Nhận định chính trị
HOÀ GIẢI?
Ḷng cao thượng chỉ
dành cho nhà chính trị.
Chính trị mà không cao thượng th́ hăi lắm.
Chính trị là chỗ người ta nh́n vào để yên
tâm sống.
(Nguyễn Huy Thiệp)
1 - Một cụm từ, một bối cảnh lịch sử
Cụm từ gọi chung là «ḥa giải» ra đời trong cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ hai, vào những năm cuối của thập niên 1960. Dù muốn dù không, nó cũng mang dấu ấn của cuộc chiến và của thời điểm ấy. Cuộc chiến tranh Việt Nam lần này là một hiện tượng phức tạp, có mặt quốc tế, mặt nội bộ, có khía cạnh giải phóng, có khía cạnh ư hệ. Chánh quyền Mỹ lúc đó lại vừa đổ quân vào miền Nam, cuộc chiến tranh bắt đầu leo thang ra miền Bắc và có khả năng lan rộng ra khắp Đông Dương. Trong khi dư luận quốc tế, lo sợ một cuộc thế chiến khác sẽ bùng nổ, nhất trí kêu gọi ḥa b́nh, người Việt Nam lại phân hóa trầm trọng hơn bao giờ hết. Đối với các lực lượng chủ chiến, dù Nam hay Bắc, đây là cơ hội ngh́n năm một thuở để động viên nhân lực, hầu kết liễu chiến tranh trong thắng lợi; đối với các tổ chức ḥa b́nh, đất nước Việt Nam đang đứng trước mối họa diệt chủng, nếu người Việt Nam không sớm t́m cách dập tắt ngọn lửa chiến tranh đang ngùn ngụt cháy trên quê hương. Dù hướng về ḥa b́nh, cụm từ «ḥa giải», xuất hiện trong bối cảnh lịch sử đó, khó ḷng không phản ánh những quan điểm khác nhau về cuộc chiến.
Cụm từ, thật ra, có ba vế: «hóa giải», «ḥa giải» và «ḥa hợp». «Hóa giải» xuất phát từ phong trào Phật Giáo; nó bao hàm một nhận định sáng suốt: chiến tranh Việt Nam nằm trong một cuộc tranh chấp ư hệ quốc tế giữa các đế quốc, lối thoát duy nhất của đất nước là các phe phái Việt Nam phải tiêu hóa được những hệ tư tưởng ngoại lai (nhân vị - cộng sản) và biết đặt sự sống c̣n của dân tộc lên trên mọi quyền lợi đảng phái. «Ḥa giải» bắt nguồn từ các đoàn thể dân tộc khác ở thành phố, trở thành phản chiến v́ không tin ở khả năng chiến thắng quân sự của cả đôi bên, nhưng vẫn nh́n cuộc chiến tranh dưới khía cạnh nội chiến quốc - cộng, và kêu gọi các phe tham chiến Việt Nam hăy nhân nhượng ngồi vào bàn thương thuyết. «Ḥa hợp dân tộc» xuất phát từ phía cách mạng; trái với địch thủ, thay v́ xuyên tạc, họ đă tham gia tích cực vào những đ̣i hỏi ḥa b́nh để dễ lái chúng qua hướng khác: «ḥa hợp» mang nội dung của một sự đoàn kết mọi thành phần dân tộc nhằm giải phóng đất nước.
Dĩ nhiên, đối với chánh quyền Saigon, không có vấn đề «hóa giải» hay «ḥa hợp», nhiều lắm chỉ có thể nói đến «ḥa giải» giữa hai (nhà) nước VNCH và VNDCCH, trên cơ sở là kẻ xâm lăng phải rút về bên trên vĩ tuyến thứ 17, mang theo cả cái gọi là MTDTGPMNVN. V́ không chịu hiểu điều ấy, phong trào Phật Giáo đă được tướng Kỳ mang quân ra «ḥa giải» một trận ở Đà Nẵng (1966): một số cán bộ vào tù, số khác bỏ vô bưng, phong trào bị tê liệt. Đối với chính quyền Hà Nội, cũng không có vấn đề «hóa giải» hay «ḥa giải», chỉ có yêu cầu «ḥa hợp dân tộc» để đánh đuổi đế quốc Mỹ. V́ không chịu hiểu điều ấy, phong trào Phật Giáo lại được Giải Phóng «ḥa giải» thêm một trận thứ hai trong dịp Tết Mậu Thân ở Huế (1968): phong trào biến mất như một lực lượng chính trị.
2 - Khi tên nô lệ lột xác làm bạo chúa
Năm 1968, bắt đầu cuộc đàm phán hai bên giữa Washington và Hà Nội. Đến 1969, hội nghị bốn bên khai mạc, vớt thêm hai chính quyền miền Nam. Chiến tranh lan rộng ra Kampuchea (1970) và đe dọa tràn sang Lào. Trung Quốc cảnh cáo Hoa Kỳ quyết liệt hơn ( «Trung Quốc với Lào sông liền sông, núi liền núi» ), trong khi Liên Xô tăng cường viện trợ cho Hà Nội. Ở Mỹ, cơn băo phản chiến thổi rung cả Ngũ Giác Đài; ở Việt Nam, phong trào ḥa b́nh mỗi ngày càng lập luận giống Mặt Trận. Rồi 1971, Kissinger bay sang Bắc Kinh, chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ Nixon - Mao Trạch Đông năm sau. Năm 1973, hiệp định Paris được kư kết, với hai điều khoản quan trọng: ngừng bắn tại chỗ và «Hội Đồng Quốc Gia Ḥa Giải Ḥa Hợp Dân Tộc Ba Thành Phần», tiền thân của một «Chánh Phủ Liên Hiệp» tay ba. Tổng kết cả giai đoạn này, ai đă hóa giải được ǵ, ai đă ḥa giải hay ḥa hợp được với ai?
Những điều người Việt Nam chúng ta không làm nổi, người ngoại quốc đă thực hiện xong, không phải v́ Việt Nam mà cho tổ quốc của họ. Hóa giải? Hoa Kỳ với Trung Cộng bắt tay nhau, điều ấy có nghĩa là khía cạnh quốc tế của cuộc chiến đă được giải tỏa: sau cuộc chiến tranh Triều Tiên khủng khiếp, hai cường quốc, mới ngày hôm qua đây c̣n là kẻ tử thù, sẽ chẳng bao giờ lại mặt giáp mặt một lần thứ hai trên chiến trường, dù người Việt Nam c̣n muốn tiếp tục giết nhau đến tên lính cuối cùng. Ḥa giải? Một kỷ nguyên mới đang mở ra giữa hai anh đầu sỏ, trên đầu các phe phái Việt Nam, trên đầu Đài Loan, trên đầu những chiến sĩ hai bên đă muôn đời nằm xuống. Ḥa hợp? Mọi hành động, từ đây, đều nhắm vào việc chống phá Liên Xô: trong khi Mỹ «việt nam hóa» cuộc chiến («thay đổi màu da cho những xác chết») để tập trung sinh lực trên các địa bàn khác, trong khi hai phe Việt Nam mải giành nhau từng thước đất, Trung Cộng lấn chiếm Hoàng Sa (1974), v́ dầu hỏa, nhưng cũng v́ đă dự đoán một liên minh Liên Xô - Việt Nam trong tương lai.
Rồi 1975, ḥa b́nh trở về, chiến tranh kết liễu với chiến thắng của VNDCCH. Bao nhiêu người yêu nước đă chân thành sung sướng: «Ôi, tiếng của cha ông thuở trước, Xin hát mừng non nước hôm nay» (...) «Ôi Việt Nam! yêu suốt một đời, Nay mới được ôm Người trọn vẹn» ... (Tố Hữu). Đáng mừng thật: sông núi, từ nay, hết sạch gót quân thù; không c̣n chính sách chia để trị, ai cấm cản được người Việt Nam thương yêu nhau? Bao nhiêu người khác nữa đă thật thà hănh diện. «Chưa bao giờ đất nước lại có những người lănh đạo xứng đáng như bây giờ»! Xứng đáng thật: những Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ,... không có cái quá khứ đi lính cho Tây như một số nhà lănh đạo «quốc gia»; họ có tầm vóc của những người nô lệ đă vùng dậy bứt phá gông cùm để tự giải thoát và giải phóng đồng loại. Trong niềm hân hoan đón chờ những ngày mai ca hát, chẳng mấy ai buồn nghe lời cảnh cáo của một người đă từng trải - Harriet Beecher Stowe - từ thế kỷ trước vọng về như một tiếng th́ thầm: «Tên nô lệ vừa được giải phóng có thể tức th́ trở thành bạo chúa» ...
Bọn người mới thoát kiếp nô tỳ đổi lốt làm bạo chúa thật! Khi sự phi lư lên ngôi, không ai có đủ từ vựng để diễn tả hết mọi điều phi lư. Một người mẹ có con trai chết ngày cuối cùng của chiến tranh bỗng thấy ḿnh vẫn c̣n may mắn; biết bao nhiêu bà mẹ khác đă phải khóc con ngay những ngày đầu của ḥa b́nh? Ngày về thăm quê hương, tôi gặp lại một người bạn thời trung học, đến hỏi thăm chuyện nước ngoài v́ chuẩn bị vượt biên. Anh hỏi tôi, cộc lốc và xa xôi. «Nghe nói bên đó, công viên đề «cấm người Việt Nam và chó», có không?». Sau câu trả lời, anh trầm ngâm một lúc, rồi cất tiếng như nói một ḿnh. «Mà dù có, cũng hiểu được. Nó với ḿnh không cùng tổ tiên, ṇi giống. Ở đây, nhiều chuyện không hiểu nổi. Chẳng tội t́nh ǵ hết, tôi cũng bị đầy đọa suốt bảy năm trời, con tôi không c̣n tương lai». Trước khi bỏ đi, anh buông thơng một câu, tôi ghi lại nguyên văn: «Theo anh, đứa nào chó đẻ hơn đứa nào?». Lần về sau, tôi không gặp lại. Nghe nói anh đă cùng vợ con đi chui, không biết có bao giờ đến bến?
3 - Cụm từ ṭng phạm của «hiện thực mất nước»?
Từ 1975, cụm từ «ḥa giải», đối với nhiều người, trở thành những danh từ ma quỷ. Giữa chữ viết và nội dung của cụm từ xuất hiện một sự chênh lệch, đủ rộng để tạo ra một số huyền thoại. CÁI KHÔNG BIẾN THÀNH CÓ: sự kiện hiệp định Paris dùng lại những danh từ ấy đủ để xác định «quốc tịch» cộng sản của cụm từ (như thể hiệp định chỉ là tác phẩm của cộng sản!); sự kiện người cộng sản đă không áp dụng ḥa giải ḥa hợp sau đó bỗng trở thành «ḥa giải, ḥa hợp kiểu cộng sản». Cụm từ đột nhiên nhận lănh vai tṛ ṭng phạm trong họa «mất nước», và tất cả những người sử dụng cụm từ, trước hay sau 1975, đều bỗng được tặng không nhăn hiệu «hoặc cộng sản, hoặc tay sai của cộng sản». Và dĩ nhiên, nhắc đến những danh từ kiêng kỵ đó trên báo chí cũng trở thành một hành động khiêu khích.
Ở đây, chúng ta đối diện với các trường hợp điển h́nh của một số ngụy lư. Ngụy lư t́nh cảm: một vấn đề đáng được nêu lên hay không, không tùy thuộc nội dung của nó nữa, mà chỉ tùy thuộc ở những t́nh cảm nó khơi dậy (không được nói đến ḥa giải ḥa hợp v́ đây là «một thành ngữ gắn liền với tủi nhục căm hờn»). Ngụy lư nhân hệ (ad hominem): một vấn đề đúng hay sai không tùy thuộc ở sự đối chiếu với thực tại nữa, mà chỉ tùy thuộc ở lư lịch của người phát biểu (mệnh đề «ḥa giải ḥa hợp dân tộc là một chính sách cần thiết» chỉ có thể sai, v́ kẻ chủ trương là «cộng sản»). Và lối lư luận chụp mũ ( «lập trường ḥa giải ḥa hợp dân tộc là một thông điệp (...) chắc chắn không hướng về nhân dân trong nước», và do đó, chỉ có thể hiểu ngầm là... dành cho kẻ địch hải ngoại). Sự đối thoại cảm thông đ̣i hỏi phải phá đổ mọi huyền thoại.
Không xuất phát từ phía cộng sản, «hóa giải» cũng không thể là những từ «làm lợi» cho ĐCSVN, dù trong lúc nào. Chủ nghĩa Marx-Lênin vẫn tự phụ là khoa học. Người ta chỉ có thể áp dụng, không ai đi hóa giải khoa học. Đ̣i hỏi Đảng phải «hóa giải» đồng nghĩa với khẳng định tính chất ư hệ và phản khoa học của chủ nghĩa cộng sản; nó có nghĩa là đ̣i hỏi ĐCSVN, thay v́ t́m cách thích ứng thực tại đất nước vào chủ nghĩa - nghĩa là làm cái công việc độn chân hay gọt chân để mang giày cho vừa, hăy t́m cách thích nghi chủ nghĩa vào môi trường, sửa lại đôi giày nếu được, hoặc vất hẳn nó đi hầu cứu lấy đôi chân. Nếu phong trào Phật Giáo là cộng sản, Trí Quang đă không bị giam lỏng, Thiện Minh đă không bỏ mạng trong trại cải tạo. Tuệ Sĩ, Trí Siêu bây giờ không ngồi tù. Nhiều cán bộ của phong trào đă không bị thủ tiêu - như một biện pháp pḥng ngừa - hồi Tết Mậu Thân.
Danh từ «ḥa giải» cũng không thể bắt nguồn từ một đảng cộng sản kiểu Lênin, và khó ḷng được xem là «có lợi» cho cộng sản. Nh́n từ quan điểm giai cấp, đối với đảng cộng sản, chính sách ḥa giải cũng tương đương với chủ trương thỏa hiệp, cộng tác giai cấp, nghĩa là một sự phản bội cần phải tố cáo mạnh mẽ: giữa giai cấp tư bản bóc lột và giai cấp công nhân lao động, chỉ có thể có đấu tranh không nhân nhượng. Nh́n từ quan điểm giải phóng, dù ở vào cuối thập niên 1960 hay 1980, chủ trương ḥa giải, đối với ĐCSVN, c̣n có nghĩa là khẳng định tính chất nội chiến của cuộc chiến tranh (chỉ có thể có ḥa giải giữa người Việt Nam với nhau), và gián tiếp phủ nhận tính chất «thần thánh» của cuộc «kháng chiến chống đế quốc Mỹ» (không thể có ḥa giải giữa người bị xâm lăng và kẻ xâm lược), cái nửa sự thực mà họ vẫn t́m đủ mọi cách để áp đặt như sự thực. Trong cơn kinh hoàng, nhiều lănh tụ chống cộng đă quên tuốt là người cộng sản cũng sợ hai chữ «ḥa giải», ít nhất... bằng (một số) người quốc gia!
Danh từ độc nhất xuất phát từ phía cộng sản là hai chữ «ḥa hợp». ĐCSVN biết đấu tranh có phương pháp, mỗi giai đoạn chỉ có một mục tiêu chính và mục tiêu bao giờ cũng rất rơ ràng. Trong giai đoạn cách mạng dân tộc, bối rối v́ khát vọng ḥa b́nh của dân chúng, v́ đ̣i hỏi ḥa giải của một số đoàn thể mà nó không kiểm soát nổi, Đảng đă tung ra danh từ «ḥa hợp», về ư nghĩa không khác mấy với bốn chữ «đoàn kết chống Mỹ», lại có thêm chữ «ḥa» cần thiết để gây ảo tưởng. Nhưng đây chỉ có thể là một lợi ích giai đoạn. Về lâu về dài, khi bước sang giai đoạn cách mạng xă hội chủ nghĩa, danh từ chỉ có thể gây cản trở ngay cho Đảng, bởi v́ khó ḷng ḥa giải hai chính sách «ḥa hợp dân tộc» (đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân để kiến thiết đất nước) với «đấu tranh giai cấp». Đ̣i hỏi ḥa hợp trong lúc này không phải là đầu hàng cộng sản mà chính là đánh vào cột xương sống của chuyên chính vô sản.
Đối với cụm từ «ḥa giải, ḥa hợp» và các đoàn thể ḥa b́nh, người quốc gia cần phải tự hóa giải một số hằn học vô lư. Người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng chỉ v́ quyền lợi của họ. Hoa Kỳ muốn dùng miền Nam như một căn cứ để ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc. Khi hai cường quốc c̣n giữ quan hệ thù địch đối kháng, một miền Nam không cộng sản c̣n có hy vọng tồn tại với sự giúp đỡ của Mỹ, dù không có hậu thuẫn bên trong của nhân dân. Với sự ḥa giải giữa hai đại cường, sự rút lui bắt buộc của Mỹ, sự chiếm lấp chỗ trống tất yếu của Liên Xô, số phận VNCH kể như đă giải quyết, nhất là khi nó chỉ là một chế độ độc tài quân phiệt, không có chân đứng trong dân chúng. VNCH đă sụp đổ v́ một nguyên nhân ngoại lai (sự thay đổi những quan hệ tay ba địa phương), chứ không phải v́ một lư do nội tại (dù với tầm cỡ của phong trào ḥa b́nh).
Sự kiện một số nhân vật tăm tiếng của một hai đoàn thể thuộc phong trào ḥa b́nh về sau bị phát giác như «cộng sản nằm vùng» không đủ để kết luận là toàn bộ phong trào này nằm dưới sự điều khiển của ĐCSVN. Nó chỉ có nghĩa là phía cộng sản đă thành công trong chánh sách len lỏi vào mọi tổ chức địch thủ của họ, ngay cả vào bộ tham mưu quân đội và các giới sát nách với ông tổng thống vô địch chống cộng. Ví dù phong trào phản chiến với cụm từ «ḥa giải» có tác dụng giải ngũ trên quân đội đi nữa, đối với người lính cộng ḥa, tác động đó chắc không lớn hơn những chán nản xuất phát từ bó buộc phải hy sinh xương máu để bảo vệ một xă hội con buôn trụy lạc, một tầng lớp lănh đạo thối nát bất tài, hay hành động kư kết hiệp định Paris dưới áp lực của một đồng minh đang sẵn sàng bỏ rơi chiến hữu để có thể êm thắm rút lui.
4 - Cụm từ tóm lược các vấn đề sống chết của quê hương?
Một vấn đề đáng được nêu lên hay không tùy thuộc ở chỗ nó có liên hệ hay không đến t́nh h́nh đất nước. Đất nước phá sản v́ ĐCSVN thất bại. Và Đảng đă thất bại thê thảm chỉ v́, như một số người quốc gia, nó đă xem những chủ trương «hóa giải, ḥa giải và ḥa hợp dân tộc» như những khẩu hiệu tuyên truyền, trong khi cụm từ, xuất phát từ ḷng yêu nước phi đảng phái, từ một lúc tỉnh thức của lương tâm tôn giáo, của lương tri con người, đă tóm tắt trọn vẹn những bất hạnh của tổ quốc Việt Nam từ hơn một thế kỷ nay: lệ thuộc, chủ nghĩa, tha hóa, chiến tranh, hận thù... Nhắc lại những vấn đề đau đớn này bây giờ không nhằm vào việc cứu Đảng mà CỨU LẤY QUÊ HƯƠNG, với cái giá hiển nhiên là ĐCSVN, tổ chức đă giữ vai tṛ đầu năo trong ít nhất là một cuộc chiến tranh giải phóng xứ sở, sẽ phải rời bỏ vai tṛ lănh đạo đất nước.
Vấn đề hóa giải đặt ra cho mọi lực lượng văn hóa chính trị Việt Nam ngày nay. Tổ quốc Việt Nam không có cái vinh hạnh là nơi đă sản sinh ra những nhà tư tưởng, những lư thuyết có tầm vóc thế giới. Tủi nhục v́ mất nước, chúng ta đâm ra nghi ngờ vốn cũ, đi t́m con đường giải phóng quê hương ở bao chủ nghĩa ngoại lai, quên mất sự ngọt chua của cây cam c̣n tùy nơi đất trồng, sự thực bên này triền núi chưa hẳn sẽ là chân lư bên kia núi. Thay v́ thích nghi chủ nghĩa vào đất nước, chúng ta t́m cách áp đặt chủ nghĩa cho đồng bào, dùng bạo lực nếu cần. Rốt cuộc, chúng ta đă giành được chánh quyền, nhưng ngay chính chúng ta cũng đă biến thành kẻ lạ và đối xử với nhau c̣n tàn nhẫn, tệ bạc hơn cả người ngoài. Ngày đất nước độc lập thống nhất, cũng là ngày cộng đồng t́nh tự dân tộc vỡ tan. Yêu cầu hóa giải ngày nay chính là đ̣i hỏi giải kết và đảo ngược cái quá tŕnh nghịch lư ấy.
Vấn đề ḥa giải càng đặt ra cho tất cả mọi người. Quốc, Cộng, Kinh, Thượng, Thị Dân, Nông Dân, Công Giáo, Phật Giáo... Bao nhiêu năm trời đăng đẵng, đất nước ch́m trong máu lửa. Cả ba triệu người đă chết trong và sau cuộc chiến. Không thể khẳng định một cách vô ư thức: «ḥa giải ḥa hợp dân tộc là không cần thiết, v́ người Việt Nam không hề thù hận nhau». Gần một triệu người chết rất vô lư sau chiến tranh dễ đưa ĐCSVN vào ghế bị cáo. Với tất cả công tâm, tập đoàn lănh đạo Đảng đáng lănh án tử h́nh, không chỉ v́ những người đă bỏ thây trong trại cải tạo hay ngoài khơi, mà cho cả những người đă tay không nằm xuống một ngày Tết nào ở Huế, nếu «ít ra, cuộc đời phải được một lần rơ rệt ṣng phẳng» (Trần Thanh Hiệp).
Nhưng đă nói đến chuyện ṣng phẳng, có khi nào phía người quốc gia tự hỏi ḿnh đă làm những ǵ để ngần ấy căm thù chồng chất? Người cộng sản phải nghĩ sao đây về một vị nguyên thủ miền Nam, ngang nhiên lái phi cơ ra Bắc oanh tạc, rồi hí hửng trở về uống rượu ăn mừng? Người cộng sản phải nghĩ thế nào đây khi quân đội Mỹ lập ra «những vùng tự do bắn giết», khi B52 Mỹ dội bom xối xả xuống cả miền Bắc trong những ngày lễ Giáng Sinh năm 1972, mà không một chánh khách hay trí thức quốc gia miền Nam nào thấy cần thiết phải lên tiếng phản đối? Người nông dân phải nghĩ sao đây, khi cửa nhà ruộng vườn tan nát dưới thảm bom, sau bao năm «ấp chiến lược» với «khu trù mật», lên thành sống lây lất qua ngày, để nh́n thấy bao nhiêu người dân đô thị làm giàu nhờ chiến tranh, ăn chơi phè phỡn trụy lạc trên những bất hạnh của nông thôn, không biết cả đến cái tên làng Mỹ Lai?
Những người ta kêu là «mọi» đă có kiếp sống nào ngoài việc làm lính biên pḥng, làm bia đỡ đạn, làm vật lạ cho ta chụp ảnh, làm kẻ muôn đời bị lừa sau mỗi lần mua bán với người Kinh? Người Công Giáo đă quên hẳn chưa bao ngày cấm đạo giết đạo, những lần bị phỉ báng là «ngoại giáo», khi ngay cả các thánh tử đạo của ḿnh cũng bị t́nh nghi là «Việt gian», khi nhiều người c̣n cố t́nh quên cả tư cách con chiên của một Nguyễn Trường Tộ? Đến bao giờ người Phật Tử mới quên hết những ngày tăm tối của một thời tôn giáo trị đă nổ bùng thành ngọn lửa Quảng Đức, một thời đảng trị vô tôn giáo c̣n đang tiếp tục tước đoạt, bắt bớ, giam cầm? Đừng bao giờ nói bừa là «người Việt Nam không hề thù hận nhau». Và nhất là đừng bao giờ tự bào chữa rằng chúng ta đă không hề hay biết.
Rồi một ngày nào, khi hận thù đă được giải tỏa, chúng ta sẽ nói chuyện ḥa hợp. Chúng ta sẽ ôn lại chuyện đời xưa để hiểu chuyện ngày nay hơn. Đọc lại lịch sử bao đời huy hoàng, ta sẽ tự nhủ: vốn cũ, thật ra cũng không tồi dở quá như ta tưởng. Chúng ta sẽ nhớ lại ông vua nào ở thế kỷ trước đă cơng người ngoài vào, để sau này con cháu mất nước, ông vua nào của một thời xa xưa hơn, đă tin người ngoài dù là con rể, đến mất cả nỏ thần. Chúng ta sẽ gợi lại chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh và nhắc nhở nhau rằng, tổ tiên ta sâu sắc, không chỉ dựng lên huyền thoại này để giải thích nạn lũ lụt. Trở về đến tận cội nguồn gốc rễ, với chuyện trứng nở ra người, rồi người lên non kẻ xuống bể, chúng ta bỗng thấy ḿnh không giống ai, biết ḿnh cũng có một nền văn hóa độc đáo, hiểu Kinh - Thượng là con một nhà, và tự hứa sẽ không bao giờ làm ǵ để anh em lại phải bỏ nhà ra đi, trèo non hay vượt biển một lần nữa.
Hướng tới tương lai, không hổ thẹn mà hănh diện làm «con của muôn phương» , ta sẽ biết đất nước là một đại gia đ́nh, chỉ cần có một trái tim và một khối óc như Trần Dần đă trách móc mơ tưởng ngày nào, là gia đ́nh ta sẽ có đủ chỗ cho mọi đứa, dù theo Khổng, theo Lăo, theo Phật, theo Chúa hay theo Marx. Đứa nào cũng nhiều những ngón sở trường sở đoản nên chẳng đứa nào hoàn toàn, nhưng nếu chịu từ bỏ tham vọng độc tôn, chịu học hỏi lẫn nhau, hiểu đất trời mênh mông hơn mọi thế giới quan, biết tự đối chiếu với khoa học, biết đoàn kết phân công với nhau,... chúng có thể đưa con thuyền đất nước ra khơi, mang nó đến những chân trời đẹp đẽ mà tổ tiên ta chưa bao giờ dám mơ ước có ngày được chiêm ngưỡng.
Mất nước, chúng ta đă hấp tấp bước vào tiến tŕnh âu hóa. Có lẽ chưa một dân tộc nào đă chấp nhận đoạn tuyệt với quá khứ một cách dứt khoát, lộ liễu và tàn nhẫn, ngay cả trong lănh vực ngôn ngữ, như chúng ta. Không có bao nhiêu thời giờ để thực sự suy nghĩ, chúng ta đă ôm chầm lấy những giá trị mới, giả định là tinh hoa của kẻ chiến thắng, mang về làm quà cho quê hương, chẳng ngờ hoa thơm lẫn lộn với cỏ độc. V́ chúng, v́ nọc đấu tranh, chúng ta đă quay ra thanh toán nhau, chồng chất hận thù. Từ vị trí hôm nay, chúng ta không có con đường nào khác hơn là hóa giải những món quà văn minh ấy, ḥa giải với nhau, và t́m lại sự ḥa hợp trên một cơ sở chung khác. «Hóa giải, ḥa giải, ḥa hợp» không phải chỉ là một cụm từ muốn bỏ hay giữ cũng được. Chúng tóm tắt NHỮNG VẤN ĐỀ SỐNG CHẾT VÀ CÓ THẬT của đất nước. Chúng phải là nền tảng của mọi cương lĩnh chính trị có trách nhiệm, nếu những cương lĩnh đó c̣n muốn có đôi chút liên hệ với thực trạng quê hương, với tiền đồ tổ quốc.
5 - Cụm từ của một thông điệp đấu tranh
Tính chất chánh đáng của những vấn đề do cụm từ đặt ra được xác nhận ở chỗ ngay cả những người tự xưng là chống «ḥa giải, ḥa hợp dân tộc» cũng chưa bao giờ tấn công thẳng vào nội dung hàm chứa trong mỗi vế của cụm từ. Luận cứ chống đối chính thường được nêu ra là: trong giai đoạn hiện tại, vấn đề trước mắt không thể nằm ngoài cuộc đấu tranh chống cộng sản độc tài, «trong khi chủ trương ḥa giải ḥa hợp dân tộc tương đương với một sự chấp nhận, một thỏa hiệp, một sự đầu hàng ĐCSVN». Chủ trương, do đó, «có tác dụng giải ngũ đối với công cuộc kháng chiến chống cộng sản, như 20 năm trước đây, nó đă có cùng một tác dụng đối với quân đội VNCH» .
Thật ra, với một chút thiện ư, ai cũng có khả năng nh́n thấy những nội dung đấu tranh cụ thể trong từng vế một của cụm từ. Nhận định từ ánh sáng của những phong trào nhân dân ở các nước Đông Âu, của cuộc đấu tranh đ̣i cởi trói trong nước, của các bản văn lấy thái độ ở ngoài nước, đó là: sự thoát ly ra khỏi ách khống chế, không những của các chủ nghĩa Mao và chủ nghĩa Stalin, mà ngay cả chủ nghĩa Lênin và chủ nghĩa Marx; sự chấm dứt các tṛ cải tạo, hộ khẩu, lư lịch và mọi biện pháp công an hay phân biệt đối xử khác; sự chấp nhận những đ̣i hỏi về nhân quyền, dân chủ đa nguyên và tự do kinh tế. Không thể nào có ngộ nhận về nội dung chính trị cụ thể của mỗi danh từ!
Ngộ nhận - nếu gọi đó là một ngộ nhận - đến từ một lư do khác. Người ta có thể chống cộng bằng bạo lực chiến tranh hay bằng hành động chính trị. Và chủ trương «hóa giải, ḥa giải, ḥa hợp dân tộc» chính là một lập trường đấu tranh chính trị công khai, bao hàm sự từ bỏ con đường vơ trang phục quốc. Người ta chống lư tưởng «ḥa giải» không phải v́ đây là một cụm từ của cộng sản hay đă bị cộng sản làm ô uế (nếu thế, phải phủ nhận cả bao nhiêu danh từ khác, kể từ «tổ quốc», «độc lập», «cách mạng», «ḥa b́nh», «thống nhất» trở đi). Người ta chống nó v́ một lư do tầm thường hơn: sự lo ngại mất ảnh hưởng, quần chúng, cho lập trường của ḿnh.
Lập trường chính trị nào cũng vậy, một khi được công bố trước công luận, trở thành một thông điệp, không nhất thiết chỉ dành riêng cho địch thủ. Lập trường «hóa giải, ḥa giải, ḥa hợp», trước hết, là một thông điệp cho người quốc gia. Nó xác lập một số luận điểm căn bản. 1) Chủ nghĩa cộng sản đă thành công trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, nó sẽ thất bại khi những điều kiện dẫn đến sự thành công ấy không c̣n nữa. 2) Chủ trương chống cộng, do đó, không thể là một lẽ sống đáng cho chúng ta đem làm chánh nghĩa; những người dân tộc, ư thức được hướng đi của thời cuộc và chưa mất hết độc lập tư tưởng, phải đi t́m một cơ sở tập hợp mới. 3) Cơ sở đó không thể là sự động viên chiến tranh, v́ tổ quốc không c̣n sức chịu đựng một cuộc chiến tranh khác, v́ chiến tranh bằng súng đạn đă lỗi thời, v́ chiến tranh sẽ mở ra một chu kỳ lệ thuộc khác. 4) Cơ sở đồng thuận đó chỉ có thể là những vấn đề thực của quê hương và một đường lối chính trị phù hợp, được nhận thức tỉnh táo, bàn căi sâu rộng, và thực hiện nghiêm chỉnh.
Tất cả những bất hạnh của đất nước đến từ một nghịch lư lớn: ở Việt Nam, chánh nghĩa độc lập nằm trong tay một chính đảng không lấy thực tại quốc gia mà lấy thực tại giai cấp làm nền tảng, trong khi những đảng phái đáng lẽ phải biết lấy chủ quyền dân tộc làm chánh nghĩa đấu tranh lại luôn luôn hành động dưới sự che chở nếu không muốn nói là sự chỉ đạo của thực dân rồi đế quốc. Tinh thần thắng bại, song song với sự chênh lệch trong tương quan lực lượng, đă thay đổi hẳn những dữ kiện căn bản của bài toán quốc cộng. Chúng cũng đồng thời giải thích sự thành công của ĐCSVN và sự thất bại của các đảng chống cộng, cho đến ngày vấn đề chủ quyền dân tộc có thể xem như đă tạm thời được giải quyết trong những nét chính.
Chúng ta phải tự hóa giải một số thành kiến. Thành kiến đầu tiên là, cho đến bây giờ, người quốc gia đă chiến đấu dưới sự hướng dẫn của những nhà lănh đạo thật sự dân tộc; thật ra, đây chỉ là những lănh tụ chống cộng, lấy cuộc đấu tranh chống cộng sản làm chủ nghĩa, cứu cánh và lẽ sống. Họ có thể có chỗ đứng trong một chiến lược toàn cầu chống các quốc gia và phong trào cộng sản quốc tế của một số cường quốc tư bản, nhưng lại không có bao nhiêu gốc rễ dân tộc (văn hóa, chương tŕnh hành động, tác phong). V́ thế mà trước dư luận thế giới, Bảo Đại, Nguyễn Văn Thiệu, và ngay cả Ngô Đ́nh Diệm cũng chỉ bị xem là tay sai của thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ, trong khi một Hồ Chí Minh hay một Tito lại được nhận định như những người đă khai sinh ra «chủ nghĩa cộng sản dân tộc».
Thành kiến thứ hai là có một hố sâu không thể lấp giữa những người đă chiến đấu - tôi nói những người đă dấn thân một cách có ư thức - trong hai hàng ngũ quốc gia và cộng sản. Thật ra, không kể các tập đoàn lănh đạo, đa số cán bộ hai bên đều là những người yêu nước, và họ đều đă nh́n thấy những vấn đề căn bản của tổ quốc: độc lập đối với bên ngoài và dân chủ bên trong. Họ chỉ khác nhau ở nhận định về thời điểm đặt vấn đề. Nhiều người, tuy không phải là cộng sản, chấp nhận đấu tranh dưới sự điều khiển của ĐCSVN (như lực lượng chống ngoại xâm hữu hiệu nhất), từ chối đặt vấn đề chế độ trước khi giành lại được chủ quyền. Người khác, nh́n thấy trong sự lớn mạnh của ĐCSVN một mối đe dọa lớn cho tương lai đất nước, đặt vấn đề tự do dù trong điều kiện c̣n lệ thuộc nước ngoài, và đứng vào hàng ngũ chống cộng. Ngọn gió lịch sử đă quyết định sự thành bại của cuộc tranh chấp, nhưng ngọn gió nào rồi cũng có ngày phải đổi chiều...
Thành kiến thứ ba là chúng ta không thể chiến thắng cộng sản được bằng đấu tranh chính trị. Chúng ta sẽ tiến một bước rất xa, nếu chúng ta hiểu rằng, cái thời thế đă đưa đẩy ĐCSVN đến thành công không những đă hoàn toàn thay đổi trên cả hai b́nh diện quốc tế lẫn quốc gia, mà c̣n đă và đang tác động theo chiều ngược lại. Tham vọng độc quyền khiến Đảng bị kẹt quá lâu trong cuộc chiến tranh giải phóng; kết quả là khi Đảng nắm được chánh quyền trên cả nước cũng là lúc phong trào cộng sản quốc tế bắt đầu suy tàn. Cũng v́ tham vọng độc quyền, Đảng đă làm một sai lầm vô phương cứu chữa khi chỉ nhận định thời điểm 1975 như một điểm kết thúc, không thấy nó đồng thời cũng là điểm khởi hành của một hợp đồng chính trị mới, trong đó Đảng không c̣n lá bài độc lập làm bùa hộ mạng. Vấn đề dân tộc, chỗ mạnh của Đảng trước 1975, đă trở thành điểm yếu: không ai giành lại chủ quyền để sau đó hủy hoại cộng đồng dân tộc, đưa quê hương đến chỗ kiệt quệ, đặt đất nước trước họa suy thoái ṇi giống và họa Bắc thuộc vĩnh viễn... Đảng đă mất cả hậu thuẫn bên trong lẫn bên ngoài.
Người ta đă dùng chiến tranh để dẹp cách mạng, dùng độc tài để chống chuyên chế. «Lấy độc trị độc», cái độc hơn đă thắng, ĐCSVN đă bước lên địa vị một đảng cầm quyền trên cả nước. Trở lại với giải pháp chiến tranh bây giờ, trong giả thuyết đây là một điều có thể làm được, sẽ đưa đất nước trở về ngơ cụt. Trong điều kiện hiện nay, không một lực lượng quốc gia nào có khả năng phát động một cuộc chiến tranh phục quốc, nếu không được sự giúp đỡ của ngoại bang, cụ thể là Hoa Kỳ - không nói đến những kẻ đủ điên để, một dạo, muốn cầu cứu cả Trung Quốc! Người ta sẽ lại vô t́nh giao trả ĐCSVN lá bài độc lập; những người đang tranh đấu cho một thể chế khác trong nước có thể sẽ lại, chỉ v́ phản ứng chống đối sự lũng đoạn của nước ngoài, tạm gác những đ̣i hỏi tự do dân chủ và chấp nhận sự lănh đạo của Đảng. Tiền lệ 1955-1956 sẽ lại tái diễn: cuộc đấu tranh chống Đảng vừa manh nha đă ḥa tan trong cuộc chiến tranh chống Mỹ dưới sự lănh đạo của Đảng.
Ví thử lần này cuộc chiến tranh phục quốc thành công, chúng ta sẽ hành động ra sao? Thật ra, chúng ta không có bao nhiêu chọn lựa. Hoặc, «máu kêu trả máu, đầu van trả đầu», chúng ta sẽ hành động như ĐCSVN từ 1975, tiếp tục làm chiến tranh với kẻ chiến bại, đưa dân tộc vào một thời kỳ phân hóa khác. Hoặc, chợt hiểu dù có hơi muộn màng, «chính trị là chỗ người ta nh́n vào để yên tâm sống», chúng ta sẽ làm khác đi, quyết tâm đi t́m một sự ổn định, đưa đất nước qua một trang sử mới. Cái sự làm khác đi đó có những tên gọi: «hóa giải» các chủ nghĩa; «ḥa giải» mọi oán thù; «ḥa hợp dân tộc» trên t́nh đồng bào, ḷng yêu tổ quốc và một dự phóng cho tương lai. Vấn đề gọi chung là «ḥa giải», dù sao cũng phải đặt ra, thế nào rồi cũng sẽ đến; nó là số phận của mỗi cá nhân chúng ta. Tất cả vấn đề là ta sẽ đương đầu với cái ĐỊNH MỆNH ấy lúc nào, trước hay sau một cuộc đỏ đen đẫm máu người vô tội khác?
6 - Cụm từ của một tập hợp yêu nước mới
Chiến tranh là sự tiếp nối của chính trị bằng những phương tiện bạo động, bằng sự đổ máu. Cái lô gích của nó là «được làm vua, thua làm giặc» , và nhận định này không chỉ có giá trị cho một bên, quốc gia hay cộng sản. Khác với thể thao, chiến tranh không bao giờ kết thúc trong sự đề huề «thắng cũng vinh mà bại cũng anh hùng» (Cao Tần). Kẻ chiến thắng có thể mang người bại trận ra xét xử hay hạ nhục, và kẻ bại trận có thể sẽ bỏ vào bưng biền hay ra ngoại quốc kháng chiến. Cái ṿng luẩn quẩn mấy mươi năm nay lại bắt đầu một chu kỳ mới! Khi hai bên không thể nào tiêu diệt lẫn nhau, chính trị lại trở thành lối thoát duy nhất. Làm chính trị không phải là từ bỏ đấu tranh, nó chỉ là t́m cách thực hiện mục tiêu bằng sự dàn xếp ôn ḥa, tránh đổ máu, hoặc trên một mẫu số chung, hoặc trên một cái ǵ cao cả hơn là những quyền lợi đảng phái. Cái lô gích của nó là «được thua đều là công dân».
Nếu không muốn bước vào lối ṃn cũ, cơ sở cho một tập hợp dân tộc mới chỉ có thể là chính trị. Cụm từ «ḥa giải, ḥa hợp» chính là nền tảng của một cuộc đấu tranh chính trị như thế. Đấu tranh, bởi v́ nó chính là một lập trường đủ sức đánh gục ĐCSVN, nhưng trong sự tôn trọng những quyền lợi tối cao của đất nước. Chính trị, v́ nó chủ trương đạt tới kết quả ấy bằng cách động viên ḷng yêu nước, lư trí và lương tri của tất cả mọi người Việt Nam, kể cả những người c̣n đứng trong hàng ngũ cộng sản. Tất cả vấn đề là chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào, phải mang lại những lời giải đáp cụ thể nào cho một số thắc mắc rất chính đáng: ai sẽ phải hóa giải cái ǵ, ai sẽ ḥa giải ḥa hợp với ai?
Chủ trương «hóa giải, ḥa giải, và ḥa hợp» có một giới hạn khách quan. Chúng ta không thể nào vừa đ̣i hỏi hóa giải, vừa đồng thời chấp nhận chủ nghĩa Marx-Lênin như khoa học và thỏa hiệp với một bộ máy c̣n muốn áp đặt chủ nghĩa này như chân lư cho đất nước. Chúng ta cũng không thể ḥa giải với một bộ máy c̣n tiếp tục nuôi dưỡng căm thù, hoặc trong tư tưởng, hoặc trong hành động, như nguyên tắc đấu tranh. BÔ MÁY đó chính là những người đă nắm vận mạng đất nước trong tay từ 15 năm nay, chính là tập đoàn lănh đạo ĐCSVN. Họ đă kêu gọi ḥa giải, ḥa hợp; họ đă có cơ hội thực hiện những điều cam kết. Họ đă trở mặt; họ không xứng đáng có một cơ hội thứ hai. Ngay cả những người đấu tranh cho đổi mới bên trong Đảng cũng đă am hiểu một cách sâu sắc điều ấy: không ai có thể làm cái ǵ mới với những dạng người đă han rỉ của một bộ máy điên loạn.
Vấn đề «ḥa giải, ḥa hợp» chỉ có thể đặt ra giữa những CON NGƯỜI với nhau. Nó phải bắt đầu giữa những người yêu nước đă một lần lỡ hẹn, v́ kẻ khát khao độc lập, người ao ước tự do. Không c̣n bị phân cực v́ vấn đề chủ quyền dân tộc, hai con đường ngược chiều ấy bây giờ đang đồng quy trên một tụ điểm: DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN. Kẻ đă đấu tranh cho độc lập có thể bỗng ư thức là những người anh em địch thủ của ḿnh đă không lầm lẫn hoàn toàn khi đặt vấn đề chế độ tương lai. Và người đă tranh đấu cho tự do có lẽ cũng chợt khám phá ra rằng những kẻ thù ruột thịt của ḿnh đă không sai lạc trọn vẹn khi chống đối sự thống trị của nước ngoài. Điều chắc chắn là đất nước chỉ có thể t́m ra một lối thoát từ những bàn tay đang thành khẩn vươn tới nhau đó.
Cũng v́ tổ quốc, chủ trương «ḥa giải, ḥa hợp» c̣n cần phải được mở rộng đến cả, ít nhất là một phần lớn những người cộng sản. Mới đây, Trần Bạch Đằng, một cán bộ cao cấp của Đảng, vừa xác nhận là số lượng đảng viên của ĐCSVN chỉ vào khoảng hai triệu người, trong đó chỉ có một phần tư là «có giá trị», nghĩa là c̣n chia sẻ với tập đoàn lănh đạo Đảng cái giấc mơ đă trở thành cơn ác mộng cho cả nước. Đối với ba phần tư c̣n lại, tấm thẻ đảng viên chỉ đơn thuần là mảnh giấy tiến thân, đôi khi đầy ân hận tủi hổ, v́ nó bao hàm khá nhiều chối bỏ, từ t́nh đồng bào, nghĩa đồng đạo, đến quan hệ gia tộc. Ngay ở 500.000 người được kể là thuộc thành phần «trung kiên», sau 15 năm toàn quyền xây dựng thời kỳ quá độ, sau các biến động ở Đông Âu, và sự phát hiện những t́nh cảm trung thực của người dân bản xứ đối với chế độ cộng sản, bao nhiêu người nay c̣n sẵn sàng chia trái tim ḿnh «thành ba phần tươi đỏ», để «dành riêng cho Đảng phần nhiều» (Tố Hữu), hoặc c̣n «thiết tha yêu chế độ đến hơi thở cuối cùng» (Hữu Loan)?
Tập đoàn lănh đạo Đảng chưa bao giờ bị cô lập như bây giờ. Và chủ trương gọi tắt là «ḥa giải», nhắc lại những vấn đề sống c̣n của đất nước, lặp lại những cam kết tráo trở, phơi trần vết thương c̣n đỏ máu, chỉ có tác dụng tố cáo nó mạnh mẽ hơn, cô lập nó một cách trọn vẹn hơn. Đó là giá trị chiến lược của chủ trương, đă từng được nhiều người phân tích. Mỗi bàn tay vươn tới những con người đang suy tư, nghi ngại, ở trong hay ở ngoài Đảng, là một bàn tay giải thoát đất nước. Phải có một đầu óc, một nhăn quan chính trị đặc biệt lắm mới có thể hiểu chính sách «ḥa giải, ḥa hợp» như một hành động cứu trợ, một sự thỏa hiệp với Trung Ương Đảng!
7 - Cụm từ của tâm niệm đa nguyên đích thực và vĩnh cửu
Nhưng chính chúng ta cũng sẽ làm một lỗi lầm, một tội ác ngu xuẩn đối với đất nước và những thế hệ sau, nếu chúng ta cũng chỉ dừng lại ở chủ trương «hóa giải, ḥa giải, và ḥa hợp dân tộc» như một chiến lược giai đoạn khôn khéo, có thể dễ dàng cất bỏ vào viện bảo tàng lịch sử, một khi đă giành lại được chính quyền. Nghĩa là nếu bản thân chúng ta cũng sẽ lại bước vào vết xe đă đổ của ĐCSVN, ngủ quên trên những lời hứa cuội, trên bao cơ hội đă bỏ lỡ. Ngày nào, sau bao cuộc đổi đời tan tác, khi nhiều tên nô lệ - những tên chưa được giải phóng! - vẫn c̣n ôm ấp giấc mơ đến lượt ḿnh trở thành đao phủ, ngày ấy chúng ta c̣n phải tỉnh thức, c̣n phải khắc sâu vào trong tim óc một lời tâm niệm đó và chưa có quyền lạc quan nh́n tới tương lai.
«Nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa, Ông anh hùng ông cứu được quê hương»... Bao nhiêu người đă mơ mộng như Cao Tần, để tự đặt ḿnh trước một câu hỏi. Ông sẽ làm ǵ đối với những kẻ đă đánh ông lộn nhào, đă làm nước ông nghèo đói, đă biến bao đồng bào thành những oan hồn vất vưởng giữa trùng dương? Đối với tập đoàn lănh đạo Đảng, vấn đề dễ tính mà cũng dễ giải quyết: như Thiệu, như Kỳ, những con người đă gieo rắc ngần ấy ngọn gió uất hận sẽ chẳng bao giờ có đủ can trường ở lại, để gặt hái cơn băo trở về! Như ở bao kịch máu khác, kẻ ngồi lại chịu trận chỉ là bọn người thừa hành. Ta đối xử với nhau thế nào đây? Ông sẽ hóa kiếp những cán bộ đổi đời? sẽ tẩy năo các chuyên viên cải tạo? sẽ tước đoạt lại bọn thâu mua? hay thân ái hơn, đáp lễ nhau một chuyến ra khơi?
Không thiếu ǵ những tiếng nói khôn ngoan của đảng phái nhắc nhủ: «pḥng bệnh hơn chữa bệnh», «thà giết oan một sinh mạng, c̣n hơn giết hụt một kẻ thù lợi hại». Cũng đâu thiếu ǵ những điệp khúc sôi nổi của ḷng căm thù giục giă: «mắt trả mắt, răng trả răng»... Nhưng đó chỉ là những tiếng nói của hư vô, chúng không thể dẫn đến một bến bờ nào khác hơn là cửa nghĩa địa, với những hố chôn tập thể, những mộ hoang ngang dọc. Tất cả vấn đề - và những người chống chủ trương «ḥa giải ḥa hợp dân tộc» phải trả lời câu hỏi này một cách thật chân thành và minh bạch, trước đất nước và trước cộng đồng - là chúng ta có ư muốn và có khả năng, vừa ổn định đất nước, vừa thanh toán (làm cỏ, giam cầm, hay rửa sọ) cả trăm ngàn đảng viên ĐCSVN hay không? Tất cả vấn đề - và ở đây, những người kêu gọi «tự do dân chủ», cũng phải giải đáp với tất cả sự rơ ràng và thành thực cần thiết - là chúng ta có thể vừa cổ vơ cho chủ nghĩa đa nguyên, vừa muốn ngăn cấm sự hiện diện của một hệ tư tưởng, một khuynh hướng chính trị hay không? Nếu trong cả hai trường hợp, câu trả lời đều ở thể phủ định, chúng ta thật t́nh chỉ có MỘT cửa ra!
Đốt sách và chôn học tṛ, Tần Thủy Hoàng ngày xưa vẫn không loại trừ được học thuyết nhân trị; cấm và giết đạo, vua quan nhà Nguyễn thế kỷ trước cũng không ngăn chận được sự phát triển của Thiên Chúa Giáo. Thắc mắc «chúng ta sẽ cho phép chủ nghĩa cộng sản, một đảng cộng sản trong chế độ đa nguyên hay không?» thật ra không có bao nhiêu ư nghĩa. Chưa một hệ tư tưởng nào đă cáo chung chỉ v́ bị ngăn cấm - nhưng một chủ nghĩa có thể bị vô hiệu hóa, khi những tín đồ của nó đă mất hết ḷng tin. Cũng chưa một chánh đảng nào đă ngoan ngoăn tự giải tán khi bị đặt ra ngoài ṿng pháp luật mà không t́m cách tự vệ - nghĩa là rút vào đấu tranh bí mật, với các tṛ khủng bố, phá hoại cổ điển. Chúng ta chỉ có thể chiến thắng cộng sản, thật sự, trọn vẹn và vĩnh viễn, bằng cách vạch trần những sai lầm của thế giới quan cộng sản; và đó là điều chúng ta phải quan tâm nhận lănh, trước cũng như sau khi giành lại được chánh quyền.
Con đường cứu đất nước chưa bao giờ là một đại lộ thênh thang, với ṿng hoa và thảm đỏ; nó chỉ có thể là một triền dốc cheo leo, đầy chướng ngại và thách đố. Sống chung với những kẻ đă gây ra bao đổ vỡ tang tóc cho bản thân ḿnh, trong một thời gian có thể khá dài, là điều cực kỳ khó khăn. Nhưng nếu khước từ chuyện trả oán trên một quy mô rộng lớn, chúng ta không c̣n giải pháp nào khác. Điều may mắn là, đâu từ trên cao, c̣n có lời của tổ quốc khẩn thiết: đất nước không thể nào thoát khỏi họa diệt vong, nếu không ai đứng ra chặt đứt cái ṿng hận thù oan nghiệt. Điều may mắn là, đâu tự trong thâm sâu, c̣n có tiếng vọng của ư thức về sự hữu hạn: «Với thời gian, lê vết máu qua đi» ...(Vũ Hoàng Chương). Tất nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng là Bồ Tát. Nhưng đất nước phải giải quyết những vấn đề trọng đại. Nếu muốn trả nợ cho quê hương, dù nhỏ bé tầm thường, chúng ta cũng phải vươn ḿnh đến một tầm vóc hữu ích.
Đó có thể là kích thước của người xưa. Của một Nguyễn Trăi tột cùng nhân nghĩa, dù chiến đấu chống quân ngoại xâm, vẫn biết «Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân mà thay cường bạo». Của một Voltaire rốt ráo đa nguyên, «Tôi không biết có đồng ư được với anh hay không, nhưng tôi sẽ làm đủ mọi cách để anh có thể phát biểu ư kiến». Đó cũng có khi chỉ là tầm vóc của người đời nay. Của một Mandela cương quyết mà ôn ḥa, nhất định lật đổ độc quyền chủng tộc, nhưng vẫn sẵn sàng sống chung, ngay cả với những kẻ không muốn công nhận cho màu da đen của ông quyền làm người và làm công dân. Của một Nguyễn Mạnh Tường độ lượng và sáng suốt, hỏng cả một đời, vẫn biết tha thứ và kêu gọi thứ tha để đất nước c̣n hy vọng có ngày cất cánh.
Hăy luôn luôn nhớ là chúng ta đang đấu tranh với những kẻ cùng máu mủ, đă một thời cũng đau khổ như chính ta. Đừng vội quên là chúng ta đă và vẫn c̣n đang cam kết đa nguyên. Nếu đă trót nâng niu cái giấc mơ «Ông sẽ mở ra ngh́n ḷ cải tạo» của Cao Tần, xin hăy dám mơ tới cùng Lê Tất Điều, «Lùa cả nước vào học tập yêu thương».
Phạm Trọng Luật
Thông Luận, số 29, tháng 7-8, 1990