Cá nhân trong lịch sử

C1

Lịch sử,

«sàn diễn của những cá nhân vĩ đại»

Tác giả: Antoine-Augustin Cournot*

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Lịch sử là sàn diễn của những cá nhân vĩ đại. Nhiệm vụ chủ yếu của tâm lư học là giải thích xem cuộc sống của xă hội đã được phản ánh trong việc giáo dục cá nhân như thế nào, còn nhiệm vụ của sử học là chỉ cho ta thấy những con người ưu việt đã tác động lên xă hội ra sao  nghĩa là đã nâng cao mức trung b́nh của trí tuệ (khai dân trí), vực dậy ý thức và ḷng dũng cảm của dân chúng khi chúng tụt đến đáy vực thẳm của biếng nhác và đồi bại (chấn dân khí) như thế nào. Nhưng nếu quả vậy, như chúng ta đều không thể nghi ngờ, thì khi tính ưu việt cá nhân ngày càng phôi pha trong các xã hội tuổi tác, hay khi ảnh hưởng của những người con ưu tú này ngày càng mờ nhạt dần, thì thanh điệu của quốc sử cũng như lòng tha thiết với quốc sử, tất yếu cũng đều rơi xuống mức u trầm. Khi sức mạnh của con người biến mất trước các lực lớn của thiên nhiên, trong số đó ta phải kể cả loại vận động quần chúng mù quáng, thì nhiệm vụ của lịch sử là cho ta nghe và thấy, thông qua loại nguyên nhân nhỏ mà con người còn làm chủ nào, những đám cháy lớn đã bắt lửa, và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người – nhưng nói chung thì ở đây báo chí là đủ[1]. Giai đoạn này phải xảy ra, ngay cả khi nhờ những định chế tốt, người ta có khả năng thay thế phần nào tác động bổ ích của những cá nhân ưu tú, và chặn đứng sự tụt xuống quá thấp các mức trung bình đang bị chấm điểm tệ như vậy trong mọi lĩnh vực. Các cuộc triển lăm thế giới và đoàn hợp xướng[2] không ban tặng năng khiếu sáng tạo cho nhà cơ khí, họa sĩ và nhạc sĩ. Chăm lo việc phổ biến giáo dục cơ bản sẽ luôn luôn là điều tốt đẹp, nhưng nó sẽ không tạo ra các thiên tài, anh hùng hay thánh nhân[3]; nó không miễn trừ sự tồn tại của tòa án và hiến binh; và quốc gia nào trông cậy vào một ông giáo làng[4] để phục hồi cái ưu thế đánh mất, sẽ gặp rủi ro là được tha hồ thỏa mãn với những vọng tưởng.

 Antoine-Augustin Cournot,

 Matérialisme, vitalisme, rationalisme

(Duy vật, duy sinh, duy lý), 1875, 

Paris, Vrin, 1987, tr. 135

 



[1]  Nếu tự do báo chí được thực sự bảo đảm, và các nhà báo chân chính được tự do hành nghề.

[2]  Đấy là tình hình nước Pháp, ở nơi khác, tất nhiên người ta có thể thấy những trò đánh lạc hướng nội sinh khác.

[3]  Thật ra, việc đào tạo, chăm sóc, và trọng thị một tầng lớp trí thức phê phán là  đủ để làm nhiệm vụ lịch sử «cho nghe và thấy, thông qua loại nguyên nhân nhỏ mà con người còn làm chủ nào, những vụ cháy lớn đã bắt lửa, và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người».

[4] Ám chỉ Jules Ferry và tập hợp chính trị đã tạo ra nền Đệ tam Cộng hòa Pháp. Nhưng chắc chắn là, ở mọi nơi và mọi thời, đều có những tên họ và tập đoàn tương đương có thể đem thay thế trong quy chiếu!