niên nam nữ Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi, từ thôn quê đến thành thị, tới với Đảng. Liệu những thành phần xă hội đă đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng v́ chủ quyền dân tộc và tự do dân chủ (trí thức), và v́ quyền tư hữu ruộng đất (nông dân) sẽ bước thêm một bước nữa với Đảng, chấp nhận hy sinh tất cả các quyền tự do công cộng, hoặc từ bỏ giấc mơ làm chủ mảnh ruộng của ḿnh chăng? Cái thứ hai là nhịp độ tiến hóa của xă hội đối tượng của cách mạng. Liệu xă hội Việt Nam sẽ bất động trong suốt quá tŕnh của một cuộc chiến tranh giải phóng trường kỳ, sẽ đứng yên trong cùng một khung phân tích từ năm 1930 đến năm 1975 chăng?
II) TỪ THẮNG LỢI ĐẾN BẾ TẮC
1) CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN: ĐOẠN ĐƯỜNG ĐĂ ĐI
So với hai mô h́nh cách mạng của Lênin và của Gramsci đă phác họa, chiến lược cách mạng của Việt Nam - cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân - gần với mô h́nh nào? Thật ra, nó căn bản dựa vào chiến lược của cuộc cách mạng Trung Quốc, nhưng dù sao cũng gần gũi với mô h́nh của Lênin hơn là của Gramsci. Nhưng khác với Trung Quốc, cuộc cách mạng Việt Nam đă phải kéo dài hơn 30 năm, với tất cả những rủi ro của một cuộc kháng chiến quá dai dẳng (t́nh h́nh thế giới thay đổi, xă hội đối tượng của cách mạng cũng tiến hóa, trong khi chiến lược cách mạng nhiều khi đă trở thành xơ cứng).
Trong một xứ thuộc địa - nửa phong kiến, lực lượng phản cách mạng chủ yếu nằm ở nhà nước, và nhà nước nằm trong tay tư bản nước ngoài, với sự hỗ trợ của các thế lực phong kiến trong nước. Thực chất của vấn đề cách mạng, do đó, là đánh đổ nhà nước lệ thuộc; ở đây, cách mạng Việt Nam có thể được hiểu theo mô h́nh của Lênin. Nhưng cũng trong một xứ thuộc địa - nửa phong kiến, lực lượng cách mạng lại không thể trông cậy vào một giai cấp công nhân hùng mạnh mà chủ yếu vào một liên minh công nông, đôi khi mở rộng ra đến các giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc, để cô lập giai cấp địa chủ phong kiến bằng một cuộc cải cách ruộng đất; ở đây, cách mạng Việt Nam vẫn c̣n có thể chính yếu được hiểu theo mô h́nh của Lênin (lấy liên minh công nông làm «liên minh chiến lược», sự liên kết với các tầng lớp bên trên chỉ có ư nghĩa chiến thuật). Thực tế là, để đối phó với chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, sự liên kết lâu dài và có tầm quan trọng chiến lược với các giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc, được cụ thể hóa và bảo đảm bằng một cương lĩnh chính trị hợp lư và thành thực, chưa trở thành một bó buộc khách quan.
Giữa thời điểm 1954 và thời điểm 1975, đă có những thay đổi nào? Biến đổi quan trọng nhất là quan hệ giữa nhà nước và xă hội dân sự, xuất phát từ sự phát triển về mọi mặt của xă hội dân sự Việt Nam. Nhưng đây lại là một sự phát triển không đồng đều (6) với những tác động rất khác nhau trên các giai đoạn trước sau của một cuộc cách mạng.
Theo một đánh giá thuần «kinh tế chủ nghĩa», có thể là không có bao nhiêu thay đổi quan trọng: trừ 5 năm đầu và 5 năm cuối, vấn đề xây dựng kinh tế miền Nam đă phải nhường quyền ưu tiên cho cuộc chiến tranh chống cộng; miền Nam chỉ mới là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa c̣n phôi thai. Nhưng nh́n từ những quan điểm khác, sự Mỹ hóa miền Nam không phải là một hiện tượng hời hợt. Một, về mặt văn hóa, miền Nam là một hệ thống mở: người dân miền Nam có thể theo dơi tin tức trên khắp thế giới, và không lạ lùng ǵ trước sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu (Ba Lan, Hungaria, Tchécoslovaquia), cũng như những tiến triển về mọi mặt của Tây Âu. Hai, về mặt xă hội, cùng với sự phát triển tiệm tiến của các tầng lớp trung lưu, người dân đô thị đă bắt đầu bị tiêm nhiễm nặng bởi những thói quen của một xă hội tư bản tiêu thụ. Ba, về mặt chính trị, trong giới hạn của một chế độ độc tài hữu khuynh - nắm chặt chính trị nhưng thả lỏng các lănh vực khác -, dân chúng tuy phải sống g̣ bó nhưng, một mặt, không đến nỗi mất sạch các quyền tự do cá nhân, mặt khác, đôi khi c̣n có dịp xuống đường thực tập đấu tranh đ̣i hỏi các quyền tự do dân chủ.
Khác với cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất, để đối phó với «chủ nghĩa thực dân kiểu mới», việc mở rộng khối đoàn kết ra đến các tầng lớp bên trên là một yêu cầu khách quan lâu dài, ít nhất ở thành thị. Liên minh chiến lược, do đó, chỉ có thể và phải là một liên minh tất cả các giai cấp, có giá trị trong ngắn hạn, trong trung hạn và ngay cả trong dài hạn. Chính sách đoàn kết với các giai cấp ngoài công nông, dù lúc đầu có thể chỉ có tính chất chiến thuật, dần dà trở thành chiến lược trước một đối phương hung hăn và khả năng sa lầy của «cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam». Có thể nói là từ sau khi Mỹ đổ bộ (1965), thật sự có khả năng khách quan (7) xây dựng một liên minh lâu dài - một «thoả hiệp lịch sử» giữa những người đại diện cho các giai cấp vô sản và giai cấp tư sản dân tộc, trên cơ sở của một chương tŕnh chính trị kinh tế nhằm - ít nhất - quản lư và phát triển miền Nam Việt Nam.
Kết quả là, nh́n một cách khách quan từ quan điểm đấu tranh, cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam có thể xem như đă ngă ngũ, khi phe chống cách mạng chỉ nắm được nhà nước, trong lúc phe cách mạng đă thâm nhập vào xă hội dân sự. Từ thôn quê đến thành thị, đa số các tầng lớp dân chúng đều mong đợi một nước Việt Nam ḥa b́nh, độc lập, thống nhất (từng bước), một miền Nam trung lập, với một nền kinh tế thị trường và một chính phủ liên hiệp, nghĩa là những điều đă được đề xướng trong «Cương Lĩnh Chính Trị» (CLCT) của «Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam» (MTDTGP). Nhưng nếu đối với phe chống cách mạng, nắm giữ được nhà nước không đủ để bảo đảm thắng lợi trong một cuộc chiến tranh, th́ đối với phía cách mạng, chiếm lĩnh được nhà nước đó - nhất là sau một chiến thắng bất ngờ, cũng không đủ để đảm bảo sự hoàn tất của một cuộc cách mạng.
2) CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN: ĐOẠN ĐƯỜNG KHÔNG ĐI
Sau chiến thắng 1975, cách mạng Việt Nam đứng trước một khúc quanh quan trọng: bước vào giai đoạn xây dựng của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ hay dấn thân vào giai đoạn đập phá của cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa? Chọn giải pháp đầu có nghĩa là thực t́nh áp dụng CLCT của MTDTGP, ngay cả với một vài đổi khác, miễn là tương hợp với tinh thần và khuôn khổ chung của nó. Chọn giải pháp sau bao hàm một số chánh sách bắt buộc phải có đủ những khả năng dưới đây. Một, về mặt văn hóa, cô lập được toàn miền Nam với thế giới bên ngoài, trong một hệ thống khép kín, với những giá trị tinh thần mới. Hai, về mặt chính trị, san bằng được những khó khăn tâm lư của hơn 20 năm chống cộng và của khát vọng «ḥa giải ḥa hợp dân tộc» bị phản bội. Ba, về mặt kinh tế, phá đổ ngay nền tảng của chủ nghĩa tư bản (quyền tư hữu các tư liệu sản xuất) và loại trừ được những thành phần «phi xă hội chủ nghĩa». Bốn, về mặt xă hội, tạo lập nổi một động lực xă hội mới, dựa trên sự phân chia giai cấp hay thành phần và sự phân biệt trong đảng / ngoài đảng.
Đổi tên nước là «Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam» (CHXHCN), ra mặt công khai là «ĐCSVN» sau một Đại Hội 4 say men chiến thắng và một sự thống nhất đất nước vừa vội vă vừa vụng về, cấp lănh đạo Đảng đă chọn con đường «tiến lên chủ nghĩa xă hội trên qui mô cả nước mà không đi qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa», nghĩa là quyết định đốt giai đoạn, xóa bỏ phần xây dựng của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, phá ngang liên minh chiến lược với các giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Nói tóm lại, là lặp lại sơ đồ cách mạng đă áp dụng ở miền Bắc Việt Nam và đă từng bị chống đối từ 1955. Đó là sai lầm căn bản đă đưa cuộc cách mạng Việt Nam xuống vực thẳm.
Nếu nh́n từ mục tiêu độc lập dân tộc, đánh đuổi được đế quốc Mỹ và lật đổ xong nhà nước quân phiệt ở miền Nam là giai đoạn cuối cùng, th́ nh́n từ mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xă hội, đó chỉ mới là chiếm cứ được «chiến hào bên ngoài» của địch thủ. Vấn đề gay go c̣n lại là làm thế nào đưa xă hội dân sự miền Nam Việt Nam, từ chỗ đă bắt đầu chấp nhận «ḥa giải và liên hiệp» đến chỗ cùng đồng ư kiến thiết một xă hội mới vẫn c̣n làm cho rất nhiều người lo sợ. Ở đây, CLCT của MTDTGP có thể được quan niệm như chiếc ch́a khóa thích hợp nhất để mở rộng cánh cửa bước vào tương lai, với những viễn tượng đấu tranh tuy từ tốn hơn nhưng đồng thời cũng ít bất trắc hơn, và nhất là phù hợp với quyền lợi của dân tộc hơn.
Một điều có lẽ không phải t́nh cờ, mặc dù cũng không chủ ư: đó là sự đồng dạng phần nào giữa mô h́nh cách mạng của Gramsci với những biện pháp chính sách đề nghị trong CLCT của MTDTGP. Nếu áp dụng đúng đắn CLCT, th́ dù là kẻ thắng trận, ĐCSVN cũng không thể áp đặt chế độ cộng sản một khi nó vẫn chưa được phần lớn dân chúng sẵn sàng chấp nhận. Thay v́ chiếm lĩnh nhà nước để thực hiện chuyên chính vô sản, Đảng có thể đầu tư tâm trí vào việc nắm lấy ưu thế trong một xă hội dân sự tự lập. Thay v́ sử dụng bộ máy nhà nước để trấn áp «những thành phần thù địch với chủ nghĩa xă hội», Đảng có thể dựa vào h́nh thức mặt trận để thuyết phục cả nước tiến lên chủ nghĩa xă hội. Ít nhất ở miền Nam, nhà nước hậu chiến sẽ là một chính phủ liên hiệp: nó không phải là công cụ đàn áp của một giai cấp mà là một thứ chính quyền của các chuyên gia, với chức năng duy nhất là quản lư đất nước. Nhà nước đó không có tiềm năng hành động ngược chiều với định hướng phát triển chung của xă hội dân sự, trong khi toàn bộ xă hội dân sự - thông qua các tổ chức ngoại vi và khả năng thuyết phục của đảng viên - có thể đă hoàn toàn chấp nhận sự điều khiển của Đảng mà không có cảm tưởng bị ai cưỡng ép. «Đảng lănh đạo - nhà nước quản lư - nhân dân làm chủ», lúc đó, sẽ là một khẩu hiệu tương đối có thực chất.
Trên thực tế, ĐCSVN đă làm một chọn lựa khác sau 1975. Có thể hiểu cả đoạn đường mà Đảng đă đi sau đó đơn thuần như một sự khước từ cả mô h́nh của Gramsci lẫn CLCT của MTDTGP, nhằm hoàn thành triệt để mô h́nh cách mạng của Lênin. Sau chiến thắng, Đảng chiếm lĩnh nhà nước để áp đặt chuyên chính vô sản bằng bạo lực. Một khi đă chủ tâm chuyên chính th́ việc nắm ưu thế trong một mặt trận chỉ c̣n giá trị phụ thuộc; chính sách mặt trận, Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ) và MTDTGP cùng xuống cấp. Khác với mặt trận - công cụ lănh đạo một liên minh giai cấp, nhà nước là công cụ thống trị của một giai cấp trên các giai cấp khác. Chiếm lĩnh nhà nước, biến xă hội dân sự thành khúc ruột thừa của nhà nước, Đảng không c̣n giữ vai tṛ lănh đạo (bằng trí tuệ và đạo đức, bằng sự thuyết phục và thỏa thuận từng bước) mà chỉ có thể mang chức năng thống trị (áp đặt bằng gian trá và bạo lực loại chính sách, chủ trương nhằm xây dựng «xă hội mới, con người mới»). Ở đây, khẩu hiệu «Đảng lănh đạo - nhà nước quản lư - nhân dân làm chủ» dựa trên một sự lẫn lộn về lănh vực và danh từ. Thực chất của tổ chức quyền lực trong nước từ sau 1975 là «Đảng thống trị - nhà nước làm tay sai - nhân dân làm tôi mọi».
Tóm lại, được quan niệm như một cuộc «cách mạng dân chủ kiểu mới» (8) - mới ở chỗ không do giai cấp tư sản mà do giai cấp vô sản lănh đạo -, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam chưa bao giờ bước vào giai đoạn xây dựng trên thực tế. Giai đoạn đả phá của nó vừa chấm dứt, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đă vội vă nhường chỗ cho giai đoạn đập phá của một cuộc cách mạng khác! Tất cả vấn đề là đất nước không có khả năng chịu đựng những cơn lốc tàn phá liên miên trong suốt một phần ba thế kỷ và đă đổ vỡ trầm trọng. Điều đó đặt các thành phần dân tộc đă chấp nhận sự lănh đạo của Đảng để giải phóng đất nước trước một chọn lựa lương tâm không thể tránh là bước dần vào thế đối lập.
3) GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG: HAI MÔ H̀NH QUÁ ĐỘ
Sau 1975, cách mạng Việt Nam tiến vào «thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội». Trong giai đoạn xây dựng này, cuộc cách mạng Việt Nam đă dựa vào mô h́nh nào? Trên thực tế, nếu mô h́nh cách mạng của Lênin đă được khai triển, từ giai đoạn đả phá (L1) sang thời kỳ xây dựng (L2), qua ngay chính lịch sử của các nước xă hội chủ nghĩa thuộc Đệ Tam Quốc Tế, mô h́nh của Gramsci chỉ có được một sự nối dài tương tự - từ đập phá (G1) sang xây dựng (G2) - trong lư luận cách mạng. Nhưng nói chung, dù nằm trong mô h́nh nào, sự tương ứng giữa nhà nước và xă hội dân sự cũng phải được quan niệm như vấn đề trọng tâm.
Dưới ảnh hưởng của Machiavel, Gramsci nh́n hệ thống quyền lực của giai cấp tư sản trong các nước tư bản tiên tiến (Gramsci c̣n gọi là «nhà nước toàn vẹn» - từ đây về sau tạm dịch là «hệ thống nhà nước») như bao gồm hai nhân tố: nhà nước (theo nghĩa hẹp = xă hội chính trị, tượng trưng cho phần bạo lực của chính trị - từ đây trở đi vẫn gọi là nhà nước) và xă hội dân sự (tiêu biểu cho phần xảo quyệt của chính trị). Hệ thống quyền lực của tư bản là bàn tay sắt (nhà nước) bọc trong bao nhung (xă hội dân sự); chỉ khi nào thất bại trong chức năng quyến rũ, nó mới dùng đến bạo lực. V́ thế, người ta chỉ hiểu rơ thực chất của nền chuyên chính tư sản một khi phải ra mặt đương đầu với nó, và cũng v́ vậy mà lật đổ được nhà nước tư bản chưa có nghĩa là đă làm xong cách mạng. Cuộc cách mạng vô sản trong các nước tư bản tiên tiến (hay trong một h́nh thái xă hội kinh tế phức tạp) phải bắt đầu từ xă hội dân sự (G1), và chỉ có cơ thành công vĩnh viễn khi đă xây dựng lên một xă hội dân sự tự trị khác - xă hội dân sự xă hội chủ nghĩa (G2). Làm thế nào tạo ra nó, đó là vấn đề.
Có thể suy ra rằng: trong mô h́nh quá độ của Gramsci, giai cấp vô sản cũng phải từng bước lập ra được một hệ thống quyền lực đứng trên hai chân vững chắc như vậy, cái chân xă hội dân sự c̣n quan trọng hơn cả cái chân nhà nước. Nói khác hơn nữa, không xóa bỏ toàn bộ xă hội dân sự cũ mà đầu tư tất cả tâm trí vào một xă hội dân sự tự chủ - hơn cả vào nhà nước bội phần, Đảng đóng vai tṛ của một người gieo trồng, vung rải những mầm mống xă hội chủ nghĩa và chăm lo tưới bón để ruộng đồng («hệ thống nhà nước» cũ), sau khi trở thành mầu mỡ, sản sinh ra một «hệ thống nhà nước» mới. Trong sự thai nghén này, cái bụng chứa thai là đất ruộng xă hội dân sự, không phải là thác lũ nhà nước.
Trong mô h́nh quá độ của Lênin, ngược hẳn lại, Đảng có nhiệm vụ tạo ra nhà nước vô sản, để sau đó nhà nước công nông này sẽ đập tan xă hội dân sự cũ và dựng lên một xă hội dân sự mới. Mô h́nh này, thật ra, chỉ có cơ thành công trong các nước không có một xă hội dân sự phức tạp; trong thực tế, bây giờ rơ ràng là nó đă thất bại, ngay ở đất nước đầu tiên của chủ nghĩa xă hội hiện tồn, ngay ở cái nước Nga chẳng lấy ǵ làm phát triển trong hai thập niên đầu thế kỷ. Việc rập khuôn một cách máy móc theo mô h́nh cách mạng của Lênin (L1) đă đưa ĐCSVN đến chỗ bị thôi miên bởi thác lũ nhà nước mà quên mất đất ruộng xă hội dân sự tự lập. Nhưng khi đă bước vào thời kỳ quá độ, thác lũ nhà nước đó đă chỉ cuốn trôi đi được tất cả những ǵ hiện hữu, nhưng không tạo lập được một cái ǵ mới (L2). Bạo lực nhà nước chỉ có thể đẻ ra hành động hoặc trốn chạy, hoặc phản kháng và những h́nh thù quái đản. Trong khi cái xă hội tươi đẹp mà Đảng hằng mơ ước vĩnh viễn bị chôn chặt trên giấy tờ, ngoài đời lại h́nh thành một xă hội điên loạn tưởng đâu chỉ có thể xuất hiện trong những cơn ác mộng.
Rốt cuộc, qua mô h́nh quá độ của Lênin đă áp dụng, Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đă san bằng được xă hội dân sự cũ (qua các trận đấu đánh những giai cấp hay thành phần xă hội bị xem là «phi xă hội chủ nghĩa»), nhưng từ sự hoang tàn đó, đă chỉ có thể mọc lên, hoặc những mầm mống cũ, hoặc cỏ dại. Đảng đă đẻ ra một nhà nước trấn áp, và nhà nước ấy đă sinh ra một quái thai. Không có sự tương ứng giữa lư thuyết và hiện thực, giữa nhà nước mệnh danh là xă hội chủ nghĩa và xă hội dân sự hoang dại. Hệ thống nhà nước của giai cấp vô sản ở Việt Nam, nếu không thuộc vào loại người một chân què quặt, th́ cũng giống như một sinh vật đầu voi đuôi chuột.
4) CUỘC CÁCH MẠNG XĂ HỘI CHỦ NGHĨA - THỜI KỲ QUÁ ĐỘ: PHẦN DI SẢN CỦA LÊNIN
Làm ǵ để đến nông nỗi ấy? Nh́n một cách phân tích, mô h́nh quá độ lên chủ nghĩa xă hội của Lênin chất chứa nhiều sai lầm. Nếu phần lớn những sai lầm đó có thể được thâu tóm trong phức hệ Đảng - nhà nước - xă hội dân sự, mớ ḅng bong này lại xuất phát từ một số xu hướng nặng trong tư tưởng của Lênin: đó là, sự tuyệt đối hóa Đảng, cực đoan hóa đấu tranh giai cấp và một quan niệm «ư chí chủ nghĩa» về cách mạng. Đối chiếu với các khuynh hướng nặng này, những mầm mống gọi là nhân bản hay dân chủ khác trong tư tưởng của Karl Marx chỉ c̣n là những hạt sỏi không có bao nhiêu trọng lượng trong hệ thống lư luận và thực tiễn cách mạng thường được gọi là «chủ nghĩa Marx-Lênin».
a) Trước hết là sự tuyệt đối hoá Đảng. Đối với Lênin, Đảng là nguồn gốc của ḍng thác cách mạng, nguồn gốc theo nghĩa là Đảng sẽ tạo ra tất cả mọi đổi thay, biến xă hội cũ thành xă hội mới. Đảng không phải chỉ là người đại diện cho giai cấp vô sản mà c̣n là một cái ǵ vĩ đại, cao quư hơn. Một giai cấp có thể tồn tại tuy không ư thức được quyền lợi và sứ mệnh của ḿnh. Trong các quốc gia tư bản tiên tiến, bước nhảy vọt từ t́nh trạng tự thân sang t́nh trạng tự giác được thực hiện nhờ các cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản. Trong một nước tư bản phôi thai hay tiền tư bản, đảng cộng sản phải đảm nhận vai tṛ sáng tạo đó: một nhóm «nhà cách mạng chuyên nghiệp», ư thức được «hướng đi của lịch sử», sẽ lập ra đảng cộng sản và đảng này sẽ tổ chức những người vô sản thành một đội ngũ vừa hùng mạnh, vừa có giác ngộ cách mạng cao. Đảng không phải là con đẻ mà là đấng sinh thành của giai cấp vô sản, không phải là sản phẩm mà là đầu mối của cuộc đấu tranh giai cấp.
b) Sau đó là sự cực đoan hoá đấu tranh giai cấp. Lênin chịu nhiều ảnh hưởng của Clausewitz. Nhưng nếu đối với Clausewitz, chiến tranh - dù được nhận định như sự tiếp nối của chính trị bằng hành động leo thang đến những cực điểm - vẫn là một tai họa có thể tránh được; đối với Lênin, tột đỉnh của chính trị tất yếu phải là cuộc «chiến tranh giai cấp». Không một giai cấp có ư thức nào có thể lăng quên những quyền lợi tập thể của ḿnh, do đó, chẳng một giai cấp nào có thể tự nguyện chấp nhận rời bỏ sân khấu lịch sử. Mâu thuẫn giai cấp nhất định sẽ dẫn đến nội chiến, đó là một «quy luật khách quan». Trước quy luật này, một giai cấp vô sản có tŕnh độ giác ngộ chính trị cao không thể nào giữ thái độ do dự: nó phải chuẩn bị cướp chính quyền - dù bằng nội chiến - và sẵn sàng tiếp tục cuộc chiến tranh giai cấp sau khi nắm chánh quyền.
c) Cuối cùng là một quan niệm «ư chí chủ nghĩa» về cách mạng. Nếu đối với Karl Marx, cách mạng là sự nổ bùng của những mâu thuẫn đối kháng đă chín muồi giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, đối với Lênin, nó c̣n là tác phẩm của một đảng cộng sản bao gồm những người hành động có ư thức, biết dựa vào «hướng đi khách quan của lịch sử» để đưa lịch sử tiến tới (8). Câu nói nổi tiếng một thời của Napoléon - «Cứ nhảy vào đă rồi sẽ tính sau» - đă trở thành một điệp khúc trong triết lư hành động của Lênin. Và bản thân cuộc cách mạng Nga, trước cũng như sau tháng 10 - 1917, chính là sự minh họa trung thực của một quan niệm cách mạng ư chí chủ nghĩa như vậy. Đây là sản phẩm lịch sử của, một bên là những điều kiện khách quan bất cập (sự đẻ non, với những căn bệnh tất yếu bắt nguồn từ t́nh trạng đó), một bên là những hành động ư chí quyết liệt của ĐCSN (khả năng khai thác mọi cơ hội và thói quen giải quyết khó khăn bằng cách «lùi một bước để tiến hai bước»).
Một quan niệm về Đảng, về đấu tranh giai cấp và về cách mạng như vậy sẽ tất yếu dẫn đến một số hậu quả tai hại. Đó là bệnh tôn thờ cấp lănh đạo Đảng, sùng bái tổ chức (ở Lênin, Đảng thường được so sánh với công xưởng, trại lính, một bộ máy hay một giàn nhạc, để nhấn mạnh trên các khía cạnh tập trung, kỷ luật, đồng nhất và ăn khớp của nó), hành động chủ quan tùy tiện, và cuối cùng là sự xuất hiện của nạn độc tài tập trung (ngăn cấm sự tồn tại của nhiều khuynh hướng, trong xă hội hay trong Đảng), quan liêu đẳng cấp (phân ranh chặt chẽ trong xă hội, và ngay trong nội bộ Đảng), ôm đồm bao biện (tham vọng kiểm soát toàn thể xă hội, toàn bộ đời sống của mỗi cá nhân), ŕnh rập khủng bố (thanh trừng đối lập, củng cố hàng ngũ bằng biện pháp loại bỏ những đảng viên chống đối), v. v... nghĩa là, rốt cuộc, đến cái h́nh thức cực đoan nhất của chủ nghĩa nhà nước là chủ nghĩa toàn trị.
Ở Việt Nam, những chứng bệnh đó đă được thể hiện dưới nhiều h́nh thức, từ sự thần thánh hóa ông Hồ đến đ̣i hỏi «nhân dân phải biết ơn Đảng» , từ tṛ tố khổ địa chủ những năm 1950 đến các đợt đấu đánh tư sản doanh nhân những năm 1970, từ «Bác bảo đi là đi, Bác bảo thắng là thắng» đến «tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xă hội mà không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa» , và vô số những hiện tượng bị đánh giá là «tiêu cực» khác. Người ta có lư khi tố cáo những h́nh thức «chủ nghĩa xă hội trại lính», «chủ nghĩa xă hội nhà máy», «chủ nghĩa xă hội đại nhảy vọt», «chủ nghĩa xă hội không tưởng», v. v... (9) trong quá tŕnh cách mạng của đất nước. Điều mà rất ít người cộng sản có đủ can đảm hay sáng suốt để phơi trần là tất cả những h́nh thức ấy đều xuất phát ngay từ Lênin, và đă thâm nhập vào Việt Nam, không phải v́ tŕnh độ thấp kém của giai cấp nông dân (9), mà thông qua sự hiểu biết của cấp lănh đạo Đảng về lư luận và thực tiễn cách mạng trong chủ nghĩa Marx-Lênin.
5) CUỘC CÁCH MẠNG XĂ HỘI CHỦ NGHĨA - THỜI KỲ QUÁ ĐỘ: PHẦN DI SẢN CỦA KARL MARX
Chế độ xă hội chủ nghĩa hiện tồn khó ḷng không sụp đổ, không phải chỉ v́ chủ nghĩa Stalin hay chủ nghĩa Mao - những nối dài thường được đánh giá là «lệch lạc» của chủ nghĩa Lênin - mà v́ chính ngay những sai lầm của «Lênin vĩ đại», và thông qua Lênin, có thể là của cả Karl Marx nữa. Không cần phải là nhà bác học mới có thể thấy rằng những luận đoán độc đáo nhất của Karl Marx về tương lai đă không hề được lịch sử xác minh, như sự tiến triển của nhân loại từ chế độ tư bản sang chế độ cộng sản, vai tṛ của quyền tư hữu các tư liệu sản xuất trong sự h́nh thành và phát triển của những h́nh thức thống trị và bóc lột giai cấp trong chế độ tư bản, vai tṛ đối chiếu của hai thực thể chính trị quốc gia và giai cấp,... Nói cách khác, nhiều sai lầm lớn của chủ nghĩa duy vật lịch sử đă bắt nguồn ngay từ Karl Marx; danh xưng «khoa học», thật ra, chỉ là một sự tiếm nhận.
a) Đầu tiên là sơ đồ tiến hoá cho là khoa học của xă hội loài người. Ngây ngất trước những thành tựu trong các ngành khoa học tự nhiên, các triết gia của thế kỷ thứ 19 chịu nhiều ảnh hưởng của thuyết tiến hóa và thường rơi vào chủ nghĩa khoa học. Ở Karl Marx, điều này được thể hiện trong học thuyết về sự tiếp nối của các phương thức sản xuất, từ chế độ công xă nguyên thủy đến chế độ «cộng sản khoa học», trải qua các giai đoạn nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Áp dụng vào những thời kỳ lịch sử đă qua, đây là một sơ đồ có vẻ đúng thực (bởi v́ nó chỉ là một sự hợp lư hóa quá khứ!); nhưng sự kiện là ngay khi c̣n sống, Karl Marx đă không nhét được «phương thức sản xuất Châu Á» vào khâu nào trong sơ đồ tiến hóa này, một mặt, nói lên giá trị rất tương đối của nó (chỉ giới hạn trong pham vi của nền văn minh Tây Phương), mặt khác, phủ nhận là lịch sử chỉ có thể phát triển theo một con đường thẳng tắp. Sự xuất hiện của những chế độ có khuynh hướng cộng sản từ các xă hội tiền tư bản trước đây, sự đảo lộn ngày nay của chính những xă hội này - từ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản quay lại giai đoạn tư bản phôi thai hay đôi khi ngay cả tiền tư bản - là một sự phủ nhận khác. Tầm nh́n của Karl Marx cũng chỉ dừng lại nơi xă hội công nghiệp, trong khi các quốc gia tiên tiến thời nay đang bước dần vào «xă hội thông tin».
b) Thứ hai là vai tṛ của quyền tư hữu các tư liệu sản xuất. Ở Karl Marx, quyền tư hữu này đóng vai tṛ mấu chốt trong sự quy định bản chất của các phương thức sản xuất - đặc biệt là của chế độ tư bản, và là cha đẻ của những quan hệ bóc lột giữa các tập thể người. Băi bỏ thứ quyền này là xóa bỏ được sự thống trị và bóc lột giữa các giai cấp. Nhận định này, nếu nó có vẻ đúng thực trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản (bởi v́ nó cũng chỉ là một sự hợp lư hóa quá khứ), ngày nay đă trở thành lỗi thời, tuy vẫn để lại nhiều hậu quả nguy hại. Được chấp nhận như một giáo điều, một mặt, nó gây ra sự đui mù trước những đổi thay trong ḷng chế độ tư bản (sự tách rời giữa quyền sở hữu danh nghĩa và quyền kiểm soát thực sự các tư liệu sản xuất, thông qua h́nh thức sở hữu cổ phần và sự xuất hiện của một tầng lớp chuyên viên quản lư xí nghiệp; vai tṛ của các công đoàn và nghiệp đoàn,...), mặt khác, nó tạo ra trong các nước xă hội chủ nghĩa hiện tồn một số định kiến quá đáng về quyền này (ác cảm đối với quyền tư hữu nói chung, hay sự đồng hóa máy móc các biện pháp chiếm hữu tập thể tư liệu sản xuất với chủ nghĩa xă hội).
c) Cuối cùng là vai tṛ so sánh giữa hai thực thể chính trị là quốc gia và giai cấp trong lịch sử. Sự phát hiện ra giai cấp và đấu tranh giai cấp là một cống hiến quan trọng của các sử gia tư sản, nhưng chính Karl Marx mới là người đă phổ biến nó sâu rộng trong khoa học xă hội. Quan điểm mới này đă đóng góp vào sự giải thích lịch sử một cách hợp lư hơn. Sai lầm của Karl Marx là đă từ đấy cường điệu chức năng của đấu tranh giai cấp nói chung, và vai tṛ của giai cấp công nhân nói riêng, trong tương lai. Thế kỷ thứ 20 không những đă không thực hiện những luận đoán của Karl Marx mà c̣n đẩy chúng lùi xa hơn bao giờ hết. Trong khi sự h́nh thành và lớn mạnh của một giai cấp công nhân thế giới vẫn c̣n là chuyện hoang đường, nhiều quốc gia đi theo chủ nghĩa cộng sản đă phải vỡ nát v́ đấu tranh giai cấp. Trong khi giai cấp vô sản quốc tế vẫn đơn thuần c̣n là một loài rắn biển thường vẫn nghe nói đến nhưng chưa ai trông thấy, hiện tượng quốc gia lại trỗi dậy như một thực thể chính trị không thể chối bỏ. Cảnh tượng chính của thập niên cuối cùng của thế kỷ này là, trên khắp thế giới và ngay tại tổ quốc đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản, đang vang dội những đ̣i hỏi liên quan đến sự tồn tại và những quyền lợi quốc gia, đến bản sắc dân tộc. Chưa nói đến chủ nghĩa bành trướng nước lớn của Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Trung Quốc.
Phần di sản của Karl Marx đă tạo ra khá nhiều tác hại trên cuộc cách mạng Việt Nam, tuy không hiển nhiên cũng không phải là nhỏ. Nó đă đóng góp phần quyết định vào việc dựng lên tín điều rằng, một khi đă được ngọn gió lịch sử đưa đẩy, th́ dù thực chất có tồi dở đến đâu đi nữa, chủ nghĩa cộng sản cũng sẽ chiến thắng chủ nghĩa tư bản; những lời kêu gọi cảnh giác trước các bước cải tiến của chế độ tư bản, do đó, thường bị đánh giá sai lạc như sự tuyên truyền không công cho kẻ địch. Nó c̣n bịt mắt người cộng sản trước nhiều «nghịch lư»: trong khi sự bóc lột của tư nhân tại các nước c̣n giữ quyền tư hữu thường hạ thấp (nhờ ở sự công nhận các quyền tự do công dân), nạn bóc lột bởi nhà nước tại các quốc gia đă xóa bỏ quyền tư hữu lại có cơ phát triển (v́ chẳng ai c̣n chút quyền hành ǵ trước bộ máy chính quyền); trong khi năng xuất lao động trong xă hội tư bản vẫn có thể lên cao (v́ người công dân có quyền mưu đồ hạnh phúc cá nhân), khả năng lao động trong các xứ cộng sản lại sa sút (v́ không ai muốn làm việc để chẳng được thụ hưởng ǵ cả!). Cuối cùng và trầm trọng nhất, nó đă đưa đất nước đến chỗ phá sản và tan nát, chỉ v́ tổ chức đầu năo của cuộc cách mạng trong nước đă quên mất nguồn cội của ḿnh, thực tại của đất nước và t́nh tự dân tộc, hoàn toàn bị tha hóa v́ một giấc mơ đại đồng không tưởng.
Nói tóm lại, đối chiếu với những vấn đề cơ bản của đất nước Việt Nam (độc lập, dân chủ và phát triển), cuộc cách mạng của ĐCSVN đă bị nhốt chặt trong một số khung kín ngay từ đầu, và v́ thế, có nhiều điểm yếu hay thiếu sót. Sự rập khuôn theo chủ nghĩa Marx-Lênin và theo đường lối cách mạng của ĐCSN đă dẫn ĐCSVN đến nhiều chọn lựa biện chứng đầy bất trắc. Một mặt, nếu chiến lược hai cuộc (giai đoạn) cách mạng rất bén nhọn trong thời kháng chiến, nó khó ḷng không đặt ra vấn đề chuyển tiếp nan giải trong giai đoạn sau. Mặt khác, nếu sự tôn sùng quá đáng mô h́nh cách mạng của Lênin là nguyên do chính của sự đui mù trước tính lỗi thời của chủ nghĩa Marx-Lênin cùng với mô h́nh cách mạng này, nó cũng đồng thời là đầu mối của chủ nghĩa nhà nước trong Đảng. Rốt cuộc, ĐCSVN đă thành công trong kháng chiến, nhờ đă phối hợp được mục tiêu quốc tế của Đảng với mục tiêu quốc gia của cả nước, đấu tranh xă hội với đấu tranh chính trị, nhưng đă thất bại khi lên nắm chánh quyền, v́ không cải biến nổi khao khát dân chủ tự do của tuyệt đại đa số quần chúng theo Đảng thành giấc mơ cộng sản, sự gắn bó của nhân dân với một cộng đồng dân tộc toàn vẹn thành ḷng yêu giai cấp vô sản quốc tế như ở cấp lănh đạo Đảng. Hơn nữa, Đảng cũng vừa không đánh giá đúng mức nổi những đổi thay trên thế giới và trong nước (nhất là ở miền Nam), vừa không ư thức được đầy đủ vai tṛ của một xă hội dân sự tự trị trong suốt quá tŕnh của hai cuộc (giai đoạn) cách mạng.
III) TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN HOÀ GIẢI
1) THỜI KỲ XÉT LẠI: YÊU CẦU KHÁCH QUAN
Đến đây, chúng ta có thể đề xuất một nhận định tổng quát về thành tích của ĐCSVN trong khoảng thời gian lịch sử 1930-1975. Nhờ lá bài độc lập (trong khi các chánh đảng quốc gia đă tự để bị đồng hóa với các thế lực ngoại bang), sự yếu kém của địch thủ (chỉ nắm được nhà nước), đường lối mặt trận và chính sách len lỏi vào mọi tổ chức hay đoàn thể (thâm nhập được vào xă hội dân sự), song song với sự trợ giúp của phong trào cộng sản quốc tế và cảm t́nh của cả thế giới,...ĐCSVN đă liên tiếp đoạt được nhiều thắng lợi (1945, 1954, 1975), mặc dù cũng đă phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng (đấu tố, «Nhân Văn Giai Phẩm», tàn sát ở Huế). Nhưng kể từ khi trở thành kẻ cầm quyền, Đảng đă vô t́nh tự đặt ḿnh vào vị trí của đối phương trước đó, và đưa cuộc cách mạng của Đảng vào chỗ bế tắc, v́ đánh mất lá bài dân tộc (phá vỡ cộng đồng quốc gia v́ đấu tranh giai cấp), tự đặt ḿnh vào thế cô lập (độc chiếm một nhà nước thống trị chuyên chính, áp đặt chiến tranh xă hội), phủ nhận vai tṛ của một xă hội dân sự tự chủ (nhà nước hóa xă hội dân sự thay v́ xă hội hóa hệ thống nhà nước), đồng thời với sự mất dần thế dựa trên khối cộng sản và thiện cảm của những người tiến bộ (phỉ báng nhân tâm bằng loại chính sách lật lọng, thoái hoá, bất nhân). Đó là con đường mà ĐCSVN đă đi qua trong ṿng nửa thế kỷ nay, từ thắng đến bại, từ vinh đến nhục.
Nếu phân tích trên đây đại thể là đúng, lối thoát của ĐCSVN không nằm trong một sự chạy trốn về phía trước, mà trong một sự trở về. Trở về với thực tại: cuộc tranh đấu «ai thắng ai» giữa một thứ chủ nghĩa tư bản biết thích nghi và một loại chủ nghĩa xă hội biến chất đă kết thúc; mọi gắn bó mù quáng với một chủ nghĩa đă phá sản hay một phong trào đang tự bán tống chỉ kéo thêm đất nước và bản thân Đảng sâu xuống cát lún. Trở về với dân tộc: đất nước sờ sờ trước mắt với những vấn đề to lớn (ḥa giải, dân chủ, phát triển) và những hiểm họa hết sức cấp bách (ṇi giống suy kiệt, cộng đồng dân tộc tan nát, lệ thuộc trở lại nước ngoài, chậm tiến vĩnh viễn), trong khi giai cấp công nhân quốc tế trăm năm nữa vẫn sẽ c̣n là một thực tại hoang đường. Trở về với lương tri: một tập thể hai triệu đảng viên (trong đó chỉ c̣n chừng 1/4 là tương đối «có giá trị»), không thể nào tiếp tục cầm cố hiện tại và tương lai của một dân tộc 70 triệu người.
Sự trở về nhiều mặt này, thật ra, chỉ có một nội dung chính, đó là yêu cầu hoá giải chủ nghĩa Marx-Lênin, nghĩa là một sự đoạn tuyệt, không chỉ với chủ nghĩa Mao, chủ nghĩa Stalin, mà ngay cả chủ nghĩa Lênin và một phần không nhỏ chủ nghĩa Marx. Ví dù cái lư tưởng «phân phối cho mọi người tùy theo nhu cầu», và «đ̣i hỏi ở mỗi người tùy theo khả năng» có tốt đẹp đến đâu đi nữa, chủ nghĩa Marx-Lênin không phải là cơ sở khoa học để thực hiện nó. Bởi v́ ngay những người c̣n muốn xây dựng chủ nghĩa xă hội ngày nay cũng không định nghĩa được nó là cái ǵ (9), bởi v́ bản thân của chủ nghĩa này chất chứa quá nhiều sai lầm, và bởi v́ dự phóng của hai nhà sáng lập ra nó cũng đối chọi nhau hoàn toàn. Karl Marx nh́n cái gọi là «chuyên chính vô sản» như một giai đoạn chuyển tiếp ngắn ngủi vào một thứ chủ nghĩa xă hội xây dựng trên những xă hội dân sự đă phát triển của Tây Âu, nhằm bảo đảm sự chiến thắng của xă hội dân sự trên nhà nước và kinh tế; mô h́nh của Lênin, trái lại, có khuynh hướng dẫn đến sự thanh toán xă hội dân sự và sự chiến thắng của nhà nước trên phần c̣n lại của xă hội và kinh tế, bằng cách kéo dài vô hạn thời kỳ chuyên chính vô sản (10).
Nói một cách cụ thể, cần phải làm một lúc 3 cuộc giải phóng. Trước hết là giải phóng nhà nước Việt Nam, nghĩa là tách rời nhà nước ra khỏi Đảng Cộng Sản. Nhà nước Việt Nam phải trở thành một nhà nước pháp trị trong nghĩa trọn vẹn nhất của danh từ này, bao hàm các bó buộc là: một, pháp luật phải được đặt trước và trên nhà nước hay kẻ cầm quyền; hai, mọi người công dân phải được thụ hưởng thật sự tất cả những quyền tự do công cộng đă được thế giới tuyên ngôn; ba, chánh quyền phải được sử dụng theo chiều hướng mong muốn của cộng đồng hay của đa số dân chúng trong nước. Sau đó là giải phóng xă hội Việt Nam: một, công nhận một quyền tự chủ lớn hơn cho mỗi cá nhân và toàn thể xă hội dân sự; hai, chấp nhận tính đa nguyên trong các lĩnh vực chính trị và xă hội; ba, công nhận các h́nh thức tổ chức tự trị và hiện tượng hợp tác trong xă hội; bốn, chấp nhận một số biện pháp kiểm soát chánh quyền và thiết lập đối thoại giữa chánh quyền với quần chúng. Cuối cùng là giải phóng guồng máy kinh tế Việt Nam: một, hủy bỏ độc quyền kinh tế của nhà nước; hai, giải tỏa sự điều chỉnh nền kinh tế quốc gia bằng những biện pháp kế hoạch hóa xă hội chủ nghĩa; ba, tư hữu hóa nền kinh tế quốc dân.
Đó là những đ̣i hỏi khách quan, nói một cách tổng hợp và phân tích một cách cụ thể, để ĐCSVN có thể trở về trong ḷng dân tộc. Dĩ nhiên, con đường về ấy sẽ không có ṿng hoa trên đầu và thảm đỏ dưới chân; ngược lại, nó bao hàm một nguy hiểm lớn: Đảng có thể sẽ bị đẩy lùi vĩnh viễn vào đêm đen của hậu trường lịch sử. Thường ví ḿnh với Phù Đổng Thiên Vương, Đảng đă làm mất ảo tưởng về tác phong Thánh Dóng từ 1975; ngày nay, ĐCSVN thật t́nh không có chọn lựa nào khác, ngoài sự bước vào một tiến tŕnh lịch sử, nói cho cùng, cũng không quá cách biệt với giai đoạn xây dựng của «cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân» mà Đảng đă từng đề xướng nhưng không thực hiện. Hoặc Đảng chủ động tạo ra những điều kiện thuận lợi để đất nước c̣n có thể trỗi dậy, dù có thể phải trả bằng cái giá là sự đào thải của chính ḿnh; hoặc ngoan cố bám víu vào chánh quyền để, nếu không bị lật đổ, th́ chết hẳn trong vũng lầy cộng sản chủ nghĩa, kéo theo cả dân tộc Việt Nam. Trong trường hợp đầu, hào quang của hai cuộc kháng chiến không tiêu tan hết, Đảng c̣n hy vọng trở lại sau một sự lột xác cần thiết; trong trường hợp sau, Đảng không c̣n cả một lịch sử.
2) THỜI KỲ XÉT LẠI: KINH NGHIỆM ĐÔNG ÂU
Sau Đại Hội 7, vẫn chưa có dấu hiệu ǵ chứng tỏ là ĐCSVN muốn chủ động ly khai với chủ nghĩa Marx-Lênin. T́nh h́nh sẽ đi về đâu ? Ở đây, tiền lệ Đông Âu có thể mang lại một ít ánh sáng. Trong một chừng mực nhất định, có thể nói Việt Nam hiện đang ở vào t́nh thế của các nước Đông Âu trong thập niên 1970, dĩ nhiên với những điểm giống (về chính trị, kinh tế) bên cạnh một số điểm khác nhau (xă hội dân sự, ư thức của đảng viên).
Cái giống nhau ở gốc rễ là bước nhảy vọt từ một xă hội tư bản phôi thai vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội. Đối với Karl Marx, không một phương thức sản xuất nào có thể chào đời hay chết đi quá sớm được (trước khi nền móng kinh tế của nó h́nh thành hay trở thành lỗi thời); đối với Lênin, cứ đẻ non chủ nghĩa xă hội từ nước Nga lạc hậu cái đă, rồi sẽ cải cách sau. Cái giống nhau thứ hai là sự thất bại của tất cả những chương tŕnh kin tế nhằm cải tổ hệ thống xă hội chủ nghĩa hiện tồn, kể từ NEP (11). Tại sao ? V́ một lư do hiển nhiên: tất cả mọi cải tổ đều bị giam hăm trong lựa chọn chính trị cơ bản. Nếu đặt chủ nghĩa xă hội sau chủ nghĩa tư bản, mọi biện pháp kinh tế nhằm phát triển chế độ tư bản đều vô h́nh trung đưa đến chế độ cộng sản sau này, không có ǵ đáng lo ngại cả. Nhưng một khi đă đặt chủ nghĩa xă hội như một thể chế song song và cạnh tranh với chế độ tư bản, không thể nào cho phép những biện pháp có khả năng «hàng ngày, hàng giờ sinh ra chủ nghĩa tư bản» tung hoành ngay trong ḷng chủ nghĩa xă hội. Mọi cải cách, v́ vậy, đều vừa thiếu tính triệt để, vừa mang tính chu kỳ luẩn quẩn: tŕ trệ - cải tổ - mầm mống tư bản bén rễ - ngừng cải tổ - tŕ trệ -...
Điều giống nhau thứ ba là sự lộng hành của một tập đoàn lănh đạo vừa giáo điều vừa tham quyền cố vị, sẵn sàng bóp chết hay, ít ra, làm biến tính mọi đ̣i hỏi cởi trói trong xă hội cũng như bên trong đảng. Do đó, điều giống nhau thứ tư là sự xuất hiện của những khái niệm lai căng trong một thứ ngôn ngữ độn mới của các đảng cộng sản, như «nhà nước pháp trị xă hội chủ nghĩa», «chủ nghĩa đa nguyên xă hội chủ nghĩa», «kinh tế thị trường xă hội chủ nghĩa», v.v... biểu hiện của một số nhượng bộ giới hạn. Trên thực tế, đây chỉ là những khái niệm mong manh, xuất phát từ bó buộc phải đưa những giá trị căn bản của chủ nghĩa Marx-Lênin đi tị nạn trên đất tự do và nhu cầu viện dẫn nhăn hiệu chính thống làm lá chắn. «Nhà nước pháp trị xă hội chủ nghĩa» xác định là đảng cộng sản vẫn sẽ độc chiếm vĩnh viễn nhà nước, mặc dù chánh quyền cộng sản cũng biết làm ra luật pháp như ai. «Chủ nghĩa đa nguyên xă hội chủ nghĩa» cho phép các đảng cộng sản chỉ chấp nhận hoặc tính đa nguyên trong xă hội nhưng không trong chính trị, hoặc các lực lượng chính trị «đối lập nhưng không đối kháng», hoặc sự «đối lập ư kiến chứ không đối lập tổ chức» (12), nghĩa là «đa nguyên»... trong khuôn khổ của chủ nghĩa duy vật độc đảng. «Kinh tế thị trường xă hội chủ nghĩa» hứa hẹn là nhà nước sẽ bớt can thiệp một cách phi lư vào sự vận hành của nền kinh tế quốc dân, tuy vẫn triệt để ngăn chận quyền tư hữu và tự do kinh doanh.
Dù rất hạn chế, những nhượng bộ ấy đă phát triển thành nhiều mảng vỡ quan trọng, để cuối cùng, dẫn đến sự sụp đổ vào cuối năm 1989 của toàn bộ hệ thống cộng sản ở Đông Âu. Điển h́nh ở đây là trường hợp Hungaria. Tháng 5/1988, vấn đề được đặt ra c̣n là xây dựng một «nhà nước pháp trị xă hội chủ nghĩa»: «Đảng Xă Hội Và Công Nhân Hung» (ĐXHCNH) vẫn độc chiếm nhà nước và dân chủ chỉ có nghĩa là phải thiết lập «đối thoại» giữa chính quyền với các nhóm quyền lợi. «Chủ nghĩa đa nguyên» chỉ được công nhận trong lănh vực xă hội, để quy định những nhóm này. Từ đó có yêu cầu soạn thảo ra những điều luật liên quan đến các hiệp hội. Thủ tục dự trù là ĐXHCNH sẽ soạn thảo một dự án sơ khởi, dự án sẽ được Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng duyệt qua trước khi mang ra thảo luận trong xă hội và đưa lên Quốc Hội biểu quyết. Dự án sơ khởi chỉ công nhận những đoàn thể thuần túy xă hội và ngăn cấm mọi tổ chức chính trị hay nghiệp đoàn. Nhưng sau đợt thảo luận trong quần chúng, ĐXHCNH đành phải hủy bỏ mọi hạn chế, cho phép cả những đảng phái chính trị tồn tại và tham gia vào đời sống chính trị. Tháng 2/1989, ư đồ cuối cùng của phe bảo thủ trong Đảng nhằm áp đặt tính chất xă hội chủ nghĩa của chế độ vào bản hiến pháp cũng tan thành mây khói, khi Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp nhận định «chủ nghĩa xă hội» như một khái niệm vừa «không định nghĩa được» vừa «nằm ngoài lănh vực pháp lư». Điều luật về chánh đảng ở Hungaria, rốt cuộc, chỉ loại trừ những đảng phái phủ nhận chế độ đa đảng và nhằm độc chiếm chánh quyền!
Xă hội dân sự đă chiến đấu và chiến thắng nhà nước xă hội chủ nghĩa. Đó là ư nghĩa của sự sụp đổ của toàn khối cộng sản tại Đông Âu (13). Điều này nhắc nhở một sự thực đơn giản: chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ là một hiện tượng xă hội, theo nghĩa là nó đă bắt rễ được trong xă hội dân sự. Người ta có thể định nghĩa được một nhà nước vô sản, một nền kinh tế tập thể hóa, nhưng có lẽ chẳng ai h́nh dung nổi bộ mặt của một «xă hội xă hội chủ nghĩa» thật sự (chưa nói vội đến «cộng sản chủ nghĩa»), theo nghĩa là một xă hội tự lập được xây dựng trên những giá trị tích cực của chủ nghĩa Marx-Lênin, v́ một lư do giản dị là cái «xă hội mới» với «con người mới» đó chưa hề xuất đầu lộ diện ở đâu cả sau mấy mươi năm (hơn 70 năm ở Liên Xô) cật lực xây cất! Các đảng cộng sản cầm quyền, bất kỳ Âu hay Á, cũng chỉ thật sự nắm được nhà nước và một phần nào kinh tế. Nếu nền kinh tế chính thức đă luôn luôn bị cạnh tranh bởi một thứ kinh tế song hành hay đường hầm, xă hội dân sự vẫn thường xuyên nằm ngoài những giá trị mà nhà nước chuyên chính vô sản đề xướng. Trong khi xă hội chính trị là lănh địa của hệ tư tưởng, với một giai cấp lănh đạo ch́m đắm trong giấc mơ giáo điều, xă hội dân sự ở các nước cộng sản có thể được nhận định là «toàn bộ xă hội, với tất cả những bộ phận của nó, trong chừng mực mà các thành phần này chỉ theo đuổi những mục tiêu tự nhiên của con người và tuân theo nguyên lư hiện thực» (14). Và cuối cùng, chính cái xă hội dân sự phi xă hội chủ nghĩa đó đă phát động cuộc cách mạng 1989, và đă chiến thắng.
Đến đây, điểm khác nhau chính giữa t́nh h́nh Đông Âu và Việt Nam có thể được phát hiện và đánh giá rơ ràng. Mặc dù nó vẫn tồn tại và đứng vào thế đối lập với bộ máy Đảng/Nhà nước, xă hội dân sự Việt Nam vừa không có cùng mức độ phát triển, vừa không mạnh mẽ bằng ở Đông Âu, v́ những lư do lịch sử khá hiển nhiên. Nếu cuộc chiến tranh giai cấp, mặc dù đă làm suy yếu xă hội dân sự qua các tṛ đấu đánh và kỳ thị lư lịch, đôi khi c̣n có khả năng kích thích tính chiến đấu của nó, hiện tượng vượt biên và các chương tŕnh di cư (O.D.P., H.O,...) chỉ làm đối lập giảm mất một phần lực lượng tiềm tàng. Một điểm khác nhau nữa là, v́ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội bắt đầu ở Việt Nam trễ hơn, nên ư thức về tính lỗi thời của chủ nghĩa Marx-Lênin trong đảng cũng chậm tới hơn (9). Trong số những đảng viên bị đánh giá là hủ hóa, số người đă thực sự mở mắt trước ngơ cụt của mô h́nh Lênin c̣n tương đối yếu kém, cả về lượng lẫn phẩm.
3) THỜI KỲ XÉT LẠI: CHÍNH SÁCH CỦA ĐCSVN
V́ thế, tuy ở vào hoàn cảnh của Đông Âu những năm 1970, ĐCSVN thật ra chỉ có nổi ư thức của các đảng cộng sản anh em trong các thập niên trước về yêu cầu lột xác trước sự bế tắc của t́nh h́nh. Trong khi thiên hạ đă thoát ly khỏi chủ nghĩa Marx- Lênin, Đảng c̣n muốn «đổi mới» một hệ thống không ai cải tổ nổi. Trong khi người ta đă dân chủ hóa, Đảng vẫn c̣n nuôi hy vọng lật ngược được thế cờ bằng cách chỉ «cởi trói» đôi chút. Đối với Đảng hôm nay, vấn đề hăy c̣n là «ổn định để phát triển» (như thể là Đông Âu vẫn thiếu ổn định từ sau 1945!), hăy c̣n là sự phân vân «đổi mới chính trị hay đổi mới kinh tế» (như thể chế độ chính trị không phải là một hệ thống gông cùm đối với kinh tế và xă hội), và cuối cùng vẫn c̣n là «mở cửa kinh tế hầu cứu văn t́nh thế» (như thể đây là một sáng kiến chưa từng được thử nghiệm).
Những văn kiện của Đảng trước cũng như sau Đại Hội 7, do đó, không báo hiệu một thay đổi đáng kể nào về chính trị. Sau «Cương Lĩnh Chính Trị», «Chiến Lược Ổn Định và Phát Triển Kinh Tế», các bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1980 không mở ra một hướng đi nào mới, mà chỉ lặp lại những nguyên lư bảo thủ nhất trong mô h́nh Lênin. Thay v́ là văn kiện tối cao của đất nước, Hiến Pháp chỉ có nhiệm vụ «thể chế hóa Cương lĩnh, những đường lối chánh sách lớn của ĐCSVN». Thay v́ đứng biệt lập, tổ quốc và thể chế c̣n nhập nhằng trong ư niệm «tổ quốc xă hội chủ nghĩa», và Đảng tiếp tục giữ nguyên ngôi vị «lănh đạo nhà nước và xă hội, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh». Thay v́ phân quyền và tản quyền, quyền lực nhà nước vẫn tập trung thống nhất, «không phân chia các quyền lập pháp - hành pháp - tư pháp», «không phân chia thành quyền lực nhà nước trung ương và quyền lực nhà nước địa phương». Thay v́ mở rộng thành toàn thể cộng đồng, nhân dân tiếp tục đóng khung trong «liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức xă hội chủ nghĩa». Không khí đấu tranh giai cấp vẫn bàng bạc suốt các văn kiện (15).
Hy vọng cứu văn chế độ bằng kinh tế được ghi lại trong quy định về nền kinh tế quốc dân như «kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lư của nhà nước và theo định hướng xă hội chủ nghĩa» (15). Có được sự kiến hiệu của kinh tế thị trường và của h́nh thức quản lư tư bản trong khuôn khổ của một nền kinh tế kế hoạch hóa kiểu xă hội chủ nghĩa là giấc mơ đă lâu đời của nhiều thế hệ lănh đạo các đảng cộng sản. Ở Việt Nam bây giờ, nó được thể hiện bằng một số chính sách kỳ quặc như: một, vừa sử dụng vừa ḱm hăm hiệu năng của cơ chế thị trường; hai, vừa ưu đăi tư bản nước ngoài (yêu cầu kêu gọi đầu tư và làm ăn kiểu tư bản bắt buộc), vừa bạc đăi tư sản dân tộc (đấu tranh giai cấp và bảo vệ nhà nước vô sản bắt buộc). Sản phẩm của những nghịch lư này là một thứ kinh tế không c̣n là xă hội chủ nghĩa mà cũng chưa trở thành tư bản chủ nghĩa, v́ sự thiếu vắng của những nhà tư bản đúng nghĩa (kinh doanh với vốn liếng của ḿnh, lời ăn lỗ chịu, do đó, tôn trọng cung cách và quy tŕnh làm ăn hợp lư). Phối hợp với những đặc quyền đặc lợi về chính trị và hệ thống tùy tùng của mỗi cá nhân các đảng ủy được Đảng đề cử vào vai tṛ kinh doanh, từ từ h́nh thành một nền kinh tế nửa phong kiến nửa tư bản (kinh tế sứ quân), với những đóng góp nhất định vào việc gây ra các hỗn loạn và tệ đoan xă hội, vào sự tàn phá đất nước.
Không có năng lực đưa đất nước dân tộc tiến lên, một thứ kinh tế như thế vẫn có thể được báo chí ngoại quốc thổi phồng theo hướng lạc quan (16), bởi v́ nó không thiếu khả năng phục vụ quyền lợi của tư bản nước ngoài. Về lâu về dài, nó c̣n có tiềm năng đưa quê hương đến chỗ mất chủ quyền. Cấp lănh đạo ĐCSVN dường như có khuynh hướng hạ thấp hiểm họa này, dựa vào ngụy lư là nếu Đảng đă từng đánh bại nổi các nhà nước thực dân và đế quốc, th́ Đảng cũng sẽ chiến thắng được các tổ chức và xí nghiệp quốc tế. Sự kiêu ngoa này không có cơ sở khách quan: trong hai cuộc kháng chiến trước đây, khả năng hành động của nhà nước tư bản địch đă luôn luôn bị hạn chế bởi xă hội dân sự, dưới h́nh thức một luồng dư luận đối lập; cuộc tranh chiến với các tập thể tư bản tư nhân quốc tế bên ngoài ngày nay sẽ diễn ra trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác, với những luật chơi mà Đảng không nắm được, trong khi xă hội dân sự Việt Nam đă mất đi một phần lớn sức đề kháng. Không có sự hỗ trợ của dư luận địch hoặc sự đồng t́nh của nhân dân trong nước, Đảng chẳng những đă thất bại trước đám tàn quân Khmer Đỏ mà cũng không b́nh định nổi tập thể Hoa Kiều ở Chợ Lớn.
Trong trường hợp Mỹ giải tỏa cấm vận và ĐCSVN nhận viện trợ của các nước tư bản, trừ phi xảy ra một biến cố quan trọng, ngoài nguy cơ trở thành chư hầu của Trung Cộng, Việt Nam c̣n có thể sẽ lùi lại thời kỳ gọi là «thuộc địa kiểu mới» trong ngôn ngữ tả khuynh trước đây, với một nhà nước không có hậu thuẫn của quần chúng, xây dựng trên một nền kinh tế lệ thuộc và một xă hội dân sự hỗn loạn, sa đọa và tù túng. Điểm khác nhau duy nhất là chánh đảng cầm quyền lại mang danh nghĩa của một tổ chức cách mạng phía tả. Lúc đó, để sống c̣n, cái chánh đảng ấy và cái nhà nước ấy rồi cũng sẽ phải làm một «thỏa hiệp lịch sử», dưới h́nh thức một chánh phủ liên hiệp, nhưng không phải với những người đại diện chân chính cho giai cấp tư sản dân tộc mà với bọn tay sai của các thế lực tư bản nước ngoài - kể cả các tập thể tư bản hạng nh́ như giới tài phiệt Hoa Kiều ở Hồng Kông, Đài Loan hay Singapore - trước khi chấp nhận cái số phận khó ḷng tránh khỏi là rơi vào sự lăng quên của ngày mai. Đàng nào rồi cũng có cơ tiêu vong, sự chọn lựa của ĐCSVN từ đây, thật ra, chỉ là chọn lựa giao chánh quyền lại cho ai: cho kẻ thù giai cấp do chủ nghĩa giáo điều chỉ định, hay kẻ thù tay sai của đế quốc mới hay cũ do lịch sử mang tới.
3) THỜI KỲ XÉT LẠI: NHIỆM VỤ CỦA ĐỐI LẬP
Nếu ĐCSVN vẫn kiên tŕ trong con đường bảo vệ chế độ, đối lập có thể và sẽ phải làm ǵ ? Để tránh thoát đồng thời cả hai viễn tượng là, hoặc Đảng sẽ chết ngộp trong vũng bùn cộng sản và kéo theo cả tổ quốc Việt Nam, hoặc Đảng sẽ thỏa hiệp với một số khuynh hướng làm tay sai cho nước ngoài, các lực lượng dân tộc dân chủ Việt Nam chân chính không có con đường nào khác hơn là hoà giải, kết hợp và áp đặt cho cả thế giới và cho bản thân Đảng sự có mặt của chính ḿnh, nếu chưa đủ hùng hậu th́ ít ra cũng tin cậy nổi, thông qua một tổ chức, một chương tŕnh và một năng lực hành động phù hợp với những đ̣i hỏi của hiện t́nh đất nước. Làm thế nào để h́nh thành cái mặt trận ấy, đó là nhiệm vụ lịch sử của bộ tham mưu các tổ chức đoàn thể c̣n muốn có một chỗ đứng nào đó trên quê hương ngày mai. Điều chắc chắn là, trong bất kỳ tập thể nào ngày nay cũng không hề thiếu những người có phẩm chất, tài năng hay nhiệt t́nh; tất cả vấn đề là tạo ra một cơ cấu để họ có thể hợp tác với nhau. Một điều chắc chắn khác là cái mặt trận dân tộc dân chủ đó, mọc lên từ xă hội dân sự, chỉ có thể lấy một xă hội dân sự tự chủ làm đối tượng tối hậu.
Cần phải giành lại chính quyền - dĩ nhiên. Nhà nước tương lai sẽ tạo ra cái khung sinh hoạt cần thiết để đảm bảo sự toàn vẹn của cộng đồng và sự tôn trọng các quyền tự do dân chủ. Cần phải xây dựng kinh tế - dĩ nhiên. Một nền kinh tế có sức chạy đều và bền vững, khi mỗi người đều có động lực b́nh thường để lao động, sẽ làm cho dân giàu nước mạnh, đẩy tổ quốc bay cao. Nhưng nếu đặt vấn đề về lâu về dài, trên tất cả có lẽ là sự cần thiết phải hồi sinh và vun trồng một xă hội dân sự tự trị, được xây dựng trên những giá trị dân tộc và dân chủ đích thực, trong đó người Việt Nam sống với nhau, vừa biết gắn bó thủy chung với những ràng buộc tập thể, vừa biết tôn trọng nhân nhượng trước những chọn lựa riêng biệt.
Trước sự suy sụp hiện nay của toàn bộ khối cộng sản, dù ngoan cố đến đâu, hiện nay tập đoàn lănh đạo ĐCSVN cũng đă phải co cụm về vị trí cố thủ nhằm bảo vệ chính quyền, và do đó, nới lỏng sự kềm kẹp của Đảng trong các lănh vực kinh tế và xă hội. Những thành phần lành mạnh cũng nhờ thế mà dần dà hồi sinh từ vài năm nay, và đang t́m cách vươn lên từ một xă hội dân sự hoang dại và phân tán, với những phương pháp hoạt động mới để tránh né sự phong tỏa của nhà nước. Một câu hỏi bức thiết cần được đặt ra: đối lập ở ngoại quốc có thể đóng góp những ǵ cho cái chương tŕnh phục hưng xứ sở toàn diện nói trên và nhất là để tiếp sức cho công cuộc kháng chiến của xă hội dân sự trong nước?
Về chính trị, rất nhiều đoàn thể và cá nhân đă đầu tư tâm trí cùng thời giờ vào những suy nghĩ về một thể chế cho tương lai Việt Nam (tổng thống chế hay đại nghị chế), về tổ chức quyền lực trong nước (tập quyền hay tản quyền), về chiến lược và luật lệ bầu cử - đôi khi ngay cả chương tŕnh bầu cử. Tất cả những suy tư đó đều cần thiết và có thể cũng không quá sớm. Nhưng vấn đề trước mắt vẫn c̣n là làm thế nào dồn ĐCSVN đến chỗ phải chấp nhận tổng tuyển cử tự do. Trong t́nh h́nh phân hóa của Đảng hiện nay, nhóm bảo thủ trong Đảng nhất định sẽ chẳng bao giờ chủ động rời bỏ chánh quyền, trong khi phe tiến bộ cũng khó ḷng thuyết phục nổi đa số đảng viên bước vào một tiến tŕnh thay đổi đầy bất trắc cho họ, nếu trước mặt ĐCSVN vẫn chưa xuất hiện một lực lượng có tiềm năng thay thế Đảng, và nhất là có khả năng bảo đảm cho sự thực thi ḥa giải ḥa hợp dân tộc và các quyền tự do dân chủ. Ngay cả trong trường hợp hăn hữu là, sau khi củng cố lại nội bộ, Đảng tổ chức bầu cử, một ĐCSVN dù suy yếu mà c̣n tổ chức, vẫn có nhiều trọng lượng hơn 100 nhóm đối lập rời rạc. Về điểm này, trong một chừng mức nhất định, cuộc bầu cử vừa qua tại Albania có thể được xem như một bài học rất bổ ích.
Dù đặt vấn đề như thế nào, sự chào đời của một mặt trận dân tộc dân chủ có tầm vóc, do đó, vẫn là tiền đề không thể tránh né. Hơn thế nữa, ai cũng biết cái tiến tŕnh h́nh thành bắt buộc của nó: ngh́n con lạch đổ vào trăm sông, trăm sông chảy vào biển cả. Nhưng bao nhiêu năm tháng đă trôi qua kể từ ngày vỡ nước, các nhóm đối lập nhỏ như vẫn c̣n nằm trong giai đoạn chờ đợi một sự tháo gỡ những chướng ngại cho sự liên kết. Ở đây, cần nhận diện hai loại trở lực - ngay cả khi đă hết đối lập trên những chọn lựa chính trị căn bản -, cái thứ nhất chung cho mọi đoàn thể, cái thứ hai riêng cho các tổ chức đối kháng nhau trong quá khứ. Hầu hết các nhóm tranh đấu dường như vẫn chưa thoát khỏi tác động tiêu cực của một thứ «chủ nghĩa yêu nước nhóm nhỏ», cảm thấy gắn bó với con lạch nhà hơn là với ḍng sông sẽ chở ḿnh vào đại dương, lo ngại «mất chủ quyền» trong một liên minh rộng lớn hơn. Ngoài ra, các nhóm đă có «nợ nước bọt» với nhau c̣n đeo thêm sự dè dặt và nghi kỵ dễ hiểu xuất phát từ những xung đột ngày trước. Tuy hai nhưng thực chất của các trở lực này vẫn là một: đây chỉ là những chướng ngại tâm lư - nghĩa là, khi đă có đồng thuận chính trị, người ta có thể vượt qua nó bằng chủ quan nếu thực t́nh muốn liên kết và dẫn dắt quần chúng của ḿnh đi theo. T́nh h́nh thuận lợi - và chỉ có thể thuận lợi hơn mỗi ngày - sẽ bắt buộc các phần tử quá khích hoặc phải tiến lên, hoặc chịu bị đào thải.
Về mặt kinh tế, trong điều kiện nền kinh tế thế giới đă hoàn toàn trở thành tư bản, việc xây dựng lại đất nước Việt Nam, trong khuôn khổ của mô h́nh phát triển tư bản chủ nghĩa - dù với một chính sách văn hóa và xă hội đáng kể - tùy thuộc rất nhiều vào những yếu tố sau đây: nhân sự, tư bản, kỹ thuật. Sự thiếu vắng một tầng lớp doanh nhân có tầm vóc b́nh thường đă là một trở ngại lớn lao cho sự cất cánh của các nước nhược tiểu; ở Việt Nam, nó c̣n nghiêm trọng hơn nữa v́ chính sách cố t́nh tiêu diệt tầng lớp này của ĐCSVN. Gây dựng lại đội ngũ nhân sự kinh tế là yêu cầu bức thiết nhất của một nước Việt Nam hậu cộng sản.
Cộng đồng người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp vào sự nghiệp này bằng nhiều phương sách, như: tạo lập những tế bào mới cho một nghiệp đoàn chủ nhân hải ngoại - điều này tùy thuộc ở các giới giám đốc xí nghiệp hay doanh nhân người Việt đang hành nghề ở ngoại quốc hiện nay; đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lư xí nghiệp thành thạo - điều này trông cậy nơi sự hướng dẫn con em của các bậc cha mẹ. Trong suốt tiến tŕnh h́nh thành, các thành phần này sẽ tự đảm nhận trọng trách suy nghĩ về những phương thức tích lũy tư bản hiệu quả (một ngân hàng của Việt Kiều chẳng hạn) nhằm chi viện cho công cuộc phát triển quốc gia, giảm thấp phần nào gánh nặng của sự vay mượn vốn liếng nguy hiểm từ các định chế tài chính quốc tế. Ngoài ra, qua sự chung đụng với bao nhiêu nhân tài của các quốc gia tiên tiến, họ cũng sẽ có dịp học hỏi về việc đưa khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, có cơ hội để trau dồi kiến thức về sự vận hành của nền kinh tế thế giới và quốc dân.
Về mặt văn hóa xă hội, câu hỏi là chúng ta cần phải vun trồng những giá trị nào, phải thực hiện những ǵ, để Việt Nam c̣n là tổ quốc của tất cả, để cây dân chủ có sức mọc lên tươi tốt trên quê hương, và để sự phát triển đất nước ngày một thêm bền vững? Giải đáp có lẽ nằm ở sự lập lại một thế quân b́nh cần thiết giữa những giá trị đối kháng (b́nh đẳng/tự do, xă hội/cá nhân, v. v...) mà không ai có thể vất bỏ hoàn toàn, nhận diện ra các thế lực ly tâm để trung ḥa chúng bằng những giá trị hướng tâm, nghĩa là hướng về những vấn đề thật sự của Việt Nam - ḥa giải, độc lập, dân chủ, phát triển. Chúng ta đă tôn sùng quá lố tinh thần quốc tế, sự phân biệt giai cấp, chủ nghĩa tập thể, giải pháp chính trị; cần đề cao trở lại các giá trị dân tộc (vốn liếng chung về văn hóa và lịch sử, sự chia sẻ cùng một thân phận hay tương lai), tính đa nguyên của mọi tập hợp quốc gia (về chủng tộc, thành phần xă hội), quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân, vai tṛ của khoa học và kỹ thuật, v. v...
Điều quan trọng ở đây không chỉ là khẳng định lại những giá trị vừa nói, mà là làm cho chúng bắt rễ trong xă hội dân sự. Những hạt giống gieo trồng, thông qua tiến tŕnh xă hội hóa, sẽ được mỗi thành viên của xă hội nhập tâm đến mức trở thành tập tính của mọi người. Trong suốt đoạn đường này, tác động của nhà nước, dù thật quan trọng, cũng không thể nào thay thế được vai tṛ thường trực của xă hội, học đường và gia đ́nh... Nói cách khác, hành động của các ngài bộ trưởng và dân biểu, dù tích cực đến đâu, cũng khó ḷng so sánh nổi với ảnh hưởng trong lâu dài của các giới tu sĩ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, hay nhà xuất bản, v. v...
Cần trả lại cho chính trị cái nghĩa nguyên thủy và trọn vẹn nhất của nó: «politeia» là tất cả những ǵ có liên quan đến thành quốc hay đến tập thể công dân, chứ không phải chỉ là những ǵ can hệ đến chính quyền. Cần chấm dứt «chủ nghĩa nhà nước» và nhất là cái đầu óc trông đợi tất cả nơi nhà nước. Cộng đồng người Việt tại mỗi nước định cư sẽ góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng lại xă hội dân sự Việt Nam trong nước, nếu ngay từ bây giờ, mỗi cộng đồng đều biết tự tổ chức thành một mạng lưới những đoàn thể sinh hoạt (ái hữu, địa phương, nghề nghiệp, hay cứu trợ, thiện nguyện) và biết cộng tác với nhau trong tinh thần phổ biến các thông điệp nói trên.
IV) TRƯỚC THẾ KỶ 21: NH̀N LẠI TIẾN TR̀NH DÂN CHỦ HOÁ
1) TỔNG KẾT VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
Đánh giá trong toàn bộ, cuộc cách mạng của ĐCSVN là một hiện tượng hai mặt. Nh́n dưới khía cạnh kỹ thuật, đây là một thành công vĩ đại chưa từng có trong lịch sử đất nước. Một chánh đảng mà đối tượng đấu tranh tối hậu là sự tiêu vong của thực thể quốc gia, nhờ các phương pháp tuyên truyền hiện đại, đă động viên được dưới lá cờ dân tộc nhiều thế hệ thanh niên nam nữ Việt Nam, và biến đối phương của ḿnh thành những nhóm tay sai ô nhục cho ngoại bang trong nhận thức tập thể. Nhưng nh́n dưới khía cạnh thực hiện, đây cũng lại là một thất bại thê thảm vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Dù đă phải trả bằng một cái giá khổng lồ về nhân mạng, nó không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào của tổ quốc Việt Nam.
Phát triển? Việt Nam đă tuột dốc từ vị trí nghèo nàn xuống hoàn cảnh nghèo mạt. Dân chủ? Chúng ta đă đánh đổi chế độ độc tài quân phiệt lấy một nền chuyên chính độc đảng, toàn diện và thối nát hơn. Ngay cả trong mục tiêu độc lập - đối tượng đấu tranh được xem là thành công nhất của Đảng -, chúng ta cũng đă chỉ thay thế t́nh trạng nô lệ chính trị bằng những quan hệ lệ thuộc khác đối với bên ngoài trong các lănh vực kinh tế và tư tưởng. Sự thất bại của ĐCSVN đ̣i hỏi tất cả những người Việt đấu tranh phải đặt lại mọi vấn đề của đất nước trong một cách nh́n mới.
Chủ nghĩa Marx là sản phẩm tất yếu của một buổi giao thời, khi thế giới hiện đại vừa thoát thai từ 3 ḍng thác cách mạng - khoa học kỹ thuật (một thế giới quan phi tôn giáo), chính trị (chế độ dân chủ), và kinh tế (sự công nghiệp hóa). Nó có tham vọng vừa phê phán những tệ đoan của chế độ tư bản c̣n chập chững, vừa vẽ ra con đường xây dựng một tương lai có tính người hơn. Dưới ảnh hưởng của mô h́nh Lênin và không khí sôi động của các thập niên đầu thế kỷ, ĐCSVN đă nhận diện và t́m cách giải quyết những bài toán lớn của tổ quốc trong một quan điểm tổng hợp là cách mạng. Tất cả vấn đề là, nếu cách mạng chỉ đồng nghĩa với một thay đổi toàn diện và sâu sắc, th́ đất nước Việt Nam có thể rất cần cách mạng. Nhưng nếu nó bao hàm sự sử dụng bạo lực để xóa trắng tất cả trong một thứ luận lư đối kháng hầu bắt đầu lại hết từ con số không, th́ đất nước có lẽ cũng chẳng cần đến cách mạng.
Dù sao, với sự sụp đổ của hầu hết những quốc gia đă chọn lựa con đường cách mạng bạo động của Đệ Tam Quốc Tế, thế giới đang bước vào một thời đại khác. Trật tự thế giới mới, một mặt vừa lắng dịu hơn v́ bớt đi hiểm họa chiến tranh Đông / Tây, nhưng mặt khác cũng cạnh tranh quyết liệt hơn trong địa hạt kinh tế. Ngày nay, chủ quyền dân tộc phải được hiểu trong tương quan với mọi h́nh thức thống trị đến từ bên ngoài. Chỉ những quốc gia phát triển mới có thể tự hào là độc lập thật sự trong một thế giới liên lập, trong khi dân chủ - nếu căn cứ trên kinh nghiệm của các nước tư bản tiên tiến - có thể là chế độ chính trị thích hợp nhất với yêu cầu phát triển về mọi mặt của xă hội. Nói cách khác, dân chủ đă trở thành giá trị tổng hợp trung tâm của thế kỷ thứ 21 đang mời gọi.
2) NH̀N LẠI TIẾN TR̀NH DÂN CHỦ HOÁ
Nh́n từ đây, đóng góp độc đáo và kiến hiệu nhất của những người Việt Nam không công sản cho tiền đồ của tổ quốc có lẽ không phải là sự gạt bỏ thẳng tay và toàn bộ một hệ tư tưởng lỗi thời - điều đă trở nên quá dễ dàng - mà là khả năng nhận diện chủ nghĩa Marx như một thời điểm trong trào lưu tư tưởng đă khơi mào và thúc đẩy tiến tŕnh dân chủ hóa của cả nhân loại, và do đó, vừa tiếp thu được phần phê phán xác đáng của nó đối với buổi b́nh minh của chế độ dân chủ, vừa vượt qua được những giới hạn của nó.
Nh́n từ quan điểm lư thuyết, đối với Karl Polanyi chẳng hạn, ư nghĩa của những màn đổi dời lớn nhỏ trong xă hội loài người, tựu trung, chỉ là cuộc đấu tranh giành chủ quyền của xă hội dân sự chống lại ách khống chế của một nhà nước chính trị đứng biệt lập, đồng thời cũng là đấu tranh tự vệ của cái xă hội đó trước sự thống trị của những trung tâm quyền lực xuất phát từ kinh tế thị trường (17). Từ thế kỷ trước, Karl Marx là một trong số những tác giả đă nh́n thấy phần lớn cái tiến tŕnh xă hội hóa ngày càng sâu rộng ấy. Mặc dù phân tích của Marx có mang những sai lầm quan trọng nhất định (khái niệm «chuyên chính vô sản», suy luận về vai tṛ của quyền tư hữu và của giai cấp vô sản, về sự tiêu vong của nhà nước), không ai có thể bóp méo sự thật là, theo quan niệm của Marx, dân chủ vượt quá địa phận nhà nước và nằm trong lănh vực xă hội dân sự, không phải là một nhà nước toàn trị mà là một xă hội tự do hợp tác (10). Về điểm này, Lênin chẳng những đă không phải là người kế thừa mà c̣n là kẻ phản bội đối với Karl Marx.
Nh́n từ quan điểm hiện thực, dân chủ trực tiếp là điều không thể thực hiện được; do đó, nhà nước bao giờ cũng chỉ có thể nằm trong tay một thiểu số, dù là với tư cách đại diện. Cần phải mở rộng nó vào lănh vực kinh tế; nhưng kinh tế, dù dưới chế độ tư hữu hay công hữu, rốt cuộc rồi cũng vẫn nằm trong tay một thiểu số, dù đó là những người ở vào cương vị tạo ra công ăn việc làm cho kẻ khác. Nếu ngừng lại ở các lănh vực chính trị và kinh tế, dân chủ sẽ vĩnh viễn là một giá trị dành riêng cho những thành phần có thế lực - nhà nước hay tài chính - trong cộng đồng thụ hưởng. Đối với đa số, nó chỉ là một bảo vật thuần h́nh thức, tuy cần thiết nhưng mơ hồ. Dân chủ chỉ trở thành vật chinh phục trọn vẹn khi nó bước vào xă hội dân sự, khi mỗi người công dân đều có khả năng sống thực trong cuộc đời hàng ngày - tại nơi ăn, chốn ở, chỗ làm việc - các thứ quyền tự do đă được cả thế giới long trọng tuyên ngôn, và tham gia tích cực vào việc điều hành quốc gia. Dân chủ hoặc sẽ xuất hiện trong xă hội dân sự, hoặc chẳng bao giờ tồn tại thực sự hết cả.
Giấc mơ nguyên thủy của Karl Marx c̣n có thể thực hiện được hay không? Trên lư thuyết, đối với nhiều người, nó chỉ có thể h́nh thành qua ít nhất hai điều kiện: một, nó phải xuất phát từ các quốc gia tư bản tiên tiến nhất; hai, nó phải là biểu hiện của một cao trào dân chủ hóa triệt để, nhằm đặt cả nhà nước lẫn thị trường dưới sự kiểm soát của xă hội dân sự. Trên thực tế, vấn đề có lẽ không đặt ra nữa trong một thời gian dài: sự sụp đổ của các chế độ cộng sản hiện tồn - một thứ chủ nghĩa xă hội biến chất - đă kéo theo nó, ngoài các giáo điều lỗi thời của Lênin, cả những luận điểm c̣n đáng bàn căi của Marx. Như mọi chủ nghĩa, chủ nghĩa Marx sẽ không chết, nhưng có lẽ nó đă khép mắt lịm dần vào giấc ngủ dài qua đông.
3) DÂN CHỦ VÀ PHÁT TRIỂN: VÀI SUY NGHĨ BƯỚC ĐẦU CHO VIỆT NAM
Rập khuôn theo mô h́nh cách mạng của Lênin, rốt cuộc, là một sai lầm rất lớn của những người theo chủ nghĩa Marx trên thế giới nói chung, và của những người Việt Nam muốn kiến thiết đất nước trên khát vọng b́nh đẳng nói riêng. Không rút ra nổi từ thất bại ấy một bài học nào, viện lẽ nó không phải là lầm lỗi của phe ḿnh, có thể c̣n là một sai lầm lớn hơn nữa đối với những người Việt Nam muốn xây dựng lại quê hương theo lư tưởng tự do. Có thể rút ra từ thất bại của ĐCSVN ít nhất hai bài học.
Bài học đầu tiên liên quan đến dân chủ tự do. Loài người đă bước vào kỷ nguyên dân chủ từ lâu, nhưng với những bước đi khác nhau. Gần suốt thế kỷ thứ 20, tại những vùng đất bị áp bức, dân chủ tự do đă bị cạnh tranh bởi những giá trị khác, cụ thể là cách mạng, b́nh đẳng và phát triển. Ngày nay, các thể chế phủ nhận tự do dân chủ đang đồng loạt cáo chung, trừ một số ngoại lệ ít oi và mong manh. Cần trả lại cho dân chủ tự do cái vị trí hàng đầu của nó. Trên lư thuyết, chủ nghĩa xă hội có thể là tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản. Trên thực tế, để bắt kịp chế độ tư bản, các quốc gia cộng sản đă hy sinh dân chủ tự do và đă chết v́ chủ nghĩa toàn trị, trong khi đó, cũng nhờ chính những giá trị này mà chủ nghĩa tư bản đă tự cải tổ được và vẫn trên đà bành trướng. Những người nắm vận mệnh của Việt Nam trong tương lai, dù xuất thân từ nguồn tư tưởng nào, cũng sẽ chỉ lặp lại sai lầm của ĐCSVN, nếu họ tiếp tục nuôi ảo tưởng có thể nhân danh yêu cầu phát triển để ḱm hăm tự do dân chủ.
Đến đây, có người sẽ viện dẫn trường hợp «bốn con rồng của Đông Nam Á» làm phản thí dụ. Nhưng phát triển đất nước là một con đường xa xôi và gai góc, vấn đề trọng tâm của nó không phải là một sự cất cánh mau chóng hay sớm sủa mà là tiến tới trong bền vững và an toàn. Nh́n từ góc độ này, chính sách phát triển của «tứ long» ngầm chứa khá nhiều đe dọa, bởi v́ nó tích lũy cả hai loại khuyết tật đặc thù của các mô h́nh phát triển gọi là «xă hội chủ nghĩa» và «tư bản ngoại vi», vừa thiếu tự do vừa đầy bất công xă hội. Nếu chỉ cần có một trong hai căn bệnh ấy cũng đủ để gẫy gục trong lâu dài, «tứ long» không khác mấy với những chiếc phi cơ đang lao đầu vào đêm tối, đeo theo dưới mỗi bên cánh một quả bom nổ chậm. Đất nước Việt Nam, sau bấy nhiêu năm tháng mất mát, một phần chính v́ bị phân hóa bởi sự chọn lựa giữa tự do và công bằng xă hội, cần và phải phát hiện ra một đường lối phát triển ít bất trắc hơn.
Điều này dẫn chúng ta đến bài học thứ hai, đó là yêu cầu hoà giải giữa hai giá trị dân chủ và phát triển. Con đường ḥa giải này bao hàm sự thẩm định lại vai tṛ tương ứng giữa nhà nước và xă hội dân sự bên trong cộng đồng quốc gia. Phát triển cấp bách thường giả định một nhà nước nặng, mà nhà nước càng nặng th́ xă hội dân sự càng bị thu hẹp, nghĩa là tự do dân chủ càng bị đe dọa. Ngược lại, xă hội dân sự càng được tự do dân chủ th́ nhà nước càng nhẹ, mà một nhà nước nhẹ nhiều khi lại không có năng lực đưa đất nước vào quỹ đạo của các nước công nghiệp. Lối thoát nằm ở một quan niệm cân bằng hơn về phát triển: phát triển không chỉ liên quan đến cộng đồng mà c̣n can hệ đến con người, không chỉ là thực hiện thành công những chương tŕnh tập thể, mà c̣n là mở rộng mật độ những trao đổi cá nhân về mọi mặt trong xă hội. Chỉ trên cơ sở một quan niệm tối ưu như thế về phát triển, hai giá trị căn bản này mới ngừng đối lập và kêu gọi lẫn nhau.
Thế kỷ thứ 21 sắp mở ra trước một cảnh tượng thoạt trông có vẻ nghịch lư. Các nước cộng sản cũ đang đốt giai đoạn để bước vào kinh tế thị trường, trong khi những nước tư bản tiên tiến nhất đă bắt đầu một phần nào chia sẻ giấc mơ của Karl Marx là đưa dân chủ vào đời sống hàng ngày (18), và ở cả hai khối quốc gia cựu thù, vai tṛ của nhà nước ngày càng xuống cấp. Thật ra, có lẽ loài người đang sống giai đoạn cuối cùng của cuộc đấu tranh tay ba mà Polanyi đă phác hoạ. Một tổng hợp mới, hay ít ra, một sự phân chia lại ranh giới giữa nhà nước, thị trường và xă hội dân sự đang h́nh thành trong nhiều quốc gia, dựa trên một quan niệm mới về dân chủ (dân chủ đa nguyên, dân chủ tham gia) và một chính sách tối ưu về phát triển. Đó là một dữ kiện khác mà những người Việt Nam đấu tranh cho tổ quốc không có quyền chỉ vội vă lướt qua.
PHẠM TRỌNG LUẬT
(«Những Vấn Đề Việt Nam», Nxb Trăm Hoa, 1992)
______________________
CHÚ GIẢI VÀ THƯ MỤC
(1) Mặc dù khái niệm «xă hội dân sự» đă biến đổi khá nhiều từ thời Aristote đến nay, sự phân biệt «nhà nước» với «xă hội dân sự» là một điểm chung giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xă hội. Không những thế, giữa truyền thống tự do và nhiều tác giả thuộc khuynh hướng xă hội chủ nghĩa (social-démocratie, xă hội dân chủ) c̣n có sự đồng thuận trên một số điều kiện để có dân chủ thực sự, đó là một nhà nước nhẹ với những quyền hành hạn chế và một xă hội dân sự phát triển và tự trị. Trong số những tài liệu ngắn về lịch sử của khái niệm xă hội dân sự, xem thêm: Guy Berger, La Société Civile et Son Discours (I) - (VI), Paris, Commentaire, số 46-52, 1989-1990.
Về phía chủ nghĩa xă hội, nếu chỉ giới hạn vào chủ nghĩa Marx, trên sự phân biệt chung giữa «nhà nước» và «xă hội dân sự», cũng có sự khác nhau giữa Karl Marx và Antonio Gramsci về khái niệm «xă hội dân sự». Đối với Marx, xă hội dân sự là xă hội không chính trị, được cấu tạo bởi các thực tại kinh tế và hệ thống giai cấp, nghĩa là phần «cơ sở hạ tầng» kinh tế và xă hội, khác với phần «kiến trúc thượng tầng» chính trị và tư tưởng hệ. Xă hội dân sự, như vậy, nằm trong phần hạ tầng; nó đối lập không những với nhà nước mà cả với thế giới của biểu tượng. Đối với Gramsci, xă hội dân sự là toàn bộ những cơ chế và tập hợp liên quan đến sự sản sinh ra và quản lư hệ tư tưởng theo nghĩa rộng nhất của từ này; như vậy, nó vừa đối lập với phần hạ tầng (của sản xuất, trao đổi và quan hệ sản xuất), vừa đối lập với nhà nước (tuy cùng nằm ở phần thượng tầng). Chức năng của nó là bảo đảm «ưu thế» của một giai cấp trong xă hội bằng những biện pháp thuyết phục, khiến sự can thiệp bằng cưỡng chế của nhà nước trở thành thừa. Marx cũng ít nói đến «xă hội dân sự» nữa từ khi có «thượng tầng» và «hạ tầng», trong khi đây lại là một trong các khái niệm chính của Gramsci.
Về phía chủ nghĩa tự do, sự phân biệt thường thấy nhất là sự khoanh vùng 3 lănh vực: chính trị, xă hội và kinh tế - nói cách khác, là sự tách rời 3 khái niệm: nhà nước, xă hội dân sự và thị trường. Như vậy, trong một chừng mực nào đó, có sự tương ứng giữa quan điểm của trường phái tự do và của Gramsci. Khái niệm xă hội dân sự chúng tôi dùng ở đây nằm trên phần đồng quy đó; nó chỉ định lănh vực đối lập với nhà nước và khác với kinh tế trong một xă hội toàn bộ hay một h́nh thái kinh tế xă hội.
Một điểm khác cần được làm sáng tỏ: trong bài này, nếu chúng tôi có vay mượn một số khái niệm và quan điểm của Gramsci, chúng tôi không theo sát cách đặt vấn đề của tác giả, không bàn đến tất cả những luận đề mà Gramsci đặt ra, chẳng hạn như vai tṛ của tập thể trí thức. Theo chúng tôi, người trí thức Việt Nam - chúng tôi nói tầng lớp trí thức xă hội chủ nghĩa - không có đóng góp nào cả trong việc hoạch định đường lối cách mạng: từ phân tích xă hội đến chiến lược đấu tranh, tất cả đều xuất phát từ các nước đàn anh. Họ cũng chỉ đóng một vai tṛ rất mờ nhạt trong chức năng phê phán những sai lầm của chế độ, trừ trong khoảng thời gian 1955-1956 và mới đây.
Cuối cùng, có hay không một xă hội dân sự trong các nước xă hội chủ nghĩa hiện tồn và ở Việt Nam? Thật ra, khái niệm này có thể được chấp nhận theo hai nghĩa, một nặng một nhẹ. Nếu chỉ hiểu nó trong nghĩa nhẹ như phần khác biệt với nhà nước và kinh tế, xă hội dân sự luôn luôn tồn tại, ngay cả trong khuôn khổ của một chế độ toàn trị, dù dưới h́nh thức là một sự ghép mảnh từ những đám cỏ hoang. Nhưng nếu đ̣i hỏi nó phải là một xă hội tự trị như trong nghĩa nặng, hiển nhiên là không thể c̣n một xă hội dân sự tự lập trong khuôn khổ của một chế độ toàn trị. Thực tế là, áp dụng cho Đông Âu và Việt Nam, khái niệm xă hội dân sự có xu hướng co dăn từ nghĩa nặng sang nghĩa nhẹ khi nền chuyên chính bóp chặt, và theo chiều ngược lại trong trường hợp chuyên chính nới lỏng.
(2) Immanuel Wallerstein, Le Système du Monde du Quinzième Siècle à Nos Jours, Paris, Flammarion, 1980 & Le Capitalisme Historique, Paris, La Découverte, 1987. Serge Latouche, Faut-Il Refuser le Développement?, Paris, PUF, 1986 (nhất là chương 2: L'Impérialisme Précède le Développement du Capitalisme, tr. 47-69).
(3) Liên minh giai cấp là một vấn đề trọng yếu trong lư luận cách mạng mác-xít, v́ hai lư do: một, «giai cấp vô sản được chiêu mộ từ mọi giai cấp trong xă hội»; hai, «vai tṛ cách mạng của giai cấp vô sản là giải phóng toàn thể xă hội». Mọi liên minh giai cấp đều bị quy định bởi phương thức sản xuất và chính sách của giai cấp thống trị ở một thời điểm nhất định, và bởi lực lượng so sánh giữa các giai cấp trong một bối cảnh lịch sử đặc thù. Người cộng sản phân biệt: liên minh chiến thuật (trên một mục tiêu ngắn hạn), và liên minh chiến lược (trên một chương tŕnh hành động trung hạn hay dài hạn). Một liên minh chật chẽ và lâu bền (để cướp chánh quyền, quá độ lên chủ nghĩa xă hội, rồi xây dựng xă hội cộng sản) c̣n có thể được gọi là liên minh hữu cơ.
(4) Ở đây, có thể đánh giá sự sai lầm của ĐCSVN từ 1975 qua những nhận định giáo điều sau, trích dẫn từ các văn kiện chính thức của Đảng. «Ba mươi năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, cục diện thế giới đă thay đổi nhanh chóng. Trong khi hệ thống tư bản chủ nghĩa quằn quại trong tổng khủng hoảng, th́ các lực lượng xă hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc và dân chủ ḥa b́nh lớn mạnh hẳn lên, và sau chiến tranh Việt Nam, đă xuất hiện một biến đổi mới trong lực lượng so sánh có lợi cho cách mạng (...) Xu thế phát triển của lịch sử rơ ràng là không thể đảo ngược. T́nh h́nh cách mạng thế giới ngày nay thuận lợi hơn bao giờ hết và đang đứng trước những triển vọng vô cùng tốt đẹp»... (Báo Cáo Chính Trị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Đại Hội 4 ĐCSVN, năm 1976).
«Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xă hội trở thành hệ thống thế giới. Liên Xô và các nước chủ nghĩa xă hội khác đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, xă hội, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nâng cao mức sống nhân dân (...) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ từng mảng; phạm vi thống trị của chủ nghĩa tư bản bị thu hẹp. Trước t́nh h́nh đó, chủ nghĩa tư bản đă t́m mọi cách tự điều chỉnh để kéo dài sự tồn tại của nó (...) Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, một mặt tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản có những bước phát triển mới; mặt khác chính nó lại không ngừng khoét sâu mâu thuẫn cơ bản vốn có giữa tính chất xă hội hóa ngày càng tăng của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về các tư liệu sản xuất. Nó c̣n làm cho mâu thuẫn giữa các trung tâm tư bản lớn, các tập đoàn tư bản độc quyền, các công ty siêu quốc gia ngày càng sâu sắc (...) Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản rơ ràng không mất đi, trái lại, ngày càng gay gắt và cuối cùng dẫn chủ nghĩa tư bản đến sự tan ră không sao tránh khỏi». (Dự Thảo Cương Lĩnh Xây Dựng Chủ Nghĩa Xă Hội trong Thời Kỳ Quá Độ, 1990)
Nếu sai lầm năm 1976 c̣n có trường hợp giảm khinh (khối cộng sản dù sao cũng phát triển về số lượng, mặc dù đang tuột dốc trầm trọng về chất lượng), nhận định năm 1990 hoàn toàn siêu thực.
(5) Trường Chinh, Bàn về Cách Mạng Việt Nam (1951), trong: Cách Mạng Dân Tộc Dân Chủ Nhân Dân, Hà Nội, Sự Thật, 1976.
«Cách mạng [dân tộc dân chủ nhân dân] làm tṛn nhiệm vụ dân chủ tư sản và dần dần tiến triển thành cách mạng xă hội chủ nghĩa, không cần phải qua một cuộc nổ bùng cách mạng. Nó thiết lập chuyên chính dân chủ nhân dân dưới h́nh thức cộng ḥa dân chủ nhân dân, chứ không thiết lập chuyên chính vô sản dưới h́nh thức xô viết công nông binh. Đó là một thứ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới»... (t. 1, tr. 84-85)
«Chuyên chính dân chủ nhân dân của ta đang làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính công nông. Nó đập tan quyền thống trị của bọn đế quốc xâm lược và của việt gian bù nh́n; thành lập và củng cố chế độ dân chủ nhân dân; cải cách ruộng đất, xóa bỏ quyền phong kiến chiếm hữu ruộng đất, nhưng «chưa đụng chạm đến nền tảng của chủ nghĩa tư bản» trong nước (Lênin, «Hai sách lược», 1905); phát triển kinh tế quốc dân; củng cố quyền lănh đạo của giai cấp công nhân; củng cố liên minh công nông»... (t. 1, tr. 102)
«Trong cả quá tŕnh đó, nền tảng của chủ nghĩa xă hội được xây dựng, củng cố và phát triển dần. Nhưng đồng thời, chủ nghĩa tư bản dân tộc cũng sẽ phát triển. Sau cùng, cuộc đấu tranh giữa hai nhân tố xă hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ kết thúc bằng sự thắng lợi của nhân tố xă hội chủ nghĩa và sẽ đưa nước Việt Nam đến chủ nghĩa xă hội, bước đầu của chủ nghĩa cộng sản»... (t. 1, tr. 107)
(6) «Phát triển không đều» là một khái niệm đă được Karl Marx sử dụng trong Grundrisse der Kritik der Politischen Okonomie để chỉ sự tồn tại cụ thể của nhiều tính thời gian khác nhau giữa hạ tầng và thượng tầng, và qua đó, khẳng định khả năng đi trước và tác động ngược lại của thượng tầng trên hạ tầng. Về điểm này, xem thêm đề mục Anticipation, trong: Dictionnaire Critique du Marxisme, Paris, PUF, 1982.
(7) Chúng tôi chỉ nói khả năng khách quan xây dựng một «thỏa hiệp lịch sử». Trên thực tế, ĐCSVN đă công khai thú nhận sau 1975 là Đảng chỉ sử dụng cả MTDTGPMN lẫn LMCLLDTDCHB trong chiến tranh như b́nh phong, và đă soạn thảo bản CLCT của Măt Trận như một thủ đoạn để quyến rũ các thành phần dân tộc tư sản và tiểu tư sản tham gia vào Mặt Trận. Chủ ư này, nếu đúng thực, không phủ nhận sự cần thiết khách quan của một liên minh chiến lược giữa mọi giai cấp ở Việt Nam lúc đó, mà ngược lại. Nó chỉ chứng minh được rằng cấp lănh đạo Đảng, bám chặt vào một chiến lược đấu tranh được quy định từ thập niên 1930, vừa không vươn lên nổi ngang tầm với đ̣i hỏi của t́nh h́nh, vừa đánh giá quá thấp những khó khăn trong giai đoạn sau. Nếu chiến thắng quân sự năm 1975 là một điều bất ngờ - có thể được giải thích bằng sự chênh lệch về viện trợ vũ khí giữa Liên Xô và Hoa Kỳ sau hiệp định Paris, và sự suy sụp về tinh thần của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, một thắng lợi chính trị sau 1975 sẽ là cả một phép lạ. Và phép lạ đă không xảy ra.
(8) Một trong những khác biệt giữa phe thiểu số (menchevik) và phe đa số (bolchevik) ở Nga nằm nơi lập trường đối với cuộc đấu tranh chính trị chống Nga Hoàng của các đảng chính trị tư sản. Phe menchevik chủ trương là giai cấp công nhân cần phải lấy đấu tranh xă hội (đấu tranh nghiệp đoàn) làm chủ yếu, và nếu có tham dự vào cuộc đấu tranh chính trị, th́ phải chấp nhận sự lănh đạo của giai cấp tư sản. Phe bolchevik đ̣i hỏi giai cấp công nhân, không những phải tham gia vào cuộc đấu tranh chính trị, mà c̣n phải nắm được vai tṛ lănh đạo cuộc đấu tranh đó, nhằm mở đường cho cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa theo sau.
(9) Trần Bạch Đằng đả kích Mao, Stalin, «chủ nghĩa b́nh quân nông dân», nhưng không đả động đến Lênin và Marx (Trần Bạch Đằng, Đổi Mới Nhận Thức về Chủ Nghĩa Xă Hội, Paris, Đoàn Kết, số 389, 03/1987. Theo Lữ Phương, «chúng ta phải «tạm gác» tất cả những kết luận về chủ nghĩa xă hội mà Mác, Lênin (nhất là Stalin) đă đưa ra với tư cách là một mô h́nh phát triển ḥa b́nh» (Lữ Phương, Chủ Nghĩa Xă Hội Việt Nam: Di Sản và Đổi Mới, Paris, Đoàn Kết, số 425, 07-08/1990). Bùi Tín (Thành Tín) nhận định: «việc nghiên cứu lại mục tiêu, nội dung, quy luật, biện pháp và bước đi của chủ nghĩa xă hội đang được đặt ra». (Thành Tín, Bản Kiến Nghị của Một Công Dân, Paris, Đoàn Kết, số 428, 11/1990).
(10) Hal Draper, Marx and the Dictatorship of the Proletariat, Paris, Etudes de Marxologie, số 6, 1962, và Marx on Democratic Forms of Government, London, The Socialist Register, 1974. Kostas Papaioannou, Les «Producteurs Associés»: Dictature, Prolétariat, Socialisme, Paris, Diogène, số 64, 10-12/1968.
(11) Sau các biện pháp kinh tế của «chủ nghĩa cộng sản thời chiến», NEP là «chính sách kinh tế chính trị mới» của Liên Xô từ 1921 đến 1928. Do Lênin đề xuất, NEP xoay quanh hai trục chính là sự tồn tại của một lănh vực tư bản với cơ chế thị trường và sự củng cố liên minh công nông. Có thể phân biệt 3 giai đoạn khác nhau trong việc áp dụng NEP. Một, từ tháng 3 đến tháng 10/1921, đối với Lênin, đây chỉ là một số thỏa hiệp tạm thời với giai cấp nông dân (thay v́ bị trưng dụng, sau khi đă trả thuế, nông dân được quyền bán nông phẩm trên thị trường), với tiểu tư sản (giới sản xuất nhỏ và thương gia cũng được tự do mua bán hàng hóa) và đại tư bản nước ngoài (kêu gọi đầu tư ngoại quốc, vừa cần thiết cho công nghiệp nặng, vừa có tiềm năng gây dựng giai cấp công nhân). Hai, từ tháng 10/1921 trở đi, những kết quả nửa vời của giai đoạn trước buộc Lênin phải, một mặt, nới rộng một cách tối đa và lâu dài chính sách trao đổi trên thị trường dưới sự kiểm soát của nhà nước, mặt khác, củng cố liên minh công nông bằng sự hợp tác hóa nông nghiệp. Ba, sau khi Lênin mất, sự tiếp tục NEP chia ĐCSN làm hai khuynh hướng: phe «tả khuynh» (Préobrajenskij) muốn thực hiện «tích lũy xă hội chủ nghĩa bước đầu» dựa trên chính sách thâu rút tối đa từ sản xuất nông nghiệp, nghĩa là quân sự hóa nền kinh tế quốc dân và đánh các thành phần trung phú nông; cánh «hữu khuynh» (Bukharin), lo ngại mất sự ủng hộ của nông dân và sự tăng cường quyền lực của nhà nước, chủ trương «quá độ lên chủ nghĩa xă hội thông qua cơ chế thị trường», nghĩa là vừa thiết lập giữa thành phố và nông thôn những quan hệ mua bán lâu dài, vừa cơ khí hóa nông nghiệp để nâng cao sản xuất, và dùng hợp tác xă để từ từ xóa bỏ sự bất b́nh đẳng giữa các tầng lớp nông dân. Phe tả thắng thế dần và Stalin dẹp bỏ NEP năm 1929.
(12) Béla Farago, Réformes Politiques à l'Est: une Transition vers l'Etat de Droit, Paris, Commentaire, số 48, 1989/1990. Hà Xuân Trường, Đa Nguyên và Chủ Nghĩa Đa Nguyên, Hà Nội, Cộng Sản, số 7, 07/1989.
(13) Bernard Dréano, Triomphe ou Disparition des «Sociétés Civiles»?», St Etienne, Alternatives Non-Violentes, số 76, 09/1990. Miklos Molnar, Le Rôle de la Société Civile dans les Révolutions de l'Est Européen, Genève, Cadmos, số 51, 1990.
(14) Guy Berger, La Société Civile et Son Discours (III), Paris, Commentaire, số 48, 1989-1990, tr. 800.
(15) Uỷ Ban Sửa Đổi Hiến Pháp, Tờ Tŕnh Quốc Hội về Bản Dự Thảo II Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1980, Saigon, Sài G̣n Giải Phóng, 30/07/1991.
(16) Enter a New Dragon?, London, The Banker, 04/1990. Camille Scalabrino, Conforté par des Succès Économiques, le Régime Vietnamien Tarde à Se Transformer, Paris, Le Monde Diplomatique, 09/1990. Jean-Claude Pomonti, Vietnam, une Libération dans le Désordre, Paris, Le Monde, 07/05/1991.
(17) Karl Polanyi, La Grande Transformation, Paris, Gallimard, 1983. Lucette Valensi, Karl Polanyi: The Great Transformation, Paris, Le Débat, số 1, 05/1990.
(18) Les Citoyens à la Conquête des Pouvoirs (I)-(VI), Paris, Le Monde Diplomatique, 10/1989-04/1990. Tập hồ sơ này gồm có:
Claude Julien, Les Citoyens à la Conquête des Pouvoirs, Paris, Le Monde Diplomatique, 10/1989.
Christian de Brie, Rendre aux Élus du Peuple la Capacité de Faire la Loi, Paris, Le Monde Diplomatique, 11/1989.
Jean-Louis Rollot, Les Fourmis de la Culture & Jean-Luc Pouthier, La Presse et les Paradoxes de la Liberté, Paris, Le Monde Diplomatique, 12/1989.
Thierry Pfister, Au-delà de la Crise du Militantisme & Antoine Sanguinetti, L'Armée, un Monde Tenu à Part, Paris, Le Monde Diplomatique, 01/1990.
Christian de Brie, Sur les Chantiers de la Démocratie Locale & Pierre Dommergues, Des Américains en Quête d'un Nouveau Contrat Social, Paris, Le Monde Diplomatique, 03/1990.
Bernard Cassen, Mobiliser les Salariés pour Réformer l'Entreprise, Paris, Le Monde Diplomatique, 04/1990.
PHẠM TRỌNG LUẬT
(Những Vấn Đề Việt Nam, Nxb Trăm Hoa, 1992)