Đưa lên AMVC ngày 20-11-2017

Bacon, Francis – Diễn giải và Phê b́nh

Thực nghiệm (Phương pháp)

 

FRANCIS BACON

(1561-1626):

SỰ BÁO HIỆU PHƯƠNG PHÁP MỚI 

Tác giả : Robert Blanché*

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Francis Bacon không phải là nhà hiện đại, trừ phi theo nghĩa rộng sau: ông là người chống lại chủ nghĩa kinh viện*. Bacon là người của thời Phục Hưng, với sự phấn khởi đầy nhiệt t́nh, óc tưởng tượng xum xuê, song tinh thần phê phán lại yếu kém – những đặc điểm tổng quát đă để lại dấu ấn trên năo trạng của thời đại này, vốn c̣n bị bao bọc trong không khí ma thuật và sự nhẹ dạ trước cái huyền diệu. Về Bacon, Spinoza* từng nói: confuse loquitur et fere nihil probat, set tantum narrat[1]. Khi Anh quốc c̣n là thời thượng, thế kỷ XVIII đánh giá ông rất cao trên lục địa; c̣n người Anh th́ xem ông là một trong các triết gia lớn của họ, William Whewell* chẳng hạn c̣n đi xa hơn, đặt Bacon trên cả Descartes*. Dù v́ lư do nào mà trân trọng ông đi nữa, biến Bacon thành một trong những nhà khởi xướng khoa học hiện đại chắc chắn là một sự quá đáng. Nhiều lắm chỉ có thể nói rằng ông là kẻ đă báo hiệu nó. Thật ra, Bacon đă có ư tưởng về một nền khoa học hiệu quả, thứ khoa học trong đó con người vừa là kẻ diễn giải, vừa là «ông chủ của tự nhiên»; ông đă nhấn mạnh trên tầm quan trọng của thử nghiệm, của việc «tra vấn tự nhiên» để qua đó mà rút tỉa được những bí mật của thiên nhiên; ông đă quan niệm việc nghiên cứu khoa học như một cố gắng tập thể to rộng, và đă đề ra cương lĩnh của một thành quốc khoa học trong New Atlantis*. Thế nhưng cái lộ tŕnh mà nền khoa học hiện đại tiến vào lại không giống chút nào với con đường đă được phác họa trong Novum Organum*. Chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên cả. Đúng như Claude Bernard* đă lưu ư sau này: các nhà thí nghiệm đă xuất hiện trước những huấn điều về thí nghiệm, và những người thực sự phát minh ra phương pháp thực nghiệm như Galileo và Toricelli* đă thực hiện nó một cách đáng khâm phục, trong khi Bacon chưa bao giờ sử dụng được nó[2]. Phương pháp của Bacon c̣n là, và vẫn c̣n hiệu quả phần nào cho cái mà thời trước ta gọi là lịch sử tự nhiên theo nghĩa rộng; nó không thích hợp với môn vật lư học theo nghĩa hiện đại của từ này. Robert Lenoble* gọi đây là một cuộc khởi hành sai hướng.

Bởi v́ nếu Bacon chống đối khoa học của Aristotelês, tinh thần của ông vẫn c̣n luôn bị giam hăm trong cái khung tư duy của nhà bác học cổ đại. Về phương pháp của Aristotelês, Bacon đ̣i hỏi ta phải làm cho sự chuyển động chậm lại, phải điều chỉnh tốt hơn các giai đoạn, chứ không phải chủ yếu là thay đổi tuyến đường và hướng đi. Ông tự hào ḥa giải được chủ nghĩa kinh nghiệm với chủ nghĩa duy lư. Vô ích thôi, giống như con ong muốn ḥa giải những phẩm chất của con kiến với con nhện, chủ nghĩa duy lư của ông cũng chỉ biết có một thứ lư trí hoàn toàn lệ thuộc vào kinh nghiệm mà từ đó nó rút ra những khái niệm, trong khi những người đặt nền cho vật lư học hiện đại lại lấy nguồn hứng từ một thứ chủ nghĩa duy lư toán học con cháu của Platôn. Trong tư thế vừa là nhà kinh nghiệm chủ nghĩa, vừa là dân quốc đảo đồng hương, nghĩa là có mọi lư do để tỏ thiện cảm với Bacon, David Hume vẫn ghi nhận đúng đắn điểm yếu của Bacon khi phải đánh giá ông như triết gia, mặc dù rất khâm phục ông như nhà văn. «Bacon kém xa Galileo*, kẻ đồng thời với ông, và có lẽ cả Kepler* nữa. Bacon đă trỏ ra, từ đằng xa, con đường triết lư đúng đắn; Galileo không những chỉ trỏ ra, mà c̣n dấn thân vào đấy, và đi được những bước dài. Bacon không có kiến thức ǵ về h́nh học; Galileo đă phục sinh môn học này và được xem là người đầu tiên biết áp dụng nó song song với kinh nghiệm vào vật lư học một cách xuất sắc»[3]. Tất nhiên, Bacon từng khuyên ta đếm, cân, đo, nhưng chỉ qua loa, như thể đấy là việc phụ: đây chẳng qua là việc cân đo, và «việc đo đếm phải được xem đơn giản như phần phụ lục của vật lư học»[4]. Như thế th́ càng không có lư do ǵ để nói đến, trong tư tưởng của ông, một cấu trúc toán học của hiện thực. 

Một khuyết tật khác trong phương pháp của Bacon là ông đă hiểu từ công cụ, organon, theo nghĩa đen, và cho rằng có thể từ bên ngoài đưa vào tinh thần của nhà bác học một tập hợp những huấn điều mà sự áp dụng hầu như máy móc bảo đảm sẽ dẫn tới thành công. Giống như để vẽ một ṿng tṛn, nếu có compa tốt th́ không cần phải khéo tay, «phương pháp khám phá khoa học mà tôi đề xuất kiến hiệu đến mức hầu như nó không để chỗ cho sự sắc bén hay mạnh mẽ của trí thông minh nữa, mà đặt mọi sự thông minh và hiểu biết hầu như trên cùng một mức độ», [hay, «phương pháp t́m ṭi khoa học của tôi đi rất xa trong việc b́nh quân sự thông minh và để rất ít chỗ cho sự xuất sắc cá nhân, bởi mọi việc đều được thực hiện nhờ những điều luật (préceptes) và chứng minh chắc chắn nhất»[5]]. Ở một giai đoạn nào đó của phương pháp, có thể là Bacon cũng cho phép lư trí thử dùng một vài giả thuyết, song chỉ như «đợt gặt hái đầu»[6] trong khi chờ đợi một kết quả tốt hơn. Như vậy, ông là người đă khai trương loại nghiên cứu vô bổ của một thứ lôgic quy nạp t́m mọi cách nhốt chặt phương pháp khoa học tự nhiên trong một hệ thống luật lệ (règles) chặt chẽ, như thể luật lệ có thể làm nảy sinh ra những ư tưởng mới và phong phú, như thể những khám phá vĩ đại nhất không phải là công lao của các thiên tài sáng tạo đă dám vượt ra ngoài những thủ tục đă trở thành lối ṃn. 

Sau tất cả phần tiêu cực trên, hăy đặt vào phần đóng góp tích cực của Bacon là ông đă nhận thức được vài tính chất của một phương pháp quy nạp lành mạnh. Bacon không chỉ đ̣i hỏi ta phải bắt đầu bằng việc gạt bỏ mọi tiên kiến, những «thần tượng» như ông gọi, rồi khuyến khích ta nhân lên những quan sát và thử nghiệm, ghi nhận chúng chính xác trên giấy, xếp chúng vào các «bảng phân loại». Và nhất là Bacon đă thấy rơ: 1) rằng nghiên cứu quy nạp phải được tiến hành chậm răi, phải từ từ leo lên từng nấc của bực thang «định đề» (axiomes, ông gọi tất cả mọi định luật (lois) như thế, bất chấp mức độ tổng quát của chúng), và phải thay các «tiên đoán» vội vă bằng những «suy diễn» thận trọng ; 2) rằng phương pháp quy nạp chỉ có tính xác chứng một cách tiêu cực: một sự kiện trái ngược là đủ để hủy hoại lập luận trong khi sự tích lũy bao nhiêu trường hợp thuận lợi cũng không đủ để cho phép xác định nó; đấy là điều bắt buộc phương pháp này phải được xúc tiến bằng biện pháp loại trừ, và đặt thử nghiệm thánh giá (experimentum crucis) vào vai tṛ quyết định.      

Robert Blanché,

La Méthode expérimentale et la philosophie de la physique

(Phương pháp Thực nghiệm và Triết lý của Vật lý học)

Paris, A. Colin, 1969, tr. 37-41.

 

 



[1]  Nguyên văn, trong bức thư đầu gửi Oldenburg: “confuse loquitur et fere nihil probat, set [sed] tantum narrat = ông ta ăn nói lờ mờ và hầu như chẳng chứng minh ǵ cả, ngược lại, chỉ kể lăng nhăng”. Xem : Opera, xb bởi van Vloten và Land, II, tr. 6.

[2] «Vả lại, tôi tin rằng các nhà thí nghiệm lớn đă xuất hiện trước những lời dạy về thí nghiệm, giống như nhiều diễn giả xuất chúng đă tự thể hiện trước loại chuyên luận về thuật hùng biện. V́ thế, ngay cả khi nói về Bacon, tôi thấy không được phép cho rằng ông ta đă phát minh ra phương pháp thực nghiệm, cái phương pháp mà Galileo và Toricelli đă thực hành một cách đáng khâm phục, trong khi Bacon chưa hề biết sử dụng nó» = «D’ailleurs, je crois que les grands expérimentateurs ont apparu avant les préceptes de l’expérimentation, de même que les grands orateurs ont précédé les traités de rhétorique. Par conséquent, il ne me parait pas permis de dire, même en parlant de Bacon, qu’il a inventé la méthode expérimentale; méthode que Galilée et Toricelli ont si admirablement pratiquée, et dont Bacon n’a jamais pu se servir». Introduction à l’étude de la médecine expérimentale (Paris: Garnier-Flammarion, 1966), tr. 86

[3] David Hume, Histoire d’Angleterre, trad. Campenon, q. IV, 1839, tr. 619.

[4] Francis Bacon, Novum Organum, t. I, cn 66 và 98 ; và De Dignitate, III, 4.

[5] «But the course I propose for the discovery of sciences is such as leaves but little to the acuteness and strength of wit, but places all wits and understandings nearly on a level» … «For my way of discovering sciences goes far to level men’s wit and leaves but little to individual excellence, because it performs everything by the surest rules and demonstrations» (Novum Organum, t. I, cn 61 122).

[6]  Ibid., t. II, 20