Triết học – Hy Lạp cổ đại
Triết gia
C1
CHÂN DUNG TRIẾT GIA (I)
Tác giả: Platôn
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
*
Trích dịch từ Theaetetus* [172c-176b], theo bản tiếng Anh của Benjamin Jowett*, có đối chiếu với bản Pháp ngữ Théétète của Victor Cousin*.
Thật ra, chân dung triết gia ở đây chỉ là một thành kiến. Chỉ đoạn thứ nh́ của câu cuối mới có thể phần nào được xem là thuộc quan tâm của triết gia một cách đúng đắn. Xem bài cùng tựa ở mục này.
*
SÔKRATÊS: Được […]. Tôi sẽ mô tả các triết gia hàng đầu trước, bởi nói về những kẻ không tài năng mà cũng chẳng thành công thì ích lợi gì? Từ tấm bé, triết gia đích thực không biết [173d] con đường nào dẫn đến Quảng trường [Agora], không biết Ṭa án [Heliaia], nhà họp Hội đồng [Bouleutêrion], và những nơi tập hợp khác của thành quốc ở đâu. Ông ta chưa hề nh́n thấy hay nghe tới những luật lệ và sắc luật, cách thức chúng được đề xuất, bàn căi, công bố. Ông không mơ nghĩ cả đến việc tham gia vào các tổ chức, những cơ hội tranh thủ chức quyền – hội họp, tiệc tùng, vui chơi ca hát đàn sáo. Vận tốt hay xấu nào xảy đến cho thành quốc, những t́ vết nào do tổ tiên nam hay nữ truyền lại cho ai, triết gia ta không hề quan tâm, [173e] cũng như ông không màng t́m hiểu nước biển có thể đổ đầy bao nhiêu thùng chứa, nói như trong thành ngữ. Và bản thân ông ta cũng không biết rằng ḿnh chẳng hay biết chi về bao điều ấy, bởi v́ nếu ông không tham gia vào các sinh hoạt trên, lư do không xuất phát từ thói ham muốn hư vinh, mà thật ra là v́ chỉ có thân xác của triết gia ngụ và sống trong thành quốc thôi. C̣n tư tưởng của ông ta, v́ xem tất cả những tṛ ấy như cỏ rác và hư vô, th́ bay bổng khắp đó đây để, nói như Pindaros*, «ḍ dẫm độ sâu của vực thẳm, đo lường chiều rộng của mặt đất, vút lên tận mây xanh ngắm các thiên thể du hành, cật vấn toàn bộ và chi li bản chất sâu kín của mỗi loại vật thể trong vũ trụ», [174a] song lại không thèm hạ ḿnh để mắt xuống cái ǵ nằm ngay trong tầm với.
THEODÔROS*: Ý ông là sao, Sôkratês? Nói rõ hơn một chút đi.
SÔKRATÊS: Được thôi Theodôros. Để tôi minh họa nó bằng chuyện này. Người ta kể rằng Thalês*, vì mải nhìn sao trên trời nên rơi xuống giếng, một nữ tì nhanh trí và dí dỏm người Thrakê* đã bỡn cợt ông rằng, ông háo hức muốn biết những gì xảy ra trên trời, song lại không trông thấy được cái đang ở ngay trước mắt. Lời giễu này có thể đem áp dụng cho mọi triết gia[1]. Thực vậy, chẳng những không biết người hàng xóm của mình đang làm gì, thậm chí ông ta còn không biết y là một con người hay một con vật nữa kia; nhưng con người là gì, và đặc trưng nào phân biệt hắn với những loài vật khác, về hành động hay đam mê, đấy mới là điều khiến ông ta trăn trở tìm hiểu. Bây giờ ông hiểu ý tôi rồi chứ, Theodôros?
[1] Nhưng thật ra, thành kiến này cũng không đúng, áp dụng cho chính Thalês. Ngoài các quan điểm khoa học và thành tựu của ông trong nhiều lĩnh vực (định lư Thalês trong toán học, lời tiên đoán đúng về lần nhật thực đă xảy ra ngày 28-5-585 tCn, v. v…), Thalês c̣n hái ra tiền từ một vụ được mùa ô-liu nhờ tiên đoán đúng thời tiết (theo Aristotelês, ông đă thuê trước máy ép dầu với giá rẻ, rồi khi được mùa cho thuê lại với giá cao; cũng theo Aristotelês, việc đầu cơ này không nhằm làm giàu cho ông, mà nhằm chứng minh với đồng hương của ông rằng triết lư cũng có ích). Ai c̣n dám nghĩ rằng triết gia không thực tế, chỉ biết mơ mộng? Nhưng cũng đúng là theo tiêu chuẩn ngày nay, có lẽ phải xếp Thalês vào hàng khoa học gia hơn là triết gia.