CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
và
http://www.viet-studies.org/TDThao)
Người dịch: Phạm Trọng Luật
_____________
Xuất hiện trong số đặc biệt về những vấn đề lịch sử của Revue de Métaphysique et de Morale năm 1949, bên cạnh các bài khác của Raymond Aron, George Davy, Lucien Febvre, Claude Lévi-Strauss, Henri-I. Marrou, Dominique Parodi, có lẽ tiểu luận này của Trần Đức Thảo chính là ng̣i pháo đă làm nổ ra cuộc tranh luận với Jean-Paul Sartre, trong điều kiện quan hệ giữa hai bên có thể đă khá căng từ trước. Dù sao, sau cuộc tranh luận dở dang, cả hai triết gia vẫn c̣n đủ sáng suốt để công nhận những đóng góp của mỗi bên cho triết học khi có dịp phát biểu về đối phương [1].
Về bản dịch, ngoài những điều đă nêu lên trong lần chuyển ngữ trước, xin nói thêm với quư độc giả đôi điều. Do nội dung đặc biệt của nguyên bản, chúng tôi thường phải phân biệt khái niệm triết học với từ thông dụng trong khi dịch để tránh phải lặp đi lặp lại măi một chữ; do đó, «existence» được dịch hoặc là «tồn tại», hoặc là «cuộc đời» hay «cuộc sống» chẳng hạn. Mặt khác, để nhấn mạnh trên một ư, ngoài những từ in nghiêng của Trần Đức Thảo, chúng tôi cũng mạn phép in đậm một số câu chủ quan cho là đáng lưu ư.
Phạm Trọng Luật.
_______________________
1
Những khó khăn mà người trí thức được đào tạo theo lối cổ thường cảm thấy trước chủ nghĩa Marx có bản chất đặc biệt, hoàn toàn không thể so sánh với cảm tưởng tối tăm trước loại kiến trúc tư tưởng quá phức tạp. Ở đây, ư nghĩa của các khái niệm đơn giản nhất cũng trở thành vấn đề, khiến ta có ấn tượng như thể chúng là không thể nào hiểu nổi đối với họ. Lư do của sự kiện này nằm ngay trong mục đích mà các nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng nhắm đến: đối với các vị, vấn đề không phải là cải tạo giai cấp tư sản theo một lư tưởng giả định ngay sự tiêu vong của chính nó, mà là cung cấp cho giai cấp vô sản loại vũ khí tư tưởng cần thiết cho sự h́nh thành ư thức giai cấp, và sự tự giác định hướng trong cuộc đấu tranh giai cấp. Thế nên ư nghĩa của những giá trị xă hội đương tồn đă bị phủ nhận tức th́ trên b́nh diện tư tưởng để được đặt lại trên nền tảng hiện thực, bởi v́ thật ra giai cấp bị bóc lột không thể có một kinh nghiệm tích cực nào về các giá trị ấy, hoàn cảnh của họ chỉ cho phép nh́n thấy bao hy sinh mà chúng bắt họ gánh chịu. Tuyên Ngôn Cộng Sản viết: «Điều kiện sinh tồn của xă hội cũ đă bị triệt tiêu ngay trong điều kiện sống của giai cấp vô sản... Trong mắt kẻ bị bóc lột, từ luật pháp, đạo lư, đến tôn giáo đều chỉ là những thành kiến tư sản che giấu đằng sau bao lợi quyền tư bản». Nhưng nhà trí thức của chúng ta có ấn tượng đang đọc những lời vô nghĩa, bởi v́ bản thân họ th́ nh́n thấy mặt tích cực của các giá trị đă thiết lập thật. Cảm thấy không được thông cảm, anh ta từ chối t́m hiểu đối phương - một địch thủ nói cho ngay vừa không thiết được cảm thông, vừa cũng chẳng có ư muốn t́m hiểu ngược lại. Sự thông cảm chỉ có thể làm nhụt nhiệt t́nh tranh đấu của anh ta, c̣n yêu cầu kẻ địch tự nguyện từ bỏ điều kiện sống của ḿnh th́ quả là chuyện vô ích đến không tưởng.
Lối tŕnh bày chủ nghĩa duy vật biện chứng cổ điển có vẻ như không thể nào hiểu được, đơn giản chỉ v́ nó hoàn toàn không dùng lối tư tưởng truyền thống, cũng không hướng đến giới trí thức tư sản. Nhưng đâu phải v́ thế mà chủ thuyết này không bao hàm một nội dung phổ quát như học thuyết về con người toàn diện trong sự chuyển biến thực hiệu của hắn. Và nếu quy chiếu về hạ tầng cơ sở cho phép ta phê phán không thương tiếc những hệ tư tưởng lỗi thời, sự phê phán này luôn luôn nhân danh chân lư, một giá trị chỉ có nghĩa trong chừng mức là nó nảy ra từ cuộc sống hiện thực. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không quy giản đời người vào cơ sở vật chất của cuộc sống: khi phơi bày loại quan hệ thực hiệu làm nền tảng cho những ư nghĩa thuộc lĩnh vực tinh thần, nó mang lại cho khái niệm chân thực một định nghĩa triệt để.
Mặt quyến rũ của chủ nghĩa Marx nằm ở khả năng xây dựng hơn là ở sức phủ định của nó, và có lẽ đây là một trong những nét đặc thù của thời đại chúng ta. Sự phê phán chủ nghĩa tư bản và nền đạo lư tư sản không c̣n cần thiết nữa: thế giới hiện đại đă tự phê phán nó quá đầy đủ bằng tầm sâu và độ rộng của bao xáo trộn do nó gây ra. Điều vẫn c̣n thiết yếu là phải t́m ra một chuẩn mực tích cực để nhận diện chân lư, và đấy chính là động lực sâu xa đă lôi kéo thế hệ trẻ về phía tư tưởng Marx. Nh́n dưới khía cạnh này, chủ nghĩa duy vật biện chứng trong nội dung hiện thời biểu hiện thành quả mà cuộc vận động triết học hiện đại đạt đến. Nếu thế kỷ 19 đă chứng kiến thắng lợi rực rỡ của chủ nghĩa tự do h́nh thức và chủ nghĩa duy tâm trừu tượng, nó cũng đồng thời nh́n thấy ở đấy những dấu hiệu đầu tiên của sự suy tàn không thể đảo ngược. Đối tượng của triết học từ đây sẽ là con người toàn diện và thực hiệu. Trong sự trở về với thế giới cụ thể này, bởi v́ hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh là những nỗ lực phong phú nhất, chính trong biện chứng nội tại của chúng mà ta sẽ t́m thấy lối dẫn nhập tự nhiên vào các khái niệm của học thuyết Marx.
2
Vào đầu thế kỷ 20, v́ sự thiếu vắng một hệ thống tư duy đủ đồ sộ để bao quát tất cả, tư tưởng Âu châu không ngừng dao động giữa hai đối cực. Một triết lư «khoa học» thực sự muốn đạt đến toàn bộ nội dung của tinh thần cùng với khả năng tŕnh bày nó dưới một h́nh thức chặt chẽ, song trên thực tế chỉ với tới phần lịch sử của vật lư toán học. Và một triết lư «văn học», để có thể kiến giải cuộc sống con người trong ư nghĩa nhân sinh thực sự và trọn vẹn của nó, đành phải vất bỏ mọi yêu cầu chính xác đặc thù thuộc loại suy luận lư thuyết. Trong hoàn cảnh đó, hiện tượng học tự giao cho ḿnh nhiệm vụ hợp nhất sự mầu mỡ của lănh vực nhân sinh với yêu cầu chính xác của phương pháp khoa học, đồng thời diễn đạt bằng những khái niệm chặt chẽ phần ư nghĩa của nghiệm sinh dường như chỉ thuộc về không gian riêng của phân tích văn học cho đến thời điểm ấy. Bước tiến quyết định là sự cải biến ư niệm khách thể, bị giới hạn trong tư duy truyền thống vào đối tượng tư duy của khoa vật lư, và được mở rộng triệt để ở đây; từ nay hiện thực phải được nắm bắt trong ư nghĩa đầy đủ nhất của nó: vật lư, đạo lư, thẩm mỹ, tôn giáo, như là nó tồn tại đối với tôi, trong tất cả mọi nghĩa có khả năng xác định cho tôi ngay chính ư niệm tồn tại. Cương quyết vất bỏ sự phê phán của Descartes về loại «phẩm chất hàng hai» [2], bởi v́ rốt cuộc nó làm nghèo lĩnh vực triết học một cách quá đáng, từ đây nhà hiện tượng học xem là hiện thực tất cả những ǵ tồn tại theo một nghĩa nào đó, và đem nó làm đối tượng mô tả tích cực. Tùy ưu tư ở mỗi lúc, ta có thể nhận thức cảnh tượng một đêm đầy sao như phương tiện định hướng thực tiễn, hoặc một cảnh đẹp đáng chiêm ngưỡng, hay cuộc hoà tấu một bản nhạc thiên thai. Không ư nghĩa nào là hoàn toàn vắng mặt, nếu không phải v́ sự bế tắc, bất lực của chính ta trong một hướng nhận thức nào đó. Và không ư nghĩa nào có thể bị phủ nhận hay chối bỏ như «chủ quan», bởi v́ thế giới hiện thực chỉ có thể là cái thế giới này, đang phơi mở ra đây với tất cả mọi ư nghĩa nó có thể có cho tôi, trong khi tôi sống trong ḷng nó.
Với sự mở rộng ư niệm hữu thể, từ nay bao gồm tất cả mọi ư nghĩa của thế giới cuộc sống, nghĩa là cái thế giới trong đó chúng ta thảy đều đang sống và đang xây dựng đủ thứ kiến trúc lư thuyết, tư duy triết học cũng đổi nghĩa mới. Ở vào thời kỳ mà phải là cái ǵ có định nghĩa trong hệ thống vật lư toán học mới được xem là hiện thực, triết gia chỉ có thể đi t́m nền tảng của tính khách quan trong sự nhất quán của tư duy như cái tạo thành thế giới khoa học: đó là «ư thức siêu nghiệm» của triết lư phê phán. Và ngay cả thế giới của nhận thức cũng chỉ t́m được hiện thực của nó trong sự tương hợp với những phạm trù của tri giác. Với sự công nhận tất cả mọi nghĩa của hữu thể, cái tôi mà ta quay lại không c̣n là hoạt động thống nhất đơn thuần nữa, mà là ư thức cụ thể, là chính cái ư thức này mà tôi nhận biết khi thực sự quay lại trong tôi. Chủ thể không c̣n là chủ thể khoa học nữa, mà là thằng tôi thực hiệu, trong hiện thời này và trong sự phong phú của nghiệm sinh. Ư thức siêu nghiệm theo nghĩa hiện tượng học không c̣n là một sở cứ - nơi những phạm trù giác tính thống lănh sự h́nh thành của đối tượng vật lư, mà là ḍng đời cụ thể của tôi - nơi chính ư nghĩa của hiện thực đang tự phơi mở như chẳng là ǵ khác hơn là tự thân cái tồn tại cho tôi, trong một nhận thức thực hiệu.
Cái «tôi siêu thế» của Husserl, đặt «ra ngoài thế giới» bởi sự «bỏ vào ngoặc» mọi tồn tại thế gian, thực chất là cái tôi cụ thể đầy thời tính mà nội dung không hề phân biệt được với thằng tôi nhân sinh: một suy nghĩ đơn giản đủ để nhận diện hiện thể này và định nghĩa hắn một cách biện chứng như hữu-thể-tại-thế. Vấn đề siêu nghiệm làm nền tảng cho tính khách quan từ nay phải được giải quyết bằng sự phân tích hiện thực người.
Nhưng rồi hiện thực vừa t́m lại được bây giờ lại tự định nghĩa bằng sự phủ nhận mọi hiện thực khách quan, bởi v́ những khái niệm hiện sinh chỉ quy chiếu về tính hiện thời của hiện hữu. Chủ nghĩa hiện sinh thật ra chỉ kế thừa triết lư siêu nghiệm, và triết lư này đă đạt đến b́nh diện cụ thể với Husserl; thế nhưng, cũng như «ư thức tạo lập» không thể được giải thích bằng «đối tượng được tạo lập», bởi v́ theo lối suy luận cổ điển giả định th́ nó phải có trước, Dasein không thể chấp nhận trong định nghĩa của hắn một quy định khách quan nào, bởi v́ tính siêu thế của hắn là nền tảng của hiện thể gọi là thế giới. Con người không tồn tại như cục đá, không chỉ đơn giản v́ một khác biệt thể loại, mà bởi một lư do sâu sắc hơn: bởi v́ tất cả mọi ư nghĩa của thế giới khách quan đều có cơ sở trong tôi, tôi không thể nào tự giải thích ḿnh như vật thể, dù rằng tôi chỉ có thể cảm nhận bản thân ḿnh trong hiện thể của cái gọi là tôi. Đồng hoá ư thức siêu nghiệm với ư thức cụ thể như chính cái tôi đang nghiệm sinh, đấy chính là kết quả mà phân tích của Husserl đă đạt đến. Như thế, ta rơi vào nghịch lư là hiện hữu của tôi, mặc dù từ nay đưọc xem như tồn tại hiện thực, vẫn tiếp tục đối lập với thế giới, và ư niệm cái tôi vẫn từ khước mọi hệ lụy với bất cứ quy định thế gian nào: con người không phải là một phần của thế giới, mà đúng hơn thế giới lại là một thời cứ của nhân sinh, bởi chính tư cách của Dasein như hữu-thể-tại-thế.
Những ư niệm như giả tạo và dấn thân lúc ấy sẽ mất hết mọi ư nghĩa chính xác. Cho dù hiện thực người bị ném vào thế gian, sự bơ vơ vô chủ của hắn không diễn tả một t́nh trạng khách quan nào, mà chỉ đơn giản là cách thức tồn tại riêng của hắn, trong tư cách là hắn đă luôn luôn tồn tại như thế rồi. Ư niệm cảnh ngộ không chỉ ra một hoàn cảnh thực tế nào có thể định nghĩa một cách khách quan, mà đơn giản quy về sự kiện là hiện hữu người lúc nào cũng trong hoàn cảnh – và đúng là hoàn cảnh này chỉ có nghĩa bởi cách thức cái tôi đă quyết định tự hiểu bản thân ḿnh như thế nào, trong một chọn lựa tự do. Ở mọi trường hợp, ư niệm Dasein đều không vượt quá tính hiện thời của ư thức về cái ta, mọi vị ngữ về tính ngoại hiện đều không chỉ ǵ khác hơn là ngay chính tính hiện thời ấy.
Tất cả tiến bộ thực hiện được nhờ sự công nhận chủ thể như chủ thể người bỗng dưng biến mất như thế bởi sự từ chối nh́n nhận hiện hữu trong hiện thực khách quan của nó, và ở sự từ khước này c̣n ẩn nấp bao thành kiến của chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm mà người ta cho rằng đă vượt qua. Tất cả mọi nghĩa của chủ thuyết hiện sinh đều đ̣i hỏi phải chuyển sang phân tích khách quan, nơi hữu-thể-tại-thế sẽ được công nhận như hữu thể thực hiệu. Trừ phi trở lại với ư tưởng một «cái tạo lập» vĩnh viễn tách rời khỏi «cái được tạo lập», thằng tôi sống nơi trần gian chỉ có thể là một hữu thể thuộc thế gian này, và việc áp dụng cho hắn những khái niệm trần gian là hoàn toàn chính đáng. Tồn tại hiện thực là tồn tại vật chất. Lùi bước trước hệ quả này là trốn chạy vào sự độc đoán của cảm thức về cái ta thuần tuư, và tự bắt buộc ḿnh định nghĩa hiện thực người như hư vô.
3
Công nhận cái tôi như thành phần của tự nhiên, hiển nhiên ta không có ư định từ chối nhận biết hắn trong bản chất người đặc thù của hắn. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, khi tự xác lập ḿnh như chân lư của chủ nghĩa duy tâm, chỉ chối bỏ chủ nghĩa sau bằng cách sáp nhập nó trong nội dung thực hiệu. Tồn tại của con người nhất thiết phải mang một ư nghĩa nào đó khiến ta phân biệt được nó một cách triệt để với tồn tại của thú vật: bản chất người bao hàm sự tự phân biệt như thế. Đối với con người, hiện hữu có nghĩa là cho cuộc đời ḿnh một ư nghĩa nào đó, và cái ư nghĩa này sẽ định nghĩa con người ngay trong cuộc sống của hắn, trong tư cách là nếu không có ư nghĩa này, hắn cũng sẽ không tồn tại nữa. Thay v́ hy sinh ư nghĩa đời ḿnh, hắn thà hy sinh ngay chính cuộc đời, khẳng định qua hành động tột cùng ấy rằng hắn chỉ sống v́ cái ư nghĩa đó, cái ư nghĩa không phải chỉ được nối thêm vào mà kỳ thực chính là bản chất của đời ḿnh. Trong một số trường hợp, ta chẳng nói một cách chính xác về những kẻ không dám hy sinh rằng «hắn không phải là người» hay sao? - bởi v́ nét đặc thù của tồn tại người là thực hiện một ư nghĩa hiện hữu mà nếu không có th́ chủ thể cũng chẳng c̣n nữa, bởi v́ hắn chỉ hiện hữu như chủ thể khi cưu mang một ư nghĩa.
Từ những nhận định hiển nhiên này, chủ nghĩa hiện sinh kết thúc bằng cách tách rời con người khỏi thiên nhiên. Ư nghĩa của hiện hữu được xem như cái tuyệt đối - nghĩa là nó xuất phát từ một hành động tự do không biện minh được mà cũng không thể biện minh, khiến cho hiện thực người hoàn toàn độc lập với mọi hoàn cảnh thực định. Bất kể đang ở trong t́nh cảnh nào, tôi là tôi như tôi chọn lựa, từ một hành động nguyên khởi đă biến tôi thành kẻ hoàn toàn trách nhiệm về cuộc đời ḿnh. Chẳng có ǵ bắt buộc tôi phải chọn ư nghĩa ấy cho cuộc đời tôi cả, cũng không một sự kiện nào có thể đóng vai tṛ quyết định ở đây, bởi v́ với một chọn lựa khác, cũng sự kiện này sẽ mang một ư nghĩa khác và tác động theo chiều hướng khác. Do đó, tôi luôn luôn và hoàn toàn là tôi như tôi chọn lựa, bởi v́ chẳng có ǵ khác trong hiện thể tôi ngoài điều tôi đă chọn lựa.
Hiển nhiên ư thức về một sự tự do tuyệt đối như thế có lợi điểm đáng kể là xua đi mọi ngần ngại giả dối và khuynh hướng bệnh hoạn của đời sống nội tâm. Nhưng cái ǵ cho phép tôi khẳng định rằng ư nghĩa ấy đúng thực là ư nghĩa cuộc đời tôi, và nhất là tại sao tôi phải hy sinh đời tôi cho nó? Đấy là những câu hỏi không có giải đáp rơ ràng ở đây, trong khi chắc chắn hy sinh là một sự kiện hiện thực và một khả thể khiến tồn tại của con người mang đặc tính là kiếp người. Triệt tiêu mọi khả năng biện minh để khẳng định một sự tự do tuyệt đối như thế, kỳ thực là hủy bỏ qua đó ngay chính ư niệm chân thực.
Thực ra, một phân tích hiện tượng học trung thực sẽ mang lại những kết quả khác hẳn với nhiều quyết đoán của học thuyết. Tôi không chọn lựa hiện thể tôi, mà kỳ thực hắn đă tự áp đặt cho tôi như đă luôn luôn tồn tại như thế rồi, như cái qua đó tôi không thể không tự nhận biết, bởi v́ không có hắn, tôi không c̣n là tôi nữa. Vào những thời điểm quyết định của cuộc sống, tôi bỗng nhận thấy rằng đời ḿnh đă bị quy định bởi một môi trường, một vài cấu trúc xă hội và một tổ chức vật chất nào đó, rằng nó chỉ có ư nghĩa trong những điều kiện này, rằng tôi phải bảo vệ chúng đến cùng nếu muốn giữ lại cho đời ḿnh cái ư nghĩa ấy. Tôi không hề chọn lựa làm công dân của đất nước này hay thành viên của giai cấp kia, nhưng tôi thuộc về đất nước này và giai cấp kia như sự đă rồi, bởi suốt quăng đời qua, bởi sự phát hiện bất thần của ư thức rằng tất cả những ǵ tôi tha thiết, những ǵ mang lại cho đời tôi ư nghĩa và giá trị đều thuộc về các chân trời đă định này, và sẽ tiêu tán nếu đất nước và giai cấp đó một ngày kia biến mất. Khi sự tồn vong của chúng không bị đe doạ, tôi có cảm tưởng dường như ḿnh có tự do quyết định thuộc về những môi trường nào khác. Nhưng khi chúng lâm nguy, tôi mới chợt nhận thức rằng ḿnh chẳng thể chọn lựa ǵ cả, bởi v́ chúng là của tôi, vô phương cứu văn: chúng quy định cách thức tôi nh́n thấy, cảm nhận mà nếu không có th́ sự vật chung quanh cũng không c̣n như thế. Mọi người sẽ tự t́m thấy ḿnh như đă từng, và tất cả hành động tự do của mỗi người chỉ là tự đảm nhận trọn vẹn thân phận ḿnh trong hiện thể khách quan của nó, bởi v́ hành động khác đi là phản bội quăng đời qua và tự dối ḿnh.
Tất nhiên người ta có thể nói đến một sự đổi đời luôn luôn khả thi, và khẳng định về ưu thế của tương lai dường như cho phép các nhà hiện sinh giải phóng con người khỏi mọi sức đè của dữ kiện. Song như thế là quên rằng dự phóng đổi đời chỉ có ư nghĩa nếu tôi cảm nhận nó như của tôi và nhận thấy ḿnh trong ấy, mà điều này chỉ có thể xảy ra khi nó xuất phát từ hiện thể tôi như đă được tích tụ, kết tầng từ bao kinh nghiệm trước. Ngay cả ư nghĩ đổi đời cũng bao hàm ư thức về một sự thất bại, cảm thức rằng những giá trị của phần đời qua đă không được thực hiện thật sự, nghĩa là sự cảm nhận tính không chân thực như đặc tính của cả cấu trúc phần đời qua và nay được diễn đạt trong dự tính đổi mới. Trong mọi trường hợp, đà phóng về tương lai không tự do theo nghĩa là nó thể trôi theo bất kỳ hướng nào «tự do chọn lựa», bởi v́ thực ra có một hướng ưu tiên, đấy là cái hướng sẽ thực hiện ư nghĩa cuộc đời thực hiệu của tôi, và tự do chỉ có thể là chấp nhận hoặc từ bỏ định hướng đó, là tự do chọn lựa giữa cái chân thực và cái sai giả.
Dự phóng cái ta chỉ là tiêu đề cho một hệ thống giá trị, nơi thằng tôi phác họa khả năng thực hiện chân thực đời ḿnh. Những giá trị này không đặt ra trong một thế giới tư tưởng tự thân tuyệt đối, hay trong một quyết định chủ quan độc đoán, mà được cảm nhận, thử thách trong kinh nghiệm của cuộc đời thực tiễn, nơi các ư niệm, lư tưởng nảy ra với tất cả ư nghĩa chân thực. Công lư, ḷng nhân, vẻ đẹp, chân lư... đều không phải là những tinh thể vĩnh cửu hay sản phẩm của ư chí cá nhân: thể chất của chúng biểu lộ trong thực tiễn người, trong quan hệ sống và tương tác giữa con người với thiên nhiên và với đồng loại. Đứa bé phát hiện ra ư nghĩa công lư một lúc nào đó trong cuộc sống thực tiễn, nhân có yêu cầu chia chác hay khi nh́n thấy hậu quả của thiệt hại gây cho tha nhân. Người lớn ít khi c̣n chỗ cho loại kinh nghiệm ban đầu như thế trong đời, và thường chỉ bằng ḷng với sự phỏng chừng trong khuôn khổ của những khái niệm sẵn có, do các h́nh thái xă hội hiện tồn đặt định. Tuy nhiên, nhiều hoàn cảnh mới vẫn có thể xuất hiện, làm đảo lộn tất cả ư nghĩa của các ư niệm, khiến cho sự áp dụng luật pháp chẳng hạn dường như đi ngược lại với thông kiến và lư trí: tột đỉnh pháp luật, tột cùng bất công [3]. Lúc đó, người ta thấy có nỗ lực thích ứng những quy định của pháp lư vào điều hiển nhiên của cuộc sống, bằng lối suy luận tế nhị của bao án lệ, trừ phi điều ô phẫn lớn đến độ cần phải làm ra luật khác.
Trong những trường hợp như thế, người ta thường chỉ nói rằng khái niệm trừu tượng không bao giờ có thể tóm thâu tất cả sự phong phú của thế giới cụ thể. Nhưng suy tư này chẳng có nghĩa ǵ cả, bởi v́ nếu cái trừu tượng là đúng, th́ có lẽ cũng đến phải hy sinh cả sự phong phú của hiện thực cho nó. Thật ra, vấn đề không phải là sự thích nghi lư thuyết vào thực tiễn - điều hoàn toàn không thể hiểu nổi; sự thực là toàn bộ ư nghĩa của lư thuyết đều nằm nơi thực tiễn, mà qua tất cả những thí dụ ta vừa đưa ra, th́ đấy chính là cái đang tự phơi bày trong tồn tại thực hiệu chứ không phải chi khác. Chân lư hiện h́nh trong quá tŕnh xác minh, và các mệnh đề khoa học phải được thế giới cuộc sống xác nhận. Không phải chỉ đơn giản nhằm pḥng ngừa rủi ro sai lầm, vốn dĩ nội tại trong điều kiện yếu kém của con người, mà bởi v́ ngay chính ư niệm chân lư cũng quy về những hiển nhiên nảy ra từ thực tiễn: cái đúng là cái được nghiệm sinh chân thực trong sinh hoạt hiện thực.
Tất nhiên, ta không có ư định rơi vào thứ triết lư thực dụng, muốn giản lược tất cả mọi giá trị vào lợi ích, mà đúng ra là muốn phát hiện mỗi giá trị trong thể chất đặc thù của nó, trong nội dung là ư nghĩa tối hậu mà nó chuyên chở chỉ có thể là chính cái ư nghĩa nó đang cưu mang trong thực tiễn thực hiệu. Đạo lư, luật pháp, nghệ thuật, tôn giáo... chỉ có nghĩa bởi v́ đời người chuyên chở những ư nghĩa đạo đức, pháp luật, mỹ thuật, tín ngưỡng... trong vận động bột phát của nó. Tất cả vai tṛ của các bộ môn đă h́nh thành là diễn tả một cách bền vững và chính xác những ư nghĩa đă xuất hiện ở t́nh trạng tiền lập lờ mờ trong cuộc sống, và tất cả phần chân lư của chúng là lại dẫn về những ư nghĩa nghiệm trải đó. Hệ thống đạo lư và pháp lư, tác phẩm nghệ thuật, giáo điều và lễ nghi tôn giáo chỉ làm sáng tỏ bằng những thực hiện thường trực loại trực quan đạo đức, pháp luật, mỹ thuật, tôn giáo đă xuất hiện trong kinh nghiệm sống, khi tôi sống một cuộc đời thực sự là người, bằng tất cả lư trí và chân thực.
4
Thực tiễn chỉ là chính những sinh hoạt mà chúng ta tiến hành trên thế gian này, trong tư cách đó, nền tảng của nó hiển nhiên phải được truy t́m trong những điều kiện vật chất. Thế giới cuộc sống, cái cơi trần nơi chúng ta thảy đều đang sống, trước hết là một thế giới vật chất, không phải theo nghĩa là nó chỉ thu về phần vật lư như thể chất, mà bởi v́ thực thể vật chất bao gồm tất cả mọi ư nghĩa đời sống như cuộc sống tại thế. Thời cứ mang tính vật chất là hạ tầng cơ sở của cuộc sống con người, như nền tảng tối hậu của tất cả mọi ư nghĩa con người đặc thù.
Nói cách khác, mọi hệ tư tưởng rốt cuộc đều quy về điều kiện vật chất của cuộc sống, luôn luôn được định nghĩa bởi cấu trúc kinh tế. Cái kết quả trên không được đạt đến và phát biểu trong mục đích hạ thấp những giá trị thuộc lănh vực tư tưởng, mà nhằm rọi sáng ư nghĩa của loại hiện thể này. Ở mỗi giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất, sinh hoạt con người được tổ chức một cách bộc phát dựa trên điều kiện vật chất, rồi một tập hợp giá trị thoát thai từ thực tiễn nghiệm sinh đă định nên những quan hệ sản xuất ấy, để tự thực hiện trong những kiến trúc tư tưởng, và qua đó mang lại cho thế giới này cái ư nghĩa nhân sinh của nó. Ở đây, sự tái biểu hiện các giá trị tinh thần trên nền tảng hiện thực của đời sống định nghĩa chân lư trong nghĩa lịch sử: với tư cách là những giá trị đă được thực hiện trọn vẹn trong giới hạn của một thời đại, tất nhiên chúng cũng sẽ tiêu vong trong ḍng vận động của lực lượng sản xuất.
Những giá trị đặc thù của thời phong kiến ngày nay đều có vẻ khôi hài và lố bịch so với các bước tiến của «tinh thần tư bản», đặc biệt là tất cả những ǵ cô đọng trong ư niệm «tinh thần hiệp sĩ». Đâu v́ thế mà chúng không phải là những giá trị chân thực một thời, khi mọi người đều cảm thấy nhu cầu t́m người che chở bằng cách nối kết những liên hệ cá nhân, nhằm đối phó với t́nh trạng bất an khắp nơi v́ nạn chinh chiến xâm lấn triền miên xảy ra từ sau sự sụp đổ do mâu thuẫn nội bộ của nền kinh tế và đế quốc La Mă. Trong sự thiếu vắng một tổ chức thường xuyên và rộng khắp, quan hệ giữa nông nô và chư hầu với lănh chúa đă xuất hiện như giải đáp thích đáng cho điều kiện sống vật chất nói trên; từ đấy tất yếu phải nảy ra các giá trị như trung thành và tận tâm với chủ một bên, song song với những giá trị tương quan tương liên như dũng cảm, danh dự, hào hiệp phía bên kia, để dần dà cống hiến cho những người mà chức năng là che chở kẻ yếu và bảo vệ mẹ goá con côi một lư tưởng.
Khi nào điều kiện sống vật chất chưa tiến hoá đủ để cho phép xây dựng một tổ chức xă hội bền vững hơn, sự lộng hành ghê tởm của giới quư tộc phong kiến cùng t́nh trạng tranh chiến liên miên phí phạm bao tài nguyên quốc gia mà nó tiến hành không thể gây tổn thương cho tinh thần hiệp sĩ. Khoảng trống lư tưởng chỉ xuất hiện khi sự phát triển của đô thị, thương nghiệp và kỹ nghệ, mang đến những h́nh thức tổ chức mới, qua đó các giá trị đặc thù của nếp sống tư sản cũng ló dạng: cần lao, tiết kiệm, ư thức trật tự và hợp pháp. Với sự tăng trưởng của nền sản xuất trung cổ và bước chuyển sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa, giai cấp mới tự xác định như phương thức tồn tại mới. Hiển nhiên là hệ thống giá trị của nó biểu dương ư nghĩa đích thực của thời đại, cái làm cho cuộc sống này đáng sống. Ưu thế của nó không chỉ nổi bật về mặt hiệu lực vật chất, mà ngay cả về mặt chân lư quan niệm. Với phương thức sản xuất tư bản, tinh thần cá nhân, ư thức sáng kiến và tự do cũng phát triển. Mọi kiến trúc tư tưởng của thế giới phong kiến đều bị phê phán không thương tiếc và thay thế bằng những hệ thống không công nhận uy quyền nào khác ngoài lư trí. Từ thời trung cổ suy tàn cho đến thế kỷ 19, giai cấp tư sản đă đấu tranh không ngừng nghỉ trong mọi lănh vực: chính trị, tôn giáo, khoa học, triết học. Nó nuôi dưỡng cả một hệ tư tưởng làm phong trào nhằm giải phóng tư tưởng hiện đại; tất cả mọi ư nghĩa của nhân sinh đều bị lôi vào cuộc chiến. Sự toàn thắng của nó trên trật tự phong kiến là chiến thắng của một tồn tại trên một tồn tại khác.
5
Đời người là một quá tŕnh biện chứng: ở đây, tính chất thú vật bị siêu vượt, những hành vi mà ta thực hiện không c̣n mang ư nghĩa sinh học nữa, mà đích xác là ư nghĩa nhân văn. Nói thế để thấy ngay rằng giản lược lịch sử vào cuộc đấu tranh quyền lợi đơn thuần là không chính đáng đến mức nào: chỉ đích thực là lịch sử cái ǵ mang một ư nghĩa mà ta có thể luôn luôn sống lại, thứ ư nghĩa đă đem đến cho các thời cứ nó được thực hiện một chỗ đứng trong lịch sử. Nhưng nền tảng chân lư của những giá trị mà mỗi cá nhân nhắm đến, đôi khi bằng sự hy sinh cả đời ḿnh nếu cần, lại nằm trong thực tiễn cuộc sống. Nảy ra từ những hoàn cảnh hiện thực, chúng tất yếu phải diễn tả cấu trúc tổng quát của cái thế giới đă đẻ ra các hoàn cảnh đó, mà cấu trúc này th́ luôn luôn bị quy định bởi những quan hệ kinh tế.
Sự thiết lập các giá trị tư tưởng trên cơ sở điều kiện sống vật chất hoàn thành thực thể của tồn tại trong nghĩa nhân văn. Vận động lịch sử chỉ là sự chuyển biến của một chuỗi những tạo lập như vậy, trong nội dung là sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm xuất hiện quan hệ sản xuất mới, được biểu hiện trong những hệ thống giá trị mới và xua đuổi tàn nhẫn các h́nh thái cũ lui về quá khứ. Dựa trên một thời cứ của đời sống kinh tế, mỗi phương thức tồn tại đặt định một giai cấp xă hội, và cuộc đấu tranh giai cấp hiểu theo nghĩa toàn diện của nó chính là quá tŕnh biện chứng qua đó các tồn tại được thiết lập trong ḍng sống hiện tại đă hủy diệt những tồn tại khác không c̣n được xây dựng trên bất kỳ cơ sở thực hiệu nào. Lịch sử không đơn giản là ḍng vận động của quan hệ kinh tế, mà chính là sự chuyển biến của các tồn tại đang tự hoàn tất trong loại quan hệ đó: một cuộc đấu tranh giai cấp vĩ đại.
Nếu đấu tranh giai cấp chỉ là một cuộc xung đột về quyền lợi vật chất, chúng ta sẽ không thể hiểu nổi những chương hồi của nó khi bao cá nhân chấp nhận hy sinh cho các giá trị tinh thần với ḷng thành thật không thể nghi ngờ. Chắc chắn là mỗi người đều bảo vệ quyền lợi giai cấp của ḿnh, và dưới quan điểm chiến lược hay chiến thuật đấu tranh chính trị, đúng là giản tiện hơn nếu ta lư luận như thể đây chỉ là sự tranh giành lợi quyền. Như thế có thể tránh được rủi ro nhầm lẫn, nhưng kỳ thực là ta đă bỏ qua bản chất của vấn đề: nếu cá nhân hy sinh cho giai cấp của hắn, không phải v́ ḷng vị kỷ đă đành, song cũng chắc chắn không phải v́ một bản năng tối tăm nào không thể hiểu nổi về mặt ư niệm trong lĩnh vực nhân sinh. Cá nhân chấp nhận hy sinh chính là v́ hắn sống cho một ư nghĩa nào đấy mà tính chân thực được đặt trên trực quan về cuộc sống thực tiễn của hắn, nghĩa là loại trực giác đă nảy sinh từ bên trong một chân trời do quyền lợi giai cấp đặt định. Tất cả ư nghĩa cuộc sống trong thâm sâu của nghiệm sinh, tất cả mọi giá trị mà một cá nhân có khả năng thực hiện chỉ hiện ra với hắn bên trong một phương thức tồn tại nào đó, do thực tiễn đặc thù của giai cấp mà hắn tùy thuộc đặt để. Lúc đó, đối với hắn, điều kiện vật chất của tồn tại giai cấp có vẻ như thiết yếu cho văn minh nhân loại, và sự bảo vệ chúng có giá trị của một nghĩa vụ đạo lư bất khả kháng.
Nhưng nếu đấu tranh giai cấp là một cuộc chiến toàn diện có khả năng động viên tất cả mọi ư nghĩa nhân sinh, diễn biến của nó vẫn bị quy định bởi vận động sản xuất nếu phân tích đến cùng. Cá nhân chỉ khẳng định nội dung giai cấp của ḿnh, và vai tṛ của hắn chỉ có ư nghĩa tùy theo sự chuyển biến thực hiệu của giai cấp từ đấy hắn xuất thân. Hẳn có người sẽ nói rằng sự «thay đổi giai cấp» vẫn luôn luôn là một khả thể: nhà tư sản có thể đứng về phía giai cấp vô sản chẳng hạn. Thật ra, sự kiện một số thành viên từ bỏ giai cấp của ḿnh tự nó đă là một hiện tượng đặc trưng của t́nh h́nh giai cấp này. Vào thế kỷ 18, khi chế độ phong kiến đă mất hết ư nghĩa trước mắt mọi người, không ít nhà quư tộc đă bước sang hàng ngũ tư sản, đánh dấu sự tan ră của chính giai cấp ḿnh. Nỗi chán chường theo sau các thành tựu ban đầu của cuộc Cách Mạng Pháp, cùng với những hỗn loạn ngày càng to rộng trong xă hội tư sản đă khiến một số trí thức từ bỏ giai cấp mà nay họ nh́n thấy dấu hiệu suy tàn. Kẻ trùm chăn trong loại hoài niệm lăng mạn về quá khứ, người nỗ lực góp sức cho cuộc cách mạng vô sản. Chuyện thành viên của một giai cấp đào ngũ chỉ là một chương hồi đặc biệt có ư nghĩa trong cuộc đấu tranh giai cấp.
Điều đáng để ư nữa là nhận định rằng các nhà sáng lập chủ nghĩa xă hội khoa học chưa bao giờ trông cậy vào loại luận cứ lư thuyết để mộ quân cho chính nghĩa của giai cấp vô sản. Người ta có thể nói rằng thế giới tư sản là một thế giới tha hoá, rằng ở đó cả nhà tư sản lẫn người vô sản đều bị huyễn hoặc, lừa phỉnh. Thứ luận cứ này chỉ có thể mang tới một sự dấn thân cửa miệng, và kinh nghiệm cho ta thấy với một sự đều đặn đáng kể, rằng nó cũng sẽ chỉ dẫn đến sự phản bội lúc phải hành động quyết liệt. Một giá trị chỉ được đảm nhận thực hiệu nếu nó nảy ra từ hoàn cảnh thực hiệu. Giai cấp vô sản sẽ được tăng cường, không phải nhờ những cuộc đàm luận trí thức, mà qua một sự kiện khách quan thiết yếu cho sự tiến hoá của xă hội tư bản : sự vô sản hoá các giai tầng trung lưu.
Sự tan ră của tầng lớp tiểu tư sản tăng tốc với bước chuyển từ chế độ tư bản sang chủ nghĩa đế quốc, khi sự tập trung tư bản làm cho sáng kiến cá nhân và doanh nghiệp tư nhân mất hết ư nghĩa. Xă hội phân cực: một bên, những doanh thương nhân, tuy nhỏ vẫn có khả năng thích nghi vào điều kiện tồn tại mới; bên kia, khối trí thức ăn lương, tuy vai tṛ ngày càng lớn trong trong sản xuất, vẫn khách quan bị đẩy xuống điều kiện vô sản. Sự phát triển của chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa phi lư dưới mọi h́nh thức hiện đại chính là biểu hiện ư thức trực tiếp của một giai cấp đă mất hết nền tảng nghiệm sinh khách quan. Với tầng lớp này, chủ nghĩa Marx hiện ra không phải như sự phê phán một hệ tư tưởng đă ră rời từ bên trong, mà như một học thuyết tích cực có khả năng giải đáp các nan đề của ư niệm tồn tại bằng cách mang lại cho tồn tại thực hiệu phần ư nghĩa của chân lư.
CHÚ THÍCH
[1] Phê phán giấc ngủ giáo điều của Đảng Cộng Sản Pháp, Sartre viết năm 1956: «Đă đến lúc [tư duy vô sản] phải lật ngược các triết thuyết tư sản cuối cùng, giải thích nó, phá vỡ cái vỏ ngoài để sáp nhập phần tinh túy bên trong. C̣n chờ đợi ǵ? Người duy nhất ở Pháp đă thử đấu tranh với đối phương trên lănh địa của nó là Trần Đức Thảo, đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam; người duy nhất ở Âu châu đă thử giải thích nguyên nhân của các trào lưu tư tưởng hiện đại là Lukacs, nhà cộng sản Hung mà tác phẩm mới nhất cũng chưa được phiên dịch...» (Jean-Paul Sartre. Le Réformisme et les Fétiches. Les Temps Modernes, số 122, 1956, tr. 1153-1164). Nói về Sartre với Phan Huy Đường, Trần Đức Thảo cho rằng: «Sartre là nhà triết học duy nhất đă đặt ra những câu hỏi đáng đặt» (Phan Huy Đường. Trần Đức Thảo, một kiếp người. Địa chỉ truy cập: http://amvc.free.fr)
[2] Descartes phân biệt hai thực thể: vật hữu tri (res cogitans) và vật hữu h́nh (res corporex). Thuộc tính chính của vật hữu tri là tư duy, của vật hữu h́nh là quảng tính hay hậu lượng (étendue). V́ tất cả những phẩm chất khác ở mỗi thực thể đều là thứ yếu nên gọi là phẩm chất hàng hai. Từ sau Locke, phẩm chất hàng một chỉ những thuộc tính khách quan gắn liền với vật thể (quảng tính, h́nh thể, vận động), trong khi phẩm chất hàng hai chỉ tồn tại nhờ và cho chủ thể nhận thức (màu sắc, mùi, vị...).
[3] Summum jus, summa injuria = comble de justice, comble d’injustice: người ta có thể gây ra nhiều bất công khi áp dụng luật pháp một cách quá khắt khe.