VanBaiLuongTam

Nhận định chính trị

 

 

 

VÁN BÀI LƯƠNG TÂM

 

 

 

 

 

«Có cái ǵ trong lương tri

 làm cho lương tâm có thể trở thành cạm bẫy cho chính nó» ...

(Jósef Pilsudski)

 

 

 

1

 

Trong thời kỳ chiến tranh trước đây, Đảng Cộng Sản Việt Nam đă đặt ra cho mọi người một vấn đề hết sức lớn lao. Ở vào nửa cuối thế kỷ thứ 20 này, lương tâm con người không c̣n có thể chấp nhận những chuyện nước lớn áp đặt cho nước nhỏ một chế độ chính trị mà nước nhỏ không muốn, chuyện chụp mũ một phong trào dân tộc là «cộng sản» để dễ bề đàn áp, chuyện lập các vùng «bắn giết thả cửa» hay trải thảm bom lên đầu những người không có phương tiện tự vệ. «Việt Nam là LƯƠNG TÂM của thời đại». V́ thế mà dư luận thế giới, kể cả dư luận Hoa Kỳ, đă rầm rộ lên án đế quốc Mỹ, mà nhiều người Việt Nam thuộc mọi thành phần xă hội đă đến với giải phóng.

 

Sau chiến tranh, thái độ của người cộng sản, qua những câu trả lời của ông Nguyễn Khắc Viện cho kư giả đài truyền h́nh ngoại quốc chẳng hạn, có một cái ǵ tồi tàn. Hỏi: «Tại sao không có một nhân vật nào trong Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam giữ địa vị quan trọng trong guồng máy lănh đạo của Việt Nam sau 1975?». Đáp: «Đảng Lao Động đă dựng lên Mặt Trận Giải Phóng và là người lănh đạo thực sự cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ». Hỏi: «Tại sao Hà Nội lại luôn luôn phủ nhận điều đó trong quá khứ?». Đáp: «Chúng tôi không có lư do ǵ tiết lộ những CON BÀI mà chúng tôi có». Câu trả lời, ngắn và gọn, được bổ túc bằng một nụ cười nửa miệng, cái nửa không cười hẳn là khinh bỉ, nửa kia tôi không biết là nhạo báng hay thương hại.

 

Th́ ra thế! Cái vấn đề lương tâm mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đặt ra cho mọi người, kỳ thực, chỉ là một ván bài poker. Một chánh đảng Việt Nam đă cư xử như tên đại bịp quốc tế (chuyện không phải hiếm), và đồi bại hơn nữa, c̣n công khai hănh diện về cái tài bịp bợm của ḿnh (chuyện chưa từng thấy)! Nhiều bạn bè ngoại quốc đă phẫn nộ nói với tôi sau đó rằng họ ân hận đă tranh đấu cho một cuộc thôn tính trá h́nh. Tôi chỉ thấy buồn và buồn nôn.

 

2

 

H́nh như người cộng sản đă được Đảng giáo dục đặc biệt để hốt bạc trong những canh bài kiểu này. «Chú cứ chọn một sự việc có t́nh người chung chung, rồi đặt nó ra thành một vấn đề lương tri». (T́nh người là cái thứ t́nh cảm «chung chung» mà người cộng sản vẫn khinh bỉ, và đem đối lập với một thứ t́nh cảm «có lập trường» hơn, gọi là   «t́nh hữu ái giai cấp»). «Nếu địch nao núng th́ ta thừa thắng xông lên, tố ra một lá bài tương tự. Cứ thế, cho đến khi địch nhào. Một khi địch đă nhào th́ ta phải diệt, nhất định không mắc phải cái bệnh quân tử Tàu vừa cũ kỹ vừa phản khoa học là không đánh người ngă ngựa».

 

Vấn đề đặt ra có thể là chính thực, nửa thực nửa hư, hay hoàn toàn ngụy tạo. Nhưng ở vào bất cứ thời điểm nào, lối đặt vấn đề này cũng được Đảng Cộng Sản Việt Nam triệt để áp dụng và đă trở thành cột xương sống của chính sách tuyên truyền của Đảng. Từ 1975 đến nay, không thiếu ǵ những lá bài lương tâm như vậy.

 

Đầu tiên là lá bài H̉A B̀NH. Sau mấy mươi năm chiến tranh, nay ḥa b́nh đă trở về trên đất nước. Mặc dù thù ghét chế độ cộng sản, người ta có quyền tổ chức kháng chiến vơ trang, nghĩa là đưa đất nước trở lại chiến tranh, hay không? Đó là vấn đề lương tâm đặt ra cho những người «quốc gia». Điều mà Đảng quên nói khi đặt vấn đề, là cái thứ ḥa b́nh mà Đảng đă mang lại, mặc dù không có «biển máu» như ở Campuchia, cũng đă là một thứ ḥa b́nh đẫm máu và đẫm nước mắt, một thứ ḥa b́nh đă gây ra đổ vỡ và ly tán cho không biết bao nhiêu gia đ́nh, một thứ ḥa b́nh phải chịu trách nhiệm về cái chết của một số người cao xấp xỉ số người đă tử thương trong gần 10 năm chiến tranh Iran - Irak.

 

Nếu những tranh chấp vơ trang với Trung Cộng kéo dài hoặc lan rộng hơn chút nữa, chúng ta sẽ lại thấy xuất hiện thêm một lần nữa lá bài ĐỘC LẬP. Mặc dù thù ghét chế độ cộng sản, người ta có quyền từ chối đứng sau lưng Đảng để bảo vệ chủ quyền dân tộc hay không? Đó là một vấn đề lương tâm khác có thể được đặt ra cho những người «quốc gia». Điều mà Đảng có thể ngậm câm khi đặt vấn đề, là những tranh chấp đă xảy ra chủ yếu xuất phát từ cái khuynh hướng lệ thuộc Liên Xô của chính bản thân Đảng, từ cái mộng bá quyền địa phương của cả ba đảng cộng sản liên hệ. Dù những tranh chấp nói trên có hay không, vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Liên Xô và Trung Quốc, cũng như vấn đề chủ quyền của Lào và Campuchia đối với Việt Nam, cũng luôn luôn phải đặt ra.

 

3

 

Đó là những lá bài lương tâm, nhưng thực chất là chính trị, mà Đảng Cộng Sản Việt Nam tố ra cho những người chống cộng; tôi xin nhường quyền b́nh luận và đối đáp cho những người có đủ danh nghĩa hơn. Nhưng không phải là không có những lá bài lương tri, thoạt trông như thuần túy nhân đạo, đặt ra cho mọi người - kiểu «không phân biệt màu da, quốc tịch, tôn giáo hay chính kiến» .

 

Mới đây là lá bài CỨU ĐÓI. Chúng ta có quyền từ chối gửi tiền về giúp những đồng bào đang lâm nạn đói trong nước hay không, mặc dù biết rằng sự cứu trợ này cũng đồng thời là tiếp tay cho Đảng giải quyết một thất bại đang đe dọa Đảng trầm trọng, mặc dù biết rằng các tổ chức thân chính quyền ở nước ngoài cũng đang «đói» một cơ hội «chung chung» như vậy để động viên trở lại những hội viên đă chán nản rút lui? Chúng ta có quyền từ chối cứu trợ hay không mặc dù biết rằng sự đói gạo của đồng bào có thể chỉ là tấm b́nh phong che dấu cái đói ngoại tệ đă quá ngặt nghèo của Đảng?

 

Tôi bất ngờ biết được chuyện «thiếu đói» qua điện thoại. Một chị bạn vượt biên đă gọi cho tôi: «M̀NH bị ĐÓI ở VIỆT NAM anh ơi!». Chữ «M̀NH» của những người đă phải bỏ nước đi chui để cứu lấy bản thân và con cái đă tự đồng nhất với 2 chữ VIỆT NAM qua một từ khủng khiếp «ĐÓI». Và chị bạn c̣n chưa t́m ra công ăn việc làm đó, cũng như bao nhiêu người khác vẫn bị Đảng phỉ báng là «chạy theo lối sống sa đọa của Mỹ Ngụy» đă không ngần ngại gửi chút tiền phụ cấp thất nghiệp về giúp đồng bào trong nước một hai bát gạo ân t́nh.

 

Tôi thấy tôi xấu xa hơn chị, bởi v́, nói thật t́nh, tôi đă do dự. Do dự v́ ngay trong các hội đoàn thân chính quyền, có người đă thắc mắc, không biết là «đói thật» hay «đói hờ», bởi v́ cái «đói gạo» đă đi đôi một cách khó hiểu (?!) với «đói thông tin». Do dự v́ tự nhiên tôi liên tưởng đến chuyện BỎ ĐÓI con kẻ thù mà Hoàng Cầm đă kể lại qua bài thơ Em Bé Lên Sáu Tuổi [1]. Bố là địa chủ, «đă trả nợ trước nông dân», em phải «lủi thủi t́m miếng ăn», vô t́nh mang tai vạ cho những người c̣n có chút t́nh người chung chung để nh́n em «cố t́m vết thù địch, chỉ thấy một con người». Chỉ cho em một nắm cơm hay một bát cháo, mà kẻ phải «chịu ba ngày hỏi truy», người bị kết án là «liên quan phản động, mất cảnh giác lập trường». Ôi, tấm ḷng của người cộng sản! H́nh như đối với người cộng sản, cái đói cũng có giai cấp. Sự thiếu đói hôm nay, nếu có thật, sẽ thuộc giai cấp nào đây?

 

4

 

Cái đáng sợ là h́nh như người cộng sản cũng đă được Đảng giáo dục đặc biệt để không rơi vào cái bẫy lương tri mà họ chăng ra cho kẻ khác. Họ được huấn luyện để biết mâu thuẫn trước khi biết ḥa hợp, thấy thù địch trước khi thấy đồng bào, hiểu chính trị trước khi hiểu thương yêu. Trước kia, khi tranh luận với bạn bè, có người đă phát biểu:   «Cộng sản không phải là người!». Tôi đă rùng ḿnh cho là quá đáng; bây giờ tôi vẫn c̣n thấy là quá đáng. Nhưng nghĩ cho cùng, nếu hiểu câu nói đó là: «Cộng sản không phải là người giống như anh với tôi», th́ tôi lại thấy đúng - nếu không đúng cho tất cả những người cộng sản, th́ ít ra cũng đúng cho một số người, nhất là những người ở vào các địa vị cao.

 

Rơ ràng nhất là trên vấn đề THUYỀN NHÂN. Mai Chí Thọ đă tàn nhẫn ra lệnh bắn vào những người vượt biên, và lạnh lùng xác nhận điều đó trước mặt một kư giả ngoại quốc. Đối với hắn, không có t́nh nghĩa, không có đồng bào, chỉ có chính trị, có phản loạn. «Nhiễu điều phủ lấy gía gương»... Nghĩ đến câu ca dao đó, rồi lại nh́n và nghe người thông ngôn dịch câu trả lời của Mai Chí Thọ, tôi bỗng muốn khóc. Người trong một nước!  Ôi, lương tâm của người cộng sản! 

 

Sự trơ tráo của Mai Chí Thọ làm tôi liên tưởng đến Nguyễn Ngọc Loan. Trước đây, Nguyễn Ngọc Loan cũng đă từng lạnh lùng kê súng bắn vào đầu một anh du kích. Cái giống nhau là hành động giết người không c̣n phương tiện tự vệ đă trở thành một việc tầm thường. Cái khác nhau là nạn nhân của Nguyễn Ngọc Loan đă cầm súng bắn vào cái «chính thể cộng ḥa» của y; những nạn nhân của Mai Chí Thọ chỉ mắc mỗi tội là bỏ trốn cái «chế độ cộng sản» của hắn. Nguyễn Ngọc Loan là một anh cao bồi; Mai Chí Thọ là tên đồ tể. Anh cao bồi giết người để đóng vai người hùng; tên đồ tể, khi giết người, chỉ làm một công tác của thành ủy! 

 

Ở nước ngoài, không một tổ chức thân chánh quyền nào kết án việc bắn bỏ người đi chui. Cũng không một hội đoàn thân cộng nào - kể cả tôn giáo - chính thức hướng ứng lời kêu gọi giúp đỡ tài chánh cho những con tàu đi vớt số đồng bào sắp chết ch́m ngoài biển của các tổ chức ngoại quốc. (Sắp chết ch́m và sắp chết đói h́nh như vẫn không giống nhau ở chỗ sắp chết, vẫn không b́nh đẳng trước cái chết!). Sự «đoàn kết có lập trường» với người tỵ nạn chỉ giới hạn vào một số hoạt động tương trợ, «không phân biệt thời điểm và lư do đă rời quê hương». Trong những điều kiện như thế, tôi sợ là cái ư đồ hội thảo về thuyền nhân của họ, dù có thành thực (?) đi nữa, cũng mất hết ư nghĩa.

 

5

 

Lột trần những lá bài lương tâm của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tôi không hề chủ trương rằng những người KHÔNG cộng sản cũng phải biết gian lận với lương tri, cũng phải có lập trường khi đương đầu với những vấn đề t́nh người. Nếu có một nhược điểm (bởi v́, không biết bài bạc với lương tâm, nh́n dưới góc cạnh chính trị thuần túy, đôi khi là một nhược điểm), tôi nghĩ chúng ta không có ǵ để phải hổ thẹn (với lương tri!) về sự yếu kém của ḿnh.

 

Người b́nh dân nước ta thường tin tưởng «Trời cao có mắt». Tôi không c̣n chờ đợi bao nhiêu ở Trời, nhưng vẫn c̣n và c̣n rất nhiều ḷng tin đặt nơi con người. Con người hơn súc vật ở chỗ có lư trí và lương tâm. Không hiểu một khi không c̣n lương tri nữa, con người có thể trở thành siêu nhân như có người c̣n mơ tưởng hay không. Điều chắc chắn là những con người đó sẽ mỗi lúc một giống loại người máy càng ngày càng đông trong các công xưởng.

 

Có thể một ngày nào Đảng Cộng Sản sẽ dựa lên toàn những người máy để hoạt động. Nhưng cho đến cái ngày đó, Đảng cũng vẫn c̣n phải dựa lên những con người bằng xương bằng thịt, biết-thương-biết-ghét-như-anh-với-tôi. Có thể là những người cộng sản càng lên cao, càng nhiều tuổi đảng, lại càng giống những «ông b́nh vôi», càng thành những con người máy. Nhưng không thiếu ǵ những người cộng sản ở hạ tầng c̣n mang một tâm trạng như chúng ta, c̣n biết phải sống bao dung, bởi v́ - chỉ v́ - AI CŨNG LÀ NGƯỜI. Khi c̣n có những người cộng sản như vậy, tôi nghĩ là c̣n hy vọng sẽ có một sự thay đổi lớn, kể cả (tại sao không?) một sự đột biến của Đảng, nếu không phải là một sự vùng dậy chung của mọi người, trong cũng như ngoài Đảng.

 

Không ai có thể gian lận cả đời với lương tâm. Kêu gọi lương tri kẻ khác, để rồi sau đó lại phỉ nhổ vào lương tâm người ta, hoặc bằng lối ăn nói lật lọng, hoặc bằng những hành động man rợ, là tự đào hố chôn ḿnh. Đừng ngạc nhiên khi cái «đại thắng lợi»  của kẻ chiến thắng không khơi dậy được âm hưởng ǵ hơn nơi người chiến bại, ngoài cái tâm sự «đợi thắng lại». Đừng ngạc nhiên khi «bạn bè bốn phương» ngoảnh mặt, quay lưng. Đừng ngạc nhiên khi nhiều đảng viên, hội viên, xưa tích cực, nay bỗng tàng h́nh thành ma, hay biến tính thành đối lập. Đó là sức mạnh của lương tri, mặc dù lương tâm không có một sư đoàn nào cả.

 

Có lẽ phải nói với những người cộng sản rằng cuộc đấu tranh «ai THẮNG ai» của họ, về lâu về dài, có thể sẽ tùy thuộc một phần rất lớn ở khâu «ai NGƯỜI hơn ai». Chính nhờ những chính sách bất nhân của các đảng cộng sản Việt và Campuchia, mà nhiều chuyện hết sức nghịch lư cũng đă trở thành dễ hiểu. Cuộc chiến tranh mù quáng của Mỹ ở Việt Nam, trước đây bị cả thế giới kết án là bẩn thỉu, nay đă được rửa sạch gần hết (!) bằng máu của những người vô tội đă chết oan khi người ta lập lại ở Đông Dương một nền ḥa b́nh cũng đui mù không kém. Những người lính Mỹ, xưa bị nguyền rủa bao nhiêu, th́ những người Mỹ chống chiến tranh nay bị mạt sát bấy nhiêu. Người dân một nước Việt Nam mới được «ĐỘC LẬP», «Tự DO», đă «HẠNH PHÚC» đến nỗi phải liều chết đi chui, phải bắt nghe các đài phát thanh ngoại quốc bị xem là thù địch để được biết sự thật về những ǵ đang xảy ra trên thế giới và trong nước. Nguyễn Văn Thiệu, ông tướng bại trận mà tất cả sự nghiệp chính trị chỉ vỏn vẹn tóm thâu trong một câu bất hủ - «Đừng nghe những ǵ cộng sản nói, mà hăy nh́n kỹ những ǵ cộng sản làm» - xưa bị khinh miệt như một anh côn đồ thất học, nay bỗng trở thành một «tác giả» được viện dẫn nhiều nhất ở khắp miền Nam Việt Nam - qua mặt luôn cả Bác! Có những chiến thắng trông thảm thương không khác một cuộc chiến bại.

 

6

 

Ai người hơn ai? Nếu cái nhân là ánh sáng, cái bất nhân là bóng tối, th́ từ bao thế kỷ nay, ánh sáng và bóng tối vẫn không ngừng giao tranh với nhau, nơi các tập thể người và ở mỗi con người. Những người c̣n muốn kiêu hănh sống cái kiếp người của ḿnh không có con đường nào khác hơn là đấu tranh cho ánh sáng. Đấu tranh với một niềm tin sắt đá là, như một nguyên tắc, cuối cùng rồi ánh sáng bao giờ cũng thắng ; đồng thời không quên rằng, trong đời sống hàng ngày, ở mỗi tập thể và mỗi cá nhân, cái mà ta cho là ánh sáng hôm qua có thể đă trở thành bóng tối hôm nay, và ngày mai có thể c̣n rất mơ hồ.

 

Trong t́nh h́nh sáng tối chập chờn của một b́nh minh chưa tỏ, nh́n rơ mặt anh em thực khó.

   

 

Phan Công Luận

Thông Luận, số 09, tháng 10, 1988.

 

 



[1] Trăm Hoa Đua Nở trên Đất Bắc. Paris: Sudasie, 1983. Tr. 236-237.