Khoa học nhân văn – Triết lư

C1

«Ta giải thích thiên nhiên,

ta hiểu cuộc sống tinh thần»[1]

(Wilhelm Dilthey)

Tác giả: Florence Perrin & Alexis Rosenbaum

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Wilhelm Dilthey quan tâm đến mối quan hệ giữa khoa học nhân văn (tâm lư học, xă hội học, sử học...) và khoa học tự nhiên (vật lư học, hóa học, sinh học...) suốt sự nghiệp của ông. Có nên xem loại trước như những khoa học đang cố gắng, với ít nhiều thành công, vươn lên ngang tầm với sự nghiêm ngặt của loại sau chăng?

Chắc chắn là không. Trong mắt Dilthey, khoa học nhân văn phải có một cách tiếp cận phù hợp với đối tượng của nó là tinh thần con người, chứ không thể cứ thụ động thu nhập các phương pháp của khoa học tự nhiên. Buộc con người bước vào một cái khung không dành cho hắn là điều không thích hợp chút nào. Đối tượng của khoa học tự nhiên là những hiện tượng có thể được mô tả và giải thích «từ bên ngoài», một cách khách quan. Trái lại, khoa học nhân văn đặt chúng ta trước loại sản phẩm của những tinh thần khác, mà ta chỉ có thể giải thích bằng cách suy diễn từ cái chủ quan của bản thân ta. Ở Dilthey, điều này được gọi là «hiểu»: thể hiện cái bên trong của một người khác, thông qua những dấu hiệu bên ngoài như hành vi hoặc những sản phẩm của anh ta. Và chính sự cầu t́m tha giác thông qua đồng cảm đó mới đúng thực là cái tạo ra đặc trưng của các khoa học nhân văn hay «khoa học tinh thần».

Ví dụ, để hiểu tại sao Brutus giết Caesar, một sử gia hẳn sẽ phải cố gắng đặt ḿnh vào chỗ của Brutus, phải tự phóng chiếu vào nhân vật này. Trong khi đó, để phân tích một chất hóa học, hiển nhiên là nhà hóa học sẽ không cần phải tự đồng nhất hóa với nó. Trừ ngoại lệ của một vài vị  đồng bóng, có lẽ.

Florence Perrin & Alexis Rosenbaum

Citations philosophiques expliquées

(Trích dẫn Triết học Luận giải),

Paris, Eyrolles, 2014, tr. 70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Wilhelm Dilthey, Le Monde de l’Esprit (Thế giới Tinh thần), Paris, Aubier, 1947, q. I, tr. 150.