THẾ NÀO
LÀ
MỘT QUỐC GIA?
__________
«Thế nào là một quốc gia?» («Qu’est-ce qu’une nation») là bài trần thuyết do Ernest Renan[1] đọc tại Đại học Sorbonne, ngày 11 tháng 3 năm 1882.
Chúng tôi chỉ trích dịch ở đây phần cuối của bài thuyết tŕnh --phần nói lên quan niệm của E. Renan về thực thể chính trị này, đồng thời cũng là phần quan trọng nhất --, song song với một đoạn liên hệ trích dịch từ bài tựa cho tuyển tập «Discours et Conférences» (1887, «Diễn từ và Thuyết tŕnh») của tác giả.
Mặc dù ngắn, toàn văn bài trần thuyết được xem là một trong những trước tác quan trọng nhất của Renan, và không phải chỉ nhờ bối cảnh chính trị của cuộc tranh chấp đất đai đương thời[2] giữa hai quốc gia Pháp và Phổ. Nó sẽ được dịch và giới thiệu trọn vẹn trong «Tuyển tập Triết lư Chính trị» mà chúng tôi hy vọng sẽ cho xuất bản một ngày gần đây.
Phạm Trọng Luật
25-12-2009
____________________
Quốc gia là một hồn thiêng, một nguyên lư tinh thần. Hai sự thể, thật ra chỉ là một, đă tạo nên cái hồn thiêng, cái nguyên lư này. Một nằm trong quá khứ, một náu ở tương lai. Cái trước là sự sở hữu chung một di sản giàu kư ức. Cái sau là sự đồng thuận trong hiện tại, ư muốn sống chung với nhau, ư chí phát huy phần di sản bất khả phân đă tiếp thu. Con người, thưa quư vị, không xuất hiện đường đột. Quốc gia, giống như cá nhân, là kết quả của một quá khứ dài bao cố gắng, tận tụy, hy sinh. Sự thờ cúng tổ tiên là lễ giáo chính đáng nhất, bởi các vị chứ chẳng ai khác đă tạo ra chúng ta như chúng ta hôm nay. Một quá khứ oai hùng, những trang anh kiệt, bậc vĩ nhân, sự vinh quang (tôi muốn nói thứ vinh quang chân chính), đấy mới là vốn liếng xă hội trên đó ư tưởng quốc gia được xây dựng. Có những vinh quang chung trong quá khứ, một ư chí nhất quán trong hiện tại; đă từng lập nhiều kỳ tích với nhau, vẫn c̣n muốn thực hiện thêm nữa -- đấy là điều kiện thiết yếu để tồn tại như một dân tộc. Sự yêu thương của con người tỉ lệ với những hy sinh đă chấp thuận, những tai họa phải gánh chịu. Người ta yêu ngôi nhà ḿnh đă xây lên và trao truyền. Trong sự đơn sơ của nó, câu hát của dân Sparte[3] xưa là bản quốc ca vắn tắt của mọi quốc gia: «nay chúng tôi là các anh thưở xưa, sau chúng tôi sẽ là các anh ngày nay».
Trong quá khứ, một di sản đầy vinh quang hay ân hận cần chia sẻ; trong tương lai, cùng một cương lĩnh phải thực hiện; đă từng đau khổ, hưởng thụ, kỳ vọng bên nhau, đấy mới thật đáng giá hơn là có hải quan chung, có biên thổ phù hợp với các ư tưởng chiến lược -- đó là điều mọi người đều hiểu, bất chấp khác biệt về chủng tộc và ngôn ngữ. Tôi vừa nói «đă từng đau khổ bên nhau»; vâng, nỗi đau chung luôn luôn gắn kết chặt chẽ hơn là niềm vui. Về kỷ niệm quốc gia, lễ quốc táng có giá trị hơn là lễ khải hoàn, bởi v́ chúng đặt ra nghĩa vụ, điều khiển mọi cố gắng chung.
Như vậy, mỗi quốc gia là một khối đại đoàn kết, tạo ra bởi cảm thức về những hy sinh đă từng thể hiện, và c̣n sẵn sàng thực hiện nữa. Nó giả định một quá khứ, tuy vẫn có thể được tóm lược trong hiện tại bằng sự kiện cụ thể này: sự thuận t́nh, ư muốn tiếp tục cuộc sống chung được diễn tả một cách minh bạch. Sự tồn tại của mỗi quốc gia (cho phép tôi dùng ẩn dụ này) là một cuộc trưng cầu dân ư hàng ngày, cũng như sự hiện hữu của mỗi cá nhân là sự khẳng định không ngừng cuộc sống. Vâng! Tôi biết, nói như thế th́ ít siêu h́nh hơn là gợi đến thần quyền, ít bạo dạn hơn là nhắc tới thứ quyền gọi là lịch sử. Trong loại ư kiến mà tôi đề xuất, cả quốc gia lẫn vua chúa đều không có quyền nói với một tỉnh lị[4] nào chẳng hạn: «mi là của ta, ta giữ mi». Đối với chúng tôi, tỉnh lị nào là cư dân nơi đó; trên vấn đề này, nếu có ai phải hỏi ư kiến, th́ đấy chính là họ. Sáp nhập hay giữ một xứ, vùng4 nào ngược với ư muốn của dân chúng chưa bao giờ phục vụ quyền lợi đích thực của một quốc gia. Rút cục, nguyện vọng của dân chúng sở tại[5] là tiêu chuẩn duy nhất chính đáng mà ta phải luôn luôn trở lại.
Ta đă xua đuổi loại trừu tượng siêu h́nh và thần học ra khỏi lĩnh vực chính trị. Sau đó, c̣n lại ǵ? C̣n lại con người, với những ham muốn và nhu cầu của hắn. Quư vị có thể nói: sự ly khai ở các quốc gia và, về lâu dài, sự tan vỡ của chúng là hệ quả của một hệ thống đă phó mặc các cơ thể già yếu này cho những ư đồ thường là không mấy sáng suốt. Trên các vấn đề tương tự, rơ ràng là không nên đẩy một nguyên tắc nào đi quá mức. Loại chân lư này chỉ có thể được áp dụng đại khái, một cách chung chung. Ư chí con người đổi thay, có ǵ mà không thay đổi trên cơi đời này chứ? Các quốc gia không phải là những thực thể vĩnh hằng; chúng đă khởi sinh, tất sẽ tiêu vong. Một liên bang Âu châu, có lẽ thế, sẽ thế chỗ các quốc gia. Nhưng đấy chưa phải là quy luật ở thế kỷ ta đang sống. Hiện nay, sự tồn tại của các quốc gia là đương nhiên, thiết yếu nữa là đằng khác. Nó là bảo đảm cho tự do; tự do này sẽ mất đi, nếu thế giới chỉ c̣n một luật lệ và một ông chủ.
Nhờ năng khiếu khác nhau, thường là chống đối nhau, mọi quốc gia đều phục vụ sự nghiệp văn minh chung; mỗi quốc gia mang lại nốt độc đáo riêng cho cuộc đại ḥa tấu này của nhân loại, nói cho cùng, vốn là thực thể lư tưởng cao nhất chúng ta với tới. Tách riêng ra, mỗi quốc gia đều có điểm yếu. Tôi thường tự nhủ, nếu cá nhân nào có loại khuyết tật mà các quốc gia xem là phẩm chất -- như tự nuôi dưỡng bằng một số vinh quang phù phiếm, hoặc tỏ ra vị kỷ, tị hiềm, háo chiến đến mức không thể chịu đựng ǵ mà không sẵn sàng rút vũ khí ra – cá nhân ấy sẽ là kẻ khó chịu nhất nhân loại. Thế nhưng, nh́n chung, th́ những tạp âm ấy biến mất. Nhân loại đáng thương ơi, mi đă đau khổ xiết bao, và c̣n không biết bao nhiêu thử thách nữa đang chờ đợi. Mong sao sự khôn ngoan sẽ là tinh thần hướng dẫn mi thoát khỏi vô số hiểm họa đang ŕnh rập bên đường.
Bây giờ, thưa quư vị, tôi xin tóm tắt. Con người không nô lệ vào chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo của ḿnh, cũng không lệ thuộc vào ḍng chảy của con sông hay hướng đổ của rặng núi. Một tập hợp người đủ lớn, đầu óc lành mạnh và trái tim sôi nổi, tạo ra một ư thức tinh thần và đạo lư gọi là quốc gia. Khi nào cái ư thức này c̣n chứng tỏ được sức mạnh của nó bằng những hy sinh mà sự thoái vị của cá nhân trước quyền lợi tập thể đ̣i hỏi, th́ nó c̣n là chính đáng, c̣n có quyền tồn tại. Nếu có nghi hoặc về biên giới ở đâu, hăy thăm ḍ cư dân ở đấy. Họ có quyền đưa ra ư kiến trên vấn đề này. Nghe vậy, các nhà chính trị siêu việt chắc sẽ cười mỉm; từ đỉnh cao của các nguyên tắc ưu việt nh́n xuống, những con người trác tuyệt, tưởng không bao giờ tính sai mà suốt đời lại nhầm lẫn này, cảm thấy thương hại cho sự tầm thường của chúng ta. «Tham khảo ư kiến cư dân ư? Ôi, sao mà ngây thơ thế! Đúng là loại ư tưởng bạc nhược được chế tạo ở Pháp; nó muốn thay thế ngoại giao và chiến tranh bằng những phương tiện giản đơn đến mức trẻ con». Đợi đă, quư vị; phải biết chịu đựng sự khinh bỉ của kẻ mạnh chứ. Có thể là sau nhiều ṃ mẫm vô hiệu, người ta sẽ trở lại với giải pháp kinh nghiệm khiêm tốn của chúng ta chăng? Trong tương lai, ở một số thời điểm nào đó, cách có lư duy nhất là đành cam chịu tiếng lỗi thời.
Phạm Trọng Luật
25-12-2009
BÀI TỰA QUYỂN
DIỄN TỪ VÀ THUYẾT TR̀NH (1887)
(Trích đoạn)
[…] Đoản văn mà tôi cho là quan trọng nhất và mời độc giả lưu ư trong quyển sách này là bài thuyết tŕnh: Thế nào là một quốc gia? Ở đây, tôi đă thận trọng cân nhắc từng câu chữ: đấy là niềm tin được phát biểu công khai của tôi về những ǵ liên hệ đến con người, và, khi nền văn minh hiện đại sẽ sụp đổ bởi sự nhập nhằng thảm khốc của các từ quốc gia, quốc tịch, chủng tộc, tôi muốn là người ta sẽ ghi nhớ 20 trang giấy đó. Tôi nghĩ rằng chúng hoàn toàn đúng đắn. Con người bước vào loại chiến tranh hủy diệt, bởi v́ người ta đă cho phép các quốc gia, như trước kia đă cho phép các triều đại, cái quyền cưỡng bách sáp nhập. Giới chính trị gia siêu việt chế giễu nguyên tắc của nước Pháp – cái nguyên tắc cho rằng muốn bố trí dân cư ở đâu thuộc về quốc gia nào, phải hỏi ư kiến họ trước đă. Cứ để các vị ấy huênh hoang thoải mái. Chúng ta mới là người có lư. Cái kiểu bóp cổ người khác để nói rằng: «Bây nói cùng một ngôn ngữ với ta, như vậy bây thuộc về chúng ta»[6], cái kiểu hành động ấy là tồi tàn; loài người khốn khổ, bị xem hơi quá giống đàn cừu, có lúc sẽ hết chịu đựng nổi.
Con người không phải là vật sở hữu của ngôn ngữ hay chủng tộc; hắn chỉ thuộc về ḿnh, bởi v́ đây là một thực thể tự do, một thực thể tinh thần. Ngày nay, không c̣n ai được phép bức hại kẻ khác để buộc họ đổi tôn giáo: bức hại kẻ khác để bắt họ đổi ngôn ngữ hay đất nước cũng khốn nạn như vậy. Chúng tôi nghĩ rằng con người có thể có những cảm xúc cao quư qua mọi ngôn ngữ, và theo đuổi một lư tưởng chung mà vẫn nói năng theo phương ngôn của ḿnh. Chúng tôi đặt sự đồng t́nh của dân chúng trên cả ngôn ngữ lẫn chủng tộc, ranh giới tự nhiên và địa lư, bất kể họ nói thứ tiếng ǵ, thuộc chủng tộc nào, thờ cúng Thượng Đế nào. Thụy Sĩ là quốc gia Âu châu phức hợp chính danh nhất, với ba hay bốn ngôn ngữ, hai hay ba tôn giáo, và chỉ có Thượng Đế mới biết bao nhiêu chủng tộc. Đối với chúng tôi, quốc gia là một hồn thiêng, một tinh thần, một gia đ́nh tinh thần; nó thoát thai từ bao hoài niệm, hy sinh, vinh quang, thường hơn nữa, từ bao tang tóc và ân hận chung trong quá khứ; và từ ư muốn tiếp tục cuộc sống chung trong hiện tại. Yếu tố tạo nên quốc gia không phải là sự kiện nói cùng một thứ tiếng hay cùng thuộc về một sắc tộc, mà là đă từng thực hiện nhiều việc vĩ đại trong quá khứ, và c̣n muốn thực hiện thêm nữa trong tương lai.
Quyền tự quyết của dân chúng là giải pháp duy nhất cho loại khó khăn hiện nay mà những người khôn ngoan có thể mơ ước -- nghĩa là nó không có cơ may nào được chấp nhận. Các vĩ nhân đang cai quản công việc của các dân tộc (tương lai sẽ cho ta biết kết quả ra sao!) hoàn toàn khinh bỉ những ngây thơ kiểu đó. Nhưng cho tôi thú thật: có một lư do khiến tôi dửng dưng với sự miệt thị của các chính trị gia quá tự tin. Từ khi biết quan sát thế giới con người, tôi đă biết ít nhất tám hay mười chính khách thuộc đủ mọi trường phái tưởng rằng ḿnh đang nắm chắc chân lư trong tay, và nh́n kẻ ngờ vực sự minh mẫn của họ với thái độ mỉa mai cùng cực. Nhưng rồi một sự mỉa mai khác cao hơn, của định mệnh, đă liên tục mang đến những cải chính tàn nhẫn cho các vĩ nhân không bao giờ sai lầm phù du đó. Vậy mà các vị khác có khiêm tốn hơn đâu! Người Do Thái[7] của thế kỷ thứ VI tCn mới sâu sắc biết bao, khi ông ta kêu lên trước sự sụp đổ của các đế chế đương thời: «Đấy, các quốc gia đă vật vă đến với hư vô, đă kiệt quệ trong lửa đỏ như thế đấy»[8].
Chúa nhật, 8 tháng 5 năm 1887.
Phạm Trọng Luật
25-12-2009
[1] Ernest Renan (1823-1892) là triết gia, sử gia, và nhà văn Pháp. Tác phẩm tiêu biểu: De l'origine du langage (1858), Essais de morale et de critique (1859), Vie de Jésus (1863), La Réforme intellectuelle et morale (1871), Qu'est-ce qu'une nation? (11-3-1882), Examen de conscience philosophique (1889), L'avenir de la science (1890).
[2] Cuộc tranh chấp chủ quyền trên vùng Alsace-Lorraine (Elsass-Lothringen, 14511 km2, 1.549.738 cư dân) giữa Pháp và Phổ, Đức. Cuộc chiến tranh 30 năm (1618-1648) giữa các vương quyền Âu châu kết thúc bằng ḥa ước Westphalie năm 1648, để lại nhiều vùng biên giới nhập nhằng. Vùng Alsace-Lorraine thuộc Pháp theo ḥa ước, nhưng sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870, bị Phổ sáp nhập; từ đấy, nó tuần tự thuộc sở hữu của Phổ (1871-1918), của Pháp (1919-1939), của Đức (1940-1945), rồi lại của Pháp (1945 cho đến nay), tùy theo số phận của các cuộc chiến song hay đa phương sau đó.
[3] Thành quốc Hy Lạp cổ (tk thứ X tCn – cuối tk thứ III sCn) ở phía nam vùng Peloponnèse, c̣n có tên là Lacédémone. Được phát triển từ sự định cư của nhánh Doriens thuộc chủng tộc Hy Lạp, Sparte trở thành một thành quốc quân sự với hiến pháp của Lycurgue (khg tk thứ VII tCn), và đóng một vai tṛ mấu chốt cùng với Athènes trong cuộc chiến tranh dai dẳng chống đế quốc Persia (500-448 tCn) của khối Hy Lạp. Nhưng cuộc chiến tranh bá quyền sau đó (431-404 tCn) giữa 2 thành quốc, 2 thể chế chính trị, 2 nhánh dân Doriens - Sparte và Ioniens - Athènes này, làm cả hai cùng suy kiệt, và toàn khối Hy Lạp mất tự chủ vào tay đế quốc Macedoine (338 tCn), để rồi cuối cùng trở thành tỉnh Achaie của đế quốc La Mă (146 sCn).
[4] Quy chiếu về các đơn vị hành chính của Pháp đương thời bị Phổ sáp nhập, dưới lư cớ có nhiều cư dân nói tiếng Đức, như các vùng Haute-Alsace, Basse-Alsace, Lorraine, và các tỉnh như Colmar, Metz, Strasbourg, v. v… Hậu quả là một cuộc di dân 2 chiều: những người muốn giữ quốc tịch Pháp phải dời đi, trong khi một số người Phổ tràn sang đây lập nghiệp. Sự kiện mất Alsace-Lorraine, với những thiệt tḥi về mọi mặt, là nguyên do khiến t́nh cảm chống Đức ngày càng mănh liệt, gay gắt hơn nữa ở Pháp sau đó.
[5] Ngoài vấn đề nguyên tắc, lợi thế của Pháp so với Phổ là chế độ chính trị: Pháp đă có nền Cộng ḥa từ sau cuộc Cách mạng 1789, trong khi Phổ vẫn c̣n dưới quyền một Hoàng đế. Trong trường hợp phải chọn lựa, chẳng có ǵ bảo đảm rằng những cư dân nói tiếng Đức sẽ không thích chế độ Cộng ḥa hơn.
[6] Tiêu chuẩn dựa lên để sáp nhập vùng Alsace-Lorraine. Thật ra, ranh giới ngôn ngữ và ranh giới chính trị, địa dư không hoàn toàn trùng hợp với nhau ở đây. Có nhiều tỉnh lị hoàn toàn nói tiếng Pháp (Metz, quê hương của nhà thơ Paul Verlaine, là một thí dụ) trong vùng bị Phổ sáp nhập.
[7] Nhà tiên tri Do Thái (khg 650-580 tCn). Ông đă chứng kiến sự sụp đổ của vương quốc Juda và của Jérusalem năm 587 tCn. Nhờ tin vào lời ông, dân Do Thái đă biết sống đoàn kết trong cảnh lưu đày. Ông được xem là tác giả của nhiều sách thánh, trong đó có một quyển mang tên ông.
[8] Jérémie, LI, 58