VanHoaDichThuat

VĂN HÓA:

TỪ ĐỂ TRỞ SANG PHIÊN DỊCH

 

 

 

Tác giả: Paul Ricoeur[1]

Người dịch: Phạm Trọng Luật

 

 

_________________

Nguyên tác là bài phát biểu của triết gia Paul Ricoeur tại «Những Trao đổi của Thế kỷ XXI : «Giá trị sẽ đi về đâu?», tổ chức ngày 28-4-2004 tại Unesco.

_________________

 

 

Câu hỏi «Giá trị sẽ đi về đâu?», nhan đề của một tác phẩm Unesco vừa xuất bản trong đó tôi có đóng góp, là loại câu hỏi khiến ta rụt rè; tôi nghĩ tốt hơn nên kéo nó lại gần bằng câu hỏi sau «Những giá trị sẽ đi về hướng nào?». V́ vậy, tôi sẽ nói về những nẻo đường ta đi, các hành tŕnh, lộ tŕnh, những nơi ta có thể nhẩn nha, tiến tới, trở lui – một con đường chứ không phải là một nơi chốn.

 

Nhưng trước hết, cho tôi tránh một số lẫn lộn, v́ loại mù mờ này đều là những ngơ cụt trên đường. Tôi muốn nhắc lại rằng, với ư niệm hành tŕnh, lộ tŕnh, chúng ta xác định hai đối cực.

 

Một bên là sự kiện đa tạp. Có nhiều nền văn hóa, ngôn ngữ, quốc gia, tôn giáo khác nhau, và chúng ta không thể dự kiến t́nh huống một nhân loại thoát khỏi điều kiện đa tạp.

 

Nhưng bên kia, ta có một đường chân trời là nhân loại, từ  luôn ở số ít trong khi văn hóa luôn ở số nhiều. Tất cả vấn đề là chúng ta cho nhân loại đó ư nghĩa nào, dưới cả hai dạng, con người - cái ǵ là nhân, cái ǵ là phi nhân -, và toàn thể loài người, như một tập hợp đa chủng, và do đó, nằm trên tuyến đa tạp.

 

*

 

Để vào đề, cho tôi nêu lên ba yêu cầu thận trọng.

 

Trước tiên, cần tách rời khái niệm trao đổi văn hóa khỏi những khái niệm địa dư chính trị khác xoay quanh ư tưởng biên thùy. Biên giới là một ư niệm hoàn toàn chính đáng, bởi v́ nó đáp ứng đúng sự kiện có nhiều nhà nước quốc gia đă được LHQ công nhận, với tất cả mọi hệ quả: giới hạn về chủ quyền, quân sự, thẩm quyền xét xử. 

 

Chính là để đối đầu với ư niệm biên giới mà tôi đưa ra ư niệm tỏa sáng từ nhiều nôi văn hóa. Tôi h́nh dung bản đồ văn hóa thế giới như một mạng lưới nhiều nguồn sáng lan tỏa từ các trung tâm hay tổ văn hóa đan chéo vào nhau, và được định nghĩa không phải bằng chủ quyền của nhà nước quốc gia, mà bằng sức sáng tạo, bằng cái năng lực ảnh hưởng lên những nôi, tổ khác và tạo ra phản hồi. Như vậy, bằng hiện tượng đan chéo của những hiệu ứng tỏa sáng tạo thành các mắt lưới sít sao này, tôi định nghĩa ư niệm liên văn hóa trong tương phản với ư niệm biên giới.

 

Yêu cầu thận trọng thứ hai: đừng để bị ư niệm bản sắc tập thể cầm tù, nhất là khi hiện nay nó đang được củng cố dưới hiệu lực của đe dọa mất an ninh. Tôi muốn đặt ư tưởng bản sắc trần thuật trực diện với cái ư tưởng có một bản sắc bất biến này: mỗi tập thể sinh động đều luôn luôn có một lịch sử để tường thuật, và câu chuyện kể là một trong những nẻo đường mà tôi gọi là sự tỏa sáng đan chéo vào nhau của các nền văn hóa.   

 

Nét đặc trưng của bản sắc trần thuật là nó được định nghĩa không phải bằng cái luôn luôn giống hệt mà bằng cái đích thị là nó[2], không phải bằng cái đồng nhất mà cái chuyển biến. Và tôi muốn đặt trước mặt ư niệm bản sắc trần thuật này, khi nó kể lại đời sống của các quốc gia, ư tưởng hứa hẹn: nếu bản sắc trần thuật quay về quá khứ bởi tính kư ức của nó, ư tưởng hứa hẹn hướng về tương lai, và vấn đề không phải chỉ là hứa hẹn mà c̣n là giữ lời.

 

Tôi cũng đặt bản sắc trần thuật đối diện với ư tưởng dự phóng tồn tại, như một dự án để nắm lấy hay giữ lại. «Tôi sẽ bảo tồn», đấy c̣n là tôn chỉ của một quốc gia như Hà Lan.

 

Trước khi đề nghị hai ư niệm hoàn toàn tích cực, yêu cầu thận trọng thứ ba, do ư tưởng về đường chân trời áp đặt. Ư tưởng đường chân trời này chứa một cái bẫy: nó không bao giờ đến được, bởi v́ chân trời chính là cái khi ta càng đến gần th́ nó càng lùi xa. Ở đây, tôi muốn đưa vào cuộc trao đổi ư tưởng về những biến thiên của đường chân trời: ngay bên trong một nền văn hóa, những chân trời giá trị biến đổi có nhịp độ, không tiến hay lùi toàn bộ mà từng phần, từng nấc, từng chặng.

 

Cho tôi lấy ẩn dụ một quang cảnh nh́n từ toa xe lửa đang di chuyển: có đường chân trời ngắn lướt qua nhanh chóng, có đường chân trời trung b́nh xê dịch chậm hơn, và cuối cùng là đường chân trời tối hậu của cảnh vật hầu như đứng im. Như vậy, chúng ta không đứng trước thế phải chọn giữa bất động và chuyển động: ư tưởng chân trời bao hàm ư tưởng biến thiên theo nhịp tiến hóa của đường chân trời.

 

*

 

Dựa trên ba yêu cầu thận trọng có tính phân tích này như hậu cảnh – đầu tiên là ư tưởng những tỏa sáng đan chéo, rồi ư tưởng bản sắc trần thuật cặp đôi với ư tưởng hứa hẹn, và cuối cùng là ư tưởng những biến thiên của đường chân trời – bây giờ, tôi xin đưa vào cuộc trao đổi này hai ư niệm thiết thực để cùng bàn luận.

 

Ư niệm đầu tiên là phiên dịch. Phiên dịch là trung gian giữa cái đa tạp của văn hóa với cái đơn nhất của nhân loại. Trong nghĩa này, cho tôi nói đến phép lạ của phiên dịch, và giá trị biểu trưng của những bản dịch. Tôi sẽ nói rằng phiên dịch là lời đáp cho hiện tượng không thể phản bác về sự đa tạp của con người, với những khía cạnh phân tán và hỗn độn của nó tóm tắt trong huyền thoại về tháp Babel. Chúng ta là thời «hậu Babel».

 

Phiên dịch là lời đáp cho sự phân tán và hỗn tạp của tháp Babel. Phiên dịch không rút gọn vào một thứ kỹ thuật, được thực hiện một cách bộc phát, bởi các nhà du lịch, nhà buôn, nhà ngoại giao, kẻ đưa người vượt biên, kẻ bội phản, và như nghề chuyên môn, bởi giới dịch giả và thông ngôn. Nó là mẫu h́nh cho tất cả mọi trao đổi, không chỉ giữa ngôn ngữ này với ngôn ngữ kia, mà c̣n giữa văn hóa này với văn hóa kia nữa. Phiên dịch mở vào không gian của những cái phổ cập cụ thể, chứ không mở ra trên một cái phổ quát trừu tượng cắt rời khỏi lịch sử. 

 

Chính phiên dịch đă sản xuất ra không chỉ những trao đổi mà cả những tương đương nữa: hiện tượng đáng ngạc nhiên của phiên dịch chính là nó đă chuyển tải ư nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác hay từ văn hóa này sang văn hóa khác, mà tuyệt nhiên không đưa ra cái đồng nhất, chỉ nêu ra cái tương đương. Phiên dịch là hiện tượng tương đương không có sự đồng nhất. Bằng cách đó, nó phục vụ dự phóng nhân loại đơn nhất mà vẫn không bẻ găy sự đa tạp văn hóa ban đầu. Đây là một dạng h́nh của nhân loại do phiên dịch sinh ra ngay trong da thịt của sự đa tạp.

 

Giả định của phiên dịch là ngôn ngữ không xa lạ với nhau đến mức căn bản không thể nào dịch được. Mọi đứa trẻ đều có thể học một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ, qua đó nó xác nhận rằng tính có-thể-dịch là một giả định căn bản trong sự trao đổi văn hóa.

 

Chúng ta có cả nhiều thí dụ đáng lưu ư về sự sản sinh ra những nền văn hóa lai ghép từ các công tŕnh dịch thuật: bản dịch Kinh Torah[3] từ tiếng Do Thái sang Hy Lạp trong Kinh Thất Thập[4], rồi từ tiếng Hy Lạp sang La tinh, và từ La Tinh sang các ngôn ngữ địa phương khác. Và công cuộc phiên dịch mẫu mực toàn bộ tư liệu Phật học gốc, từ tiếng Phạn sang Hoa ngữ, rồi sang Hàn và Nhật ngữ nữa.

 

Tôi nghĩ đến một hiện tượng đại loại, khi nhắc tới việc trao đổi giữa các di sản văn hóa và tinh thần hầu t́m kiếm một ngôn ngữ chung ngày nay. Cái ngôn ngữ chung đó sẽ không phải là một thứ ngôn ngữ h́nh thức, không thể dịch được sang loại ngôn ngữ tự nhiên vốn có sự phức tạp riêng của chúng, như người ta đă mơ tưởng vào thế kỷ thứ XVIII[5]. Điều mà việc phiên dịch có thể sản xuất ra, đấy chính là những cái phổ biến cụ thể đang chờ đợi được nhận diện, chiếm lĩnh, thu nhập và công nhận.   

 

Chỉ cần một chắc chắn này là đủ:  không có ǵ là tuyệt đối không thể phiên dịch. Dù không dứt điểm, sự phiên dịch tạo ra cái giống nhau ở nơi trước đó chỉ có sự đa tạp. Nó tạo ra cái có thể so sánh được giữa những cái không thể so sánh. Và chính trong sự tương đương do việc phiên dịch tạo lập mà cái «dự phóng phổ quát» này mới ḥa giải được với «những di sản đa tạp» kia. 

 

Ư niệm thứ hai, và tôi muốn chấm dứt ở đây, là ư tưởng phải cam chịu mất mát, ư tưởng để trở. Chúng ta đă để trở cho mộng phiên dịch hoàn hảo rồi. Không làm ǵ có chuyện phiên dịch hoàn hảo, bởi ta luôn luôn có thể dịch đi dịch lại, và việc phiên dịch lúc nào cũng đang ở trên đường. Nhưng tôi c̣n muốn nới cái ư tưởng mất mát và để trở ra tận cuộc giao lưu giữa các nền văn hóa kia.

 

Đây là một khái niệm tôi học được từ khoa phân tâm: không thể nhớ lại mà không để trở. Chính trong quan hệ giữa hồi tưởng với mất mát mà các nền văn hóa có thể công nhận lẫn nhau. Việc để trở không thể tránh tác động trên những cố gắng kể lại, và kể khác đi, lịch sử cá thể hay tập thể của chúng ta, và đặc biệt là những biến cố đặt nền cho một truyền thống.  

 

Bởi v́ chúng ta phải để trở cho cái nền móng và cái tuyệt đối của sự sáng tạo lịch sử: để cho kẻ khác nói về ḿnh trong văn hóa của họ chính là để trở cho tính tuyệt đối của truyền thống riêng của ḿnh.

 

Như vậy, những biến cố đặt nền cho một truyền thống chính là nơi thực thi việc để trở. Chẳng có quốc gia nào mà không phải cam chịu bị lấy mất lănh thổ, cư dân, ảnh hưởng, danh giá, uy tín, vào một thời kỳ này hay một giai đoạn khác.

 

Thế kỷ XX tàn nhẫn của Âu châu buộc ta phải có nhận thức trên. Phải học đi học lại không ngừng khả năng để trở. Trong cuộc giao lưu văn hóa giữa chúng ta, phải thừa nhận có cái không thể giải mă trong lịch sử cuộc sống, có cái không thể ḥa giải trong các bất đồng, có cái không thể đền bù trong những thiệt hại gây ra hay gánh chịu.    

 

Khi nào đă chấp nhận phần để trở này, lúc đó ta mới có thể tâm sự với và kư thác cho một kư ức đă lắng dịu, những luồng sáng bắn chéo từ bốn phía của các nền văn hóa phân tán, sự diễn giải lại lẫn nhau ḍng lịch sử của mỗi chúng ta, và công việc phiên dịch, măi măi là bất tận, từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác.

 



[1] Paul Ricoeur (1913-2005) triết gia Pháp thuộc khuynh hướng hiện tượng học và giải minh học (herméneutique, có tác giả dịch là thông diễn học), từng dạy triết tại Strasbourg, Paris, Chicago. Tác phẩm chính: Le Conflit des interprétations (1969), Temps et récit, 3 vol. (1981-1984), Soi-même comme un autre (1990), Critique et conviction (1995), La Mémoire, l’histoire, l’oubli (2000), et tout récemment Parcours de la reconnaissance (2004).

[2] Ipse, ipséité, do từ La tinh là Ipse (có nghĩa là chính nó, chính tôi, v. v…), sự kiện là chính ḿnh. Nó giả định sự đơn nhất, đồng nhất, duy nhất, và cuối cùng là ư thức (đặc biệt ở các nhà hiện tượng học).

[3]  Từ Torah (có nghĩa là lời dạy, đôi khi dịch là luật lệ) chỉ hoặc Ngũ kinh của Moise (Pentateuch) hoặc toàn bộ kinh sách Do Thái giáo.

[4]  Septante (LXX = Septuaginta = The Septuagint) bản dịch tiếng Hy Lạp của Thánh kinh Do Thái giáo, được thực hiện khg giữa tk thứ III và tk I tCn tại Alexandrie, do yêu cầu của Ptolémée II, bởi 72 dịch giả (theo truyền thuyết, sau Flavius Josèphe rút tṛn c̣n 70 vị, do đó mà đời sau gọi là Septante = Thất thập). 

[5] Ám chỉ hệ thống luận lư học mà Gottfried Wilhelm Leibniz mơ tưởng, gồm có: một mặt, một thứ ngôn ngữ phổ quát có sự chặt chẽ của toán học (lingua caracteristica universalis), cho phép ta phát biểu hoàn toàn chính xác và trong sáng; mặt khác, một thứ lôgic dùng thuật toán algôrít (calculus ratiocinator) cho phép ta đạt đến loại mệnh đề hoàn toàn có thể quyết định được.