Khoa học – Lịch sử

C1

 

Một lịch sử khoa học

thanh lọc khỏi những sai lầm

của các học giả ?

Tác giả: Alexandre Savérien*

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Như vậy, tôi trở về nguồn cội của từng Khoa học hay từng Kỹ thuật đặc thù, và không rời bỏ tŕnh tự thời gian, theo dơi những bước tiến của nó. Nhờ vậy, tôi tạo ra được nhiều bức họa biệt lập, biểu hiện của mọi nỗ lực mà tinh thần con người đă cống hiến nhằm thực hiện các đối tượng đă cấu thành chúng. Trong mỗi bức họa, người ta thấy được t́nh h́nh của từng ngành Khoa học, sự phát sinh, tăng trưởng và mức độ hoàn hảo của nó. Trong kết cấu của họa phẩm, tôi loại bỏ các tuyến đường sai lạc mà một số nhà khoa học đă sa chân vào; và nếu sự cách biệt có thể được dùng để đẩy chân lư ra một vùng sáng rơ hơn, tôi sẽ sớm đưa chúng trở lại tuyến đường thu hẹp mà những người đă thực sự đóng góp vào sự tiến bộ của ngành học tôi nghiên cứu đă luôn luôn vững bước. Nhờ vậy, tôi giữ được sự nhất quán, và không đánh mất đường dây của những khám phá. Độc giả có thể bao quát chúng hầu như chỉ trong một cái nh́n. Họ có thể nắm bắt tất cả trong toàn cảnh, và thẩm định chúng một cách dễ dàng. Đấy có lẽ là cái cảnh tượng ngoạn mục nhất mà một tâm hồn triết gia có thể thưởng thức. Thật vậy, c̣n ǵ hoành tráng hơn là một chuỗi chân lư đời đời và bất biến?  C̣n ǵ đáng hài ḷng hơn là băng suốt cái chuỗi hạt này, từ những mệnh đề đơn sơ nhất đến các kết luận tuyệt vời nhất! Chúng ta có thể nói rằng đây là quy mô thực sự của sự hiểu biết, như Ngài Chưởng Ấn [Francis] Bacon* đ̣i hỏi, để từng bước leo lên đến cấp bực cao nhất của tri thức.      

Hơn nữa, tôi cũng tin rằng phương pháp lần theo lịch sử của các khoa học này, từ điểm gốc đến các điểm hoàn hảo, nơi mà bao công tŕnh của các thiên tài đă dẫn chúng tới, luôn luôn là một trong những phương tiện đơn giản nhất và an toàn nhất để giúp cho các bạn trẻ và người đời thưởng thức hương vị của khoa học. Trong lịch sử, không bị bao quanh bởi loại thiết bị đáng sợ trong các sách giáo khoa, chúng  xuất hiện trước hết trong sự đơn giản đầu nguồn, và chỉ thông qua những sắc thái hầu như không thể nhận thấy mà chúng dần dần khoác lấy sự lộng lẫy làm chóa mắt những ai không quen đối mặt với sự chói ḷa của ánh sáng khoa học.

Alexandre Savérien

Histoire des progrès de l'esprit humain

dans les sciences exactes et dans les arts qui en dépendent

(Lịch sử Những Tiến bộ của Tinh thần Con người

Trong các Khoa học Chính xác và Kỹ thuật phụ thuộc),

Paris, 1756, tr. VII-VIII (Bài Tựa)