Hàn Thuỷ
Nỗi chết và t́nh yêu
Đọc CÁ VOI TRẦM SÁT (*)
tiểu thuyết của Mai Ninh
Trong Thay lời giới thiệu in trang đầu tiểu thuyết Cá Voi Trầm Sát (CVTS) của Mai Ninh, nhà văn Nguyên Ngọc đă viết : ... « cuốn tiểu thuyết được cấu trúc theo một thế xoáy trôn ốc, càng về sau ṿng xoáy càng cao lên măi, ráo riết hơn, nhanh hơn, dữ hơn, đau đớn hơn" » ...
Tại sao có cơn lốc xoáy ? phải có hai sức hút không đồng trục mới tạo nên gió xoáy. Không phải như sống và chết, là hai hướng đối nghịch đồng trục, và nếu chỉ có thế chưa thể tạo dựng được cơi người. Cơi người cần t́nh yêu, ở chiều thẳng góc với chiều sống chết, nó có thể đem lại mầm sống, sinh con đẻ cái, dĩ nhiên ; và nó cũng có thể như cơn lốc xoáy vừa muốn thoát ra theo chiều ly tâm, vừa bị cuốn hút vào miền huỷ diệt.
Nỗi chết và t́nh yêu, từ Œdipe của thần thoại Hy Lạp, qua Shiva, vị thần hai mặt sáng tạo và huỷ diệt của thần thoại Ấn Độ, tới Freud và văn chương siêu thực... không biết bao nhiêu giấy mực đă đổ ra cho chủ đề đan chéo ấy. Và tự nhiên đề tài này thường đi liền với t́nh yêu cấm đoán, t́nh yêu bất khả. Đề tài muôn thủa nhưng luôn luôn mới này tuy dễ mà khó ; dễ, v́ có thể khai thác ở mọi kích thước, có thể chỉ nói về một cặp t́nh nhân thôi, hay có thể nói đến cả một xă hội ; mà khó, v́ cái sâu thẳm muôn thủa nơi con người đó lại chỉ có thể hiện ra trong những hoàn cảnh cụ thể, của một thời đại cụ thể, với những con người mang một nền văn hoá cụ thể. V́ thế khi viết đúng, và hay, chính là góp phần viết lịch sử văn hoá loài người ; c̣n nếu không đạt th́ sẽ sáo ṃn, giả dối, áp đặt lư thuyết trên hiện thực.
Người điểm sách này không có khả năng và cũng không muốn đi vào những phân tích lư thuyết trong văn học. Văn chương nghệ thuật trước hết là để thưởng thức, cộng hưởng, rung cảm. Vả lại đọc CVTS người ta hoàn toàn không có ǵ chắc chắn là Mai Ninh chủ ư muốn minh hoạ một ư tưởng lư thuyết nào, người đọc chỉ thấy cuốn hút, xúc động, và được chia sẻ những cảm xúc, những t́nh người. Phải chăng chính đó là bảo đảm của thành công trong văn chương.
CVTS đích thực là văn chương, gợi mở nhiều lối đọc với những góc độ hoàn toàn khác nhau ; vậy xin đóng ngoặc cho góc nh́n rất riêng đó, để làm như có thể nói được về một tác phẩm văn học ở mức độ khách quan tối thiểu, như nó tự là.
*
CVTS kể lại về ba thế hệ của một ḍng họ. Có thể thấy trong tiểu thuyết này có hai sợi chỉ đỏ đan nhau : ḍng họ đó chịu sự chi phối của một lời nguyền tuyệt tự (bao nhiêu đàn ông sinh ra đều chết yểu) và cái ṇi truyền kiếp của t́nh yêu bất khả giữa những người trong gia đ́nh ; cả hai đều là trầm sát (trầm sát ? chữ này h́nh như không có trong từ điển, nhưng đọc lên hiểu và cảm ngay, những sáng tạo ngôn từ như thế này không hiếm, một trong những độc đáo của tác giả). Với một cách đọc khác, đó chỉ là cái dẫn dắt huyền ảo cho mạch truyện ; và nói cho cùng cái sợi chỉ đỏ đích thực chính là thân phận và sự vùng vẫy của người phụ nữ trung lưu Việt Nam giữa buổi giao thời từ truyền thống đến hiện đại, trong một khung cảnh lịch sử ít khi được mô tả với cuồng thét và thịnh nộ, nhưng luôn luôn có mặt ở những hậu quả phi lư, lạnh lùng.
Nhân vật chính là Miên, cuốn truyện mở ra khi Miên chuẩn bị đi vào một cuộc phẫu thuật sống c̣n, mà rủi may không thể biết trước. Ở đây có một đoạn văn đẹp như thơ :
.... trong không gian ấy c̣n thấp thoáng vài đóa hoa mà không hiểu ai đă chọn cho chúng màu hồng trà cổ xưa dịu dàng đằm thắm. Buổi chiều, khi cài cánh cổng gỗ để ra đi, tôi c̣n kịp nhận ra cây hồng nhỏ dưới chân vội vă nở nốt bông cuối cùng. Cúi xuống, nâng nhẹ lên tay, kề mũi t́m chút hương thơm. Lúc tôi trở về, chắc hoa đă rụng. (tr. 9)
Và truyện khép lại bằng bức thư Miên gửi cho Mân, một người bạn, sau khi phẫu thuật thành công, và sau một thời gian ... thấy ḿnh đang cầm một máy quay phim, chú tâm cố gắng rọi ống kính sâu suốt vào mỗi mảnh đời của từng người thân, thu chụp lọc bắt những ǵ kín ẩn làm nên con người, định mệnh của họ.( tr. 271). Kết quả của những hồi tưởng này là chín chương của tiểu thuyết, trong đó nội tâm và hoàn cảnh của từng người được kể lại, đại bộ phận qua ngôi thứ nhất.
Bà nội Miên là một thiếu nữ vọng tộc của tỉnh Phúc Kiến bên Trung Quốc, v́ yêu người anh họ nên bị gả cho một viên chức An Nam công cán tại đó. Khi theo chồng về Việt Nam mới biết phải chịu phận lẽ mọn, bà xung đột với sự ghen tức đố kỵ của gia đ́nh anh chị em bên chồng ; rồi hai bên nguyền rủa nhau tuyệt tự. Khi chồng chết bà đem các con vào Nam, dựa vào những người đồng hương tái tạo một cuộc đời độc lập, nuôi con cháu ăn học nên người. Bà có ba con trai và ba con gái : theo thứ tự là Châu, con gái đầu ḷng, Chương và Đô hai con trai, tới Phượng, rồi con trai út là Bá và con gái út là Nhược. Chương, Đô và Bá lần lượt mất tích hoặc chết bất đắc kỳ tử. Tới thế hệ thứ ba th́ : Chương có hai con trai đều chết sớm, Đô có một con trai cũng chết bạo bệnh như thế. Sống được tới trưởng thành có Thanh, con trai, và Nga, con gái của Nhược, Miên con gái của Đô. Nhưng rồi Thanh cũng bị tai nạn xe máy chết khi tâm thần bàng hoàng vừa thấy ḿnh yêu Miên cô em họ vừa chao đảo bởi một người thanh niên khác, lại bị cha biết và mắng chửi tàn tệ. Bà nội Miên chống chọi tới cùng số phận tuyệt tự nghiệt ngă, đến nỗi bắt Miên để tóc ngắn và quyết phải học hành thành đạt như con trai. Miên vâng lời gia đ́nh đành xa bạn bè và người yêu là Đăng để sang Pháp du học.
Sau hoà b́nh bà Châu theo Nga và chồng con sang Pháp sống ; cũng như Vân, bạn sĩ quan của Đăng, và vợ là Hạc, họ có một người con nuôi gốc Hoa. Rồi Hạc chết và Vân trở về Việt Nam. Câu chuyện kết thúc khi Mân, bạn Miên và là người từng yêu Thanh, gặp lại Miên ở Pháp, thấy Miên có vẻ như đang sống một cuộc sống khác, cũng đầy ắp t́nh bạn, như xưa, nhưng thực ra nàng vẫn vấn vương u uẩn. Rồi Mân được Miên kể về mối t́nh cuối của nàng tại Pháp, với Băng, người mà t́nh cờ sau đó mới biết là chú họ. Nhưng cuối cùng, đối diện cái chết, Miên đă giải thoát được với định mệnh nghiệt ngă đó để trở nên thanh thản như loài cá voi mắc cạn đă thoát ra biển rộng khi thuỷ triều lên. ... Thủy triều đang dâng trở lại, tiếng sóng vọng miên man. Sóng dồn dập một đời người, mê mải. (tr. 254) Miên ơi ! có thật thuỷ triều đă dâng lên không Miên?
*
Chín chương, chín truyện ngắn hoàn chỉnh, tất cả hợp lại thành một truyện dài, với bố cục không hề rời rạc mà ngược lại hoàn chỉnh đến chi li. Và đúng mỗi chương là một ṿng xoáy ngày càng cao, ngày càng dữ dội và đau đớn, cho đến giải thoát.
Chim khuyên lựu đỏ nói về Châu, con gái đầu ḷng, cho đến chết không hề có t́nh yêu, v́ đă đánh mất sự trinh trắng trong một trường hợp bất khả kháng để giúp mẹ và các em. Châu không có can đảm cho bất cứ ai biết chuyện ấy, nên bà đă sống suốt đời cô đơn, cho đến khi :
... Bà cụ ngồi ở ghế bành gần cửa sổ, đêm xanh đầy sao. Trước mặt là màn ảnh truyền h́nh đă hết chương tŕnh chưa tắt, những lằn trắng đen nháy nhóa. Nó lạ lùng nh́n hai bàn tay dài chụp lên nhau, đặt đúng chỗ giữa vùng chân dạng ra, vải gấm sa-tanh đen nhánh. Mấy ngón cong quíu, nửa như cào cấu nửa đậy điệm che giữ. Đầu tóc trắng phơ lệch nghiêng trên lưng ghế, có những rọc sợi sổ dài đang cuốn bay về hướng cửa. (tr. 72)
Bà chấp nhận cái chết của t́nh yêu để sống bằng bổn phận, như mẹ ḿnh.
Trong Ngược ḍng Nhược là người thừa hưởng cái kiên cường như mẹ ḿnh, và là người cảm nhận đau sâu nhất về những mất mát của mẹ. Để khi chính Thanh con ḿnh bị chết, đă dám trả lại một lời nguyền về bên ông chú, không ngờ để di hận cho cô cháu Miên yêu quư ngày sau. Trong những người đàn bà của gia đ́nh này Nhược là người chấp nhận cuộc sống b́nh thường, lấy chồng đẻ con.
Trong Cỏ ám, sau cái chết của Đô, người anh ḿnh yêu, Phượng đă chọn một cách sống khác, hào nhoáng, phù du, của cuộc đời làm lẽ cho một người đàn ông sang trọng. Làm lẽ như mẹ, nhưng không có con như mẹ, và không thua thiệt như mẹ :
... Tôi tiếp tục là người đàn bà lộng lẫy cho Quân trong yến tiệc, nói cười bặt thiệp, tiếng Tây vi vu, người đàn bà vẹn toàn cho những không gian ngoài căn pḥng chồng vợ. Cặp cánh phượng tôi có giương ra trời rộng cũng chỉ đưa Quân đến nơi phù ảo. (tr.110).
Một h́nh thức từ chối cả nỗi chết lẫn t́nh yêu. Nhưng rồi cuối cùng Phượng cũng không tránh khỏi một nỗi đau khác khi chồng chết :
... Cô Phượng đang lả người, bỗng lết vào qú mọp trước áo quan. Chẳng hiểu động lực nào thúc đẩy, tôi xô đám người đang chặn lối, chạy theo. Cô ngước về Nghi đang cầm sợi dây gai buộc hai vạt sô rộng thơng, cô chỉ vào cái khay đựng các băng tang, mấp máy một lời xin. Nghi bặm môi, tay vung một đường cương quyết nh́n thẳng vào cô lắc đầu. Làm sao tôi quên được ánh mắt hai người ấy. (tr.35)
Cực điểm của cơn lốc xoáy giữa nỗi chết và t́nh yêu nằm ở chương Vức nắng, khi cô con nuôi của Hạc lao vào t́nh yêu xác thịt ngay sau cái chết của mẹ nuôi. Một phản ứng rất Tây Phương chăng, của một thiếu nữ lớn lên tại Pháp? Ở đây văn phong trộn lẫn hiện thực lạnh lùng và ảo giác tâm thần :
... người đàn bà đang đứng đầu giường nh́n tôi cướn người dưới hai cánh tay Danny vồng bắp thịt. Tôi ngoái cổ, người đàn bà không hề giật ḿnh trong khi tôi rú lên mỗi lần thằng Danny dùng hết sức thúc tôi xuống đáy ngục. Người đàn bà gật gù theo mười tiếng kính coong giục giă cầu hồn rồi lại thẳng người lên. Chắc chắn bà ta đang lạnh lắm (...) Vậy mà Danny đang đổ mồ hôi hột, mấy giọt từ thái dương nhỏ xuống nóng hổi. Chúng rơi trúng miệng tôi, giữa hai môi, nồng, mặn, đắng, chát, hôi tới muốn nôn thốc. (tr. 200)
Một nửa cuốn truyện c̣n lại, xen kẽ với những chương trên, là lời kể của Miên, hay của người khác nói về Miên : Miên và gia đ́nh, Miên và bè bạn, tại Việt nam và tại Pháp. Xin để dành bạn đọc khám phá, theo người điểm sách đó là những chương trải chuốt nhất, và dĩ nhiên, mô tả nhân vật và khung cảnh hoàn chỉnh nhất. Chỉ xin nói thêm về cái tựa Cá Voi Trầm Sát :
... Vào thôi Miên, kẻo lạnh. Sáng ra ḿnh xuống xem dấu cá.
Miên thở ra thật nhẹ, giọng bay trong gió:
-Nước dâng lấp cả rồi, c̣n đâu nữa để xem. Cá có vào đây yêu đương cũng không dại dột yêu đến trầm sát như trăm năm xưa. Chúng đă trở về với biển. (tr.259)
Th́ ra cá voi cũng có thể bị cuốn vào cơn lốc của t́nh yêu và nỗi chết.
CVTS là một áng văn chương cực buồn mà tuyệt đẹp về số phận người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Đọc CVTS người ta đôi khi tự hỏi : có phải phải văn chương là để chuyên chở nỗi đau về thân phận con người, hay chính thân phận con người là cái cớ để làm văn chương ? Chỉ biết, văn chương như thế có khả năng vừa khơi mở vừa xoa dịu nỗi đau thân phận.
*
Xin mời bạn thưởng thức một bài thơ xuôi. Đơn giản là trích đoạn trong chương cuối của « Cá Voi Trầm Sát », nhưng người viết bài này không tự ngăn nổi ḿnh cắt dán và đảo lộn câu chữ chút ít, khiến cho đoạn văn ấy (tr. 269-270) trở thành một bài thơ độc lập mà vẫn giữ văn phong Mai Ninh...
Khi quay trở về căn nhà bờ biển nh́n lại không gian vừa đầy ắp vừa hoang trống, em không nghe ra ǵ ngoài tiếng gọi của sóng và tiếng kêu khàn kiệt của bầy cá xác thân cường vũ nhưng linh hồn mắc cạn. Những con cá voi lạc loài trầm ḿnh trên bờ cát.
Em biết anh giờ đă thành cái bóng. Cái bóng không mang khuôn mặt anh nữa, em nh́n vào chẳng c̣n đau đớn. Không là cặp mắt em từng ngó sâu vào đó, không là đôi môi em chờ đợi một lời nói, không cả cuống cổ đầu ngực mà em loay hoay mở nút áo ra để chạm mũi vào t́m một mùi hương. Cả âm thanh cũng mất, chẳng c̣n giọng nói.
Tại sao ? khi em đă hoàn tất chuyến đi đơn độc ấy trở về, thoát khỏi ḍng sông trắng ? Phải chăng từ đáy sâu của cô đơn và thất lạc trồi lên, em không c̣n là chính ḿnh ngày trước ? Chiếc bóng đi theo thân thiết, không bội bạc, nó chân t́nh v́ không c̣n là một con người, một ai.
T́nh yêu giản dị là phiến đá trong suốt tinh anh nguyên tuyền, ḿnh ngả cả xác cùng hồn lên đó một lần trong đời, một lần thôi, và chỉ có ḿnh với đá. Tất cả có thể rực rỡ như một ánh dương, hay toả sáng hiu hắt tựa ngọn đèn dù chao đi trong ngọn gió chiều hôm nhưng măi thủy chung rọi xuống thềm hiên, hay sức cuốn hút của khúc nhạc tuyệt vời một ngày ḿnh đă may mắn nghe ra. Tất cả, để c̣n giữ nổi ḷng tin vào những điều đẹp đẽ.
Thưa vâng ! có lẽ cảm tưởng bạn là đúng, thấy h́nh như thoáng một chút Tagore.
*
Trong CVTS Mai Ninh đă vẽ chân dung nhiều con người trên một nền không gian và thời gian khá dài rộng. Chọn lựa ấy đưa đến một vấn nạn, có lẽ là đặc trưng của thời chúng ta : làm sao viết ngắn, mà vẫn hoành tráng, trong cái buổi mà ít ai có th́ giờ đọc trường thiên tiểu thuyết (Nguyễn Viện, với Rồng và Rắn, đă giải quyết vấn nạn này một cách hoàn toàn khác). Giải pháp viết của Mai Ninh là đặt trọng tâm vào việc mô tả nội tâm nhân vật. Nội tâm các nhân vật khác nhau trong cơn lốc xoáy của t́nh yêu và nỗi chết, với bối cảnh lịch sử như đă nói. Ngoài ra, rất tiết kiệm ngôn từ với những t́nh tiết khác, thông tin « khách quan » th́ hoàn chỉnh, nhưng chỉ vừa hoàn chỉnh cho người đọc hiểu đầu đuôi câu truyện, không dư thừa, rải rác khắp nơi, và nhất là lại ch́m trong mạch chính rất lôi cuốn. Chính v́ thế mà « Cá Voi Trầm Sát » là một tiểu thuyết tương đối khó đọc : Văn phong các chương cố ư không thống nhất, v́ mỗi chương là tiếng nói của một người. Cả cuốn truyện không triển khai một tư tưởng hay một « luận đề » ǵ rơ rệt, không có câu hỏi và giải đáp.
Xin được nhắc lại, CVTS là một tiểu thuyết viết như một tập hợp truyện ngắn. Đó là dấu ấn của tác giả, chẳng thể khác, nghịch lư như một sáng tạo văn chương. Truyện ngắn, v́ mỗi chương có thể được thưởng thức riêng, v́ văn chương tôi luyện từng câu, luôn luôn tạo ra một không khí rất đặc biệt. Vẫn như trong các truyện ngắn ta đă đọc, văn Mai Ninh được tôi luyện, khắc hoạ, kỹ như những nữ trang lộng lẫy, hay như những bức tranh thêu. Tiểu thuyết, v́ cái không khí bàng bạc số mệnh nhỏ nhoi của con người đó là tương đối nhất quán, và v́ câu chuyện xoay quanh những nhân vật chính luôn có mặt, người ta thấy được những chuyển biến của họ theo thời gian. Điều ấy nếu đọc CVTS như đọc một tập truyện ngắn th́ không thấy.
Văn Mai Ninh buồn mà không đơn điệu, đôi khi căng thẳng dữ dội, và đôi khi bâng khuâng man mác. Nhưng ẩn ở đằng sau cái không khí buồn đó là một bố cục rất chặt chẽ ; xử lư thông tin về các liên hệ giữa các nhân vật, về không gian và thời gian, rất thuần lư, mặc dầu có vẻ t́nh cờ chấm phá. Những chi tiết tưởng như đẩy đưa mơ hồ của chương này lại soi sáng cho một chương khác. Sự sắp xếp đến tối giản đó đưa đến một nghịch lư nữa : văn Mai Ninh rất dễ đọc, v́ đẹp lôi cuốn, nhưng thực ra khó đọc hết ư.
Chẳng hạn về mối t́nh của Miên và Băng, được báo một lần đầu như thế này thôi, giữa những t́nh tiết quan trọng hơn nhiều, của truyện ngắn ngày ngâu đổ :
... có đốc-tờ Băng vừa ra trường, con trai người chú của mẹ anh và ba Miên đấy thôi.
Tôi ngỡ ngàng:
- Chú Băng nào?
Anh bối rối, vội vàng cắt ngang:
- Ơ, họ xa, Miên không biết đâu. (tr. 39)
Đến cuối truyện người ta mới thấy tầm quan trọng của đoạn này trong truyện ngắn Cuộc trầm sát của loài cá voi. ...Miên yêu mà nào ngờ được Phil có tên Việt-Nam là Băng. Khi biết Phil là Băng, Miên đau ngất... (tr. 254)
Có lẽ CVTS cần người đọc chú tâm và có trí nhớ tốt, hoặc như người điểm sách này vốn rất kém trên cả hai mặt đó, sẵn sàng đọc lại cả truyện một lần nữa. Nói như kiểu thời thượng, CVTS là một tác phẩm « kén » độc giả. Nếu công việc của người điểm sách là giúp độc giả tiếp cận tác phẩm dễ dàng hơn, th́ ở đây chỉ có thể nói : bạn hăy đọc CVTS từ từ thôi, cứ coi như là mỗi lần đọc một truyện ngắn cũng được ; và sau cùng t́m một ngày thoải mái đọc lại một lúc toàn bộ câu truyện.
CVTS, theo thiển nghĩ, là một tác phẩm có tầm vóc nhân bản sâu kín, lại hay một cách độc đáo. Cấu trúc của tổng thể và của mỗi chương đều tinh tế khổ luyện như một bản concerto để phô bày tối đa những biến tấu của các nhạc đề. Và như một bản concerto do một nghệ nhân xuất sắc tŕnh diễn, những nhạc đề đó được lồng trong một văn phong thường nhẹ nhàng lăng đăng mà thật ra chau chuốt khó ngờ. Một tác phẩm như thế đáng được đọc một cách trân trọng.
Hàn Thuỷ
(Diễn Đàn, số 144 - 10.2004)