Hóa học – Lịch sử
C1
TỪ THUẬT GIẢ KIM SANG HÓA HỌC:
SỰ CẦN THIẾT CỦA MỘT CUỘC
CẢI ĐẠO TINH THẦN
Tác giả : Léon Brunschvicg*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
*
Nếu khoa học có khả năng phân biệt đúng với sai, nó phải là một cái ǵ đó khác hơn, so với loại thao tác của ma thuật hoặc kỹ thuật. Và nếu về điểm này sự mơ hồ c̣n kéo dài, th́ đấy là do một hiểu lầm cũng dễ xua tan mà thôi. Đối với một người theo dơi lịch sử khoa học từ ngọn về nguồn, chẳng hạn như khi ông ta tập trung cố tách rời, trong mớ ḅng bong giả kim, cái nào là công thức huyễn hoặc đă bị thời gian đào thải, cái nào là dữ liệu thực tế được giữ lại, th́ tất cả mọi thứ dường như đă diễn tiến như thể khoa hóa học rơ ràng vừa thoát thai từ thuật giả kim[1], bởi một mạng lưới giao thông liên tục và nh́n thấy được. Nhưng điều này không hề có nghĩa là thuật giả kim, nhờ chứa đựng một số luận điểm có giá trị khoa học, nên chính nó cũng có giá trị khoa học. Một học giả đúng nghĩa không chỉ biết rằng cái ǵ đúng là đúng, mà c̣n là người nhận ra rằng điều không đúng là không đúng[2]. Thế nhưng nhà giả kim không nghi ngờ ǵ điều này, cho nên ta có thể chắc chắn rằng họ cũng không nghi ngờ ǵ điều kia.
(...) Thực ra, ta không được phép nói rằng ḿnh biết điều ǵ ngay cả khi ta đang làm nó mà không biết rằng ḿnh đang làm. Socrates từng dạy rằng: biết chính là có khả năng dạy lại.
(…) Như vậy, sự vắng mặt của suy tưởng giải thích rằng không hề có một kỹ thuật thuần túy nào thoát thai từ ma thuật. Các nhà thiên văn trước thiên văn học, các y sĩ trước y học, các nhà hóa học trước hóa học… có vẻ là thầy phù thủy hơn là học giả. Cách họ thao tác, ngay cả khi họ đă dựa lên kinh nghiệm một cách trực tiếp và hiệu quả, sẽ đông cứng trong truyền thống của một nơi bảo quản[3].
(...) Như vậy, sự đảo ngược quyết định nằm ở đấy, giữa đứa con đẻ của ham muốn là niềm tin, nghĩa là giữa cái khách quan sai lầm dựa trên tính mục đích của một quyền lợi trước mắt, và cái khách quan đích thực mà chỉ sự từ bỏ lợi ích của con người mới cho phép đạt tới. Cùng một sự dửng dưng với cái ta – thứ đă làm nên sự hào phóng của con người – chủ tŕ mọi cuộc cách mạng khoa học. Sự nghiệp của một Pythagoras, một Copernicus, một Pasteur… cũng dẫn đến kết luận rằng, để vượt thoát cái thành kiến kỹ thuật[4], để đạt tới cấp khoa học «một sự cải đạo thực sự về tinh thần[5] của con người là thiết yếu».
Léon Brunschvicg,
De la connaissance de soi
(Về sự tự biết),
Paris, Alcan, 1931, tr. 67-70
[1] Sau vật lư học rất lâu, hóa học mới được xem là khoa học vào cuối thế kỷ XVIII, nhờ các công tŕnh của Lavoisier. Nhưng do suốt thế kỷ XVII, thuật giả kim nhường chỗ dần cho khoa hóa học, nhiều sử gia tưởng nh́n thấy giữa hai bộ môn này chỉ một khác biệt về mức độ, như thể thuật giả kim đă từ từ trút bỏ loại thần chú huyền bí của ḿnh để đạt tới sự nghiêm túc và chính xác.
[2] Nói cách khác, cái làm nên tính khoa học của một công tŕnh nghiên cứu, trước hết, là sự sở hữu một tiêu chuẩn cho phép phân biệt cái đúng với cái sai. Bằng không, ta chỉ phát hiện ra sự thực một cách ngẫu nhiên, mà lúc đó cũng không ngờ rằng ḿnh đã làm đúng.
[3] Ở trường hợp thuật giả kim, đây là một thực tiễn huyền bí có từ thời Trung cổ. Huyễn thuật này ra sức kết hợp các suy đoán thần bí với loại công thức được cẩn mật giữ kín, ḥng phát hiện ra «ḥn đá triết gia» nổi tiếng – cái có khả năng biến đổi các kim loại tầm thường thành vàng! Nhưng bằng cách nào cái lúc đầu chỉ là một thứ biết-làm, kỹ thuật «thần cảm» hay phù phép phù thủy, không thể được tổng quát hóa mà cũng không cho phép tiên đoán, cuối cùng lại đạt tới quy chế khoa học được?
[4] Thứ thành kiến khiến chúng ta luôn luôn tìm kiếm sự cải tiến về điều kiện sống (tiện nghi và sung túc) chứ không phải sự tiến bộ về chân lý.
[5] Nghĩa là theo Brunschvicg, bước chuyển đổi này là kết quả, không phải của một sự cải tiến dần dần về phương pháp, mà của một sự đổi hướng thực sự trong tâm trí các học giả, một «sự đảo lộn toàn diện về ư tưởng chân lư».