CATHERINE ARGAND
cho tạp chí LIRE - tháng tư 99.
LINDA LÊ
Khúc Điếu Ca: THƯ CHẾT (*)
C.A. (Catherine Argand) : Morgue, người t́nh trong truyện của cô là một thứ rác bẩn. Cô yêu thích những gặp gỡ xấu xa ấy sao ?
L.L. (Linda Lê) : Tội bị lôi cuốn bởi những thực thể bi thảm, như ham muốn trẻ con được gặp chó sói, được sợ. Khi c̣n bé, tôi thích đọc ‘’ Cô bé bán diêm’’ hơn là ’‘Cô bé quàng khăn đỏ’’. Trong ‘’Thư Chết ‘’, mối quan hệ giữa Morgue và người kể chuyện tựa như giữa người tra tấn và kẻ bị nhục h́nh. Nó gần với điều mà nhà văn nữ người Áo, Ingeborg Bachmann, gọi là vi-rút của trọng tội, và là điều người ta bắt gặp trong mọi cặp t́nh nhân.
C.A. : I. Bachmann là đàn chị của cô?
L.L. : Bà ta ám ảnh tôi. Vả lại, để viết truyện này, tôi đă t́m hứng từ ‘’Malina’’. Tôi thích tính yêu sách trong suốt tác phẩm của bà, cách bà ta nói rằng ‘’Ta có thể đ̣i hỏi được sự thật ở một người. Những con mắt phải mở sáng’’. Bà đă diễn tả nỗi đau là người dân của một xứ sở ḿnh căm ghét. Bà đă biết nói về t́nh yêu của ḿnh với những người đàn ông, lật tẩy họ toàn diện với vẻ mỉa mai hầu như t́nh tứ. Đấy cũng là một ư thức: bà rất thông minh không viết ra những bài bó buộc nhưng đă có nghệ thuật để nói về những điều khủng khiếp của thế kỷ.
C.A. : Truyện này của cô (Thư Chết) xem như là cuốn cuối của một thiên truyện ba cuốn. Chấm dứt một ṿng?
L.L. : Vâng, và tôi mở một ṿng khác. Đây là một cuốn truyện móc nối, nó khép lại những điều mà tôi xem như một bộ ba dành riêng cho cái chết của người cha, và về bệnh điên nảy sinh từ cái chết đó cho người kể. Truyện ‘’Les Trois Parques (**)’’ tham sát từ xa đề tài này, dựa vào nhiều dẫn giải văn hóa và văn chương. Ngược lại ‘’Voix, Tiếng nói’’ là một vật liệu thô, phân đoạn vỡ vụn, tức thời. C̣n truyện này là một độc thoại.
C.A. : Cô muốn đi đến điều ǵ ?
L.L. : Với ba cái nh́n này tôi đă làm một thử nghiệm mà ban đầu ngỡ rằng bất khả : đạt được một tầm vóc gần như phổ biến; không nằm trong ṿng một tự truyện; biến cái chết của người cha thành một cái chết biểu tượng. V́ thế, ‘’Les Trois Parques’’ thuộc về thần thoại, ‘’Voix’’ là của giấc mơ, và ‘’Lettre Morte’’ là lạm dụng ảo tưởng, để cho cái tang không c̣n là một cái tang riêng tư.
C.A. : Cô bảo rằng tác phẩm này mở ra một ṿng mới, vậy ṿng ấy chứa đựng những ǵ ?
L.L. : Tất cả những truyện trước của tôi đều là những tác phẩm của nguyền rủa, của tức giận. Trong mỗi cuốn, tôi kêu ca, tôi dựng lên một bản buộc tội thế gian. Với ’’Voix’’ và cơn khủng hoảng mà tôi đă trải qua, sự nóng giận đă tắt ngấm, nhường chỗ cho sự b́nh thản, nó đă cho phép tôi đi t́m một văn phong khác. Có thể tôi sẽ viết những tác phẩm sáng láng hơn tuy vẫn nghiêng xuống những hố thẳm mà tôi luôn luôn thám hiểm nhưng, có thể, với nhiều sắc thái hơn, dịu dàng hơn trong nỗi buồn.
C.A. : Nỗi tuyệt vọng có mùi vị ǵ ?
L.L. : Nếu trong thời gian trước đây th́ tôi đă trả lời : nó có vị máu. Bây giờ, tôi bảo rằng đó là mùi của sự tàn nhẫn, theo nghĩa mà Artaud đă dùng để nói đến kịch trường của sự độc ác. Trong nghĩa của một vẻ đẹp rúng động chứ không phải của tính bạo tàn.
C.A. : Sẽ là giờ của ḥa giải sau giờ nguyền rủa ?
L.L. : Gần đúng với chữ then chốt của điều tôi đang viết. Ít nhất ở thời điểm này, tôi có cảm giác tự ḥa giải với chính ḿnh.
C.A. : Trong ‘’Voix’’ và ‘’Lettre Morte’’ cô đă nêu ra cơn khủng hoảng đẩy cô đến gần bờ điên loạn và ư muốn tự vẫn. Sự khủng hoảng đó xảy ra như thế nào ?
L.L. : Khi bố tôi mất ở Việt Nam năm 95, tôi đă thai nghén một nỗi đau vô bờ trong hai năm. Và bào thai chỉ ra đời cùng với sự kết thúc ‘’Les Trois Parques’’. Những ảo giác, tư tưởng tự vẫn, những tính nết cuồng si kiêu hănh đă hành tôi đau đớn. Khi mà bố tôi c̣n sống, tất cả tác phẩm của tôi đều dành cho ông. Ông là độc giả lư tưởng, người đọc tưởng tượng của tôi. Lúc ông đă qua đời, tôi cũng mất đi người đọc của ḿnh, cả bầu trời trở thành hoang vu, thế gian không c̣n Thượng Đế. Tất cả không có tiếng nói, chẳng c̣n tiếng vọng cho những ǵ tôi có thể viết ra. Tôi đă viết ‘’Les Trois Parques’’ trong tâm trạng cô đơn tuyệt đối và tự nguyện. V́ thế, trong truyện này đă có một sự phóng túng ngôn từ, bởi v́ tôi tự giam cầm ḿnh. Những ăn mày, say rượu là loại người duy nhất hiện hữu với tôi, tôi đánh giá thanh cao những lời loạn ngôn của họ. Những thứ c̣n lại đều đáng nghi ngờ, giả tạo. Nhiều tuần lễ nguyên tôi đă ngặm tăm, không nói một lời.
C.A. : Điều ǵ xảy ra khi nỗi đau bung vỡ ?
l.L. : Tôi đă cảm nhận một sự khủng hoảng hầu như huyền bí, một cơn dữ dội làm tôi không c̣n tin vào quyền lực của văn chương, vào khả năng cứu rỗi những kẻ đến gần nó. Tôi tưởng ḿnh sống những cơn ác mộng, trong đó ta gào kêu mà không tiếng nói nào bật ra nổi, như bị bóp cổ, chết ngạt. Làn đầu tiên tôi thấy rằng chữ nghĩa chẳng cứu vớt ḿnh được nữa.
C.A.: Thế th́ từ đâu văn chương đă cứu thoát cô cho tới lúc đó?
L.L.: Từ cảm giác tôi vẫn có, là cái chết rất gần kề, cảm giác về sự chết trước cái chết, cảm giác của thối nát, tan ră. Thế nhưng, khi tôi ở trong t́nh trạng khủng hoảng này, tôi đă sống đối diện với h́nh ảnh một xác ướp khô đét. Tôi có cảm tưởng nếu ḿnh cứ khăng khăng bài kích, chắc chắn ḿnh sẽ trở thành một xác người c̣n sống trong những ǵ tôi viết.
C.A.: Chữ nghĩa đă trở lại với cô như thế nào?
L.L.: Bằng những sự việc, sau một thời gian nằm bệnh viện mà tôi trở thành khán giả trước cơn điên của những người khác. Một cơn điên nói lên được bao điều, bởi v́ những người đàn bà ở đó, với tôi, đă phát biểu rất nhiều. Thật lạ lùng, lời và tiếng nói đă trở về khi tôi nghe những câu nói loạn đảo của kẻ khác. Chính sự mất trí đó đă giúp tôi t́m lại trí óc của ḿnh, t́m được một ngôn ngữ tiếp nối cho lúc mà tôi đă không c̣n nghe ra được nữa những ánh vang của tiếng nói. Cơn khủng hoảng tôi trải qua đă phá vỡ những rào chắn mà tôi tự dựng lên cho đến bấy giờ. Tôi khám phá ra một khái niệm rất quan trọng, đó là bi ca, ta thán. Tôi bắt đầu thăm ḍ phần đất của sự hoài nhớ như một luyến tiếc quá khứ. Cảm nhận quá khứ trong những ǵ thiêng liêng nhất, chứ không phải là thứ màu mè hay đa cảm.
C.A.: Như thế, đó là cơn khủng hoảng bổ ích?
L.L.: Rất bổ ích. Măi về sau, chú ư tới tất cả những điểm khác biệt, tôi đă nghĩ đến cơn khủng hoảng của Tolstoï. Sau biến cố này ông đă từ bỏ Anna Karénine và quay về với những sáng tác khác, những tác phẩm của cuối đời ông, chúng hay hơn tất cả. Cơn dao động như thế thật sự là địa chấn. Nếu văn chương cho phép ta thoát khỏi điều đó th́ nó c̣n hơn là sinh tử.
C.A.: Cô nghĩ ǵ về sự điên loạn?
L.L.: Những nhà văn điên hay sống trong nỗi lo sợ sẽ trở thành điên như Hölderlin, Nerval, Artaud, Byron...ám ảnh tôi. Ngay từ thuở vị thành niên tôi đă có cùng nỗi sợ hăi trở thành loạn trí ấy. Giống như họ, tôi nghĩ rằng, chỉ khi nào thấu hiểu vực thẳm người ta mới đụng tới được sự thật. Và chỉ nhờ vào sự thăm ḍ những bờ lề và những đêm tối người ta mới bắt gặp được huyền thoại. Điều quyến rũ tôi trong sự điên loạn là những tia chớp bất ngờ của sự sáng suốt, của kinh hăi hay phấn khích mà con người phải cảm thấy trong lúc ấy.
C.A.: Khuôn mặt người điên ám ảnh sâu đậm tất cả các truyện của cô...
L.L.: Đó là gia truyền. Một trong những tác phẩm đầu tiên in dấu trong tôi là chuyện một người đàn ông nghiện ma tuư và sợ trở thành điên như bà mẹ ông ta đă bị nhốt giam. Khi khám phá cuốn truyện này, tôi tưởng chừng như đọc chính câu chuyện của đời tôi và đấy là h́nh ảnh dự báo điều sẽ xảy ra.
C.A.: Cô đă có ư tự tử, đă đốt hết các bản thảo mà cô viết sau ‘’Les Trois Parques’’, nhưng cô muốn giết ai như thế?
L.L.: Tôi nghĩ rằng người ta chẳng thể viết khi không tự căm ghét ḿnh, không chủ tâm đặt câu hỏi về phần kia trong ḿnh, theo nghĩa dùng thời Trung cổ, phần mà ḿnh muốn nó trở thành, và cũng là thứ mà ta mang theo như một xác người. Chính cảm giác này đă sống sót trong nỗi sợ hăi là đă sinh ra đời, đă lạc đường, đă giết chết người anh em sinh đôi và chưa thanh toán được nợ nần với hắn.
C.A.: Ai là người sinh đôi mà cô đă giết hay cô c̣n thương tiếc?
L.L.: Tôi thấy ḿnh c̣n mang nặng một xác người. Chắc chắn đó là nước Việt Nam mà tôi đeo mang trên ḿnh như một đứa bé đă chết.
C.A.: Làm sao cô có thể xem xứ sở, đất nước, tiếng nói của cô như một xác chết?
L.L.: Tất cả đă được giải quyết. Và nhà văn Conrad, người đă bội phản tiếng nói, gia đ́nh, quê hương là một kiểu mẫu cho tôi. Đối với ông ta, trở về nhà giống như về thanh minh giải thích. Tôi thấy ḿnh như một người ngoại quốc viết tiếng Pháp. Tôi dùng chữ ‘’ngoại quốc’’ với niềm kiêu hănh. Tôi là kẻ xa lạ với cuộc đời, với thực tại, với đời sống và xứ sở mà tôi đang ở, và với quê hương.
C.A.: Cô khước từ mọi t́nh cảm lệ thuộc?
L.L.: Vâng.
C.A.: Ngay cả lệ thuộc vào một thời đại?
L.L.: Càng hơn nữa, tôi rất ít khi đọc những người đồng thời.
C.A.: Như vậy, phụ thuộc có nghĩa là chết?
L.L.: Vâng, đại khái như thế.
C.A.: Chỉ có văn chương là thứ tổ quốc mà cô nh́n nhận?
L.L.: Vâng, như một chỗ ở mà tôi chưa thăm thú hết những căn pḥng của nó.
C.A.: Cô giữ mối liên hệ ra sao với tiếng Pháp, ngôn ngữ cô thừa nhận?
L.L. : Trước hết, tôi đă làm những thử nghiệm ngôn ngữ. Trong hai tác phẩm đầu - mà tôi đă gạt ra khỏi thư mục, cũng v́ lư do ấy - tôi đă dùng một bút pháp rất cứng cỏi và ứng dụng. Đấy là một cách để đứng ngang hàng với người bản xứ. Từ dạo ấy, v́ ngôn ngữ đó không phải là của tôi, v́ tôi không gắn bó vào một lề lối nào, cho nên tôi có thể đối xử với nó như một tín đồ tà giáo trước tượng thần, phục sinh, sáng tạo nó, là người nâng cao nó.
C.A. : Chống đối đă trở thành bản chất thứ nh́ nơi cô ?
L.L. : Tôi luôn sẵn sàng ứng phó, tôi muốn măi măi được sống lưu vong. Hiện thời tôi mơ ước được đi nơi khác, để thêm một lần vong mệnh, không sống trong xứ sở mà tôi nói tiếng nói của nó nữa.
C.A. : Cô thích đi đâu ?
L.L. : Có thể là Bồ Đào Nha. Đó là giấc mơ tôi chia sẻ với một người bạn thân quí. Tôi nghĩ rằng người ta cần biết bôi xoá những điểm mốc, dè chừng những nền tảng gắn bó.
C.A. : Nếu không rời quê hương ở tuổi mười bốn, liệu cô viết văn không ?
L.L. : Có chứ, nhưng viết những sách khác. Viết tức là tự lưu đày. Khi viết ta không c̣n mái nhà, chỉ có bầu trời là nơi ẩn trú, và ta yêu cái trơ trụi trước sự vật ấy. Một nhà văn chỉ có thể viết khi cảm thấy ḿnh là một đứa trẻ được lượm nhặt về, một đứa con hoang. Đối với tôi, không là con của một ai, của một tổ quốc nào là thái độ duy nhất khả thể. Tôi nghĩ rằng, ta chỉ có thể sống ở đời nếu ta có một ư hướng chống đối lại tất cả, đă ăn sâu vào con người ḿnh. Kháng cự với tất cả những ǵ mà ta thấy rằng chúng không xuất phát từ cái đẹp và từ sự thật. Tôi từ chối chuyện đi theo đường lối, như Thomas Bernhard.
C.A. : Cô ghét bỏ nước Việt Nam không ?
L.L. : Tôi không biết rơ về Việt Nam để mà ghét bỏ.
C.A. : Cô có muốn hiểu biết về đất nước này ?
L.L. : Tôi xem Việt Nam như một đất nước trinh nguyên mà tôi đă biết những nỗi đau và ước mong một ngày, tôi có thể dùng sự phản bội để ngợi ca nó, nghĩa là phải dùng đến một ngôn ngữ khác.
C.A. : Việt Nam đă gợi hứng ǵ cho cô ?
L.L. : Nguồn cảm hứng Việt Nam cho tôi là thứ mà người ta có thể nhận được khi đă quên mất đường về.
C.A. : Ngày nay, cô cảm thấy thế nào đối với cha cô ?
L.L. : Một sự sùng kính. Khi tôi c̣n nhỏ, mẹ tôi đau nặng, bố tôi đă săn sóc tôi nhiều lắm. Tôi c̣n nhớ những ngày chủ nhật ở Đà-Lạt, ở phía nam Sàig̣n, những buổi picnic, những cuộc dạo thuyền...Tất cả chao đảo hết khi chúng tôi dọn về Sàig̣n. Tôi rơi từ thiên đường tuổi thơ xuống địa ngục. Hồi ấy tôi lên sáu, thành phố là một cái ḷ lớn và mối quan hệ giữa bố mẹ tôi đă bị thoái hóa nặng nề. Bắt đầu từ đó là sự sụp đổ, là cảm tưởng bị đọa đày. Từ đấy, bừng lên trong tôi cái nh́n rất đen tối về cuộc đời. Tôi đă nh́n thấy sự điên loạn, cái chết. Lúc đó, tôi khám phá ra rằng, quan hệ vợ chồng là quan hệ chiến tranh. Trong bốn đứa con gái của cha tôi th́ tôi là đứa sùng kính ông một cách quái đản nhất. Trong khi ông biểu hiện sự thất thế, một người đàn ông bị mất thể diện trong gia đ́nh ḿnh, th́ đối với tôi, ông là một anh hùng.
C.A.: Cô không cảm thấy rằng cơn khủng hoảng của cô thể hiện ư muốn hóa thân thành người cha, muốn sống cuộc đời của ông ấy?
L.L.: Một bác sĩ tâm thần đă giải thích như vậy. Rằng sự lang thang ám ảnh tôi hay ư nghĩ nhốt ḿnh trong một tu viện vào thời điểm ấy là một cách bất tử hoá cha tôi đang bị giữ lại trong xứ sở ông như trong nhà tù và ông chẳng có chỗ nào để đi một khi được ra khỏi nơi ấy. V́ mẹ tôi không muốn đón nhận ông nữa. Ngày hôm nay, tôi đă chôn cất ông.
C.A.: Liệu ông sẽ c̣n xuất hiện trong tác phẩm của cô?
L.L.: Truyện ‘’Calomnies, Lời vu khống’’ gợi chuyện đi t́m người cha, ‘’Les Trois Parques’’nói về ông bố mà ta muốn từ bỏ. ‘’Voix’’ là sự t́m kiếm người cha thần thoại đă ám ảnh những đứa con gái của ông ta với một thứ ǵ rất loạn luân. Trong ‘’Lettre Morte’’, ông ta đă hoá đôi thành người cha và ông chú điên, thành ông bố và người t́nh, một ông bố bị thất thế và một người t́nh chiến thắng. Trong truyện mà tôi đang viết, ông sẽ khác hẳn.
C.A.: Tại sao cô không về gặp lại ông ở Việt Nam?
L.L.: Người ta luôn luôn phản bội điều người ta yêu quí. Nếu không, ta sẽ giết chúng. Bố tôi là người công giáo, tôi rành thánh kinh nhiều hơn những giáo điều của đạo Khổng. Tôi luôn nghiêng về Thiên Chúa giáo. Vị thành niên, tôi thích đọc về các vị thánh, rồi Dostoïevski và Kierkegaard đă thẫm nhập vũ trụ của tôi, nuôi nấng nó bằng sự phạm tội và hành xác. Tôi luôn bị thu hút bởi những nhân vật thần bí, bởi lời nói của họ vừa phát sinh từ sự qui phục Thượng Đế lẫn dấy loạn tuyệt đối, và sự chú tâm của họ trước điều hèn hạ. Đặc biệt tôi thích thánh Thérèse d’Avila với hành động và đời sống của bà và ‘’Château Intérieur’’. Saint Jean de la Croix đă mê hoặc tôi qua kiểu cách của người. Ngày nay vẫn thế, tôi thường vào nhà thờ khi dạo chơi. Và nữa, tôi nghe rất nhiều nhạc đạo, nhất là Buxtehude.
C.A.: Sự thu hút bởi những thần thánh này đă nuôi dưỡng việc làm của cô tới chừng mực nào?
L.L.: Nó nuôi sống trí tưởng tượng lẫn văn phong của tôi. Những bài xích, nguyền rủa trong ‘’Les Trois Parques’’ là một cách nhắm vào Thượng Đế. Với ‘’Thư Chết’’, tôi muốn viết một bài ca tang chế, sáng tác nó như một khúc kinh cầu, câu thần chú khắc nghiệt này. Trước đây cái nh́n thần bí thấm đẫm văn phong tôi, bây giờ, trong tác phẩm này, th́ chính h́nh thức đă được mô phỏng theo.
C.A.: Cô tin vào Thượng Đế hay đó chỉ là cái cớ?
L.L.: Là một cái cớ. Tôi không tin Thượng Đế. Thuyết thần bí là một cách để phục hồi, lật ngược, vặn bẻ một điều ǵ với ư thức phạm tội.
C.A.: Vậy cô muốn ǵ?
L.L.: Chẳng muốn ǵ cả. Chắc chắn là viết măi, t́m ta chữ cuối cùng, chữ đă thiếu sót, chữ của t́nh yêu chúng ta, của niềm kiêu hănh, sự sợ hăi trong ta, của cái vô nghĩa của cuộc đời. Có thể khi t́m thấy nó th́ đă quá muộn, lúc ta không c̣n viết nữa. Hölderlin đă t́m ra nó trong ngọn tháp, Nerval lúc ông treo cổ. Chính v́ thế mà tôi bị quyến rũ bởi những lời nói sau cùng của người hấp hối. Một trong những nhân vật của Henry James đă kêu lên:’’Cuối cùng, đây rồi, đóa hoa ưu nhă’’. C̣n bố tôi, ông đă hỏi mấy giờ.
C.A.: Cô thích được chết như thế nào?
L.L.: Trong một rạp xi-nê, lúc đang xem cuộn phim ‘’Les Contrebandiers de Moonfleet’’ của Fritz Lang. Pḥng chiếu bóng là nơi tôi cảm nhận mạnh mẽ hơn cả về sự mầu nhiệm của thiên đường đă mất.
Ninh chuyển ngữ.
----------------------------------------------------------------------
(*) : tựa đề của người chuyển ngữ
(**) Les Trois Parques : biểu tượng những người đàn bà già.