Nghĩ với người trong nước
NGHĨ VỚI HOÀNG CHÍ BẢO (1)
VỀ
«CHỦ
NGHĨA XĂ HỘI HIỆN THỰC»,
«HỒN THỜI
ĐẠI»
BIỆN CHỨNG, KHOA HỌC, LỊCH SỬ
Đă nghe gió ngày mai thổi lại,
Đă nghe hồn thời đại bay cao
(Tố Hữu)
Ḿnh với ta tuy hai mà một,
Ta với ḿnh tuy một mà hai
(Câu hát dân gian)
1. Hồn Thời Đại: Khai Sáng để Tiến Bộ
«Thế kỷ Khai Sáng» mở ra ở Tây Phương một kỷ nguyên mới, với một thế giới quan mới. «Hồn Thời Đại» - cái văn hóa của một thời kỳ, nghĩa là cái nội dung của thế giới quan mới đó - có thể được tóm lược vào một số nguyên lư: 1) vạn vật là vô thường: tất cả đều vận động, chuyển đổi; 2) lư trí có thể hiểu được, và do đó, kiểm soát được sự vận động, sự thay đổi của sự vật; 3) dưới sự hướng dẫn của lư trí, vạn vật sẽ vận động, sẽ thay đổi theo chiều hướng mỗi ngày một tốt đẹp hơn lên. Khai Sáng để Tiến Bộ; Tiến Bộ nhờ Khai Sáng. Đó chính là hai vế hỗ tương của thế giới quan gọi là «Tân Tiến» hay «Hiện Đại».
Khai Sáng nghĩa là ǵ? Đứng ở đầu thời đại, Immanuel Kant trả lời: là con người phải thoát ra khỏi điều kiện vị thành niên của ḿnh để làm người trưởng thành - vị thành niên là kẻ không có khả năng tự vận dụng lấy lư trí mà không có sự lănh đạo của người khác. «Hăy có can đảm tự sử dụng lư trí của chính ḿnh. Đó là phương châm của Khai Sáng» (2). Tiến Bộ là ǵ? Là con người mỗi ngày càng có nhiều tự do hơn, và mỗi ngày một ư thức tự làm chủ bản thân của ḿnh nhiều hơn, bắt đầu từ cái đầu. Tổng kết thời đại, Friedrich Hegel nh́n lịch sử như sự vận chuyển vĩ đại của ư thức tiến bộ từ Đông sang Tây, qua những chế độ thực hiện tự do ở nhiều cấp bậc khác nhau, từ mức chỉ có tự do «cho một người» (chuyên chế Đông Phương), đến nấc «cho một số người» (cổ Hy Lạp, La Mă), và cuối cùng là đỉnh «cho tất cả mọi người» (nước Phổ Kitô Giáo) (3).
Như mọi thế giới quan khác, trào lưu Tân Tiến có hai chức năng. Chức năng điển mẫu: nó tạo ra một cái khuôn để tư duy và hành động, để đặt và giải quyết mọi vấn đề lớn nhỏ; nhờ đó, con người không c̣n khiếp sợ, mà ngược lại, xông xáo t́m ṭi cái mới. Chức năng phê phán: nó là vũ khí để đả phá mọi thần tượng xưa cũ (tôn giáo, truyền thống, vĩ nhân, v. v...); đảm nhận nghĩa vụ này trong xă hội, người trí thức dấn thân, đ̣i hỏi sự đổi mới - kể cả sự đảo lộn toàn diện gọi là cách mạng. Nhưng nó cũng có một nghịch năng - nghịch năng tư tưởng hệ - khi nó tạo ra ảo tưởng và niềm tin rằng cái mới nhất thiết phải tốt đẹp hơn cái cũ, mỗi biến cố tất yếu phải là một thời điểm trên tiến tŕnh đi lên của tự do...
Chủ nghĩa tiến bộ được xây dựng hoàn chỉnh kể từ thế kỷ 19. Ở Hegel, nó kết tinh trong một công thức song trùng, nước đôi và duy tâm. Song trùng: «ḿnh với ta tuy hai mà một» - «cái hiện thực là cái hợp lư» (mọi hiện thực chân thật đều chỉ là những biểu hiện, một giai đoạn phát triển của Lư Trí) và «cái hợp lư là cái hiện thực» (những biểu hiện tất yếu của Lư Trí sớm muộn ǵ rồi cũng phải thành hiện thực). Nước đôi: nó vừa biện hộ cho những ǵ đă và đang tồn tại (mặt bảo thủ: hiện thực chỉ là cái tồn tại), vừa biện minh trước cho cái sắp tới (mặt tiến bộ: hiện thực là cái lư tưởng, quy phạm) (4). Duy tâm: trong cặp bài trùng này, vai chủ động không phải là hiện thực mà chính là Lư Trí, bởi v́ chỉ có Lư Trí mới có thể bảo đảm cho hiện thực tính tất yếu cần thiết, khiến cho lịch sử của loài người chẳng hạn, nhất thiết phải tiến hóa như thế, chứ không thể là một chuỗi những sự việc ngẫu nhiên.
Điểm độc đáo của Hegel là ông đă nh́n thấy động cơ của sự vận động ở ngay bên trong sự vật. Lư Trí cũng như bất cứ một hữu thể nào khác đều chứa đựng ngay từ trong bản thân ḿnh những mâu thuẫn, và chính sự phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập này đă tạo nên vận động. Động lực thực sự của sự phát triển, như vậy, chính là nguyên tắc phủ định: đó là cái phủ định ban đầu (phản đề) của giai đoạn trước nó (biểu đề), để từ đấy phát sinh ra mâu thuẫn, rồi sau đó lại là sự phủ định cái phủ định kia (hợp đề), để giải quyết mâu thuẫn vừa nảy ra, bằng cách nâng hắn lên một giai đoạn cao hơn. Sự vận động ở Hegel, do đó, thực chất là một quá tŕnh tiến hóa biện chứng (ngày càng tiến lên nhờ sự phủ định lẫn nhau giữa các mặt tương phản).
Từ Hegel sang Marx (4), có sự đoạn tuyệt cũng như có sự tiếp nối. Một mặt, Karl Marx đă lật ngược Hegel: sự phát triển biện chứng không c̣n đi bằng cái đầu (Lư Trí) như ở Hegel nữa mà đi trên đôi chân (Hiện Thực) ở Marx; lịch sử loài người không c̣n là lịch sử của ư thức tự do nữa, mà là lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp; lộ tŕnh tự do không c̣n là tạo lập một nhà nước hợp lư hoàn hảo nữa (nhà nước quân chủ lập hiến ở Hegel) mà là xây dựng một xă hội không c̣n tệ «người bóc lột người» (xă hội cộng sản). Song mặt khác, Marx cũng chỉ vẫn theo gót Hegel, khi ông lập thuyết trên cơ sở của chủ nghĩa tiến bộ như một thứ triết lư lịch sử: những phương thức sản suất (thay v́ các thể chế chính trị) sẽ nối đuôi nhau trên con đường tiến bộ tất yếu của tự do; Con Người (thay v́ Lư Trí) cuối cùng rồi nhất định cũng sẽ tự ḥa giải với - nghĩa là sẽ t́m lại được - chính ḿnh, trong một thế giới không c̣n có sự tha hoá.
Tựu trung, nếu tư tưởng tiến bộ (progrès) là một quan điểm hết sức phong phú của thế kỷ 18 - nhờ nó mà Tây Phương đă cất cánh và trở thành kẻ chinh phục hoàn cầu -, th́ hệ tư tưởng tiến bộ (progressisme) lại là một tổng hợp vô cùng nghèo nàn của thế kỷ 19, bởi v́ nó thực chất chỉ là sự xoay ngược của hệ tư tưởng phục cổ đối lập trước kia. Luận điểm thứ nhất của bài này là: nếu muốn đi t́m căn nguyên thực sự của sự khủng hoảng và sự phá sản kế tiếp của «chủ nghĩa xă hội hiện thực» («socialisme réellement existant», đúng ra, chỉ có thể dịch là «hiện tồn»), th́ cuộc truy t́m ấy phải bắt đầu bằng việc phê phán chủ nghĩa này ngay từ nền móng, nghĩa là từ cái triết lư lịch sử đầy dẫy những sự «tất yếu», «nhất thiết» này.
2. Thế Kỷ 20: Khoa Học và Toàn Trị
Bởi v́ triết lư của lịch sử, dù được xây dựng lên từ sự hợp lư hóa quá khứ, cũng không phải là lịch sử, khi lịch sử c̣n là một hiện tại thoát thai từ quá khứ và nhất là một hiện tại cưu mang tương lai. «Ta với ḿnh tuy một mà hai»: hiện thực của thế kỷ 20 đă không hề xác minh niềm tin lạc quan chung của Hegel và Marx. Lùi xa hơn, nếu dự phóng của «Tân Tiến» là giải phóng con người bằng cách vừa cởi trói cho lư trí, vừa đập tan những gông cùm của «Chế độ Cũ» hay «Cựu Thời», th́ cuộc trường chinh về miền Đất Hứa của Khai Sáng trong ngót hai thế kỷ qua có lẽ đă đi lạc hướng. Nhân loại đă chỉ tiến lên được thênh thang trên miền đất của tri thức, trong khi «vương quốc của tự do» th́ vẫn biệt tăm ở đâu đằng sau đường chân trời xa tít mù.
Liệt kê những thành quả tiêu cực hay nửa tiêu cực của thế kỷ 20 không có ǵ là khó khăn. Tự do ư? Hai cuộc chiến tranh nóng, một cuộc chiến tranh lạnh ở mức độ toàn cầu, chưa kể những cuộc xung đột địa phương; thế giới sống hơn nửa thế kỷ trong sự phập phồng lo sợ ngày tận thế. Các chế độ thực dân và tân thực dân, hai loại nhà nước toàn trị cùng với hàng chục chính thể công an trị, quân phiệt hay độc đảng. Những tội ác diệt chủng, thủ tiêu tập thể hoặc cá nhân. Khai sáng ư? Trí tuệ đă chinh phục thế giới vật chất, song các nhà vật lư cũng đă chế tạo ra vũ khí hạt nhân. Trí tuệ đă mang lại nền sản xuất công nghiệp, nhưng các nhà kỹ nghệ cũng đang tàn phá môi trường sống của nhiều thế hệ sau. Trí tuệ đă khám phá ra các cơi tiềm thức và vô thức, song các nhà tâm lư cũng đồng thời phát minh ra không ít những kỹ thuật nhồi sọ, tẩy năo, hủy diệt ư chí...
Tiến bộ ư? Nh́n từ quan điểm của Khai Sáng, những phát triển của khoa học và kỹ thuật chỉ có thể được xem là tiến bộ khi chúng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng «vương quốc tự do» của loài người. Ở đây, không có sự tương ứng tất yếu giữa những bước đi lên của kiến thức con người với những bước đi tới của tự do. Hơn thế nữa, ngay tại các quốc gia đă cao tuổi tự do, trong một chừng mực nào đó, dường như những tŕnh độ mới của khoa học và kỹ thuật c̣n là một đe dọa nghiêm trọng cho nền dân chủ: khi xă hội ngày càng lệ thuộc nặng nề vào kỹ năng như ở các nước tiên tiến hiện nay, bằng cách nào người công dân b́nh thường c̣n có thể kiểm soát nổi chính quyền?
Đầu thế kỷ 19, khi nh́n Napoléon hiên ngang tiến quân vào Jena, Hegel tin là ḿnh đă gặp «hồn thời đại» lẫm liệt trên lưng bạch mă. Hơn một trăm năm sau, nh́n V1 và V2 xé không trung, Theodor Adorno đă sửa sai sư tổ bằng một ẩn dụ bất hủ khác: «Tôi cũng đă gặp «hồn thời đại», song không phải trên lưng ngựa mà trên đôi cánh hỏa tiễn» (5). Giữa thế kỷ 19, Marx báo hỷ sự ra đời của quan điểm thực tiễn bằng một luận cương về triết lư: «Các triết gia đă chỉ giải thích thế giới một cách khác nhau; điều quan trọng bây giờ là phải thay đổi thế giới» (6). Một trăm năm sau, Walter Benjamin đă minh họa thực tiễn cải tạo bằng phúng dụ này, trong một luận cương về lịch sử: Thần Lịch Sử bị giông tố thổi tung vào tương lai, ngày càng bị cuốn xa khỏi Thiên Đường, trong khi cơn băo mệnh danh là «Tiến Bộ» vẫn tiếp tục chồng chất hết điêu tàn này đến đổ nát khác! (5)
Cần nhận diện một hai nghịch lư lớn của thế kỷ. Một mặt, nh́n chung từ quan điểm của Khai Sáng, khó ḷng khẳng định là có tiến bộ mà có lẽ thật sự c̣n có thoái hóa về tự do. Ư thức nhân quyền được đúc kết và phổ biến qua những văn bản mà một quốc gia có thể kư song vẫn công khai chà đạp. Sự tồn tại của nền dân chủ h́nh thức chủ yếu giới hạn vào các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Số lượng những người c̣n sống quằn quại dưới áp bức, bóc lột trên khắp thế giới dường như c̣n gia tăng, song song với mức độ tinh vi, phổ quát và hiệu quả của các chế độ độc tài toàn trị ngày nay. Mặt khác, nh́n riêng từ quan điểm của chủ nghĩa Marx, cái dự án giải phóng toàn diện con người được xem là triệt để nhất, rốt cuộc đă trở thành cái bộ máy nô dịch hóa con người tàn khốc nhất trong lịch sử. Và cái gia sản ngược đời này chính là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của toàn bộ cái di sản chung - tóm gọn là tiêu cực - của nhân loại trong một trăm năm qua.
Tựu trung, bài học lớn của thế kỷ 20 này là: cái nghịch lư là cái hiện thực, và cái hiện thực là cái nghịch lư. Song nếu chúng ta có thể giễu Hegel như thế, th́ quả thật là có cái ǵ mục nát trong hệ thống triết lư đồ sộ của Hegel, và qua đó, trong cái «chủ nghĩa xă hội khoa học» của Marx. Và bởi v́ cả sư tổ duy tâm lẫn sư phụ duy vật đều sử dụng cùng một phương pháp, có cái ǵ bấp bênh trong biện chứng pháp! Luận điểm thứ hai của bài này là: để có được tất cả hiệu quả mong muốn, sự truy t́m căn nguyên thật sự của sự khủng hoảng và sự sụp đổ của «chủ nghĩa xă hội hiện thực» c̣n đ̣i hỏi, song song với cái triết lư lịch sử siêu h́nh đă tố cáo ở trên, phải phê phán tiếp «lư trí biện chứng» ở ngay từ cái phần vẫn được xem là «hạt nhân hợp lư» của nó (7).
3. Biện Chứng: từ Mâu Thuẫn đến Nghịch Lư
Cốt lơi của «lư trí biện chứng» ở Hegel và Marx có thể được diễn đạt bằng một số nguyên tắc và quy luật. Hegel đă khẳng định nguyên tắc thứ nhất - «sự thống nhất giữa hiện thực và tư duy»: hiện thực và tư duy cùng vận động tuân theo một số quy luật chung. Những quy luật của lư trí biện chứng, tóm tắt lại, là: 1) «quy luật liên hệ và tương tác» giữa mọi vật; 2) «quy luật vận động và mâu thuẫn» của mọi hữu thể; 3) «quy luật phủ định và phủ định của phủ định» trong mọi vận động; 4) «quy luật chuyển hóa từ lượng sang phẩm» ở mọi biến đổi. Dựa trên cùng các quy luật ấy, Marx khẳng định «sự thống nhất giữa lư luận và thực tiễn»: con người chỉ có thể hiểu biết hiện thực bằng cách thay đổi nó; thực tiễn, do đó, là tiêu chuẩn tối hậu của chân lư.
Cụ thể, «biện chứng» là ǵ? (8). Vấn đề đă làm tốn không ít giấy mực; nếu cứ xem nó là một phương pháp th́ ở đây, hệ tư tưởng tiến bộ và biện chứng pháp gắn bó khăng khít với nhau như h́nh với bóng - vẫn lại «ḿnh với ta». Tạm gác ngoài vấn đề con gà đẻ ra trái trứng hay quả trứng nở ra con gà, chủ nghĩa tiến bộ khó ḷng t́m đâu ra một phương pháp nào thích hợp hơn cái biện chứng pháp của Hegel và Marx, trong khi phương pháp biện chứng kiểu này - dù đi bằng đầu hay bằng chân - cũng không thể dẫn đến kết quả nào khác hơn là chủ nghĩa tiến bộ, bởi ngay từ cái «hạt nhân duy lư» của nó. Một khi hệ tư tưởng đă không thể công nhận có sự thoái hóa, th́ phương pháp cũng chỉ có thể đồng thời phát hiện ra sự vận động xoắn lên; và ngược lại, khi phương pháp chỉ thừa nhận độc một loại vận động xoắn lên, th́ tất yếu nó chỉ có thể sản sinh ra hệ tư tưởng tiến bộ. Điều rắc rối là hiện thực lịch sử - xă hội (9), cũng biện chứng, thật ra lại phức tạp hơn đôi chút - vẫn lại «ta với ḿnh»!
Nếu nhiệm vụ của mọi phương pháp là khám phá và tŕnh bày, th́ kẻ bi quan có thể đặt hai câu hỏi cho phương pháp biện chứng. Thứ nhất: có thật là, trong hiện thực, chỉ có những vận động có tính chất tổng hợp (phối hợp A và B để h́nh thành C), và hoàn toàn không có các h́nh thức vận động hoặc các tiến tŕnh không mang tính tổng hợp khác như bổ túc, hợp tác, thỏa hiệp với nhau, hoặc điều chỉnh, cân bằng, kiểm soát lẫn nhau..? Thứ hai: ví dù tổng hợp có là loại vận động phổ biến và thiết yếu nhất đi nữa, có thật là giai đoạn hợp đề («phủ định cái phủ định» trong tam đoạn thức của biện chứng pháp) chỉ có thể được quan niệm là «bác bỏ, giữ lại và nâng cao», và hoàn toàn không thể nào là «bác bỏ, giữ lại và hạ thấp» trong hiện thực?
Điều trớ trêu là bằng chứng của khả năng thứ hai này lại nằm ngay trong lịch sử phát triển của «chủ nghĩa xă hội hiện thực»: hợp đề thuận chiều với sự tiến bộ nằm trong học thuyết của Marx, và cái ngược chiều trong thực tiễn của Lênin - dĩ nhiên, tiến bộ hay thoái bộ là đối với mức độ tự do đă đạt tới đương thời. Để nói một cách cụ thể, trong sự đối lập giữa nhà nước và xă hội dân sự chẳng hạn, nếu biểu đề là nhà nước (nhà nước phong kiến), phản đề là xă hội công dân (xă hội tư sản), th́ trong tư duy của Marx, hợp đề là sự xă hội hóa những quan hệ giữa người với người (xă hội tự do hợp tác), trong khi ở thực tiễn của Lênin, nó lại là sự nhà nước hóa (nhà nước toàn trị) toàn bộ đời sống xă hội, dưới cùng một danh xưng nước đôi là «chủ nghĩa cộng sản». Và nếu cái trước là một bước tiến trên lư thuyết, th́ cái sau lại là một bước lùi trong hiện thực, so với nền dân chủ tư sản vẫn bị chê là chỉ thuần «h́nh thức»!
Nghịch lư là cái không hợp lư, nghĩa là đi ngược với lư trí; trong một hệ thống biện chứng, lư trí ở đây tất nhiên phải là lư trí biện chứng. Có nghịch lư khi, trong một h́nh thái kinh tế xă hội cho là nhất thiết phải cao hơn, lại xuất hiện những «phủ định của phủ định» ngày càng xuống thấp! Có nghịch lư, khi biện chứng pháp phán rằng, trong cuộc tranh đấu «ai thắng ai» giữa cái cũ (cái xấu) tất yếu phải tàn đi, và cái mới (cái tốt) nhất định phải nở ra, «chỉ có cái ǵ đang phát sinh và phát triển mới là cái vô địch» (10), mà chàng vơ sĩ ăn đấm nằm đo ván - mặc dù chẳng hề bán độ - lại chính là nhà vô địch lẽ ra chỉ cần thượng đài là đă đủ thắng! Có nghịch lư, khi những hiện tượng tiêu cực đang hoành hành trong xă hội không chỉ là các tàn dư của ngày hôm qua, mà c̣n là những hồn ma của ngày hôm kia đă đầu thai trở lại, thông qua ngay chính các cơ chế của chế độ mới!
Cái nghịch lư không đơn giản là cái mâu thuẫn - ngay cả, nếu không muốn nói nhất là, đối với lư trí biện chứng. Không thể trộn lẫn cuộc đấu tranh giữa các mặt mâu thuẫn vẫn hằng có bên trong một hệ thống (xă hội) với sự phát triển ngược chiều của toàn bộ hệ thống (xă hội) đó. Nghịch lư chỉ có thể bị giản lược thành mâu thuẫn trong khuôn khổ của một thứ biện chứng pháp một chiều, đơn điệu, phiến diện - cái thứ phương pháp biện chứng tự xưng là vô thần mà vẫn thần bí, khi hắn nhân danh nào tiến bộ để che giấu sự thoái hóa, nào khoa học để hành tŕ hệ tư tưởng, nào lịch sử để xuyên tạc hiện thực.
Đồng hóa nghịch lư với mâu thuẫn dễ dẫn đến những kết quả quái gở như trong cuộc bút chiến kỳ lạ trước đây ở trong nước giữa Hà Sĩ Phu với Trần Đức Thảo (từ 1988). Nhà toán học th́ khởi đi từ hiện thực xă hội, được «cấu thành bởi toàn những nghịch lư», để kết luận rằng cần phải «hoài nghi» và giải phóng cái đầu ra khỏi hệ tư tưởng (11). Nhà biện chứng chính thống, làm thầy căi cho «chủ nghĩa xă hội hiện thực», th́ lại trốn vào «tư duy biện chứng» (ôi, tiêu chuẩn thực tiễn!), để lặp lại toàn bộ sử quan duy vật, và phán rằng địch thủ của ḿnh lập luận «siêu h́nh trừu tượng», «duy tâm chung chung», «coi vấn đề xă hội như thuộc lĩnh vực lôgích toán pháp là h́nh thái phát triển của lôgích siêu h́nh máy móc», «trái ngược với lư tính biện chứng của lịch sử hiện thực», «lẫn lộn mâu thuẫn biện chứng với nghịch lư siêu h́nh», v. v... (12)
Cũng theo ông Thảo, «nội dung và bản chất» của thời đại vẫn là sự chuyển hóa «biện chứng» và «tất yếu» của xă hội loài người từ «chủ nghĩa tư bản» lên «chủ nghĩa xă hội». Đây là niềm tin tưởng căn bản nhất của những ai đeo đuổi chủ nghĩa Marx Lênin - tương đương với tín điều về Đức Mẹ Đồng Trinh ở các tín đồ Kitô Giáo. Với một khác biệt không nhỏ: một bên xem đó là ḷng tin, bên kia cho đấy là khoa học - bởi v́ xuất phát từ sự kết hợp giữa một thứ triết lư «duy nhất đúng» với một phương pháp cũng «duy nhất khoa học» (10). Luận điểm thứ ba của bài này là: nếu phải đi t́m căn nguyên thực sự của sự khủng hoảng và sự phá sản của «chủ nghĩa xă hội hiện thực», th́ sự truy t́m ấy, để có hiệu quả tối đa, cũng không thể từ chối phê phán luôn cả cái mặc cảm «khoa học» tự tôn của nó.
4. Khoa Học: từ Sử Kư đến Sấm Kư
Trái với triết lư duy tâm, quan điểm duy vật cho rằng trong sự thống nhất giữa hiện thực và tư duy, hiện thực là mặt chủ đạo. Chính v́ có lư tính biện chứng tác động trong ḷng hiện thực (6), nên lịch sử của loài người mới nhất thiết phải trải qua các giai đoạn phủ định lẫn nhau từ thấp lên cao, và triết gia mới có thể căn cứ vào đấy mà lập thuyết, biến «chủ nghĩa tiến bộ chung chung» thành «chủ nghĩa duy vật lịch sử». Học thuyết này, do đó, là một khoa học chân chính: nó vừa có khả năng giải thích hợp lư sự tiến hóa của xă hội - tương tự như học thuyết của Charles Darwin trong lănh vực sinh vật học -, vừa có khả năng đưa ra những tiên đoán tất yếu về tương lai - như trong bất cứ một khoa học chính cống nào khác. Vẫn lại «ḿnh với ta»!
Thật ra, có một khác biệt lớn giữa thuyết tiến hóa của Darwin và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Thuyết tiến hóa chỉ có thể được áp dụng với một số hạn chế và trong một số điều kiện. Thứ nhất, các quy luật tiến hóa được giả định là xuất phát từ một số cơ chế sinh học có thể kiểm nghiệm được (sự chọn lọc tự nhiên do đấu tranh sinh tồn). Thứ hai, chúng dựa trên giả định là một số dữ kiện hoặc sẽ không thay đổi, hoặc chỉ biến thiên trong một giới hạn nào đó. Thứ ba, chúng chỉ nhằm xác định bằng quan sát sự xuất hiện sau của cái phức tạp so với cái đơn giản hơn, mà không khẳng định ngay cả là cái sinh sau tất yếu phải phức tạp hơn cái đă ra đời trước nó. Cuối cùng, chúng không phải là những tiền đề cho phép từ đấy suy diễn ra sự tiến hóa của một hệ thống sinh thái nào từ thời điểm t sang t + k chẳng hạn. Nói cách khác, thuyết tiến hóa không hề tŕnh bày lịch sử các giống loại như là kết quả của những quy luật phát triển nội sinh bên trong một hệ thống khép.
Sử quan duy vật biện chứng thiếu cẩn trọng hơn và chỉ chia sẻ với thuyết tiến hóa điều kiện thứ nhất: cơ chế tiến hóa của lịch sử loài người được quy cho đối kháng giai cấp, xuất phát từ mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với tính lỗi thời của các quan hệ sản xuất. Song ngay cả ở đây đă có vấn đề: những thay đổi xă hội không tất yếu đều phải bắt nguồn từ các đối kháng tập thể, và mọi mâu thuẫn tập thể cũng không nhất thiết đều phải đưa đến những thay đổi xă hội. Hệ thống lư luận của sử quan duy vật về sự suy sụp của chế độ tư bản c̣n dựa trên ít nhất là hai giả định: thứ nhất, cơ cấu cạnh tranh giữa các nhà tư bản là bất biến; thứ hai, sự tương tác giữa hai giai cấp tư bản và công nhân có cấu trúc của một tṛ chơi mà tổng số là số không. Cả hai điều kiện nói trên đều không thể được thỏa măn trong một hệ thống mở, nghĩa là có khả năng tự sáng tạo ra những đổi mới như lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không thể được xem là một khoa học. Vẫn lại «ta với ḿnh»: nó không hề «theo đúng và đủ các quy tŕnh khoa học khi xác lập chân lư», nghĩa là chưa hề «kinh qua [thành công] ba giai đoạn: giả thuyết, thí nghiệm, định luật» (13). Marx đă chỉ nghiên cứu kỹ lịch sử các nước Tây Phương - không phải lịch sử hoàn cầu - cho đến thế kỷ thứ 19, và vận dụng duy vật biện chứng để t́m ra một cấu trúc hợp lư xuyên suốt khoảng thời gian ấy, rồi từ đấy suy diễn ra một số quy luật tiến hóa cho lịch sử của toàn thể loài người. Không có ǵ lạ lùng, nếu các quy luật ấy đă góp phần chiếu sáng trở lại quá khứ của Tây Phương; một kết quả trái ngược mới thật là điều đáng kinh ngạc! Chỉ có thể xem là thí nghiệm đích thực sự sử dụng cùng những quy luật ấy để nghiên cứu lịch sử của một địa phận nào khác trên thế giới - như Đông Phương - hay ngay cả lịch sử của Tây Phương song ở vào một thời điểm nào khác - thế kỷ 20 - chẳng hạn.
Ở đây, trong cả hai trường hợp, chủ nghĩa duy vật lịch sử đều không hề được chứng thực. Sự xuất hiện của «phương thức sản xuất Á Châu» có nghĩa là cái sơ đồ tiến hóa gồm bốn giai đoạn của Marx - «chế độ công xă nguyên thủy, chế độ nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản» - đă không đúng cho mọi quá khứ và không thể được áp dụng máy móc ở mọi nơi. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong suốt thế kỷ 20 có nghĩa là chế độ này - mặc dù những khuyết tật - đă có khả năng tự đổi mới để vượt qua các cuộc khủng hoảng mà không hề giẫy chết, trong khi cái chế độ được chỉ định để thay thế nó th́ lại đă đi vào viện bảo tàng lịch sử. Những «tiên đoán khoa học» của sử quan duy vật biện chứng thực chất chỉ c̣n là một loại sấm cho các tín đồ của nó. Sấm trạng Marx: chủ nghĩa tư bản sẽ khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản. Sấm trạng Thảo: chế độ tư bản sẽ bước vào thời kỳ tổng khủng hoảng vào đầu thế kỷ thứ 21 (12)!
Tại sao phải xây dựng chủ nghĩa xă hội? Người ta có quyền đưa ra hàng chục lư do, song không thể có cái lư do nào mệnh danh là «khoa học» cả: chủ nghĩa xă hội là «điều tất yếu phải tới»! Ngay cả Albert Einstein cũng đă từng kết án sự phát triển «hỗn loạn» của chế độ tư bản bằng một luận điệu phảng phất như của Marx và đ̣i hỏi thiết lập chủ nghĩa xă hội (14). Song ở nhà bác học, dầu sao vẫn c̣n có sự phân biệt rằng «chủ nghĩa xă hội hướng tới một cứu cánh đạo lư xă hội», trong khi «khoa học không có khả năng tạo ra các cứu cánh, và lại càng không có nhiệm vụ áp đặt một cứu cánh nào cho mọi người». Einstein cũng cẩn thận từ chối sự đồng hóa «kinh tế kế hoạch» với chủ nghĩa xă hội, từ chối tự bịt mắt trước khả năng nô dịch hóa toàn diện con người của một bộ máy kinh tế và chính trị vừa tập trung và quan liêu đến cực độ, vừa phủ nhận tự do cá nhân như một đối trọng cần thiết.
Các thứ chủ nghĩa nhất nguyên thường vẫn mơ tưởng đến một sự thống nhất nào đó. Nhưng ở đây, sự thống nhất giữa «khoa học» và chính trị, dưới danh nghĩa thống nhất lư luận và thực tiễn, chỉ là một hành động cưỡng bức nguy hiểm. Nó đă sinh ra cái «chủ nghĩa xă hội khoa học» của ông Marx - tiền thân của cái «khoa học vô sản» của Stalin. Nó đă tạo ra một loại chế độ toàn trị độc đảng dám ngang nhiên cho phép đảng cầm quyền tịch thu luôn cả chân lư - đầu mối của loạn kiêu đảng. Tổng quát hơn, nó đă để lại một mô h́nh cách mạng xă hội trong đó điều hoang tưởng nhất cũng có khả năng trở thành quy phạm. Luận điểm thứ tư của bài này là: để truy t́m có hiệu quả căn nguyên thật sự của sự khủng hoảng và sự sụp đổ của «chủ nghĩa xă hội hiện thực», c̣n cần phải kết thúc bằng việc phê phán không nhân nhượng ngay chính cái quá tŕnh xây dựng chủ nghĩa xă hội - nh́n chung đầy nghịch lư - của các đảng cộng sản.
5. Cách mạng: từ lưỡi gỗ đến tha hoá
Trong suốt các thập niên «quá độ lên chủ nghĩa xă hội», tính chất hoang tưởng của sự nghiệp tạo lập «xă hội mới, con người mới» đă được biểu hiện đặc biệt ở sự vận dụng cực kỳ tùy tiện một số phạm trù triết học - «những khái niệm lôgích cơ bản» nhất (10) - của chủ nghĩa Marx-Lênin, để biện minh cho các chủ trương, chính sách cơ hội của các đảng cộng sản - chưa kể đây là những phạm trù tự bản thân chúng đă đặt vấn đề. Tất nhiên, các khái niệm căn bản ở đây đă có mặt từ lâu đời trong lịch sử tư tưởng, nhưng chỉ từ khi được triển khai trong ḷng chủ nghĩa lịch sử, song song với biện chứng pháp của Hegel và Marx, chúng mới trở thành một mạng lưới những phạm trù có khả năng thay đổi h́nh thể, màu sắc, ngôi vị tùy theo hoàn cảnh, song vẫn luôn luôn giữ đúng vai tṛ tối hậu được giao phó là cung cấp cho chủ nghĩa Marx-Lênin cả một hệ thống ngụy biện dưới chiêu bài «khoa học».
Đầu tiên là cặp phạm trù «cứu cánh và phương tiện». Không cần phải căn cứ trên biện chứng pháp mới biết rằng chúng liên hệ mật thiết với nhau và tác động lên nhau. Trên nguyên tắc, đây là một thể thống nhất: cứu cánh quy định phương tiện, ngược lại, phương tiện phải biểu dương được cứu cánh. Người ta chỉ có thể xây dựng dân chủ với các tế bào dân chủ, dưỡng dục con người bằng những biện pháp có tính người. Song khi kinh điển phán rằng cứu cánh «xă hội chủ nghĩa» là một tương lai tất yếu - nghĩa là sớm muộn ǵ rồi nó cũng sẽ được ngọn gió lịch sử mang đến -, th́ phương tiện không c̣n là yêu cầu phải thực hiện «ở đây và bây giờ» cái thông điệp nhân bản của ngày mai nữa, mà chỉ c̣n là một bộ máy sẵn sàng nghiền nát tất cả mọi kẻ thù giai cấp có thật hoặc tưởng tượng. Khi phương tiện ly khai, thậm chí đối lập với cứu cánh, vấn đề là phải giải quyết thế nào mâu thuẫn này trong sự nghiệp xây dựng xă hội mới. Ở đây, các quy luật biện chứng - nhất là quy luật phủ định - bỗng dưng hết tác động: sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nhường chỗ cho quan hệ hợp tác. Cứu cánh biện minh cho phương tiện - tất cả mọi phương tiện -, kể cả những ǵ hoàn toàn trái ngược với cái lư tưởng ban đầu của chủ nghĩa xă hội!
Thí dụ thứ hai là cặp phạm trù «bản chất và hiện tượng». Bản chất diễn đạt «những đặc tính cơ bản», «thực chất bên trong», cùng những «quá tŕnh sâu xa diễn ra trong nội bộ» của sự vật, trong khi hiện tượng là «biểu hiện bên ngoài của bản chất», là «h́nh thức của các sự vật và các quá tŕnh biểu hiện ra bên ngoài». Bản chất và hiện tượng dĩ nhiên phải thống nhất với nhau, và «mục đích của khoa học là t́m ra bản chất của sự vật qua những h́nh thức bên ngoài của sự vật ấy» (10). Song một khi sử quan duy vật đă phán rằng chủ nghĩa tư bản phải giẫy chết để sinh ra chủ nghĩa cộng sản, th́ khoa học cũng thoái vị, sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng cũng biến mất, quy luật biện chứng - ở đây, quy luật «chuyển hóa lượng thành phẩm» - cũng ngừng tác động. «Bản chất» của chế độ tư bản sẽ vĩnh viễn là «man rợ» (15), mặc dù tất cả những đổi thay nó đă chồng chất từ thời kỳ tích lũy ban đầu. «Bản chất» của chuyên chính vô sản luôn luôn là «văn minh», bất kể bao nhiêu tội ác nó đă vi phạm để mở đường cho «xă hội mới»!
Một thí dụ khác nữa là cặp phạm trù «h́nh thức và nội dung». Nội dung «biểu thị bản chất sâu kín», «thực chất căn bản» của sự vật; h́nh thức là «tổ chức bên trong của nội dung». Cả hai hợp thành một «khối thống nhất»: «không có h́nh thức [thích hợp] th́ nội dung không c̣n là nội dung nữa» và «một nội dung nhất định, cụ thể, chỉ có thể tồn tại dưới một h́nh thức nhất định mà thôi». Và dĩ nhiên, «h́nh thức tác động đến nội dung bằng cách thúc đẩy hoặc ngăn trở sự phát triển của nội dung». «Không có sự xung đột giữa nội dung và h́nh thức nói chung, mà chỉ có sự xung đột giữa h́nh thức cũ và nội dung mới» (10). Song khi kinh điển phán rằng cần phải thực hiện «chuyên chính vô sản» ít ra trong một thời kỳ, th́ trong suốt gần 3/4 thế kỷ «quá độ lên chủ nghĩa xă hội», nền «dân chủ mới» bỗng dưng được phép vận dụng triệt để tất cả mọi h́nh thức độc tài cả mới lẫn cũ, «nhà nước vô sản» bỗng nhiên lại có quyền mỗi ngày càng tự bành trướng - thay v́ tiêu vong - trên thân xác c̣m cơi của xă hội công dân, «tự do thật sự» bỗng dưng có nghĩa là phải hủy diệt cả những quyền «tự do h́nh thức» đă được toàn thể thế giới long trọng tuyên nhận!
Điều bất hạnh cho mô h́nh gọi là «chủ nghĩa xă hội hiện thực» là hiện thực vẫn có những quy luật riêng của bản thân nó mà lưỡi gỗ chẳng bao giờ có khả năng vô hiệu hoá. Cứu cánh cứ biện minh cho phương tiện, th́ những phương tiện xấu xa chồng chất lâu ngày cuối cùng sẽ phủ định ngay chính cứu cánh, lấy những «h́nh thức» thoái hóa làm «nội dung», biến những «hiện tượng» mọi rợ thành «bản chất» của chế độ. «Chủ nghĩa xă hội khoa học» theo ước mơ của người sáng lập ra nó đă hoàn toàn tha hóa, để lại một số biến thể dễ nhận diện: «chủ nghĩa xă hội duy tâm, chủ quan, duy ư chí»; «chủ nghĩa xă hội tập trung, quan liêu, hành chính, mệnh lệnh và cực quyền»; «chủ nghĩa xă hội b́nh quân, bao cấp»; «chủ nghĩa xă hội phong kiến, đẳng cấp»; «chủ nghĩa xă hội dân tộc, biệt phái»... (1)
Cái quá tŕnh xây dựng đầy nghịch lư này là tật bệnh dễ trông thấy nhất của toàn bộ mô h́nh «chủ nghĩa xă hội hiện thực». Do đó, nó đă từng là đích nhắm của nhiều phê phán, thận trọng hoặc công khai, đến từ mọi phía, với các cáo trạng khác nhau. Nhưng thực ra, đây chỉ mới là cái phần nổi của băng sơn, nếu nó phơi bày ra mặt lộ liễu nhất của cả mô h́nh, nó cũng đồng thời che giấu được những căn bệnh sâu xa hơn. Điều nguy hại là nó vẫn tiếp tục nuôi dưỡng ảo tưởng của một sự «trở về» nào đó, thoạt nghe có vẻ hợp lư, song lại hoàn toàn vô nghĩa trong trường hợp bị nhiễm độc ngay từ nguồn gốc. Chẳng hạn như thứ lư luận này: kẻ phải chịu trách nhiệm về mọi thất bại là «những vận dụng cụ thể chủ nghĩa Mác-Lênin, chứ không phải bản thân chủ nghĩa Mác-Lênin». «Bởi v́ làm sai chủ nghĩa Mác-Lênin nên mới bị thất bại, do đó, cần phải sửa lại làm sao cho đúng - thật đúng với chủ nghĩa Mác-Lênin»! (13)
6. Chủ Nghĩa Xă Hội Hiện Thực: từ Xảo Thuật của Lư Trí đến Xảo Thuật của Đam Mê
V́ sao «chủ nghĩa xă hội hiện thực» lại rơi vào khủng hoảng và đi đến sự sụp đổ? Bởi v́ nó hoàn toàn siêu thực, và do đó, sai hỏng ở mọi mức độ. Siêu thực ngay từ cái hệ tư tưởng làm nền móng: sự tiến bộ tất yếu chỉ là một mơ tưởng được lấy làm hiện thực. Siêu thực từ cái biện chứng pháp một chiều, khi nó cho rằng lịch sử chỉ gồm có độc một loại vận động tổng hợp cứ măi măi xoắn lên. Siêu thực cả ở cái mặc cảm khoa học thần bí: sứ mạng vinh quang của giai cấp vô sản và sự cáo chung báo trước của chế độ tư bản chỉ là những lá số tử vi không đậu. Và cuối cùng, kết quả tổng hợp của tất cả những thứ siêu thực nói trên, siêu thực ngay chính trong cái quá tŕnh xây dựng chủ nghĩa xă hội, khi tính mông lung của học thuyết và sự độc đoán của chính trị không ngừng kêu gọi, thôi thúc lẫn nhau, và bồi dưỡng, tiếp sức cho nhau. Chủ nghĩa cộng sản nhân bản, khoa học, giai đoạn phát triển tột cùng của xă hội loài người, chỉ là một huyền thoại.
«Khi huyền thoại đẹp hơn hiện thực, th́ ở đây, người ta giữ lại huyền thoại». Trong một phim truyện Mỹ về vùng Viễn Tây ở thế kỷ trước, nhân vật nhà báo đă xé bỏ bài phỏng vấn và kết luận như trên, sau khi nghe ngài thượng nghị sĩ kể lại câu chuyện thật về ngộ nhận người hùng trong thời thanh niên của ḿnh (16). Tại Việt Nam, cuối thế kỷ 20 và ở ngoài đời, vẫn c̣n cái loại trí thức chủ trương, khi triết lư về lịch sử đẹp đẽ hơn lịch sử, th́ nên giữ lại triết lư mà chối bỏ lịch sử! Lư luận trác tuyệt: «giải trật một bài toán, thậm chí hàng loạt bài toán khác nhau, không có nghĩa toán học là sai» (13). Đă đành! Có điều, các chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử lại không phải là toán học, mặc dù cũng có a, b, c, x, y... như trong đại số! Ở đây, rủi có ngộ nhận nào, th́ nhất định nó phải là một ngộ nhận kép - nghĩa là... về cả chủ nghĩa Marx-Lênin lẫn toán học!
«Không ai có thể hiểu thấu đáo những nẻo đường của Thượng Đế», các cố đạo thường vẫn an ủi con chiên như thế, khi không giải thích được v́ sao «đấng Tối Cao là Chân, Thiện, Mỹ», mà cuộc đời này lại tràn đầy những gian trá, độc ác, xấu xa, v. v... Những nẻo đường của «chủ nghĩa xă hội hiện thực» có thể cũng tương tự, bởi v́, từ một lư tưởng nhân bản vào bậc nhất, người ta đă chỉ xây dựng lên nổi một chế độ cực kỳ bất nhân. Tự ngh́n xưa, con người vẫn loay hoay xây dựng không biết bao nhiêu dự phóng lớn nhỏ, để rồi chung cuộc chỉ gặt hái được những kết quả trái ngược, thường là xấu hơn, dù đôi khi cũng tốt hơn điều chờ đợi đôi chút. Vẫn c̣n lại đó, bàng bạc trong cuộc sống mỗi ngày, cái triết lư thiên mệnh bi quan, yếm thế - «con tạo trêu ngươi» -, với thỉnh thoảng cũng được một hai ngoại lệ đáng trân trọng - «xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều»...
Từ khi Tiến Bộ và Lịch Sử thay chân Thượng Đế để điều hành hay quản lư cuộc đời th́ con người lạc quan hơn. Adam Smith tin là có một «bàn tay vô h́nh» nào đó sắp xếp: những lo toan ích kỷ của mỗi cá nhân, rốt cuộc, cũng mang lại lợi ích chung cho cả tập thể. Nh́n vấn đề ở một tŕnh độ cao hơn, Hegel gọi đó là «xảo thuật của lư trí»: con người tưởng ḿnh là tác nhân của lịch sử, kỳ thực chỉ là những công cụ mà lư trí dùng để lót đường cho «hồn thời đại». Điều khó khăn là lư do này lại càng không giải thích nổi sự phá sản của «chủ nghĩa xă hội khoa học»: đây là một sản phẩm không ǵ có thể chính cống hơn của Lư Trí, có kinh điển của Marx và Lênin chứng nhận, mới đây c̣n có cả hộ khẩu trên nửa địa cầu đă giác ngộ cách mạng vô sản. Trừ phi nó là sản phẩm của một thứ lư trí «dỏm», hay một thứ đam mê ngụy trang làm lư trí - một «xảo thuật của đam mê», nói theo giọng điệu của Adorno!
Xây dựng một xă hội như thế nào cho Việt Nam? Tại sao không phải là «một xă hội tự do dân chủ» như một nửa đất nước trước đây đă mong muốn, và «một xă hội không c̣n tệ người bóc lột người» như nửa kia vẫn trông đợi? Điều chắc chắn là cái xă hội đó sẽ chẳng bao giờ xuất hiện một cách tất yếu, rơi rớt từ các trận mưa, ngọn gió nào đó của lịch sử có chở theo «hồn thời đại». Nó chỉ có thể đâm chồi, nẩy mầm, vươn lên từ những kiến thức khoa học - khoa học chân chính, không phải khoa học giả cầy -, và nhất là từ tim óc của loại người tự do - những con người, sau khi đă giải thoát đôi vai và tay chân khỏi gông cùm của thực dân và đế quốc như «Bác Hồ» đă dặn, biết tự giải phóng nốt cái đầu để làm tṛn nhiệm vụ yêu nước thương dân của ḿnh. Nếu không có được loại người đă trưởng thành ấy - theo định nghĩa ở trên của Kant - th́ thực chất của mọi cuộc giải phóng, rồi ra, cũng chỉ đơn thuần là cái tṛ chơi đổi chủ - chủ nô và chủ nghĩa - hoàn toàn vô bổ, nửa trào lộng, nửa bi đát... «Từ trong chủ nghĩa chui ra, Vươn vai một cái, rồi ta lại vào»!
Phạm Trọng Luật
04/1994
________________
Chú Giải và Thư Mục
(1) Hoàng Chí Bảo. Chủ Nghĩa Xă Hội Hiện Thực: Khủng Hoảng, Đổi Mới và Xu Hướng Phát Triển. Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc Gia, 1993. Tác phẩm vừa xuất bản đă bị tịch thu này gồm có 5 chương; bài này chỉ có tham vọng góp ư với tác giả trên vấn đề căn bản đặt ra trong 2 chương đầu: thử đi t́m căn nguyên của sự khủng hoảng và sụp đổ của «chủ nghĩa xă hội hiện thực».
(2) «Qu'est-ce que les Lumières? La sortie de l'homme de sa Minorité, dont il est lui-même responsable. Minorité, c'est- à-dire incapacité de se servir de son entendement sans la direction d'autrui, minorité dont il est lui-même responsable, puisque la cause en réside non dans un défaut de l'entendement, mais dans un manque de décision et de courage de s'en servir sans la direction d'autrui. Sapere aude! Aie le courage de te servir de ton propre entendement. Voilà la devise des Lumières» (Kant, Immanuel. Réponse à la Question: Qu'est-Ce-Que les Lumières? Trong: La Philosophie de l'Histoire (Opuscules), Paris: Denoel-Gonthier, 1972. Tr. 46).
(3) «En évoquant d'une manière générale les différents degrés de la connaissance de la liberté, j'ai dit que les orientaux ont su qu'un seul homme est libre, le monde grec et romain, que quelques-uns sont libres, tandis que nous savons, nous, que tous les hommes sont libres, que l'homme en tant qu'homme est libre. Ces différents stades constituent les époques que nous distinguons dans l'histoire universelle et la division suivant laquelle nous la traiterons» (Hegel, G. W. F. La raison dans l'histoire. Paris: UGE, 1965. Tr. 84.
(4) Nhiều tác phẩm về quan hệ giữa Hegel và Marx. Có thể xem: Hook, Sidney. From Hegel to Marx. Ann Arbor: The University of Michigan Press, 1971. Theo tác giả này, Hegel chỉ phân biệt rơ ràng hai khái niệm «hiện thực» và «tồn tại» kể từ lần tái bản thứ 3 (1830) của Triết Học Toàn Thư (S. Hook, sđd, tr. 20).
(5) Lowy, Michael & Varikas, Eleni. L'Esprit du Monde sur les Ailes d'une Fusée: la Critique du Progrès chez Adorno. Paris: Revue des Sciences Humaines, số 229, 1993. Tr. 47-60. Theodor Adorno và Walter Benjamin, cùng với Jurgen Habermas, Max Horkheimer là những tác giả thuộc «trường phái Frankfurt».
(6) Marx, Karl. Thèses sur Feurbach (1845). Trong: Marx, Karl & Engels, Friedrich. L'Idéologie Allemande, Paris: Editions Sociales, 1966. Tr. 142.
(7) Trần Đức Thảo. «Hạt Nhân Duy Lư» trong Triết Học Hê-Ghen. Tập San Đại Học, số 6-7, 1956. Tr. 18-36 («Le Noyau Rationel» dans la Dialectique Hegelienne. La Pensée, số 119, 1965. Tr. 3-23). Theo truyền thống, «hạt nhân duy lư» của biện chứng pháp chỉ cái phần chung của Hegel và Marx: sự vận động xoắn lên do sự phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Trong bài viết trên, Trần Đức Thảo chứng minh rằng, ẩn đằng sau sự vận động của ư thức như Hegel đă diễn tả là sự vận động của lịch sử hiện thực.
(8) Về vấn đề biện chứng pháp và lôgic h́nh thức trong triết học, có thể xem 2 quan điểm luận lư học đối lập cổ điển ở Karl Popper và Trần Đức Thảo chẳng hạn. (Poper, Karl. Conjectures and Refutations. London: RKP, 1972. Ch. 15, What is dialectic?, tr. 312-335 & Trần Đức Thảo. La Logique du Présent Vivant. Ch. I, Pour une Logique Formelle et Dialectique. Les Temps Modernes, số 568, 11/1993. Tr. 154-168). Đối với Popper, không thể có một thứ luận lư biện chứng: khi một hệ thống luận lư «đă chấp nhận hai mệnh đề mâu thuẫn với nhau, th́ nó phải chấp nhận bất cứ một mệnh đề nào khác, bởi v́ từ một cặp mệnh đề mâu thuẫn người ta có thể suy ra hợp thức bất cứ mệnh đề nào» (tr. 317). Đối với Trần Đức Thảo, những nguyên tắc của luận lư biện chứng, do Héraclite và Hegel để lại dưới một dạng khá tối tăm, có thể được viết lại dưới một công thức khác, song vẫn dựa trên những định đề của luận lư h́nh thức; ông phân biệt «hữu thể của mỗi lúc (l'être de l'instant)» và «động tác xuất hiện hay biến mất (le mouvement d'apparition et de disparition)» của hữu thể. Do đó, ông «hoà giải» được 2 thứ luận lư và xem biện chứng như một thứ luận lư cấp cao (tr. 154-159).
Về vấn đề biện chứng pháp như phương pháp xă hội học, cũng có thể nhận diện 2 quan điểm đối lập, như ở Georges Gurvitch và Louis Schneider chẳng hạn (Gurvitch, Goerges. Dialectique et sociologie. Paris: Flammarion, 1962 & Schneider, Louis. Dialectic in sociology. American Sociological Review, tập XXXVI, số 4, 1971. Tr. 667-678). Đối với Gurvitch, biện chứng pháp là một phương pháp xă hội học phong phú, với điều kiện là nó phải vượt quá biện chứng pháp của Hegel và Marx để trở thành một thứ «biện chứng kinh nghiệm - hiện thực (empirico-réaliste)». Đối với Schneider, không có cái ǵ có thể gọi là «phương pháp biện chứng» hết cả, nhiều lắm chỉ có thể nói đến một thứ «quan điểm biện chứng» trong xă hội học. Đó là một lối tiếp cận lịch sử, xă hội, nhân sinh, nhấn mạnh trên sự phát triển do đối kháng, do sức mạnh của đam mê ở con người, và trên những kết quả hoàn toàn bất ngờ - nhiều khi trái ngược với ư muốn của các tác nhân -, hoặc trên sự cay đắng, mỉa mai, lư thú của những cuộc đảo lộn đột ngột trong lịch sử, xă hội. Theo định nghĩa này, nhiều tác giả xa lạ với Hegel và Marx, như Adam Smith hay Max Weber, cũng trở thành các nhà biện chứng chính cống.
(9) K. Marx chỉ nói đến biện chứng pháp trong các lănh vực xă hội và lịch sử. Engels là người muốn đưa biện chứng pháp vào khoa học tự nhiên; ông bỏ cuộc sau 8 năm nghiên cứu, để lại một số tác phẩm chưa có đủ tính chất thuyết phục như Biện Chứng của Tự Nhiên và Chống Dühring.
(10) Từ điển triết học. Hà Nội: Nxb Sự Thật, 1976. Công tŕnh của một tập thể các tác giả Nga, dịch từ bản tiếng Pháp ra tiếng Việt.
(11) Hà Sĩ Phu. Dắt Tay Nhau Đi Dưới Những Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ. Tài liệu chuyền tay trong nước. Đă đăng lại ở hải ngoại trên Thông Luận (số 60, 05-1993 ), và Trăm Con (số 12, 06-1993). Bài viết đầy tâm huyết của Hà Sĩ Phu, thật ra, chỉ nhằm nói lên điều Kant đă nói từ thế kỷ 18: «Hăy có can đảm tự sử dụng lấy lư trí của chính ḿnh». Một thách thức đủ cách mạng trong hệ thống giáo điều hiện nay để bị tập đoàn cai tư tưởng của ĐCSVN xúm nhau lại mạt sát. Điều đáng tiếc là trong số đó lại có cả Trần Đức Thảo, người đă từng là nạn nhân của tṛ chơi khả ố này sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm. V́ tác giả chưa hề lên tiếng chối bỏ bài này khi trở qua Pháp, chúng tôi xem đây là một bài viết của Trần Đức Thảo.
(12) Trần Đức Thảo. Cái Gọi Là «Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ» Đi Ngược với Tư Duy Biện Chứng của Lư Trí. Hà Nội: Tạp Chí Cộng Sản, số 02, 02-1991. Tr. 41-47. Bài viết của Trần Đức Thảo chủ yếu nhằm đả phá Hà Sĩ Phu ở điểm đă cho rằng cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa ngày nay «đi quá sớm cả một giai đoạn, thậm chí cả một thời kỳ lịch sử, không có tiền đề để thành công» (Trần Đức Thảo, bđd, tr. 43). Tác giả phác hoạ một sơ đồ phát triển của các h́nh thể kinh tế xă hội với 2 giai đoạn cơ bản: «giai đoạn phát triển và hoàn thành bản chất mới» (gồm có 3 thời kỳ: «thực tại», «tồn tại-cho-cái khác», «tồn tại-cho-bản thân»), «giai đoạn phát triển số lượng đặc thù» (cũng gồm có 3 thời kỳ: «phát triển đại lượng», «phát triển có mức độ», và «phát triển quá mức»). Theo ông, trong một số điều kiện đặc biệt thuận lợi, sự phát triển nhảy vọt có thể được thực hiện trong suốt thời kỳ đầu của giai đoạn thứ hai. Cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam, do đó, «không phải là quá sớm», và trên thực tế, «đă thành công vinh quang» (tr. 46). Ông c̣n tiên đoán: «cả hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới sẽ hoàn thành thị trường chung toàn bộ của họ trong phần đầu thế kỷ XXI», và sau đó, «sẽ chuyển sang thời kỳ phát triển quá mức, tức là tổng khủng hoảng của cả hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới» (tr. 46).
(13) Lê Quang Vịnh. Những Ngộ Nhận về Dân Chủ và Chủ Nghĩa Xă Hội. Paris: Diễn Đàn, số 26, 01/1994. Tr. 17-20.
(14) Einstein, Albert. Pourquoi le Socialisme. Paris: La Pensée, số 294-295, 1993. Tr. 113-117. Bài này đă được viết cách đây gần nửa thế kỷ, cho tờ Monthly Review ở Mỹ, số 1, 1949. V́ những lư do cũng dễ đoán, Đảng Cộng Sản Pháp mới đây đă cho dịch và đăng lại trên tạp chí lư luận của đảng.
(15) Nguyễn Khắc Viện. Bước Vào Cuộc Kháng Chiến Mới. Paris: Diễn đàn», số 24, 11/1993. Tr. 17.
(16) John Ford. The Man Who Shot Liberty Valence. Hollywood: Paramount, 1962.