TranVanGiau

Nghĩ với người trong nước
 

NGHĨ VỚI TRẦN VĂN GIÀU

VỀ «NỬA NHÀ NƯỚC»

VÀ VÀI NỬA KHÁC


  

Nửa cái bánh ḿ vẫn là bánh ḿ,
nhưng nửa sự thực không phải là sự thực

(Trích dẫn bởi Dương Thu Hương)

 

 

1

 

 

Viết Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản (1848), Karl Marx đă đưa ra nhiều nhận định sắc sảo về h́nh thức chính quyền gọi là nhà nước, theo đó nhà nước chỉ là một kiến trúc thượng tầng của loại xă hội phân chia thành giai cấp. «Nhà nước là quyền lực được tổ chức của một giai cấp nhằm thống trị các giai cấp khác» (…) «Nhà nước tư bản chỉ là một thứ ủy ban quản lư những công việc kinh doanh chung của toàn bộ giai cấp tư sản». Cái kết luận tất yếu của quan điểm này là, khi không c̣n cái cơ sở hạ tầng đă sản sinh ra nó, th́ cũng không c̣n nhà nước.

 

Trong Chống Dühring (1878), Friedrich Engels đă phác họa con đường diệt vong của nhà nước. Giai cấp vô sản chiếm lĩnh nhà nước, và đặt những tư liệu sản xuất dưới quyền sở hữu của tất cả tập thể. «Cái hành động đầu tiên như người đại diện cho toàn thể xă hội ấy của nhà nước (...) cũng là hành động cuối cùng của nó với tư cách là nhà nước». Khi không c̣n giai cấp nào nữa để trấn áp, th́ sự can thiệp của một quyền hành nhà nước vào những quan hệ xă hội cũng trở thành thừa. «Sự cai trị con người nhường chỗ cho sự quản lư sự vật và sự điều khiển những hoạt động sản xuất. Nhà nước không bị hủy bỏ, nó tàn lụi đi».

 

B́nh luận đoạn văn nói trên của Engels, Lênin phân biệt trong Nhà Nước và Cách Mạng (1917), hai thứ nhà nước: nhà nước tư bản mà giai cấp vô sản cần phải đánh đổ (bởi v́ chẳng đời nào nó sẽ tự triệt tiêu!), và nhà nước vô sản. Đây là cái nhà nước, sau khi chiếm hữu các tư liệu sản xuất và trấn áp giai cấp tư sản thành công bằng chuyên chính vô sản, sẽ tự nó tiêu vong. Cái nhà nước sẽ chết dần sau cách mạng vô sản ấy, Lênin thiên tài c̣n gọi nó là «nửa nhà nước», bởi v́ nó sẽ từ từ mất đi cái chức năng chính trị, để chỉ c̣n là một cơ quan hành chánh, trước khi bước vào viện bảo tàng đồ cổ.

 

 

2

 

 

Câu chuyện «một nửa» đến đây chỉ mới được… một nửa - đó là cái nửa trên văn bản, trên lư thuyết. Cái nửa kia, nửa trong cuộc đời, trong thực tiễn, h́nh như lại phát triển theo một chiều hướng hoàn toàn trái ngược. Có một khoảng cách lớn giữa những bộ máy chánh quyền ở các nước cộng sản hiện nay với cái «nửa nhà nước» - dù chưa tàn lụi - của ông Lênin, đủ lớn để làm điên đầu nhiều thế hệ trí thức xă hội chủ nghĩa!

 

Ở Việt Nam, ông Trần Văn Giàu, một sử gia lăo thành đă từng lăn lộn lâu đời giữa chồng sách vở kinh điển của chủ nghĩa Marx-Lênin, mới đây đă thú nhận: «Nhà nước nó sinh ra nhiều vấn đề ghê gớm lắm mà tất cả những nhà khoa học, trong đó có tôi, không đủ can đảm để nghiên cứu. Tại làm sao những người cách mạng và kháng chiến như chúng ta lại xây dựng một nhà nước quan liêu không ai bằng, một tỉnh Thanh Hóa đông nhân viên hơn toàn bộ Đông Dương thời Pháp thuộc, một nhà nước lạ lùng như thế, rồi cả nước Việt Nam này cũng tương tự, th́ lấy cái ǵ mà nuôi nhà nước. Tạo ra nó mà để cho nó nghèo th́ nó ăn trộm, trả cho nó mức lương chết đói th́ nó phải bóc lột nông dân; tôi đă bảy mươi mấy tuổi đời nhưng chưa thấy thời kỳ nào mà người nông dân nghèo như bây giờ (...) Tại làm sao? V́ phải nuôi cái bộ máy nhà nước to quá!» (Tuổi Trẻ, 27-10-1988).

 

Ông Marx đă định nghĩa nhà nước như một công cụ thống trị giai cấp; điều ấy có thể rất đúng, ít nhất vào thời điểm ấy. Bây giờ, sự thể không hẳn vẫn c̣n như vậy: trong các nước tư bản, nhà nước mỗi ngày càng hành xử giống như một người trọng tài giữa các nghiệp đoàn chủ - thợ. Nhưng đó là chuyện khác; vấn đề ở đây là lối định nghĩa của ông Marx. Ông đă định nghĩa nhà nước bằng cái chức năng của nó, và không ít người đă xem ông như nhà tiên phong của một trường phái xă hội học và dân tộc học gọi là phân tích chức năng, một lối tư duy rất phổ biến và phong phú ở thế kỷ sau. Áp dụng chặt chẽ và triệt để, cách nghiên cứu này có khả năng phát hiện ra nhiều sự thực đáng để suy ngẫm.

 

Một trong những luận điểm căn bản của phương pháp chức năng là chức năng tạo ra cơ quan (chức năng trấn áp giai cấp đẻ ra nhà nước); một luận điểm cơ sở khác là bất kỳ một cơ cấu nào, khi đă đảm nhận cùng một chức năng với một cơ quan, cũng có thể được xem là một cơ quan tương đương. Theo quy chế của các đảng cộng sản, th́ mọi đảng cộng sản đều là những tổ chức chiến đấu của giai cấp công nhân, nhằm giành lấy chánh quyền và áp đặt chế độ chuyên chính vô sản. Điều quan trọng và rơ ràng ở đây là, sau khi nắm chánh quyền, đảng cộng sản nhất quyết phải trở thành một công cụ trấn áp nghiêm nhặt của giai cấp vô sản, nghĩa là... một «nhà nước» theo định nghĩa chức năng của Karl Marx. Và đây là một «nhà nước», không những tự thân (tồn tại nhưng không ư thức được vai tṛ của ḿnh), mà c̣n tự giác (ư thức cao độ «nhiệm vụ lịch sử» của nó), không chỉ là một «nhà nước» ở trong nhà nước, mà c̣n là một «nhà nước» đứng trên nhà nước, một «siêu nhà nước»!

 

«Đảng lănh đạo, nhà nước quản lư», đó là bộ máy chánh quyền tại các nước cộng sản nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Cấp bậc lănh đạo, cái cơ cấu tương đương với nhà nước tư bản, là tổ chức Đảng, bởi v́ nó có cùng chức năng trấn áp và nắm thực quyền - trị giá của nó ít nhất là một. Cấp bậc quản lư, cái anh nhà nước bù nh́n, hữu danh vô thực, chỉ đáng gọi là «nhà nước», hay nói như Lênin, «nửa nhà nước» - trị giá của nó đúng là một nửa. Các ông trí thức xă hội chủ nghĩa ơi, cứ thử cộng lại mà xem, một với một nửa, đâu phải là một hay một nửa, mà là một rưỡi! Làm ǵ có chuyện từ một xuống một nửa, rồi tiêu vong thành số không. Chỉ có chuyện từ một lên một rưỡi (nếu không phải là hai!), tiền đề của một thảm kịch và một bi hài kịch.

 

 Cái thảm kịch ở đây là hai tầng áp bức. Ông Giàu viết tiếp: «Cái bộ máy đó, nó đè nặng trên nông dân và công nhân» (trí thức xă hội chủ nghĩa nữa chứ!). Trong đầu ông, cái bộ máy đó là nhà nước; thật ra, nó là bộ máy Đảng/nhà nước, nếu muốn nói thật chính danh. Trong các nước tư bản, nhà nước tư bản đă thừa biết từ lâu là nó không có khả năng nuôi sống mọi người, nếu không có những hoạt động kinh doanh của xă hội dân sự. Ở các quốc gia chậm tiến đi theo con đường tư bản, nhà nước đă phải c̣ng lưng thay thế một tầng lớp tư sản dân tộc vắng mặt hoặc quá yếu ớt. T́nh h́nh của những nước chậm tiến phiêu lưu vào con đường cộng sản c̣n bi đát hơn: nhà nước đă không thế chân tập thể tư nhân sản xuất nổi (v́ lối làm ăn phản kinh tế và những giả thuyết sai bét về kinh tế, tâm lư học), mà c̣n phải nuôi dưỡng cả một bầy cán bộ kiểm soát «ăn theo». Đó cũng là lư do khiến các quốc gia Đông Âu, dù khá giả hơn lúc đầu, cũng không có khả năng cất cánh. Ai nuôi hàng triệu đảng viên đảng cộng sản khi các đảng này lên nắm chánh quyền, nếu không phải là nhà nước, nghĩa là, nói cho cùng, nhân dân? Đây là một câu hỏi khó ḷng tránh né măi.

 

«Ăn trộm»«bóc lột» , cái bộ máy đó, vẫn theo lời ông Giàu, c̣n «không có hiệu lực». Và đây là một bi hài kịch đích thực. «Đảng lănh đạo, nhà nước quản lư» - thực chất của cái hợp đồng chính trị chạy làng này là chuyện Thằng Mù Cơng Thằng Què tân thời. Thằng què «lănh đạo», c̣n mắt nhưng tim óc cũng đă mù ḷa, nh́n đâu cũng chỉ thấy toàn những kẻ thù cần phải tiêu diệt, lại mắc bệnh chủ quan không phân biệt nổi mộng với thực, chỉ vẽ rặt những đường tắt láo lếu; thằng mù «quản lư» bước đi của cả cặp, cứ cả tin y theo lời hướng dẫn mà «tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc» vào toàn những chỗ chết. Sau đó, thằng què bỉ ổi c̣n nham nhở buộc tội bạn đă cơng nó xuống hố! Nhà nước chịu trách nhiệm trước Đảng, nhưng Đảng không chịu trách nhiệm với ai cả! Mười mấy năm trời xây dựng chủ nghĩa xă hội là ngần ấy năm hủy hoại cộng đồng dân tộc, phung phí sinh lực và tài nguyên quốc gia.

 

Về sau, Lênin đă than thở trong chúc thư (1922) là, rốt cuộc, cách mạng đă chỉ «lấy lại bộ máy nhà nước cũ của Nga Hoàng và của giai cấp tư sản». Nhưng câu chuyện «một nửa» đến đây đâu đă hết. Lênin vĩ đại đă bói nhầm v́ bệnh (ấu trĩ?) «nóng vội cách mạng», bàn về nhà nước mà lại quên khuấy vai tṛ tai hại của các đảng cộng sản do chính tay ông dựng lên khuôn mẫu! Những đồ đệ của ông ngày nay lại mắc bệnh (già nua?) «lừng khừng cải lương», nửa ưng cải tổ nhà nước, nửa lại quá ớn cái bàn tay uốn nắn của Đảng, cho nên cứ thườn thượt vào ra…

 

«Bâng khuâng đứng giữa hai ḍng nước» ...

 

«Bây giờ phải sửa nó như thế nào?» Ông Giàu hô hoán và kêu gọi sự tham gia của những nhà khoa học xă hội. Đây không phải là một vấn đề khoa học, trừ phi là thứ khoa học giả cầy mácxít- lêninnít; nó là một vấn đề chính trị. Hăy kéo cổ thằng què yêu quái xuống, đưa hắn đôi nạng gỗ, buộc hắn phải chấm dứt kiếp sống ăn bám tắc trách - quít làm cam chịu khi thất bại, cam làm quít hưởng khi thành công -, chỉ đường cho hắn vào bệnh viện tâm thần nếu cần; và trả cho thằng mù cây gậy ḍ đường, dù đui mù nhưng c̣n đủ tâm trí, khi có tự do và trách nhiệm, hắn có thể tự xoay xở lấy một ḿnh. Hăy bắt buộc Đảng phải vất bỏ cái lá nho nhà nước, gánh chịu trách nhiệm trước nhân dân về mọi thất bại, chấp nhận luật đào thải của tạo hóa, rút lui khi không có khả năng giải quyết những vấn đề lớn nhỏ của đất nước, để nhà nước, không c̣n bị khuynh loát, trở về với cương vị một nhà nước của toàn thể nhân dân - trong đó có những người cộng sản -, điều khiển thật sự quốc gia, trong tự do và tinh thần trách nhiệm.

 

 

3

 

 

Quyết tâm «gọi con mèo là con mèo» là điều rất đáng ca ngợi. Với điều kiện là một trong hai vị trí của từ con mèo trong câu không được dành cho «con mèo gâu gâu» của trường phái Bút Tre! Ở Việt Nam, hiển nhiên là có vấn đề chính quyền. Nhưng đó chỉ là vấn đề nhà nước ở bề mặt, trong chiều sâu và chiều dày, nó chủ yếu là vấn đề Đảng Cộng Sản. «Đánh» nhà nước trước công luận, chỉ mới là đưa ra một nửa sự thực. Một nhà văn nữ tranh đấu trong nước, Dương Thu Hương, có lần đă viết hay trích đâu đó: «Nửa cái bánh ḿ vẫn là bánh ḿ, nhưng nửa sự thực không phải là sự thực». Có thể c̣n tệ hơn: đả kích nhà nước, thóa mạ thằng mù, thực chất có thể là mưu toan chống đỡ cho Đảng, che chở cho thằng què, kẻ thật sự mang trọng tội.

 

Không đi đến cái kết luận ấy, tôi cho rằng phong cách như thế không phải là phong cách trí thức, tranh đấu như thế cũng không phải là đấu tranh, có rộng răi lắm cũng chỉ gọi được là chuyện đấu tranh nửa vời, nửa trong nửa ngoài nước, của các ông «nửa trí thức». Không thể chủ trương đa nguyên mà chẳng dám công khai đ̣i hỏi Đảng Cộng Sản phải chấm dứt tṛ độc diễn, hô hào dân chủ mà vẫn chỉ hạ bút viết nổi hai chữ «đối trọng» thay v́ đối lập!

 

... «Chọn một ḍng hay để nước trôi?» 

 

Nếu chưa sẵn sàng dứt khoát, tốt hơn hăy tạm ngừng. Về nhà, bắc nửa ấm nước, pha nửa b́nh trà, xách nửa gói đậu phộng, lên giường đắp chăn đến nửa ngực, đọc Nửa Chừng Xuân (hay Nửa Đời Hương Phấn), c̣n có ư nghĩa hơn, dù chỉ nhập nhằng «đôi con mắt ố mấy lỉm dim» đọc mỗi bên được bằng... nửa con mắt.

 

 

 

Phan Công Luận
THÔNG LUẬN, số 24, tháng 02, 1990