Đưa lên AMVC ngày 15-4-2018

C2

Dân tộc học

Nhân bản (Chủ nghĩa)

 

DÂN TỘC HỌC

NHƯ MỘT

CHỦ NGHĨA NHÂN BẢN MỚI

(1953)

Tác giả: Claude Lévi-Strauss

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Ở Phương Tây, bên cạnh xu hướng cho rằng sự phân chia dân tộc học thành một số khu vực cụ thể tuy vẫn giữ liên hệ với các bộ môn khoa học xă hội khác và xă hội học nói chung là một yêu cầu thời thế thiết yếu, thì một xu hướng khác lại muốn nh́n thấy dân tộc học như một h́nh thức mới của chủ nghĩa nhân bản, với khác biệt duy nhất là nó chỉ tập trung trên các nhóm văn hóa xa lạ với nền văn minh cơ giới của họ. Trong chừng mức mà các nước Âu Mỹ đã bác bỏ học thuyết của Lucien Lévy-Bruhl về đặc trưng, và nhất là tính không thể giản quy của «não trạng sơ khai (mentalité primitive)», thì nỗ lực gắn kết những công trình nghiên cứu dân tộc học vào truyền thống nhân bản, như tại «Trường Đông Phương và Phi Châu Học (School of Oriental and African Studies*[1] ở London, là điều tất nhiên.

các trang chúng tôi trích dịch dưới đây, Claude Levi-Strauss, một trong những bậc thầy người Pháp hiện nay của khoa học này, cũng quan niệm thiên chức «nhà dân tộc học» của ông theo cùng định hướng «chủ nghĩa nhân bản mới».

So với bản gốc, ngoài việc thêm một hai chú thích cho những độc giả không chuyên, bản dịch tiếng Việt này c̣n có một thay đổi nhỏ về h́nh thức: mọi quy chiếu của Lévi-Strauss về các tác giả được ông nhắc tới hay trích dẫn đều được đưa xuống phần chú thích ở cuối bài, thay v́ đặt ngay trong bài như ở bản tiếng Pháp.

*

Như chúng ta đều nhận thấy mỗi ngày một rõ nét hơn, ngành dân tộc học đang tự di chuyển dần vào vị thế có thể trở thành biểu hiện của một thứ chủ nghĩa nhân bản mới, do được thúc đẩy bởi một yêu cầu cấp bách, vừa đòi hỏi nhiều về phẩm chất, vừa hầu như chưa ý thức được rõ ràng về cả đối tượng của ḿnh. Dù sao, có thể nói rằng sự kiện thời Phục Hưng khám phá lại nền văn hóa cổ đại – với sự hợp tác của người Ả Rập – tự nó đã là một công trình dân tộc học được thiết kế trên một cơ sở hạn chế. Tuy bao quát hơn về tham vọng, thật ra trào lưu Hiện Đại căn bản cũng không khác mấy với thời trước về phương pháp: chủ đích vẫn là làm sao đạt tới sự hiểu biết thấu đáo về con người, nhờ sự nghiên cứu và so sánh một lượng lớn những kinh nghiệm nhân sinh tập thể. Tuy rằng, ở đây, sự tìm tòi không được thực hiện thông qua những cuộc phiêu lưu tinh thần của các đầu óc xuất chúng – thi sĩ, nhà hùng biện, triết gia – mà qua sự lao động cần cù và tầm thường của những tập hợp vô danh gọi là xã hội; và cũng ở đây, thay vì chỉ tập trung trên một giới tinh hoa (luôn luôn được chọn ra và giữ lại trên một vài tiêu chuẩn chủ quan), ta phải dần dần tự thuyết phục mình rằng chẳng một kết luận nào là có giá trị cho một số người mà lại không được khơi mở từ kinh nghiệm của tất cả.

Có lẽ chưa bao giờ một tham vọng cao như thế lại được phát biểu bởi chỉ một môn học duy nhất: bởi vì xuyên suốt mọi kinh nghiệm xă hội của loài người, đích nhắm của nó chính là đạt tới con người toàn diện chứ không thấp hơn. Nhà dân tộc học có thể cảm thấy nản chí trước nhiệm vụ, nếu cùng một lúc với sự ước lượng tầm mức này, ông ta không nhìn thấy cái khả năng đơn giản hóa các phương pháp của mình, nhằm nắm bắt cái chủ yếu từ khối tài liệu khổng lồ trong mỗi trường hợp. Những công trình nghiên cứu rất xa cách nhau, như việc xây dựng dự án Dữ Liệu về Khu Vực Quan Hệ Con người (Human Relations Area Files*)[2] của Đại học Yale, các cuộc điều tra đă đặt nền cho loại ý niệm như «nhân cách cơ bản* (personnalité de base)», «bản sắc dân tộc (caractère national, và những phân tích cấu trúc… tất cả thật ra đều nhằm giải đáp – bằng các phương tiện khác nhau, thậm chí đôi khi với những yêu cầu lý thuyết tương kị – cho cùng một quan tâm là rút ra từ những phong tục, tín ngưỡng, thiết chế… cái chất kết tủa vô cùng nhỏ nhưng chứa đựng bên trong nó một ư nghĩa.

Song song với nhận thức về sứ mệnh đặc thù của ḿnh, dân tộc học cũng đồng thời giữ lại đặc tính lai tạp và nước đôi mà nó thừa hưởng từ nguồn gốc lịch sử: nó đã tiếp thu một cách rất lộn xộn những quan sát mà không một khoa học nhân văn truyền thống nào sẵn sàng thu nạp – hoặc vì những sắc dân đối tượng có vẻ như nằm ngoài mọi hệ thống quy chiếu sẵn có, bởi sự kì lạ của phong tục và mức sống quá thấp của họ; hoặc vì các lý do còn tầm thường hơn, như sự thiếu vắng những đền đài và kiến trúc, sự thiếu thốn chữ viết… đã buộc các nhà khảo cổ và sử gia phải bỏ cuộc; hoặc thậm chí bởi vì, như trường hợp của châu Mỹ thời trước Cristoforo Colombo*, cuối cùng cũng cần phải có những bia đá Rosetta*[3] mới đánh thức được các Champollion*[4]. Từng là kẻ mót lượm trong số các khoa học xã hội ngay từ buổi đầu, ngày nay ngành dân tộc học tin tưởng là nó đã tìm thấy, trong đống vật liệu phế thải chồng chất trước cửa các môn học khác, bộ khóa then chốt để mở ra những bí ẩn của con người. Nhưng song song với việc bắt đầu tra ch́a khóa vào ổ, với tất cả sự chậm rãi và thận trọng thích hợp, nó vẫn tiếp tục làm cái nhiệm vụ khiêm tốn của ḿnh, và chắc chắn là không ít hơn trước, là tháo dỡ và lựa lọc trong các đống phế thải vẫn được tích lũy thêm mỗi ngày ấy.

[…]

Dân tộc học đang trải qua một cuộc khủng hoảng ý thức có thể chỉ là  một thời khủng hoảng tăng trưởng. Các khoa học xă hội truyền thống (xă hội học, chính trị học, luật học, kinh tế học) dường như không thể làm ǵ khác hơn là xử lư những trừu tượng, dân tộc học cảm thấy ngày càng nặng trĩu trên vai các nhiệm vụ gắn liền với cái tên truyền thống của nó, là phải đơn độc và tự tay tạo ra một khoa học về con người, một nhân học (anthropo-logie). Như vậy, nhiệm vụ của dân tộc học, trước hết là quan sát và mô tả, sau đó là phân tích và phân loại, và cuối cùng là rút ra những nét thường hằng và xác lập các quy luật. Thế nhưng, tuân theo một cách tiếp cận tương tự như ở các ngành khoa học tự nhiên[5], mặc dù phải tập trung trên một thời gian ngắn hơn nhiều, nó cũng dần dần nhận thấy rằng ta không thể nào đạt được những nét không đổi nói trên ở mức độ quan sát cụ thể, rằng các khía cạnh có thể đo lường được của những hiện tượng xă hội vẫn còn cách quá xa với các khía cạnh có thể thấy được trong kinh nghiệm – một khoảng cách cũng lớn như từ những dữ liệu về địa chất học và khoáng vật học tới các kết luận của khoa vật lư hạt nhân! Sự kiện này khiến một số nhà dân tộc học nản lòng, và nỗ lực hạn chế một lĩnh vực mà sự mênh mông làm họ kinh hoảng. Thái độ của họ có thể sẽ khác đi, nếu họ  nhận thức được rằng, không hề chỉ là một khoa học xă hội và nhân văn bên cạnh rất nhiều bộ môn khác, nội dung của dân tộc học chính là mặt khoa học của mọi nghiên cứu về con người mà mỗi lĩnh vực khác chỉ là một kinh nghiệm cục bộ[6]. Những công trình của Georges Dumézil* cũng cho thấy rằng lịch sử có thể mang tính cấu trúc[7]. V́ vậy, ta không nên cố gắng hạn chế phạm vi dân tộc học, mà nên phân nhánh nó thành nhiều phân khu với chuyên môn khác nhau, như điều tra thực địa với phương pháp quan sát, và làm việc văn pḥng với phương pháp phân tích – giống như khoa vật lý học của thế kỷ thứ XVII, nay đã được phân chia thành rất nhiều ngành nghiên cứu cần đến sự đóng góp của, vừa công việc phòng thí nghiệm quen thuộc với các nhà thực nghiệm, vừa những giả thuyết sâu sắc của giới lý thuyết gia vậy. Nói cách khác, dân tộc học không cần phải giảm thiểu tham vọng của mình; nhưng một cách thực hành nó lành mạnh hơn sẽ phá đổ sự phân biệt và đối lập truyền thống giữa các khoa học nhân văn với khoa học tự nhiên, bởi vì mọi khoa học đều là tự nhiên5. Sự phân biệt không hề được đặt trên sự độc lập của hai lĩnh vực, mà chỉ do sự thiếu thốn năng lực tạm thời của chúng ta nhằm xử lý những sự kiện thuộc phạm vi đầu một cách khoa học. Nếu chúng ta đạt tới khả năng xử lý các khoa học về con người một cách khoa học, sự phân biệt và đối lập truyền thống sẽ không c̣n nổi bật lên nữa5.

Phần đóng góp của dân tộc học vào tiến trình này là sự phát hiện ra  rằng, trong trình tự của những sự kiện nhân văn, chính sự quan sát cụ thể nhất, chất lượng nhất và giới hạn nhất dường như lại có thể dẫn ta tới việc xây dựng những định luật tổng quát một cách nhanh chóng nhất – một khám phá mà các nhà dân tộc học chỉ mới dần dần ư thức được! Theo phát biểu của một nhà vật lư, dù  rằng suy tư của ông là có giá trị cho mọi ngành khoa học, thì con người là một sinh vật «vi mô»[8]. Một ví dụ cho phép ta kết luận, tuy nó cũng chỉ có giá trị như một minh họa: mọi xă hội loài người đều dựa trên sự hiệp thông, dân tộc học dần dần nhận ra rằng nó cần phải nghiên cứu và học hỏi, không chỉ từ những h́nh thức hiện đại nhất của ngôn ngữ, như âm vị học và ngôn ngữ học cấu trúc[9], mà cả từ những công trình vật lý học và toán học về những sự kiện truyền thông[10]. Nhìn từ quan điểm này, tác phẩm mới xuất bản gần đây của nhà ngôn ngữ học vĩ đại Roman Jakobson[11], đồng sáng lập viên của Trường phái Praha với Troubetskoï, đã chứng minh một cách thuyết phục rằng, ngay từ bây giờ, các nhà ngôn ngữ học và thậm chí cả các nhà lô-gic học nữa, đều có thể cầu viện tới loại kỹ thuật của giới kỹ sư để kiểm tra một cách nghiêm ngặt các giả thuyết của họ.

Claude Levi-Strauss

Panorama de l'Ethnologie

(Nhìn Toàn Cảnh về Dân Tộc Học),

Trg : Diogène, số 2, 1953.

 

 



[1] Trường Đông Phương và Phi Châu Học (SOAS) thuộc Đại học Luân Đôn ra đời năm 1916 dưới tên là Trường Đông Phương Học (School of Oriental Studies), chỉ từ năm 1938 mới mang tên mới như hiện nay. Đây là một trong các trung tâm đào tạo chuyên gia danh tiếng nhất về Á châu, Phi châu và Trung Đông.

[2] Dữ Liệu về Khu Vực Quan Hệ Con Người (Human Relations Area FilesHRAF,  New Haven, Connecticut) là một tập đoàn quốc tế phi lợi nhuận có trên 300 hội viên tại Hoa Kỳ và ở hơn 20 quốc gia khác. Một cơ quan nghiên cứu tự trị về tài chính được đặt tại Đại học Yale từ năm 1949, với sứ mệnh là khuyến khích và tạo điều kiện cho những công tŕnh nghiên cứu so sánh trên toàn thế giới về văn hoá, xă hội và hành vi của con người trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Nó theo đuổi nhiệm vụ này chủ yếu bằng cách tạo ra và phân bố hai cơ sở dữ liệu toàn văn trên mạng,  là  eHRAF Văn Hóa Thế Giới (tên trước: Bộ Sưu Tập Dân Tộc Học của eHRAF) và eHRAF Khảo Cổ Học (tên trước: Bộ Sưu Tập Khảo Cổ Học của eHRAF). HRAF c̣n đỡ đầu và xuất bản tam cá nguyệt san Nghiên Cứu Xuyên Văn Hóa: Tạp Chí Khoa Học Xă Hội So Sánh (Cross-Cultural Research: The Journal of Comparative Social Science), đồng thời sưu tập và xuất bản các tập bách khoa toàn thư của tập hợp.

[3] Rosetta là tên gọi tiếng Anh của thành phố Rashid ở châu thổ sông Nile. Phiến đá Rosetta (Rosetta Stone, là một tấm bia Ai Cập cổ đại làm bằng đá granodiorit, trên có khắc một sắc lệnh của vua Ptolemaios V ban hành tại Memphis năm 196 tCn. Sắc lệnh này được viết bằng ba loại chữ: trên cùng là chữ tượng h́nh Ai Cập Cổ đại, ở giữa là kư tự demotic (giản thể của chữ tượng h́nh Ai Cập) và dưới cùng là tiếng Hy Lạp cổ đại. Do phiến đá tŕnh bày cùng một văn bản với cả ba hệ chữ viết, nó đă cung cấp cho khoa học hiện đại chiếc ch́a khóa vô giá trong việc giải mă chữ tượng h́nh Ai Cập.

[4] Jean-François Champollion (1790-1832), c̣n gọi là Champollion Trẻ, là nhà ngữ văn học và Đông phương học Pháp. Ông được xem là người đầu tiên đă giải mă được chữ tượng h́nh Ai Cập, và là người đă khai sinh ra ngành Ai Cập học.  

[5] Khẳng định này xác nhận là ngay cả trong thập niên 1950, giới khoa học nhân văn và xã hội ở Pháp vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa thực chứng kiểu Auguste Comte, và vẫn chưa tiếp cận đúng mức cuộc cách mạng về phương pháp đã nổ ra ở Đức (với Dilthey, Weber,…). NVK

[6] Xem: Cyril Daryll Forde, «Khả Năng Hợp Nhất Của Nghiên Cứu Nhân Học = The Integration Of Anthropological Studies», trg : Chuyên san của Viện Nhân Học Hoàng Gia (Anh) = Journal of the Royal Anthropological Institute, t. LXXIII, phần 1-2, 1948 [1951]).

[7] Georges Dumézil, Di Sản của Nền Văn Minh Ấn-Âu tại Rô-ma = L’Héritage indo-européen à Rome, Paris, 1949.

[8] Xem: Pierre Auger, Con Người Vi Mô = L’homme microscopique, Paris, 1952.

[9] Về điểm này, chỉ cần kể ra ở đây: bản dịch tiếng Pháp quyển Những Nguyên Lý Âm Vị Học (Gründzuge der Phonologie) của Nikolaï Sergueïevitch Troubetskoï, (1949, với những bổ sung quan trọng của Roman Jakobson) ; Tên Tác Nhân và Tên Hành Động trong Ngôn Ngữ Ấn-Âu (Noms d'Agent et Noms d'Action en Indo-Européen, 1948) của Émile Benveniste; Phương Pháp Ngôn Ngữ Học Cấu Trúc (Methods in Structural Linguistics, University of Chicago Press, 1951) của Zellig Sabbettai Harris.

[10] John von Neumann và Oskar Morgenstern, Lư Thuyết Tṛ Chơi và Hành Vi Kinh Tế (Theory of Games and Economic Behavior, Princeton, 1944); Norbert  Wiener, Điều Khiển Học (Cybernetics, Paris, New York, 1948); Claude Elwood Shannon và Warren Weaver, Lư Thuyết Toán Học của Truyền Thông (The Mathematical Theory of Communication, University of Illinois, 1949); và cuối cùng, Hội Nghị Chuyên Đề về Điều Khiển Học (Colloque sur la Cybernétique, Paris, 1951) do Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học tổ chức, dưới sự chủ tŕ của ông Louis de Broglie.  

[11] Xem: Roman Jakobson, Nghiên Cứu Bộ về Phân Tích Lời Nói (Preliminaries to Speech Analysis, Massachusetts Institute of Technology, 1952, Technical Report 13).