Cập nhật ngày 15-8-2018

C2

Tự nhiên (Khái niệm)

Văn hóa (Khái niệm)

Quy phạm (Khái niệm)

Phổ quát (Khái niệm)

 

CÁI TỰ NHIÊN VÀ CÁI VĂN HÓA

HAY

CÁI PHỔ QUÁT VÀ CÁI QUY PHẠM

Tác giả: Claude Lévi-Strauss*

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Trong trích đoạn dưới đây, dù không cầu viện đến ư nghĩa có tính đánh giá của từ «văn hóa», nhà dân tộc học Pháp Lévi-Strauss đă chỉ ra rằng văn hóa là đặc trưng của con người, bởi v́ nền tảng của nó là một khả năng khách quan nhưng chỉ có nơi con người: khả năng đặt ra những quy phạm.

Ở các loài có vú cao cấp – như khỉ, vượn – người ta có thể phát hiện ra một số h́nh thức thô sơ của ngôn ngữ, sự sử dụng một vài dụng cụ sơ đẳng, thậm chí đôi khi cả chế độ đơn giao (monogamie), thế nhưng việc đặt ra những quy phạm th́ hoàn toàn vắng mặt trong đời sống bầy đàn.

Như vậy, văn hóa là cái quy phạm. Văn hóa cũng là cái có sử tính, nghĩa là cái biến đổi không ngừng trên nền tảng của tự nhiên là cái phổ quát.

*

Tất cả xảy ra như thể loài khỉ lớn không có khả năng lập lại một quy phạm trên một b́nh diện mới, mặc dù chúng đă có khả năng tự tách  ḿnh khỏi một hành vi đặc thù. Cách cư xử theo bản năng mất đi sự sắc nét và độ chính xác thường thấy ở hầu hết các loài động vật có vú, thế nhưng sự khác biệt này là hoàn toàn tiêu cực, và lĩnh vực mà thiên nhiên bỏ rơi vẫn c̣n bị bỏ trống.

Dường như sự vắng mặt của các quy phạm là tiêu chuẩn chắc chắn nhất để phân biệt một quá tŕnh tự nhiên với một quá tŕnh văn hoá. Và về mặt này, không có ǵ gợi nghĩ nhiều hơn là sự tương phản giữa thái độ của một đứa trẻ, thậm chí là một đứa bé con, với những quan hệ giữa các thành viên của một bầy khỉ.  Ở đứa trẻ, mọi vấn đề đều phải được giải quyết bằng những phân biệt rơ ràng, đôi khi c̣n sắc cạnh hơn và bó buộc hơn là ở người lớn; ngược lại, trong bầy khỉ, hành vi của con này không giúp ta đoán biết được ǵ về hành động của con kia, và cách cùng một con khỉ cư xử ngày hôm nay không đảm bảo rằng ngày mai nó cũng sẽ hành xử y hệt như vậy, bởi mọi quan hệ đều bị phó mặc cho ngẫu nhiên và những cơ hội gặp gỡ. Truy t́m nguồn gốc của các quy tắc thiết định trong tự nhiên là một tṛ luẩn quẩn thực sự, bởi chúng giả định – hơn thế nữa, đă là – văn hóa rồi, và khó có thể quan niệm được sự xây dựng các quy tắc thiết định ấy trong ḷng một tập hợp mà không có sự can thiệp của ngôn ngữ. Thật ra, tính nhất quán và sự đều đặn đều tồn tại cả trong tự nhiên lẫn trong văn hoá. Nhưng, trong tự nhiên, chúng xuất hiện chính xác tại các lĩnh vực nơi chúng xuất hiện yếu nhất trong văn hóa, và ngược lại. Trong trường hợp đầu, đấy là lĩnh vực di truyền bẩm sinh; trong trường hợp sau, đây là lĩnh vực truyền thống ngoại nhập. Ta không thể đ̣i hỏi một sự liên tục hăo huyền giữa hai tŕnh tự giải thích chính những điểm qua đó chúng đối lập với nhau.

Không có phân tích hiện thực nào cho phép chúng ta nắm bắt được điểm chuyển tiếp giữa những sự kiện tự nhiên và các sự kiện văn hoá, và cái cơ chế nối khớp của hai tŕnh tự. Nhưng cuộc thảo luận không chỉ mang lại cho ta kết quả tiêu cực này, với sự có mặt hoặc vắng mặt của cái quy tắc trong loại hành vi không bị quy định bởi bản năng, nó đă cung cấp cho ta cái tiêu chuẩn có giá trị nhất về thái độ xă hội. Bất cứ nơi nào cho thấy cái quy tắc hiện ra, chúng ta biết chắc chắn rằng ḿnh đang đứng ở tầng văn hoá. Về mặt đối xứng, thật dễ dàng nhận biết rằng cái phổ quát là tiêu chuẩn của cái tự nhiên. Bởi cái thường hằng nơi tất cả mọi người nhất thiết phải thoát khỏi lĩnh vực của những phong tục, kỹ thuật và thiết chế độc đáo riêng của từng nhóm người, bởi v́ chính là thông qua chúng mà các nhóm người này được phân biệt và đối lập với nhau. Nếu không thể làm phân tích hiện thực được, tiêu chuẩn kép về cái quy phạm và cái phổ quát cung cấp cho ta cái nguyên lư của một phân tích (l)ư tưởng; nguyên lư này cho phép ta – ít nhất trong một số trường hợp và với một số giới hạn – cô lập các yếu tố tự nhiên khỏi các yếu tố văn hóa đang can thiệp vào những tổng hợp thuộc tŕnh tự phức tạp nhất. Như vậy, hăy đặt định rằng, nơi con người, bất cứ cái ǵ là phổ quát đều thuộc về tŕnh tự tự nhiên mà đặc trưng là sự bộc phát, rằng tất cả những ǵ phải tuân theo một quy phạm đều thuộc về văn hoá, với hai thuộc tính là tương đối và đặc thù. Lúc đó, chúng ta đối mặt với một thực tế, hay đúng hơn là một tập hợp các sự kiện, và dưới ánh sáng của các định nghĩa trước, chúng xuất hiện như một chuyện chướng tai gai mắt: chúng tôi muốn nói tới phức hợp các điều tin, phong tục, quy định và thiết chế được gọi tóm tắt là tội loạn luân. Bởi v́ sự nghiêm cấm loạn luân cho ta thấy, một cách rơ ràng và hợp nhất tới mức không thể tách rời, cả hai đặc tính biểu hiện hai thuộc tính đối kháng của hai tŕnh tự loại trừ nhau: đây là một quy tắc, nhưng duy nhất trong mọi quy tắc xă hội, một quy tắc mang tính phổ quát, cùng một lúc. Sự nghiêm cấm tội loạn luân là một quy tắc: đây là điều không cần được chứng minh nữa; chỉ cần nhắc lại rằng việc ngăn cấm kết hôn giữa họ hàng gần có thể có một phạm vi áp dụng ít nhiều rộng hẹp, tùy theo cách thức mỗi nhóm xă hội xác định ư nghĩa của từ thân quyến; nhưng sự cấm đoán bị trừng trị này, với những h́nh phạt chắc chắn là khác nhau – có thể đi từ việc hành h́nh tức th́ những kẻ phạm tội, đến sự bài xích rộng khắp, đôi khi chỉ là sự chê cười – luôn luôn có  mặt trong bất kỳ nhóm xă hội nào.

Claude Lévi-Strauss,

Những Cấu Trúc Cơ Bản của Quan Hệ Họ Hàng

(Les Structures élémentaires de la parenté),

Paris, P.U.F., 1949, tr. 8-9.