Gặp lại Mai Ninh
Năm trước chúng ta đă một lần được gặp Mai Ninh, qua tập truyện ngắn Ảo Đăng của chị, và đă có dịp ngạc nhiên một cách thích thú làm sao một người phụ nữ sống xa Tổ quốc dằng dặc đến hơn ba mươi năm, làm việc trong một ngành chuyên môn có vẻ rất xa với văn học, lại có thể, không chỉ rất tinh tế trong khi đi vào những ngơ ngách phức tạp của tâm hồn con người, các nhân vật vừa quen vừa lạ của chị, mà hơn nữa c̣n giữ được một ngôn ngữ văn chương Việt nhuần nhị, giàu có, tinh khôi và hiện đại đến thế. Tôi vẫn tin rằng người cầm bút có tài là người phải biết luôn làm mới các từ tưởng chừng đă rất ṃn, rất cũ, lau chùi và hồi sinh cho chúng, hơn thế nữa, phát hiện ra những tiềm năng không ngờ vẫn ẩn dấu trong ấy, làm giàu măi cho cái giàu có bất tận của tiếng nói dân tộc. Và điều đó hoàn toàn không hề chỉ là chuyện vẫn quen được gọi là «h́nh thức», bởi trong nghệ thuật, như ta biết, h́nh thức chính là nội dung được bộc lộ ra đó. Sự giàu có và tinh vi trong ngôn ngữ của một nhà văn là biểu hiện rơ nhất sự giàu có và tinh tế trong tâm hồn, cùng trăi nghiệm sống phong phú của chính người viết ấy. Ảo Đăng một năm trước đă khiến ta mừng. Hy vọng. Và chờ. Và Mai Ninh đă không lỡ hẹn.
Lần này chị đến với chúng ta qua một cuốn tiểu thuyết - có lẽ là cuốn tiểu thuyết đầu tay của chị - và điều đầu tiên ta rất vui nhận ra là chị không hề đánh mất chỗ mạnh đă có ấy, điều rất dễ xảy ra khi từ truyện ngắn người ta chuyển bước đi vào thể loại dài hơi này.
Mà cuốn tiểu thuyết lần này Mai Ninh đưa đến cho người đọc chúng ta th́ quả là dài hơi, tất nhiên không phải v́ số trang - số trang của nó thậm chí ngắn, gọn, súc tích đến ngạc nhiên so với một cuốn tiểu thuyết loại này - mà v́ tầm bao quát dường như tác giả muốn gửi cho nó, cả về không gian lẫn thời gian: một đại gia tộc có gốc từ tận bên Tàu, bị cuốn thốc vào những biến động dữ dội của đất nước ta cả thế kỷ qua, lang bạt sang tận trời Tây, xuyên suốt mấy thế hệ, một thứ ṿng xoáy trôn ốc các số phận con người trong không-thời gian, nhiều khi gây cảm giác quay tít đến chóng mặt. Đúng là cuốn tiểu thuyết được cấu trúc theo một thế xoáy trôn ốc, càng về sau ṿng xoáy càng cao lên măi, ráo riết hơn, nhanh hơn, dữ hơn, đau đớn hơn, mà cái trục tưởng chừng phi lư đến kỳ lạ của ṿng xoáy chừng bất tận đó là một lời nguyền, một định mệnh kép có vẻ ǵ đó thật quái dị: tất cả những người đàn ông trong cái đại gia tộc đó đều phải chết yểu, chỉ c̣n lại toàn đàn bà, những số phận đàn bà, trong chiến tranh và trong biến động cuồng phong xă hội; tất cả các câu chuyện ở đây đều do những người đàn bà kể lại - bởi v́ đàn ông th́ đă chết yểu cả rồi! -, c̣n những người đàn bà ấy th́ đều dành t́nh yêu say đắm nhất và vô cùng bi kịch, vô cùng bế tắc, đến tuyệt vọng của đời ḿnh cho những người đàn ông là họ hàng thân thích gần gũi nhất của họ. Những bị bi kịch ngẫu nhiên, được dồn nén lại một cách ngẫu nhiên trong một gia tộc được lịch sử và xă hội chọn ra một cách t́nh cờ chăng? Cũng rất có thể. Nhưng như ta đều biết, trong cuộc đời, cái tất yếu bao giờ cũng chỉ có thể được biểu hiện qua những t́nh huống, những số phận ngẫu nhiên. Trong tiểu thuyết th́ lại càng như vậy. Tôi nói thế này có thể là hơi quá chăng: rất có thể đây cũng là một kiểu tiểu thuyết lịch sử-xă hội. Một chặng lịch sử-xă hội dữ tợn, được cố t́nh kể một cách ra chiều nhẹ nhàng. Và tất nhiên, kể được như vậy th́ hẳn đ̣i hỏi một ng̣i bút thật có bản lĩnh.
Trong một chương gần cuối sách, Mai Ninh đă để cho một nhân vật của ḿnh thổ lộ: «...em thấy ḿnh đang cầm một máy quay phim, chú tâm cố gắng rọi ống kính sâu suốt vào mỗi mảnh đời của người thân, thu chụp lọc bắt những ǵ ẩn kín làm nên con người, định mệnh của họ. Em đă quay như thế, đă chiếu lại cho chị xem rồi đấy, tất cả những khuôn mặt ...». Thủ pháp nghệ thuật của Mai Ninh trong cuốn tiểu thuyết này là như vậy. Chị không tin rằng trong văn học c̣n có thể, như ngày trước văn học có thời từng tin chắc, có một tác giả là một Thượng đế thấy tất cả, biết tất cả, thấu tất cả, đứng trên tất cả, và cứ thế mà đầy tự tin «khách quan» kể tường tận, chi li tất cả cho ta nghe. Chị biết rằng cuộc đời, hiện thực bao giờ cũng chỉ có thể là cuộc đời, hiện thực của từng người, được cảm nhận qua trăi nghiệm chủ quan và số phận của từng người. Không có một hiện thực nói chung, cho tất cả. Cho nên chị đă trao máy quay phim cho họ, từng người, ở mỗi chương lại là một người khác được trao và cầm máy, «cố gắng chiếu rọi ống kính» vào cuộc đời. Bằng cách ấy nghệ thuật của chị gợi cho chúng ta nhiều cách nh́n cuộc đời vốn là rất đa dạng, đa chiều đến vô cùng. Tôi nghĩ đây cũng là thêm một đóng góp của Mai Ninh lần này cho nghệ thuật tiểu thuyết Việt. Hoặc cũng có thể c̣n hơn thế nữa, cho cách quan niệm hiện thực cuộc sống của chúng ta.
Cảm ơn Mai Ninh v́ đóng góp mới lần này nữa của chị. Và chúng ta lại chờ chị, bởi sự hứa hẹn mà cuốn tiểu thuyết lần này của chị đem đến hoàn toàn cho phép chúng ta hy vọng.
Nguyên Ngọc
Hà Nội 20 tháng 6 năm 2004