Cập nhật tháng 4-2017

PHỤ LỤC I

KHÁI NIỆM, TRƯỜNG PHÁI, HỌC THUYẾT

*

ANNALES (TẠP CHÍ, TRƯỜNG PHÁI), 1929 –

       Sử học Pháp

Annales (School), Annales (École des)

 

Tạp chí và trường phái Annales (Biên niên hay Lịch sử) đã thống trị và đổi mới sâu sắc nền sử học của nước Pháp từ gần một thế kỷ nay, nhờ nhiều thế hệ sử gia xuất sắc. Lịch sử của nó – một trong những thành tựu lớn nhất về học thuật của nước Pháp – có thể được trình bày tóm tắt qua bốn giai đoạn dưới đây.

1 – Giai đoạn I (1929-1946). 

Năm 1929, Lucien Febvre (1878-1956) và Marc Bloch (1886-1944) sáng lập tạp chí Biên niên sử kinh tế và xã hội (Annales d'histoire économique et sociale)  tại Strasbourg, nơi họ dạy học. Thật ra, thời điểm này có thể được xem như điểm kết hơn là khởi điểm của một trào lưu phê phán quan điểm thực chứng của nhóm sử gia thuộc trường phái Phương pháp, tụ tập quanh Tạp chí Lịch Sử (Revue historique) của Gabriel Monod và Gustave Fagniez vào cuối thế kỷ XIX.

Ra đời nhằm chống lại quan điểm của thế hệ trước, vốn luôn luôn xem lĩnh vực chính trị và ngoại giao như trọng tâm của sử học, các công trình của Henri Berr, François Simiand, Henri Pirenne, Lucien Febvre và Marc Bloch sau này đều nhằm phân tích thực tế lịch sử trong cái toàn bộ, và trong sự thống nhất của nó. Mang tính «liên khoa học» ngay từ đầu, nhóm Annales vừa mở rộng tầm nhìn sang lịch sử xã hội, kinh tế, vừa liên kết với ngành khoa học mới là xã hội học (François Simiand, sử gia và nhà xã hội học, truy tố «ba thần tượng của bộ lạc ký sử»: thần tượng chính trị, thần tượng cá nhân, thần tượng niên đại) nhằm đề xuất một hướng đi khác. Đối với họ, chỉ một quan điểm sử học toàn cầu, toàn bộ, vừa trong thời gian, vừa trong không gian, mới có thể cung cấp cho sử gia cái mà L. Febvre gọi là «dụng cụ tinh thần (outillage mental)» để thực hiện món cược «hiểu», thao tác chủ yếu của thực tiễn nghiên cứu sử học từ nay.

Giai đoạn đầu của Annales có thể xem như chấm dứt cùng với cuộc thế chiến thứ II (M. Bloch bị Quốc Xã Đức hành quyết ngày 16-6-1944), để lại hai tác phẩm quan trọng về mặt lý thuyết của hai nhà sáng lập: Marc Bloch, Biện hộ cho lịch sử hay Nghề viết sử (Apologie pour l'histoire ou métier d'historien, 1941); và Lucien Febvre, Cuộc chiến vì sử học (Combats pour l’histoire, 1952).

2 – Giai đoạn II (khoảng 1946-1969)

Năm 1946, tạp chí đổi tên, giữ từ Annales, nhưng có thêm hàng tựa nhỏ Kinh tế, Xã hội, Văn minh (Annales. Économies, sociétés, civilisations), rồi sau khi L. Febvre mất, được đặt dưới sự điều khiển của Fernand Braudel (1902-1985). Từ đây, Tạp chí lập quan hệ hợp tác phát triển chặt chẽ với Ban Khoa học Kinh tế và Xã hội của Trường Cao học Thực hành (École Pratique des Hautes Études, EPHE), rồi từ 1975 với Trường Cao học về Khoa học Xã hội (École des hautes études en sciences sociales, EHESS), do cả ba đều đặt dưới sự điều khiển và giám sát của F. Braudel. Trong giai đoạn này, Annales có được sự cộng tác của nhiều sử gia nổi tiếng như Pierre Goubert, Ernest Labrousse, Georges Duby, Pierre Chaunu, v. v…

Tiếp tục đường hướng «liên khoa học», Annales nhìn sang địa dư (các công trình của Vidal de La Blache, 1845-1918) và dân số học. Ở đây, cặp ý niệm biểu đạt rõ rệt nhất sự đối lập giữa hai quan điểm cũ / mới là: sử ký thuật (histoire-récit) và sử vấn đề (histoire-problème) của F. Braudel, cùng với một số ý niệm liên hệ: viết sử không phải là thuật lại những biến cố theo đúng lớp lang ngày tháng đã xảy ra nữa, mà là nghiên cứu một vấn đề dựa trên các sự kiện được lựa chọn trong thời gian dài (longue durée), nhằm làm nổi bật lên tính nhất quán của lịch sử trong tương quan với nó, và sự tiến hóa của xã hội, chứ không phải là độc đoán chặt lịch sử ra từng khúc theo thứ tự niên đại (cổ đại, trung đại, hiện đại, đương đại…) hoặc lĩnh vực sinh hoạt (xă hội, chính trị, kinh tế, ngoại giao…), tuy rằng thời gian ngắn (biến cố) đôi khi cũng được xử lý thích đáng (Georges Duby, Ngày Chúa Nhật ở Bouvines = Le dimanche de Bouvines, 1973 – về trận chiến ngày 27-7-1214, giữa vua Philippe Auguste của Pháp với hoàng đế Otton IV của Phổ: tác phẩm không có ý nghĩa như một sự trở về với biến cố, mà thật ra là tìm cách dung hòa tinh thần của Annales với biến cố, phân tích cấu trúc xã hội với sử biến cố). Cuối cùng, nguồn tư liệu cũng được mở rộng: sử liệu không chỉ giới hạn vào văn bản nữa, mà từ nay bao gồm cả các loại vật thể cổ (tiền cổ chẳng hạn), và số liệu thống kê (Pierre Chaunu thành lập Trung tâm Nghiên cứu Sử học Định lượng = Centre de recherche d'histoire quantitative, và được xem là một trong những người đã xây dựng nên ngành này).

3 – Giai đoạn III (khoảng 1969-1994)

Năm 1969, tạp chí và trường phái Annales chuyển từ sự lãnh đạo cá nhân của F. Braudel sang lãnh đạo tập thể, với một ban điều hành gồm có André Burguière, Emmanuel Leroy Ladurie, Jacques Le Goff, Marc Ferro et Jacques Revel.

Từ 1960, Annales cũng không ngừng nhìn về phía nhân học văn hóa và dân tộc học. Một khuynh hướng sử học được gọi là «Sử học mới = Nouvelle Histoire)» đánh dấu giai đoạn III trong sự phát triển của trường phái, với một chương trình Nhân học sử học (Anthropologie historique) được André Burguière phác họa trong các nét chính, như nơi giao thoa của các phương pháp sử học, xã hội học, nhân học, dân tộc học, dân số học, khảo cổ học… bao gồm: 1) những đối tượng nghiên cứu mới (thân thể, tính dục, gia đình, sợ hăi, mùi vị, luật tập quán, phương thức kế thừa, tâm não, v. v…); 2) sự đổi mới thêm về phương pháp, vừa lấy lại phương pháp định lượng (để theo sát quá khứ của một thời kỳ trong sự trọn vẹn của nó), vừa triển khai loại thực hành của dân tộc học (nghiên cứu thực địa, điều tra miệng, v.v…) ;  3) sự mở rộng thêm các nguồn tư liệu về phía những công cụ thông tin mới (vệ tinh, truyền hình, trang blog, trang mạng…)  

Về xuất bản, trong giai đoạn này, Annales để lại một số tạp chí đặc biệt mang tên là Lịch sử và Cấu trúc (Histoire et Structure, 1971), trong đó các tác giả dựa vào nhân học cấu trúc của Claude Lévi-Strauss để nghiên cứu về ý nghĩa tiềm ẩn của các loại thực hành tập thể. Cũng năm 1971, Pierre Nora lập ra tủ sách Thư viện Sử học (Bibliothèque des Histoires); năm 1974, Pierre Nora và Jacques Le Goff xuất bản ở đây bộ sách gồm ba quyển Nghề Viết Sử: Đối tượng mới, Cách Tiếp cận mới, Vấn đề mới (Faire de l'Histoire:  Nouveaux objets, Nouvelles approches, Nouveaux problèmes), được xem như hiến chương của phong trào Sử học Mới (Nouvelle Histoire). Sử học Mới cũng là tựa của một công trình tập thể mang tính từ điển bách khoa, tóm tắt hơn 50 năm nghiên cứu của tạp chí và trường phái Annales, xuất bản năm 1978.

Trở lại chương trình nghiên cứu lớn của Annales về Nhân học sử học. Dự án đã cống hiến nhiều tác phẩm xuất sắc, và vẫn còn là một định hướng quan trọng, nhưng trên thực tế lại bị một đề tài nội sinh là lịch sử các tâm (não) trạng  (mentalité) vượt trội: mentalité là một khái niệm đã được lấy lại từ các trước tác dân tộc học của Lucien Lévy-Bruhl (hồi đầu thế kỷ XXe, sau bị chính tác giả này từ bỏ), rồi chuyển về hướng nghiên cứu tinh thần (psyché) con người thông qua những hành vi, cảm nhận, biểu tượng được biểu hiện và diễn đạt một cách tập thể. Các tác phẩm đã xuất bản đều là những công trình nổi tiếng, mang lại cho trường phái nhiều danh tiếng quốc tế.

 

4 - Giai đoạn IV (khoảng 1994 -….)

 

Từ 1994, tạp chí lại đổi tên thành Biên niên. Sử học, Khoa học xã hội (Annales. Histoire, sciences sociales). Từ 2012, Étienne Anheim trở thành Chủ biên của tạp chí. Và kể từ 2017, tạp chí sẽ được xuất bản song song bởi Nxb EHESS và Cambridge University Press.

BIÊN NIÊN SỬ

                  Sử học

Annals, Annales

 

«Biên niên sử» là một trong những thể loại ký sử phổ biến nhất về lịch sử thời Trung cổ. Được sử dụng từ tk thứ VIII trong các tu viện, chúng cơ bản là những  bản ghi chép mọi sự kiện đã xảy ra, theo thứ tự ngày tháng trong năm, từ năm này sang năm khác, và được gọi là những «biên niên sử nhỏ» để phân biệt với các bộ «biên niên sử lớn» của hoàng gia. Cả hai loại ghi chép đều là những  nguồn tài liệu quý giá, tuy không phải là quyết định đối với sử gia, bởi vì thường chúng chỉ hữu ích trong phần việc xác định thông tin về niên đại, trong khi chính phần diễn giải ý nghĩa của sự kiện hay biến cố mới là thiết yếu.

Nhưng thời Trung Cổ, các bản biên niên không phải là h́nh thức ký sử duy nhất. Còn có những loại hình khác như thánh truyện (hagiographies), lịch sử phổ quát* (histoire universelle), lịch sử giáo hội, lịch sử các giáo phận hoặc tu viện. Lịch sử các tu viện ghi lại chuỗi nối tiếp các giám mục và tu viện trưởng, một nhiệm vụ thiết yếu, vì các vị được cho là đã nhận được thánh phong trực tiếp từ Thiên Chúa, thông qua một chuỗi không gián đoạn từ giám mục này sang giám mục kia. Hơn nữa, bên cạnh lịch sử tôn giáo, giới tu sĩ cũng quan tâm tới lịch sử chính trị, không ngại ghi chép lịch sử quốc gia, vào thời điểm các vương quốc Âu châu được thành lập (550-750), hay vào thời phục hưng đế chế (tk XIe).

Cuối cùng, một sự thế tục hóa ký sử cũng xảy ra, kết quả của vừa các cuộc thập tự chinh, vừa sự h́nh thành của những nhà nước quốc gia trong thế kỷ thứ XIII và XIV. Các biên niên sử quân sự (được viết bởi Villehardouin hoặc Joinville), biên niên sử đô thị (đặc biệt là ở Ư), và biên niên sử hoàng gia (ở Pháp, do Tu viện Saint-Denis thực hiện) thi nhau ra đời. Phong cách, mục đích, và món cược của việc viết sử nhờ vậy cũng phát triển mạnh.

 

BIẾN CỐ

 Khoa học nhân văn

Event, événement

      Khoa học xã hội

Chính sự quan tâm đến biến cố đã giải thích phần nào những công trình nghiên cứu của Hêrodotus và Thoukydidês – hai sử gia Hy Lạp đầu tiên, và được xem là tổ tiên của ngành sử. Thật vậy, tính triệt để và mới mẻ của biến cố, trong nét lạ lẫm của nó, là lời kêu gọi «điều tra» (nghĩa gốc của từ Hy Lạp ἱστορία, (h)istoria*), đánh dấu một sự đứt đoạn với quá khứ bằng cách mở ra những điều kiện làm việc khác hơn, để làm nổi bật lên cái mới. Tuy nhiên, một sự tập trung chuyên nhất và quá mức trên biến cố cũng có thể sẽ biến sử học thành một bản ghi chép sự kiện đơn thuần, chỉ còn là một ký sự được đánh dấu bằng những cột mốc chính trị. Và điều này đặt ra vấn đề cổ điển về đối tượng nghiên cứu khoa học (nếu đúng như Aristotelês nói : chỉ có khoa học về cái phổ quát!), và sự tự giam mình vào cái ngắn hạn của sử gia.

Đấy chính là điểm khiến cho sử học bị xem là môn học của trí nhớ, nên thất sủng trong các ngành học thuật. Từ đầu thế kỷ thứ XX, một phản ứng quyết liệt được khai mào ở Âu châu, trong đó có vai trò quan trọng của trường phái Annales ở Pháp. Nhóm chuyên sử về Trung cổ (thời đại bị cho là tăm tối, không còn gì đáng nói thêm) đã thay đổi hẳn cách viết, dạy và học sử. Sử-biến-cố nhường chỗ cho sử-thời-gian-dài, sử-ký-thuật cho sử-vấn-đề, và những yêu cầu mới này bắc chiếc cầu liên khoa cho sử học bước vào các bộ môn nhân văn và xã hội khác. Tiếp theo là sử-số-liệu, nhắm vào các chuỗi số liệu thống kê về kinh tế, xã hội, dân số… để vượt qua sự bất cập về mặt khoa học của loại biến cố đơn độc.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới (hình ảnh vệ tinh, truyền hình trực tiếp, điện thoại di động, v. v…), sử-biến-cố đang quay lại, tất nhiên với một đòi hỏi xử lý biến cố khác hơn: như triệu chứng, như phản ảnh của những cấu trúc sâu xa hơn. Mặt khác, cũng có những biến cố dù là đặc thù song vẫn có một tầm quan trọng cực lớn, và dù được chuẩn bị trong thời gian dài vẫn là một khoảnh khắc chuyển hướng hay đoạn tuyệt để tạo ra tình thế mới, và do đó đáng là đối tượng của một nghiên cứu chuyên biệt (một cuộc cách mạng chẳng hạn). Sự đoạn tuyệt hoàn toàn tương hợp, trong thời gian dài, với sự quan tâm tới cái đã khiến cho nó có thể xảy ra… Ở đây, vai trò tiên phong của loại sử-biến-cố thế hệ mới này được thể hiện ở một số tác phẩm sử học tiêu biểu: Georges Lefebvre, Nỗi kinh hoàng năm 1789 (La Grande Peur de 1789, 1932); và Georges Duby, Ngày Chúa Nhật ở Bouvines = Le dimanche de Bouvines, 1973).

Nghĩa là không có đối kháng tuyệt đối, không thể hòa giải, giữa thời-gian-dài với biến cố. Chỉ chuyên tâm đến biến cố thôi sẽ dẫn đến loại nhược điểm đã kể ở trên, nhưng chỉ chú tâm đến thời gian dài nhiều khi cũng sẽ đánh mất ngay chính cái khả năng giải thích sự thay đổi và cái mới.

CHU KỲ

                  Sử học                 

Cycle, Cycle

                  Triết học

«Cái đã từng, sẽ là

Những ǵ đã làm, sẽ được làm lại,

Không có ǵ mới dưới ánh mặt trời cả»

(Sách Giảng Viên = Qohélet, l, 9).

Kẻ truyền đạo đã diễn đạt tốt cái ư tưởng cho rằng sẽ không có ǵ mới xảy ra trong lịch sử. Luận điểm này đặt ngay sự tồn tại của sử học thành vấn đề, bởi vì sử học chính xác là biểu hiện của cái ý tưởng làm nổi bật lên và lan tỏa cái khả năng tạo ra điều mới mẻ nơi con người.

Ở đây, thực ra ta phải phân biệt hai lập trường lân cận. Bởi người ta có thể biện minh cho sự thiếu vắng cái mới qua hai giả thuyết khác nhau: cái thứ nhất giả định rằng sự trở lại thường xuyên là số phận hay định mệnh của các chu kỳ ; cái thứ hai khẳng định sự tồn tại của những cấu trúc xuất hiện từ tính bất động cơ bản của lịch sử.

Tư duy về tính chu kỳ bắt nguồn từ học thuyết khắc kỷ về «Đại trường niên», một thời kỳ có thể kéo dài suốt bao năm bình thường, sau đó thì mọi việc đều bắt đầu lại giống hệt nhau. Ở Platôn, ta cũng thấy một quan niệm về thời gian theo tính chu kỳ, đồng nghĩa với sự vắng mặt của lịch sử, đặc biệt là trong Timaeus. Thời gian được tả như sự «mô phỏng cơ động cơi vĩnh hằng» (37d). Quả cầu biểu trưng một cách hoàn hảo cho ư tưởng vũ trụ là một thể tuần hoàn: «Hóa công chỉ định sự vận động của vòng tròn bên ngoài như vận động của cái Chính Nó, sự vận động của vòng tròn bên trong như vận động của cái Kia Khác, và cho vòng quay của cái Chính Nó và Cái Tương Tự ưu thế trên vòng quay kia» (ibid., 36c). Nếu thị kiến này cho ta thấy quan niệm về thời gian ở Hy Lạp cổ đại là gì (bằng cách vọng lại các văn bản của Hêsiodos, như Thần phả = Theogonía chẳng hạn), thì nó cũng cho ta thấy quan niệm này đã thay đổi ra sao, và thay đổi biết bao, trong thế kỷ của Hêrodotus và Thoukydidês.

Vào thế kỷ XIX, Nietzsche đă đề xuất một lối đọc có tính cách luân lý cho chủ đề tính chu kỳ, với khái niệm «trở lại đời đời» («éternel retour», Le Gai Savoir, §337 sq.). Nhấn mạnh trên ý niệm này, ông đề xuất sự quên lãng, nhằm giải phóng con người khỏi sự trương ph́nh của ư nghĩa lịch sử. Hành động này giả định sự giải thoát khỏi cái cảm giác áp đảo là thuộc về sự già nua cũ kỹ của thế giới; sự «trở lại đời đời» và sự hiệp thông với toàn thể nhân loại, trong một cái tức thời vĩnh cửu, có khả năng chữa lành mọi ấn tượng cằn cỗi nơi con người. Như vậy, ở Nietzsche, sự ăn mừng cái hiện tại và cái khoảnh khắc lại phải băng qua, một cách rất nghịch lư, một tư tưởng về sự «trở lại đời đời».

Ở thế kỷ XX, trường phái cấu trúc đã bỏ qua giả thuyết về những chu kỳ nhất định, nhưng giữ lại ý tưởng về sự thiếu vắng cái mới, và giải thích nó cách khác. Điều này được biểu đạt tốt nhất trong các tác phẩm nhân học của Claude Lévi-Strauss* (xem Nhân học cấu trúc = Anthropologie structurale, và chương cuối của Tư duy hoang dại = La Pensée sauvage). Tính quyết định của các cấu trúc giải thích sự tồn tại mãi mãi của cái chính nó (le même) ẩn nấp đằng sau cái mới giả tạo mà những biến cố lịch sử là các biểu nghĩa. Quan niệm này cũng được Georges Dumézil* chia sẻ, khi lịch sử của các dân tộc Ấn-Âu, và đặc biệt là Hy La cổ đại, được phân tích như sự mô h́nh hóa liên tiếp của cùng một sơ đồ tổ chức gồm ba thành phần – chiến binh, tư tế, nhà sản xuất – mà ta có thể t́m thấy thông qua việc nghiên cứu huyền thoại và tổ chức xă hội. Cuộc đối thoại giữa dân tộc học và lịch sử đă cho phép sử học vượt qua mức độ biến cố đơn thuần để cố gắng đạt tới một cấp bậc điều chỉnh căn bản hơn.

Như vậy, ta có thể xem xét thời gian của con người một cách độc lập với lịch sử,  hoặc thông qua sự trở lại với cái chính nó, hoặc thông qua các cấu trúc vô h́nh. Đi ngược lại với ư nghĩa lịch sử, các suy tư này đã thách thức những ǵ chúng ta vẫn xác định như một trong các tiêu chí căn bản của lịch sử: khả năng thiết lập, thiết chế hóa những ư nghĩa mới mẻ, và khả năng giải thích chúng.

DUY KHOA HỌC, KHOA HỌC (CHỦ NGHĨA)

             Khoa học                

Scientism, Scientisme

                  Triết học

Thuật ngữ kỳ thị của niềm tin rằng chỉ các phương pháp của khoa học tự nhiên, hoặc chỉ các phạm trù và loại sự vật được khoa học tự nhiên công nhận, mới là những yếu tố thích đáng cho một cuộc điều tra triết học, hoặc bất kỳ một loại  điều tra nào khác. Nói khác đi, đây là khuynh hướng sùng bái một định hướng  khoa học, cho rằng chỉ có một mô hình tri thức và chân lý duy nhất có giá trị, và đấy là mô hình do các khoa học theo nghĩa truyền thống – đặc biệt là các khoa như vật lý học và hóa học – cung cấp. Phát biểu cổ điển tiếng tăm nhất của chủ nghĩa duy khoa học (hay duy khoa học luận) là câu tuyên bố sau đây của nhà vật lý Ernest Rutherford: «Mọi khoa học là hoặc vật lư học, hoặc bộ sưu tập tem = All science is either physics or stamp collecting».

Cảnh giác với thứ chủ nghĩa khoa học này, triết học tin rằng nó đang làm méo mó hay phủ nhận các phương pháp đặc thù của tâm lý học và của các khoa học diễn giải, đồng thời đang nỗ lực áp đặt lên toàn thể các bộ môn khoa học một thái độ quy giản thô thiển, vửa không hợp lư, vừa không cần thiết.

DUY SỬ LUẬN, DUY SỬ QUAN

                  Sử học                

Historicism, Historicisme

                  Triết học

Quan niệm triết học nhấn mạnh trên cảm thức về tính cá thể, cá biệt của các sự kiện nhân văn và tính lịch sử của chúng. Là nền tảng của một trào lưu tư tưởng đã phát triển ở Ư và Đức vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, quan niệm này có thể cũng đã mở ra một truyền thống triết học.  

Sự xuất hiện của hệ đề duy sử luận này phải được hiểu trước tiên như một phản ứng đối với loại nỗ lực duy khoa học*. Chống lại việc hợp lư hóa về phương pháp và quan niệm lịch sử, cả Wilhelm Dilthey, Heinrich Rickert và Benedetto Croce (Lư thuyết và Lịch sử của Thuật Ký sử = Théorie et histoire de l'historiographie) đều cùng khẳng định, vừa sự không thể quy giản lịch sử vào chỉ chiều kích thuần lý của nó mà thôi, vừa tính đặc thù không thể tránh được của mọi sự kiện và mọi thời kỳ lịch sử. Từ nhận định này, có thể dự kiến hai thái độ, hai thực tiễn:  hoặc ta phủ nhận khả năng có một môn sử học khách quan và vẫn xem trực giác như là phương pháp duy nhất có thể dùng ở đây; hoặc ta khẳng định vừa cái khả năng, vừa yêu cầu đề ra một phương pháp mới – đó sẽ là trường hợp của Dilthey, Meinecke, và giải minh học.

Theo Friedrich Meinecke (trong Sự Phát triển của Duy Sử Luận = Die Entstehung des Historismus), khái niệm «duy sử luận» hay «chủ nghĩa lịch sử» xuất hiện vào thế kỷ thứ mười tám, và ông còn sử dụng nó trong một nghĩa hẹp hơn: trong sự đối lập với truyền thống luật tự nhiên, như nó đã được triển khai từ thế kỷ XVII, trước khi mở rộng sang Pháp vào thế kỷ sau. Các ý niệm về cá thể và đặc thù thật ra đều đã được khẳng định nhằm chống lại các nguyên lý được hỗ trợ bởi  thế kỷ Ánh Sáng ở Pháp. Ở đây, chính sự bất lực của lư trí nhằm giải thích hiện thực cá nhân và chính trị là đối tượng bị chỉ trích. Những phê phán này làm phát sinh một thứ triết học quan tâm hơn đến cá thể, cả như cá nhân đúng nghĩa, lẫn như dân tộc (bởi một dân tộc cũng là hiện thân của tính đặc thù trong mắt các dân tộc khác và lịch sử). Song song với lĩnh vực chính trị, duy sử quan còn bén rễ trong tư duy mỹ học, cụ thể là sự nhấn mạnh trên vai trò của tình cảm – đây cũng là chỉ dấu của sự chú ý tới tính đặc thù của cá thể – trong tư tưởng của Anh ở thế kỷ thứ XVII và XVIII. Mỗi cá nhân, cũng như mỗi dân tộc, đều có những khí chất độc đáo; lý trí không thể nào tạo lại chúng mà không xóa nhòa cái đã làm nên giá trị và ý nghĩa có một không hai của chúng. Bây giờ, ta có thể hiểu vì sao mỹ học cũng như tư duy chính trị và pháp lư lại có thể tạo ra những khái niệm như vậy. Đối mặt với tư duy thuần lư, chúng ta phải thúc đẩy một cách tiếp cận mới đối với lịch sử, thứ tiếp cận sẽ dành ưu tiên cho cái đặc trưng của mỗi đối tượng nghiên cứu.

Hệ quả chính của định kiến này là phá vỡ sự thống nhất của lịch sử, mà nền tảng là lư tính. Tuy nhiên, nó không vỡ vụn ra, nhưng chiếm lấy cái ư tưởng về một tính hệ thống trên quy mô đặc thù của một dân tộc mà sự gắn kết là thực hiệu. Lúc đó, có thể có hai quan niệm: hoặc một sự thống nhất không lư tính xuất hiện lại trong việc nghiên cứu và đối chiếu những tập tục đặc thù, như ở Vico; hoặc sự quan tâm đến lịch sử tan biến trong độc quyền vinh danh một dân tộc (khía cạnh này đă có mặt ở Herder), hoặc thậm chí là thời kỳ vàng son của nó (thường là Trung cổ), như trong chủ nghĩa lăng mạn Đức.

Dù sao, khó lòng cho rằng chỉ có độc nhất một duy sử luận. Tùy thời đại và tùy tư tưởng gia, nhiều khác biệt đã nảy sinh. Các nhà tư tưởng chính thuộc về trào lưu này là Vico, Herder, nhưng cũng có một bộ phận của chủ nghĩa lăng mạn Đức với Goethe trẻ, hoặc trường phái lịch sử trong luật học (như Gustav Hugo, Friedrich Karl von Savigny, Karl Friedrich Eichhorn).

GIẢI MINH HỌC, THÔNG DIỄN HỌC

       Sử học                 

Hermeneutics, Herméneutique

                  Triết học

Là một khoa học diễn giải, đặc trưng của giải minh học là khái niệm thông hiểu.  Bằng cách tự vươn lên hàng phương pháp sử học, giải minh học cho phép ta vượt qua thế đối ngã giữa một bên là quan niệm duy khoa học, và một bên là tương đối luận (chủ nghĩa tương đối) trực giác. Nghiên cứu quá khứ của con người đ̣i hỏi một cách tiếp cận đặc thù, ý thức được đặc trưng của mình đối với các khoa học gọi là «cứng», tuy nhiên vẫn có khả năng sản xuất ra một loại biểu văn, nếu không dựa trên quy trình bác bỏ / minh xác thân thuộc với Karl Popper, thì ít ra cũng dựa trên những nguồn và sự kiện có thể được kiểm tra, những lập luận nghiêm túc và chặt chẽ, nên vẫn có giá trị phổ quát.

Các phương thức thiết thực của giải minh học lấy lại những bài dạy và bài học giải minh lúc nó mới xuất hiện, nghĩa là một loạt những bài thực tập bình luận về các văn bản của Kinh Thánh. Chống lại lối đọc Kinh Thánh ngoài mọi bối cảnh lịch sử, các nhà chú giải ở cuối thế kỷ XVII có lúc đă nhiệt tâm nhấn mạnh trên khía cạnh thiết yếu này. Đối với họ, Kinh Thánh đă được soạn thảo bởi những con người của một thời đại, dựa trên một thứ «công cụ tinh thần» đặc thù. Việc diễn nghĩa, bình giảng loại văn bản này, do đó, không thể bỏ qua khía cạnh lịch sử ấy. Thật là vô ích nếu muốn tìm trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan một ư nghĩa độc lập với nhiệt t́nh hậu thế luận chung cho thời đại của ông, chẳng hạn. Ư nghĩa của Kinh Thánh phụ thuộc vào mối quan hệ của nó với một tập hợp ý nghĩa xã hội riêng cho mỗi thời kỳ. Bất kỳ lối đọc nào mà không biết tới đòi hỏi diễn nghĩa có tính lịch sử trên đều bị nguy cơ rơi vào cái lỗi hiểu sai nặng nhất trong sử là sai ngày tháng. 

Thực tiễn diễn nghĩa này sẽ được lấy lại, khái niệm hóa, và xây dựng thành nguyên lý phương pháp ở Đức, vào cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là bởi Dilthey (xem Sự Xây dựng Thế giới Sử học trong Các Khoa học Tinh thần = Der Aufbau der geschichtlichen Welt in den Geisteswissenschaften - 1910, và bài tŕnh bày tổng hợp về trào lưu này của Raymond Aron trong Triết lý Phê phán Sử học, 1938). Ở Pháp, Henri-Irénée Marrou, nhà chuyên sử về thời cổ đại, đă trở thành người thừa kế quan điểm này, khi ông phơi bày những nguyên lý của nó trong Về Tri thức Lịch sử (De la connaissance historique, 1954).

 

HỒI KÝ, KÝ ỨC

       Sử học                 

Memory, Mémoire

 

Hồi ký là một phương thức đặc biệt của mối quan hệ với quá khứ, cần được  phân biệt tách bạch với kỷ niệm và sử học. Kỷ niệm là một tương quan đông cứng với quá khứ, trong khi hồi ký còn giữ với nó một quan hệ sống động. Nhờ vậy mà hồi ký sẽ mở đường cho sử học, nhưng nó sẽ bị vượt qua bởi cái sau. Sự phân biệt này đă có ở các sử gia Hy Lạp: sử học không phải là sử thi. Nhà sử thi, kẻ ngâm xướng, có nhiệm vụ làm sống lại người hùng, bằng cách dựng đài tưởng niệm. Sự t́m kiếm vinh quang đ̣i hỏi việc sùng bái kỷ niệm và lưu truyền trong thi ca. Còn sử gia, nếu ông ta cũng tham gia vào cuộc giải cứu này, ông không đề xuất cùng những phương tiện, cũng không có cùng một mục đích. Khi người viết hồi ký và kẻ ngâm xướng gắn bó với một cá nhân, bằng cách thông qua trí nhớ, đảm bảo sự lưu truyền các hành động cao quý và những biến cố đã đánh dấu cuộc đời của nhân vật, nhà sử học nỗ lực giải thích những sự kiện, không phải của một cá nhân, mà của một giống nòi, một thời đại hay một xă hội. Sự truy tìm nguyên do, tính phổ quát của ngôn từ và ý định, là những đặc trưng của nghề viết sử. Còn hồi kư về sự kiện, về biến cố thì đã bị vượt qua, và được sử dụng trong lời giải thích, vốn là dấu ấn của nhà sử học.

Tất nhiên, mỗi sử gia đều có thể cầu viện tới hồi ký, như công cụ để thử khai quật một phần nào đó của quá khứ. Nhưng quá khứ cũng không nên được sử dụng một cách ngây thơ, hay được xem như tiền mặt. Hồi ký không phải là một đảm bảo chống lại những dối trá tự nguyện hoặc những lỗi lầm vô tình. Cuối cùng, hồi ký luôn luôn là chủ quan, là cá nhân: nó biến thiên theo hoàn cảnh của nhân chứng, kết nối sự kiện vào bối cảnh một cách không thể tránh được, đã vậy lại còn đáp ứng nhiều món cược mà người viết sử phải nghĩ tính tới (bênh vực, minh họa, hay vinh danh,… nghĩa là lôi vào cuộc những cơ chế tâm lý rất xa cách với đòi hỏi quan sát một cách khách quan, không trong cuộc). Như vậy, hồi ký chỉ là một trong số các kênh mà sử gia có thể dùng để phục hồi quá khứ hoặc những dấu vết mà ông ta có thể có.

Tuy nhiên, còn có một mối quan hệ khác giữa hồi ký và sử học; ở đây, thay vì dùng nó như công cụ, sử gia lấy ngay nó làm đối tượng nghiên cứu. Xem Philippe Joutard, Những tiếng nói đến từ quá khứ = Ces voix qui viennent du passé (Paris, Hachette, 1983) chẳng hạn; đây là lần đầu tiên hồi ký được nghiên cứu như hình thức trao truyền kinh nghiệm sống đặc biệt, của cá nhân, gia đình, thậm chí xă hội. Tác phẩm do Pierre Nora làm chủ biên, về Những nơi chốn của Ký ức (Lieux de mémoire, Paris, Gallimard, 1984-1992) là một minh họa khác. Các sử gia góp mặt trong ba quyển sách này đã phân tích những bước tiến chậm chạp, các biến đổi ý nghĩa, những ký thác vào ba thực thể gọi là Pháp, Quốc gia và Cộng ḥa. Loại nghiên cứu trên cho thấy một khía cạnh cơ bản của sử học: sự chuyển dịch mang tính diễn giải không ngừng tác động tới mọi biểu tượng tinh thần. Bởi mỗi biểu tượng đều phụ thuộc vào một bối cảnh đặc thù, đồng thời ăn sâu vào một lịch sử cụ thể gắn liền nó với những ý nghĩa mà nó đã có thể có trước kia. Một nghiên cứu như vậy lôi ra ánh sáng cái là đường chân trời của nghề sử gia: vũ trụ của ta luôn luôn đưa tới những ư nghĩa bị quy định bởi lịch sử, thoát khỏi mọi tính cố định tự nhiên và nền móng. Như vậy, viết lại lịch sử của thứ hồi ức sống động và luôn dao động này sẽ dẫn ta tới khả năng nắm bắt được cái vốn là xương thịt của lịch sử: khả năng, vô thời hạn, thay đổi và sáng tạo cái mới.

KHÁCH QUAN (TÍNH)

      Khoa học

Objectivity, Objectivité

                Triết học

Tính khách quan là đặc trưng của một phương thức phân tích chủ thể – đối tượng, trong đó không hề có một nhiễu động chủ quan nào liên quan đến cá tính của chủ thể can thiệp vào. Cho sử học, một sự khách quan như thế từng được các sử gia thực chứng của thế kỷ XIX cho rằng họ có khả năng đạt tới, đặc biệt là Hippolyte Taine*, người đã viết: «Tôi đối mặt với đối tượng nghiên cứu như thể đang đối diện với sự biến thái của một côn trùng»

Ta không nên nhầm lẫn giữa tính khách quan với tính không thiên vị. Không thiên vị là một thái độ tự nguyện, khi chủ thể tự ngăn cấm mình phê phán và đánh giá những thành kiến bắt gặp. Dù không thể hoàn toàn đạt được (bởi điều này giả định một sử gia vĩnh viễn thoát khỏi mọi đam mê, và ọi quy định lịch sử như sử gia Fénelon* hằng mong muốn : «không thuộc về một thời nào, không thuộc về một nước nào»), cần lưu ư rằng thái độ không thiên vị có thể được tăng lên bằng sự tôn trọng quá tŕnh biện minh riêng của các sử gia (ví dụ như xác minh giả thuyết bằng cách đối chiếu nó với nguồn tài liệu, đồng thời phân tích phê phán nguồn tài liệu này, v. v…). Do đó, không thiên vị chỉ là một vấn đề phương pháp, như nó từng xảy ra trong mọi lĩnh vực khoa học.

Ngược lại, loại trở ngại cho tính khách quan, do Dilthey* cùng với giải minh học sau này phát hiện và phê phán, chính là nét đặc thù của các khoa học tinh thần, và không phụ thuộc vào ư chí con người. Bởi vì nó thực sự là một cấu trúc cụ thể, khách quan và đặc biệt, do đó, ý chí không thể nào vượt qua được. Ở đây, cả chủ thể lẫn đối tượng nghiên cứu đều có bản chất là con người, khiến cho tính khách quan như ta thấy ở các khoa học cứng là không thể áp dụng được. Chính đặc tính này của sử học đã dẫn đến sự phân biệt giữa giải thích và thông hiểu.

Còn một hạn chế khoa học khác liên quan đến tính khách quan của lịch sử, được rút ra từ phân tích của Karl Popper* về hoạt động khoa học trong Lôgic của Khám phá Khoa học (Logik der Forschung = The Logic of Scientific Discovery, 1934).  Ở đây, Popper thiết lập một tiêu chuẩn để phân biệt giữa hai loại mệnh đề, khoa học và phi khoa học: theo ông, các mệnh đề khoa học đều phải có đặc trưng là có thể bị phản bác – nghĩa là ta phải có khả năng đưa ra những thử nghiệm nhằm thử thách tính có thể sai của nó (chẳng hạn, mệnh đề về cuộc sống sau cái chết là không khoa học, vì ta không thể làm thử nghiệm nào cho phép phản bác nó). Thế nhưng, do tính không thể đảo ngược của thời gian, mọi giả thuyết làm việc trong sử học đều rơi vào cùng một trường hợp, là không bao giờ có thể bị đặt dưới loại thử thách Popper đòi hỏi cả.

Tuy nhiên, ta không thể vì vậy mà kết luận, từ tính không khoa học (theo tiêu chuẩn của Popper) rằng không còn cách thức phê phán hay kiểm tra nào khác. Những quy luật phê phán đặc thù (như ta thấy được trình bày trong các văn bản của Bodin* và Mabillon*) cũng cho phép ta phân biệt đúng đắn một quyển sách sử nghiêm túc với một tiểu thuyết lịch sử.

 

KHAI SÁNG, KHAI MINH

       Khoa học

Aufklärung, Enlightenment, Les Lumières

                  Triết học

Khai Sáng (hay Khai Minh) là trào lưu trí tuệ của Đức vào cuối thế kỷ XVIII. Đồng thời với thế kỷ Ánh Sáng (Lumières) của Pháp, nó phê phán thế kỷ Ánh Sáng trên một số điểm, đặc biệt về vị trí quá lớn dành cho lý trí. Nó cũng báo hiệu phong trào Băo táp và Xung kích (Stürm und Drang), sau phát triển thành chủ nghĩa lãng mạn Đức.

Về triết lý lịch sử, hai triết gia đáng kể nhất của ḍng tư tưởng này là Johann Herder và Immanuel Kant. Trong Lại Thêm Một Triết lý Lịch sử (Auch eine Philosophie der Geschichte zur Bildung der Menschheit, 1774) và Ý tưởng về Triết lý của Lịch sử Loài Người (Ideen zur Philosophie der Geschichte der Menschheit, 1784-1791, 4 q.), Herder đă triển khai một quan điểm nhằm phê b́nh triết lý lịch sử của Voltaire: để chống lại vai trò giải thích và quy phạm hóa của lý trí, ông vừa bác bỏ ý niệm tiến bộ tuyến tính, vừa nhấn mạnh trên các ý niệm về đạo đức và Volkgeist (tinh thần của nhân dân, hiểu như một giai đoạn phát triển đặc biệt của Đấng Quan phòng). Trong Báo cáo về tác phẩm của Herder: Ý tưởng về Triết lý của Lịch sử Loài Người, Kant cho là Herder đã huy động một cách giáo điều ý tưởng Quan phòng, tuy nhiên chính Kant cũng sử dụng ý niệm này, dù chỉ trong khuôn khổ của tư duy phê phán (nghĩa là có ư thức về những giới hạn của lý trí), và để chỉ ra một con đường có thể theo cho tiến bộ đạo đức.

Như vậy, hai tác giả đã đề xuất hai giải pháp khác nhau cho cùng một vấn đề. Phải hiểu sự hỗn loạn hiển nhiên của hiện thực lịch sử như thế nào? Phải sắp đặt lịch sử ra sao sau khi đã phê phán loại biểu văn của lịch sử phổ quát? 

LỊCH SỬ PHỔ QUÁT

       Sử học                 

Histoire universelle

 

Hình thức viết sử mà đặc trưng là sự công nhận hành động của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại, theo một mô hình đã được Eusebios, Orosios, và Thánh Augustinô thành Hippo (Aurelius Augustinus Hipponensis) cung cấp, rồi sau được toàn thể truyền thống Kitô giáo cho tới Bossuet lưu giữ.

Đặc trưng của nó là mối quan tâm kép, vừa tổng kết vừa thống nhất: kỳ vọng về tính phổ quát của Công giáo (catholicos có nghĩa là phổ quát) khiến các nhà sử học đưa ra một phiên bản lịch sử trong đó không một biến cố quan trọng nào có thể thoát khỏi cái nguyên lý giải thích siêu việt là Thiên Chúa. Hơn nữa, loại ký sử này cũng đánh đồng ư nghĩa với định hướng: ngay từ đầu, lịch sử thế giới đã được định hướng về sự Cứu rỗi và ngày Phán xét cuối cùng. Như vậy, ý nghĩa của lịch sử nằm ngay trong định hướng của nó. Cuối cùng, cần phải lưu ư rằng, ở đây, sự can thiệp của Thiên Chúa có thể ít nhiều trực tiếp (từ phép lạ cho tới những đường hướng tổng quát của lịch sử), ít nhiều liên quan đến cá tính của các đế quốc và dân tộc. Thể loại lịch sử này đã được hâm mộ khác thường một thời gian, cho đến khi bị phê phán về kỳ vọng đạt tới tính phổ quát (do sự khám phá lại Trung Quốc và Ai Cập trong thế kỷ XVIII), và về nguyên lý hợp nhất của nó (xem các phê phán ý niệm nguồn gốc ở Vico và Voltaire).

MỤC ĐÍCH LUẬN

              Khoa học                 

Teleology, Téléologie

                  Triết học

Mục đích luận (do từ telos Hy Lạp, mục đích, cứu cánh) được cai quản bởi cái nguyên lý rằng sự phát triển của lịch sử đã được định hướng về một mục đích. Và chắc chắn là ta sẽ tìm thấy nguyên mẫu của lối biểu trưng này trong mô h́nh của Kitô giáo về thời gian: trong thuyết hậu thế của đạo Thiên Chúa, thời gian được định hướng về sự Vinh hồi của Đức Kitô và Ngày phán xét cuối cùng, nên  nó thực sự là một mô h́nh theo đó dòng lịch sử được quy về một nguyên lý chỉ đạo và dẫn nó đến một kết thúc. Cần ghi nhận thêm ở đây là biểu hiện mục đích luận của lịch sử khác với loại hệ quả của ý tưởng tiến bộ ở chỗ nó không giả định một cải tiến nào. Ngược lại, cả hai quan niệm đều có điểm chung là cùng tư duy về lịch sử trong tương quan với một mục đích, và đấy là điều phân biệt cả hai với ý tưởng phát triển.

Như vậy, mục đích luận giả định trước một nguyên lý hướng dẫn sự tiến hóa. Các phương thức của nguyên lý này có thể được tư duy theo nhiều cách khác nhau. Bossuet, chẳng hạn, đặt nó ở ngoài lịch sử: sau cái chết của Đức Kitô xuống giữa loài người, Thượng Đế vẫn dẫn dắt lịch sử một cách hoàn toàn độc lập. Ngược lại, Hegel nhấn mạnh trên bản chất nội tại của sự phát triển của Tinh Thần. Trong khi đó, Marx phê phán tính trừu tượng của quan niệm sau, cho rằng nó không quan tâm tới ngay cả bản thân hiện thực lịch sử. Rồi đến lượt chính Marx cũng bị phê phán vì đã nhượng bộ trước một thứ mục đích luận không tuân theo chính các nguyên lý mà ông đã nêu ra để phản bác Hegel.

Như vậy, dường như khó có thể tư duy một mục đích luận có khả năng thoát khỏi bị phê phán là trừu tượng. Cho nên quan điểm mục đích luận trong lịch sử luôn luôn dẫn đến loại lập trường ngăn cản ta nhận thức được tính đặc thù của những biến cố lịch sử, bởi nó có xu hướng sử dụng lại cùng các mô h́nh về phương pháp như ở thần học lịch sử, và rơi vào cùng những ngơ cụt như vậy. Do đó, sử gia phải trút bỏ không chỉ cái quyền uy của nguồn gốc (Bossuet), mà cả sự quyến rũ của lối giải thích bằng mục đích (Hegel). Một khi tránh được hai cạm bẫy này, lịch sử sẽ được nghiên cứu từ bên trong, không cần tới sự can thiệp của bất kỳ một quy phạm nào từ bên ngoài. Việc bãi miễn một thế-giới-đứng-sau quyết định, hay một nguyên lý chuẩn tắc từ ngoài vào, là những điều kiện cho một thực tiễn ký sử đã được gỡ bỏ mọi quy chiếu không phải là nó. 

PHẢ HỆ

      Khoa học

Généalogy, Généalogie

                Triết học

Cần phân biệt cẩn thận hai nghĩa trái ngược của ý niệm «phả hệ».

Quan niệm truyền thống và tôn giáo, mà Bossuet* có thể được xem là một trong những đại biểu cuối cùng, đã tạo ra một dòng phả hệ do giải thích của nó về nguồn gốc. Thực vậy, nguồn gốc là thời điểm đã ban cho lịch sử cái ý nghĩa của nó, bởi sự Hiện thân của Đấng Kitô là biến cố đã sắp xếp toàn bộ quá tŕnh lịch sử, từ quá khứ đến tương lai. Hành động của Đấng Quan Pḥng đã tạo ra sự thống nhất của lịch sử, mà người ta có thể xem xét qua hai cách khác nhau, hoặc như một «chuỗi» biến cố cuốn móc nhau dưới tác động của Người, hoặc qua trung gian của một phả hệ bằng cách lội ngược dòng thời gian.

Định nghĩa của Nietzsche hoàn toàn khác. Nội dung của nó là sự phân tích xem cách thức những ư nghĩa của một từ hay một giá trị di chuyển và tiến hóa như thế nào. Được thể hiện đặc biệt trong Phả hệ của đạo đức (Zur Genealogie der Moral, 1887), nó minh họa một quan niệm duy danh chủ nghĩa: trên thực tế, mọi giá trị được chuyển đạt bởi các khái niệm đều là kết quả của những đột biến, chứ không hề có gì là bất khả xâm phạm và tự nhiên, và điều này ngăn cấm trước việc t́m kiếm một nguồn gốc siêu việt.

Như vậy, hai quan niệm về nguồn gốc là hoàn toàn đối nghịch. Một bên cho rằng nó là cái đặt nền và biện minh cho một giáo huấn: phả hệ quan niệm như sự giải mã các chuỗi dòng dõi – ở đây, hãy nghĩ tới mô hình chính trị súc tích của giai cấp quý tộc, hay tới nguyên lý ưu tiên cho Thời cổ đại trong học thuật mà Fontenelle* phê phán. Một bên cho rằng nó là điều cần bị tố cáo, bằng cách chỉ ra  tính hư ảo không thực của cái gọi là nguồn gốc.

Trong phối cảnh này, nguồn gốc đă luôn luôn là lịch sử, kết quả của thành kiến và sản phẩm của một thời đại, bởi chẳng có gì thoát khỏi lịch sử.

 

PHÁT TRIỂN

 Khoa học nhân văn  

Development, Développement

      Khoa học xã hội

Khác với ý niệm tiến bộ, ý niệm phát triển quy về thứ thay đổi đặc thù của lịch sử loài người (chính khía cạnh luôn luôn thay đổi này đã khiến Platôn lên án mọi đối tượng bị thời gian chi phối, nhưng lại đẩy các sử gia Hy Lạp vào các cuộc «điều tra»). Khác với tiến bộ, khi nó giải thích sự thay đổi là đối thay đối với cái nền tảng đã cho lịch sử một mục đích, và định cấp bậc cho các giai đoạn trên dòng lịch sử, phát triển không áp đặt lên sự thay đổi một đặc tính bắt buộc, cũng không giả định một mục đích nào. Do đó, phát triển đề cập đến một vận động nội bộ, nội tại, và không tương ứng với ý niệm tiến bộ.

Tiêu chuẩn mà một tư duy phát triển phải phục tòng là sự từ chối bất kỳ một mục đích luận nào, và tính quy phạm rút ra từ đấy. Từ quan điểm này, triết lư của Montesquieu là một trong những nỗ lực tư duy đầu tiên về sự phát triển. Bằng cách cùng xem xét song song vừa phần tĩnh học (sự mô tả bản chất và nguyên lý), vừa phần động học (sự mâu thuẫn giữa bản chất và nguyên lý) của xã hội, Montesquieu có thể giải thích mọi thay đổi từng ảnh hưởng tới lịch sử nhân loại. Ta có thể t́m thấy ở Marx cùng một sự cầu viện tới cái ư tưởng mâu thuẫn vận hành như động lực của lịch sử này (mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất). Nhưng ở Marx, ý niệm mâu thuẫn chiếm vị trí trung tâm, bởi vì nó cho phép ta tránh được mọi quy chiếu về một cấp siêu việt như Thượng Đế hoặc sự tiến hóa của Lý Trí.

Như vậy, khái niệm phát triển cho phép ta giải thích sự thay đổi (chính cái ý thức về sự thay đổi này đã dẫn Hêrodotos và Thoukydidês vào cuộc «điều tra») mà không phải chấp nhận những giả định từ các ý niệm tiến bộ hoặc mục đích.

PHƯƠNG PHÁP (TRƯỜNG PHÁI), 1876 – ….

            Sử học Pháp

Méthodique (École)

 

Trường phái Phương pháp là một trào lưu sử học ra đời vào cuối tk XIX ở Pháp, trong tương quan với Tạp chí Lịch Sử của Gabriel Monod và Gustave Fagniez, và trong bối cảnh của một bầu không khí có thể được gọi là «cuộc khủng hoảng Phổ trong tư tưởng Pháp». Thành ngữ này tóm tắt khá tốt mặc cảm tự ti của Pháp trước sự vượt trội về mọi mặt của Vương Quốc Phổ láng giềng, và cuối cùng là nhận thức của họ rằng lý do của sự ì ạch và chiến bại của Pháp nằm ở sự chênh lệch giữa hai hệ thống giáo dục. Việc chấn chỉnh lại việc giảng dạy các bộ môn tri thức, đồng thời tổ chức lại nền giáo dục của Pháp ở mọi cấp trở thành bức thiết. Sử học có ý nghĩa đặc biệt trong các nỗ lực này, và chiếm một vai trò thiết yếu trong công cuộc phục hưng dân trí và dân khí

Những nguyên lý chính của trường phái về việc học và dạy sử được trình bày trong hai văn bản: một chương trình - tuyên ngôn cũng do Gabriel Monod viết cho buổi ra mắt của Tạp chí Lịch Sử năm 1876, và một tác phẩm tiêu biểu cho  trường phái do Charles Seignobos và Charles-Victor Langlois viết là Dẫn vào Nghiên cứu Sử học (Introduction aux études historiques, 1897), nhờ đã soạn thảo và trình bày được rõ ràng các nguyên lý chính, với những khái niệm căn bản của nghề viết sử, hay ít ra của giai đoạn thực chứng (nhằm thiết lập sự kiện cho vững chắc, độc lập với mọi sử quan), mà không sử gia nào có thể xem thường. Ở đây, hai tác giả xác định loại quy luật phải được áp dụng cho môn học; theo họ, sử học chỉ là sự tham khảo và thể hiện tài liệu – bởi vì sự kiện lịch sử tồn tại tự thân, có thể được rút ra từ văn bản, và cho phép ta biết được những gì đã thực sự xảy ra, nghĩa là đạt đến sự thật. Do đó, trong khi nghiên cứu sử gia cần phải nhắm đến tính khách quan tuyệt đối, vừa gạt bỏ mọi tư kiến triết học, vừa bóc bỏ tính chủ quan của tư liệu, thông qua việc áp dụng chặt chẽ các kỹ thuật nghiêm nhặt về nguồn tư liệu: một nỗ lực quán xuyến tài liệu hai mặt – phê phán nội tại và phê phán ngoại tại.

Trong Lịch sử của các sử gia (L’Histoire des historiens, 1888), Louis Bourdeau* đã tóm tắt và đánh giá trường phái Phương pháp như sau: một mặt, lấy cảm hứng từ chủ nghĩa thực chứng của Auguste Comte, nó đòi hỏi sử gia phải nghiên cứu mọi khía cạnh của lịch sử ; và mặt khác, lấy cảm hứng từ sử gia Đức Leopold Von Ranke, nó cũng đòi hỏi sự tuân thủ bốn quy tắc phương pháp sau: 1) Sử gia không được phán xét hay suy diễn quá khứ, mà phải mô tả nó chính xác; 2) Giữa sử gia và sự kiện lịch sử phải có một sự tách rời hoàn toàn (nói theo Fénelon*: sử gia phải là người «không thuộc về một thời nào, cũng không thuộc một nước nào = d’aucun temps ni d'aucun pays»); 3) Lịch sử tồn tại tự thân, do đó, ta có thể xây  dựng sử học một cách chính xác; 4) Nhiệm vụ của sử gia là phát hiện và thu thập loại dữ kiện đã được chứng thực để giúp môn sử học tự tổ chức và hoàn thành.

Nỗ lực của các sử gia trường phái đã cho phép phân loại một lượng lớn các nguồn tư liệu khác nhau rất bổ ích cho những thế hệ sau, và phát triển việc xuất bản trong ngành sử. Charles Seignobos (mất năm 1942) là một trong các nhà sử học thực chứng Pháp lớn nhất ở cuối tk XIX - đầu tk XX; hai quyển Lịch sử của Nền Văn minh (His­toire de la civilisation, 1884-1886) và Lịch sử Chính trị Châu Âu Đương đại (Histoire politique de l'Europe contemporaine, 1897) của ông cho thấy ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa thực chứng khoa học và sự ưu tiên của chính trị trên các lĩnh vực khác.

Dù bị phê phán nghiêm khắc bởi nhóm Biên niên (Annales) trong thế kỷ XX, thật ra, trường phái này cũng hoàn toàn ý thức được những giới hạn của công việc xây dựng sử học (khoảng cách đối với quá khứ, số lượng và phẩm chất của nguồn tài liệu) và tính chất phi khoa học (khoa học kiểu vật lý học) của bộ môn: họ hoàn toàn ý thức được rằng sử học là tập hợp những «tri thức qua dấu vết», và sử gia không thể có quan hệ trực tiếp với loại sự kiện đã qua mà họ nghiên cứu.

QUAN PHÒNG, ĐẤNG QUAN PHÒNG

       Sử học

Providence, Providence

 

Quan phòng là dấu vết của sự can thiệp vào lịch sử nhân loại của Thiên Chúa. Các phương thức can thiệp có thể thay đổi. Trước tiên, nó khác hẳn với thần thoại của Homêros. Thực vậy, đối với Kitô giáo, sự can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa chỉ giới hạn vào Cựu Ước, và nhân thân Chúa Kitô. Cái chết của Người đánh dấu sự ra đời của một kỷ nguyên mới mà đặc điểm là khoảng cách giữa con người với Thiên Chúa, khiến cho Thiên Chúa không thể can thiệp trực tiếp. Như vậy, quan niệm của Kitô giáo về Đấng Quan Pḥng là gián tiếp, bởi vì Người can thiệp qua trung gian của những lực có mặt bên trong thế giới này.  

Từ điểm nhìn trên, quan niệm của Bossuet là đại diện cho mô h́nh cổ điển nhất. Sự trình bày nó trong Biểu văn về Lịch sử Phổ quát (Discours sur l'histoire universelle) vẫn còn tính giáo điều: hành động của Đấng Quan Pḥng được tŕnh bày trong phần thứ ba, sau khi các cơ sở giáo điều của sự can thiệp đó đă được xác định trong phần trước (vai tṛ của nguồn gốc tạo dựng, mô h́nh của đoạn tiếp theo, và quan hệ dòng dõi từ nguồn gốc này). Vico tiến hành khác hơn: quy chiếu về Đấng quan phòng chỉ được đưa ra sau một phân tích lịch sử, mở đường cho một chứng minh.

Quan niệm của Bossuet sẽ còn bị phê phán và sửa đổi bên trong một nhãn quan  Kitô giáo và quan phòng bởi Herder. Sự can thiệp của các dân tộc có vẻ như quá trừu tượng, không quan tâm đủ đến cá tính của họ. Herder bênh vực một quan niệm sáp nhập hiện thực cụ thể và cá biệt của mỗi dân tộc, có khả năng liên hợp cách nh́n quan phòng với sự tôn trọng đặc trưng này. Bằng cách đó, ông mở đường cho quan điểm của Hegel, về tương quan biện chứng giữa cái thiết yếu  nội tại và cái lôgic phổ quát của Tinh thần. Tuy nhiên, cần lưu ư rằng sự chú ư tới «tinh thần của các dân tộc» đă có mặt trong Bossuet, mặc dù cuộc phân tích không sáp nhập các tính năng này vào việc nghiên cứu vận động tổng quát của Đấng Quan phòng.

Cuối cùng, hành động của Đấng Quan Pḥng sẽ còn bị phê phán bởi Kant; quy chiếu giáo điều về ý niệm này lúc đó sẽ trở nên bất khả thi trong khuôn khổ của một triết học phê phán. Tầm quan trọng của luận điểm này đã luôn luôn được nhấn mạnh, nhằm tạo ra một sự đứt đoạn giữa hiện thực lịch sử của con người với sự siêu việt của Thiên Chúa. Lịch sử, kết quả của sự sáng tạo tự do của con người, chỉ có thể diễn ra sau cuộc đoạn tuyệt trên.

ĐỊNH LUẬT, QUY LUẬT

       Khoa học

Law, Loi

 

Tương quan thiết yếu và phổ quát giữa hai hiện tượng. Hai đặc điểm phổ quátthiết yếu này khiến cho việc sử dụng khái niệm quy luật trong lĩnh vực nhân văn trở thành một nghi đề. Thực vậy, tính phổ quát giả định khả năng thực hiện một sự thống nhất những tình huống có thể xảy ra; thế nhưng sự đồng nhất về hoàn cảnh này lại không thể có trong lịch sử, vì những thời kỳ mà sử học nghiên cứu đều là đặc thù, tình huống này hoàn toàn bất đồng với tình huống kia. Ngoài sự thống nhất mà Thiên Chúa hay Lư trí dàn dựng, truyền thống chú giải cổ thư làm nổi bật tính chất cá thể, cá biệt của những thời kỳ lịch sử. Nhưng nếu không có sự nhất quán này, sự thiết lập quy luật là bất khả thi.

Hơn nữa, quy luật khoa học là kết quả của sự không mất hiệu lực kinh nghiệm: một quy luật luôn có giá trị khi không có thử nghiệm nào mâu thuẫn với nó xảy ra. Nhưng tính không thể đảo ngược của thời gian đã vô hiệu hóa sơ đồ này.

Vì các lý do khác nhau trên, sử gia không có cùng một quy chế với nhà vật lư. Mục đích của người viết sử không phải là lập ra những quy luật, mà là phấn đấu nhằm tạo nghĩa cho một biến cố, khiến cho nó được thông hiểu.

Tuy nhiên, sự bất cập của việc áp dụng quy luật vào lịch sử không có nghĩa rằng  nó không phải là đối tượng của một hệ thống quy định, nghĩa là không có nguyên do. Thật vậy, lịch sử không phải là kết quả của những ngẫu nhiên, nếu không nó sẽ là vô nghĩa, và những biến cố lịch sử sẽ không thể nào được hiểu hay được giải thích. Do đó, điều cần xác định là, dù không bị điều hành bởi các quy luật tự nhiên như trường hợp của loại hiện tượng vật lý, những biến cố lịch sử cũng bị chi phối bởi các nguyên nhân. Như vậy, trong lịch sử cũng như trong tự nhiên, không có ǵ xảy ra mà không có nguyên nhân. Thế nhưng, trong khi ở vật lý học, các nguyên nhân hay quy định, nói chung trong toàn thể, đều có thể được đặt dưới những nguyên lý tổng quát hơn gọi là định luật (như trường hợp «luật hấp dẫn» phổ quát của Newton, bao gồm tất cả mọi t́nh huống có thể xảy ra của vật rơi dưới một công thức duy nhất), thì trong lịch sử mỗi biến cố đều có nguyên do riêng, không thể gộp vào một công thức phổ quát. Như vậy, vấn đề là phải phân biệt rõ hai ý niệm định luật và nhân quả.

SỬ HỌC MỚI (TRÀO LƯU)                                

       Sử học Pháp

New history, Nouvelle histoire

 

Mặc dù thuật ngữ này được sử dụng tại Mỹ vào đầu thế kỷ XX, nó chỉ trước hết nhóm sử gia thuộc giai đoạn thứ III của trường phái Annales (xem mục từ Annales – Tạp chí, Trường phái) hay, theo một số nhận định, trào lưu sử học kế thừa trường phái này về mặt tổ chức và chương tŕnh làm việc. Xuất hiện khoảng đầu thập niên 1970, sau những công trình được đăng tải trên Tạp chí Tổng hợp (Revue de synthèse) et Annales, và coi như được chính thức hóa khi một quyển từ điển với dáng dấp tuyên ngôn – dưới sự điều hành của Jacques Le Goff, Roger Chartier và Jacques Revel – được xuất bản năm 1978.

Đây là một trào lưu quốc tế. Ở Anh, nó được thúc đẩy bởi nhiều tạp chí, trong đó có Past and Present. Ở Pháp, những đại diện đầu tiên là Jacques Le Goff và Pierre Nora, về sau có thể kể thêm Georges Duby, Jacques Le Goff, Emmanuel Le Roy-Ladurie, Pierre Chaunu, Philippe Ariès, Maurice Agulhon, Alain Corbin và Roger Chartier. Về chương trình nghiên cứu và sự phát triển của trường phái, xem mục từ Annales (Tạp chí, trường phái), giai đoạn III.

Nhìn lại, có thể lưu ư hai sự kiện. Một mặt, nhiều lĩnh vực nghiên cứu vẫn bị bỏ quên: lịch sử của thế kỷ XX, lịch sử cổ đại, và cả lịch sử kinh tế. Mặt khác, cũng có một số tiến hóa nội bộ (sự suy giảm của các phương pháp định lượng, sự xét lại vai tṛ của cá nhân, sự trở lại của chính trị, sự bỏ rơi tham vọng thực hiện một bộ sử toàn diện, sự cáo chung của những công trình tập thể).

SỰ KIỆN

 Khoa học nhân văn          

Fact, Fait

      Khoa học xã hội

Sử học dựa trên sự kiện: đây còn có vẻ là một đảm bảo cho tính khoa học của nó, dù là đặc thù. Và thật ra, người ta từng tin tưởng rất lâu rằng sự kiện tồn tại độc lập với sử gia – kẻ mà nhiệm vụ chỉ là làm cho quá khứ «hồi sinh», theo phương châm của sử gia Đức Leopold von Ranke. Một sự tập trung chú ư trên sự kiện như vậy mời gọi lối tiếp cận quy nạp như phương pháp: cần phải thu hoạch sự kiện đầy đủ trước khi ban bố định luật. Quá khứ nằm trong những sự kiện đã được biết, và món cược của sử gia chỉ là dựng lại quá khứ, chính xác như nó đã diễn ra, tính thực chứng của sự kiện là đảm bảo hoàn hảo cho giá trị của công trình. Quan điểm này ngự trị khắp Âu châu cho đến thế kỷ XX.

Tư duy giải minh học (hay thông diễn học) đã làm đảo lộn tin tưởng này. Nó chỉ ra rằng ta không thể hiểu một sự kiện, trừ phi đặt nó vào một hệ thống lớn hơn  đã cung cấp cho nó ư nghĩa. Như vậy, ý niệm sự kiện lịch sử đã phải trải qua một cuộc cách mạng tương tự như ý niệm sự kiện khoa học trước đấy, dưới sự thôi thúc của Kant, Koyré hay Bachelard. Trái ngược với chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa quy nạp, họ đă vạch ra rằng, để có ý nghĩa, một sự kiện khoa học cần phải được xây dựng: không một nhà thí nghiệm nào có thể bỏ mặc chuỗi  quan sát của mình cho sự ngẫu nhiên hướng dẫn. «Chẳng có ǵ là cho sẵn hết; tất cả đều được xây dựng = Rien n'est donné; tout est construit» (Bachelard). Cho một khoa học nhân văn như sử học cũng thế. Lucien Febvre công nhận và đòi hỏi như vậy, thông qua sự đề xuất lịch-sử-vấn-đề và sự phê phán lịch-sử-ký-thuật.

Sự kiện lịch sử không phải là sự kiện thô, nó là kết quả của một cuộc thăm dò, chính xác là một soạn thảo nhất thiết không tránh khỏi chủ quan. Từ xác nhận này, ta có thể rút ra nhiều lập trường khác nhau.  Hoặc, một thứ chủ nghĩa tương đối, từng là quan điểm của một số người ủng hộ duy sử luận hồi đầu thế kỷ XX: sử học không thể là một khoa học, nó chỉ là một thứ trực quan tái tạo lại quá khứ, mà không sự kiện nào có thể đảm bảo tính xác thực. Hoặc, một khẳng định kép, vừa sự công nhận quy chế mới về sự kiện này, vừa sự triển khai một phương pháp đặc thù. Đây là con đường trường phái Annales lựa chọn. Sự kiện là cái trả lời cho một giả thuyết nghiên cứu, được xây dựng theo phương thức lịch-sử-vấn-đề, chống lại ký thuật đơn thuần. Sự đánh giá lại sự kiện này đi đôi với với việc định nghĩa lại ý niệm nguồn (tư liệu) liên quan.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các sử gia chủ trương Sử học mới (như Emmanuel Leroy-Ladurie, Pierre Chaunu hay Philippe Ariès) là: liệu sự tập trung quá mức chú ý của họ trên thời gian dài sẽ khiến cho họ mù mắt trước cái khác, cái lạ của sự kiện lịch sử chăng? Sự kiện đặc thù, cái tạo ra những điều kiện mới, sẽ có nguy cơ trôi qua mà không được chú ư chăng? Tuy nhiên, có vẻ như biến cố là một chiều kích không thể tránh của lịch sử, nó nổi lên bề mặt của nhịp trôi lặng lẽ của thời gian dài, và có khi cũng uốn cong nó. Nghĩa là ta vẫn có thể vừa thừa nhận tầm quan trọng của sự kiện, vừa đồng thời xem nó như kết quả của một thứ thời gian tính chậm hơn mà từ đó nó nổi lên.      

TÀI LIỆU, TƯ LIỆU

 Khoa học nhân văn                

Document, Document

      Khoa học xã hội

Nguồn tài liệu là tất cả những gì người viết sử dựa lên và sử dụng. Nhờ chúng, sử gia đạt được một sự khách quan nào đó, và nếu không thể so sánh được với sự khách quan trong các khoa học cứng, thì ít ra nó cũng là một cơ sở nằm ngoài  chủ thể – do đó, có thể được tiếp cận, xem xét, kiểm tra bởi bất cứ ai. Trên cơ sở khách quan này, sử gia có thể triển khai khả năng, cũng như trách nhiệm biện minh cho các luận điểm của ḿnh, và qua đó, tự phân biệt với tiểu thuyết gia.

Chỉ vào đầu thế kỷ XVII, khoa cổ văn kiện (diplômatique) mới phát triển: môn học phân tích phê phán các loại chứng thư và văn bản chính thức (diplômes), đương thời được xem là loại tài liệu có thể sử dụng duy nhất. Mong muốn xem xét không phải chỉ bản sao nữa mà ngay chính bản gốc, đồng thời chú thích, bình luận chúng, đánh dấu sự phát triển của một phương pháp lịch sử. Lịch sử không c̣n được định nghĩa như sự t́m kiếm nguồn gốc nữa, mà như sự nghiên cứu phê phán các văn bản gốc. Sự phân biệt giữa các ư niệm nguồn gốc và văn bản gốc trở nên thiết yếu. Thực vậy, nguồn gốc tự đặt mình ra ngoài lịch sử, thậm chí như cái lập nghĩa cho lịch sử từ một cơi vĩnh hằng nhìn xuống; trái lại, các văn bản gốc là kết quả của một lịch sử, và biến thiên theo các thời kỳ đã tạo ra chúng. Quay lưng lại với cái nguồn gốc, vừa không thể tiếp cận, vừa huyền ảo, để nghiên cứu loại văn bản gốc, rốt cuộc, là công nhận rằng, trong tự thân nó hay cho chúng ta, không hề có quan điểm nào là vĩnh cứu về thế giới cả. Thế giới con người luôn luôn đă là lịch sử, những dấu vết lịch sử duy nhất mà chúng ta phải sử dụng để nghiên cứu nó cũng thế. Nghiên cứu về Kinh Thánh đă đóng một vai tṛ thiết yếu trong sự tiến hóa về phương pháp này: suốt một thời gian dài, người ta đă xem Thánh Kinh như một tài liệu lấy cảm hứng từ Thiên Chúa, độc lập với mọi bối cảnh lịch sử. Sự phê phán Kinh Thánh vào cuối thế kỷ XVII sẽ cho thấy rằng đấy không phải là sự thật, rằng những kinh sách bộ phận của Thánh Kinh đă được neo chặt vào dòng lịch sử, và được thiết kế cho từng giới công chúng đặc thù. Sự công nhận này bao hàm vai trò thiết yếu của giải minh học. Sau một thời gian sản xuất và sắp xếp các nguồn tài liệu viết khác, từ đầu thế kỷ XX trở đi và ở khắp nơi, các trường phái sử học vận động mở rộng ý niệm nguồn về đủ các loại dữ liệu khác (viết, in, âm, ảnh, phim…), cả một cuộc cách mạng về kỹ thuật và phương pháp điều tra sử học, với sự xuất hiện của nhiều khu vực nghiên cứu mới.

 TẠP CHÍ LỊCH SỬ, 1876 -

            Sử học Pháp

REVUE HISTORIQUE, 1876 -

 

Sau chiến bại trước Phổ (Đức) trong cuộc chiến tranh 1870-1871, giới trí thức Pháp cho rằng đấy là kết quả của nhiều lỗ hổng trong nền giáo dục quốc gia, và chủ trương chấn chỉnh lại việc giảng dạy các bộ môn tri thức, đồng thời tổ chức lại nền giáo dục của Pháp ở mọi cấp. Sử học có ý nghĩa đặc biệt trong các nỗ lực này và chiếm một vai trò thiết yếu trong công cuộc phục hưng t́nh cảm dân tộc.

Tạp chí Lịch Sử do Gabriel Monod và Gustave Fagniez thành lập năm 1876, cùng với một chương trình nghiên cứu đi kèm do Gabriel Monod công bố cùng năm. Ra đời như một phản ứng đối với Tạp chí những Vấn đề Lịch sử (Revue des questions historiques), đại diện cho tư tưởng hữu khuynh (độc tôn giáo hội La Mã và chính thống chính trị), Tạp chí Lịch Sử không tự nhận là tiếng nói của một tôn giáo, đảng phái hay học thuyết nào, tuy đa số người cộng tác đều xuất thân từ môi trường Tin Lành hay tự do tư tưởng. Fagniez từ chức năm 1881 để phản đối việc Tạp chí công kích Nhà Thờ Cơ Đốc.

Tạp chí Lịch Sử được sự cộng tác của nhiều sử gia có tiếng của thế kỷ XIX và XX, và là đầu nguồn của trường phái sử học gọi là Trường phái Phương pháp* (École méthodique). Hiện nay, Tạp chí do Claude Gauvard và Jean-François Sirinelli điều khiển, và được Presses universitaires de France xuất bản.

THÔNG HIỂU

 Khoa học nhân văn

Understanding, Compréhension

                 Triết học

Theo giải minh học và Dilthey, thông hiểu đối lập với giải thích. Đối lập này dựa  trên sự phân biệt giữa các khoa học tự nhiên và «khoa học tinh thần». Trong khi  khoa học tự nhiên t́m cách giải thích loại hiện tượng tự nhiên, thì khoa học tinh thần giúp ta thông hiểu loại sự kiện con người. Nội dung của giải thích nằm trong việc triển khai những quan hệ nhân quả ràng buộc các hiện tượng vào với nhau. Thông hiểu nhắm tới sự nắm bắt bản chất tổng thể của sự kiện, nghĩa là cái ư nghĩa của nó.

Sự khác biệt này xuất phát từ hoàn cảnh đặc thù của mỗi bên khoa học. Giải thích giả định một cuộc mặt đối mặt không nhân nhượng giữa chủ thể (nhà khoa học) và khách thể (hiện tượng), dưới những bản chất riêng biệt. Tất nhiên, thông hiểu không ở trong cùng một hoàn cảnh: nó mặc nhiên cho rằng đối tượng (sự kiện nhân văn) và chủ thể (người diễn giải) được liên kết trong một quan hệ đặc biệt, do cả hai đều có bản chất là con người.

Theo Dilthey, thông hiểu có một khía cạnh tâm lư, do sự đồng cảm giữa chủ thể và đối tượng. Do đó, tri thức lịch sử dao động giữa, một bên là một thứ chủ nghĩa chủ quan hầu như đồng nghĩa với chủ nghĩa tương đối cùng với sự biện minh cho trực quan (cf. Heinrich Rickert), và bên kia là một phương pháp khoa học đặc thù mà Dilthey mơ tưởng xây dựng như một dạng phê phán lư tính sử học. Dù không nhất thiết phải chấp nhận chiều kích tâm lý này, có lẽ cũng cần  nhấn mạnh trên nét đặc trưng sau của nghiên cứu sử học: dù nhắm tới sự thông hiểu, sử học cũng không hề bỏ qua ý niệm nhân quả. Như vậy, thừa nhận điều này, đồng thời phê phán thái độ duy khoa học, không đồng nghĩa với sự đánh giá thấp yêu cầu thiết kế một phương pháp riêng cho sử học – một phương pháp không chỉ dựa trên tâm lư trực quan nên bắt buộc phải mang tính tương đối. 

TIẾN BỘ

Khoa học nhân văn      

Progress, Progrès

                  Triết học

Phương thức biểu thị đặc thù về thời gian lịch sử, rất khác với phát triển. Bởi khái niệm này bao hàm hai định kiến: tính thống nhất của lịch sử, và sự phân cấp bao nhiêu thời kỳ lịch sử khác nhau như bấy nhiêu giai đoạn của lịch sử, với hệ quả là hai ý niệm ý nghĩa và phương hướng hoàn toàn bị trộn lẫn (khác với mục đích luận). Vì lúc đó, ý nghĩa của một thời kỳ sẽ lệ thuộc vào vị trí của nó bên trong một sự phát triển năm tháng thống nhất.

Như vậy, sự khác biệt giữa hai ý niệm phát triển và tiến bộ nằm trong quan hệ của chúng với ý niệm mục đích; khác với phát triển, tiến bộ bao hàm một cứu cánh. Hơn nữa, tiến bộ còn giả định một thứ nền tảng hướng dẫn và biện minh cho sự tiến triển của nó. Nền tảng này sẽ có mặt xuyên suốt dòng lịch sử, hiện thực hóa dần những gì có thể. Lúc đó, tư duy về sự thay đổi lịch sử sẽ biến thiên theo một quy phạm mà nguyên lý để biện minh lại hoàn toàn vắng mặt trong lịch sử. Do đó, khái niệm về sự tiến bộ có rủi ro là một thể trừu tượng, không liên quan gì đến thực tế lịch sử.

Nhiều mô h́nh tiến bộ khác nhau từng được triển khai, và biến thiên theo cái gọi là chất nền hay nền tảng của sự tiến bộ, dù đấy là Ý trời (St Augustin, Bossuet), Lư trí (Voltaire, Condorcet) hoặc Khoa học (Auguste Comte); hơn nữa, các mô h́nh này có thể hoặc chỉ có tính chất tuyến tính (như ở Bossuet), hoặc tích hợp cả những khả năng đình trệ  hay hồi thoái như ở Herder.

Tác giả này đã đưa ra một mô hình thuộc vào loại tinh tế nhất. Thực vậy, ông ta đã cẩn thận nói rơ ràng rằng không có thời kỳ nào chỉ đơn giản là một phương tiện; tự thân mỗi dân tộc đều có sự chính đáng riêng, thông qua cái Volkgeist (tinh thần dân tộc) riêng của ḿnh, mà không hề bị đặc trưng đó ngăn cản hội nhập vào dòng chảy của Quan phòng. Chính là thông qua sự phân biệt giữa các ý niệm tiến bộ và tiến triển-cải tiến này mà Herder đã để lại dấu ấn đặc thù của mình. Tương quan giữa tính độc đáo, nét đặc trưng và sự thống nhất của dòng chảy lịch sử, sẽ còn được thấy ở Hegel.

Mô h́nh tiến bộ sẽ bị phê phán bằng nhiều cách khác nhau. Sự đánh đồng ý nghĩa với định hướng bị các nhà phê b́nh xét lại trên cả hai nền tảng có thể là Thượng Đế hay Lý tính. Các hệ thống phân cấp ẩn, ngầm đều bị phê phán bằng khẳng định rằng mọi hệ thống xă hội đều b́nh đẳng (đấy chính là những hạt giống mà các ý niệm tập tục và thiên tài riêng của mỗi thời kỳ hay mỗi xã hội mang như mầm mống trong lòng). Cuối cùng, sự hiệp nhất của lịch sử sẽ chỉ còn có thể  được tư duy dưới một h́nh thức cấu trúc (Vico) hoặc thuần túy duy danh. 

Như vậy, tiến bộ là một ý niệm rất có vấn đề, v́ nó dẫn đến một quan niệm có tính mục đích về hiện thực lịch sử, và do đó, vừa hạn chế, vừa lỗi thời.

TOÀN THỂ LUẬN

      Khoa học xã hội            

Holism, holisme

                 Triết học

Lư thuyết cho rằng toàn bộ lớn hơn tổng số các bộ phận của nó. Áp dụng vào  phân tích xă hội, lư thuyết này, rốt cuộc, có nghĩa là thừa nhận cho cộng đồng một vai tṛ đặc biệt –  điều mâu thuẫn với mọi quan niệm cá nhân chủ nghĩa về nền tảng xă hội. Hệ vấn đề về mối tương quan giữa toàn thể luận và chủ nghĩa cá nhân thường được thảo luận bởi các nhà sử học, xă hội học và triết gia quan tâm đến lịch sử. Mặt khác, những công trình về tập tục, tâm trạng, văn hóa… thường nhắm đến việc mô tả ảnh hưởng trên một cá nhân của xã hội và của thời đại trong đó cá nhân này sống.