JOSE SARAMAGO
Qua Gương *
Trích trong truyện dài ‘‘O Ano da morte de Ricardo Reis, Năm tử của Ricardo Reis’’, theo bản dịch từ nguyên tác sang Pháp ngữ của Claude Fages, Ed du Seuil, Paris (1988).
Lời giới thiệu:
Jose Saramago sinh năm 1922 ở Azinhaga (Bồ-Đào- Nha), là phụ tá giám đốc nhật báo Diario de Noticia trong nhiều năm. Ông đi vào văn chương rất muộn, 58 tuổi, với tác phẩm đầu tiên Levantado do Chao. Và tức khắc ông trở nên một trong những nhà văn lớn của Bồ-Đào-Nha. Ông đă được giải Nobel văn học năm vừa qua, 1998.
Nhà thơ trứ danh Bồ-Đào -Nha, Fernando Pessoa (1887 - 1935) đă dùng những bút hiệu khác nhau (hétéronymes) cho các sáng tác của ḿnh. Nhưng mỗi ‘‘tác giả’’ ấy đă được Fernando Pessoa chia phần tùy theo cá tính của họ và ư tưởng, tính chất của từng tác phẩm. Một trong những tên tuổi khác biệt do Fernando Pessoa đặt ra là Ricardo Reis. Cuốn truyện ‘‘Năm tử của Ricardo Reis’’ đă được J. Saramago viết sau khi F. Pessoa vừa qua đời. Đây là câu chuyện, phần nào có thể xem là độc lập, của Ricardo Reis, một nhà thơ chạy trốn thời gian. R. Reis đă rời Bồ-Đào-Nha vào thời điểm bất ổn của nền cộng ḥa non trẻ của nước này, và sau một quăng đời tha hương nhung lụa ở Ba-Tây ông đă trở về quê nhà, hành nghề bác sĩ nhưng thỉnh thoảng vẫn buông thả ḿnh vào những thú đam mê. Trong thành phố Lisbonne đă đổi thay mà ánh sáng lung linh của ḍng Tage càng làm thêm hư ảo, Ricardo Reis tiếp tục cuộc t́m kiếm ‘‘lư lịch’’ của ḿnh. Ở đó, lẫn lộn sự thật và không thật, người chết kề cận người sống, người khôn lẫn với người điên, trong một tṛ chơi bí ẩn, phản chiếu của những mặt gương. Đoạn truyện sau đây xảy ra sau khi Ricardo Reis đến viếng mộ Fernando Pessoa. Người đọc sẽ làm quen với cách viết đặc biệt, những đối thoại tiếp nối liên tục, câu văn dài, ít xuống hàng, trong truyện này, của J. Saramago.
****
Những viên gạch lát ẩm ướt và trơn trượt, từ trên cao đường Alecrim, về phiá tay phải, các đường rầy xe điện ḷe sáng, không biết ngôi sao nào, con diều nào đă nối kết chúng lại với nhau ở điểm chính xác của vô cực, mà trường học đă dạy chúng ta rằng, những đường song song th́ giao nhau. Hẳn nó rất bao la, cái gọi là vô tận ấy để chứa đựng biết bao điều, đủ mọi kích thước. Các chuyến xe điện ḅ lên theo đường rầy, những đường song song và đường thẳng, đường cong và đường giao thoa. Hành khách bên trong xe, mắt ngời sáng, lời nói vọng vang, những ư nghĩ của họ trợt lướt qua nhau âm thầm, và tiếng rít réo lên tới một khung cửa sổ. Thế nào mày xuống chứ, xuống hay không. Một giọng từ trên cao trả lời, Chưa trễ lắm mà. Tiếng đàn ông hay đàn bà, chẳng có ǵ quan trọng, rồi người ta sẽ gặp lại nó ở điểm vô tận ấy. Ricardo Reis đă đi xuống Chiado và đường Carmo, nhiều người khác cũng vậy, từng nhóm, từng gia đ́nh, nhất là những gă đàn ông đi một ḿnh, họ là những kẻ chẳng có ai chờ đợi ở nhà hay ưa thích ở ngoài đường trong lúc năm cùng tháng tận. Giây phút cuối cùng của một năm này có thể thật sự đi qua trên đầu họ và đầu chúng ta, như một tia sáng, một biên giới, và người ta sẽ nói rằng không gian và thời gian chỉ là một. Có cả những người đàn bà đă cắt đứt đi, trong một giờ, sự ḍ t́m khốn khổ, họ tự ban cho ḿnh sự ngừng nghỉ đó ngỏ hầu được hiện diện trong trường hợp người ta công bố sự đăng quang của một thời đại mới, để biết được cái phần dành cho ḿnh và kiểm chứng xem đấy có thực là một đời sống khác. Chung quanh nhà hát quốc gia, Rossio, chật ních người. Một trận mưa rào ngắn ngủi đă đổ xuống, thiên hạ mở ra những cây dù rực rỡ như vỏ sâu bọ, có thể nói y hệt như một đoàn quân đang tiến tới dưới sự bảo vệ của các tấm mộc giơ chắn trên đầu, và họ muốn tấn công một chiến lũy nào đó. Ricardo Reis đă rẽ được đường đi giữa đám người, không đông như ta tưởng từ xa, giữa khi ấy, mưa đă ngừng, những cái dù đă khép như những con chim đậu lại rũ rũ lông cánh trước lúc nghỉ đêm. Tất cả mọi người nghếch mũi lên trời, mắt dán vào mặt đồng hồ màu vàng. Một bọn thanh niên từ đường Primeiro de Dezembro đi tới, gơ ầm trên các nắp nồi, bum, bum, bum, và rít c̣i. Bọn trẻ đi quanh công trường, ngang qua nhà ga, rồi dừng lại dưới ṿm cửa nhà hát, vẫn rít c̣i và đập nồi, âm thanh này cộng thêm với tiếng mấy cái cối xay bằng gỗ vang rền qua sân nhà hát, ra, ra, ra, ra, c̣n bốn phút trước nửa đêm. Con người ta, b́nh thường rất ghen tị với khoảng thời gian c̣n quá ít để sống, luôn luôn than văn về sự hiện hữu ngắn ngủi vốn chỉ để lại trong trí nhớ những bụi sóng đập trắng xoá, th́ ở khoảnh khắc này lại kích động và nóng nảy mong muốn sao cho những giây phút cuối cùng chóng vụt bay đi. Một vài người mất b́nh tĩnh đă kêu toáng lên và tiếng ồn ào càng náo nhiệt hơn nữa khi, từ con sông, rền lên tiếng rống khàn đục của những con tàu buộc bến, giọng loài khủng long hang hốc, tiền sử làm lộn lạo bao tử. Rồi là những c̣i hụ thống thiết chẳng kém ǵ tiếng kêu của những con vật bị cắt cổ, rồi là xe cộ gần đấy bắt đầu bấm c̣i cùng một lúc như điên, chuông xe điện rung lên mê hoảng để chẳng được ǵ. Kim chỉ phút cuối cùng đă trùng lên kim chỉ giờ, nửa đêm, niềm vui bùng vỡ, trong khoảnh khắc ngắn, thời gian đă buông thả con người, đây rồi họ đă được tự do. C̣n ông ta, đơn thuần như một khán giả chua chát và nhân hậu, với một hạnh phúc nhỏ ông ta nh́n họ ôm nhau, hôn nhau, quen biết và xa lạ, đàn ông và đàn bà, những nụ hôn không ngày mai, và v́ thế những nụ hôn kỳ diệu nhất. C̣i hụ bấy giờ huyên náo xâm chiếm không gian, lũ chim bồ câu trên mí nhà hát náo động, có con vùng bay thất thần, nhưng chưa đầy một phút sau th́ tiếng ồn đă lắng, các con tàu tựa như đă rời xa về phiá biển, biến mất vào sương mù, mà này, có thể chính ở đó, Don Sebastiao** đă trú ngụ trong một cái hang được sửa sang. Người thanh niên dấu mặt ấy đợi chờ một hội rước giả trang, trừ phi người ta đă dời đổi nó, trong trường hợp ấy ta phải xét lại tầm quan trọng và con đường dẫn đến truyền thuyết ‘‘ sebastianisme ‘’. Dù sương mù hay không, Desejado*** cũng sẽ đến hay là đang đến, c̣n vào lúc nào, th́ người ta biết rằng ít khi đúng hẹn.
Nhiều nhóm người vẫn lang thang ở Rossio, nhưng sự náo nhiệt đă ngừng đột ngột. Biết trước điều ǵ sẽ xảy ra, thiên hạ tránh xa các vỉa hè, lúc bấy giờ từ trên những tầng lầu, rác rưởi bắt đầu rơi xuống như mưa, đấy vốn là tục lệ, cho dù mấy dăy phố này xoàng xĩnh, ít người ở, phần đông các căn nhà được sang sửa thành văn pḥng hay là pḥng tư vấn. Từ trên xuống dưới con đường Ouro, đồ phế thải trải đầy mặt đất, người ta hăy c̣n ném qua cửa sổ những giẻ lau, hộp rỗng, đồ cũ, thức ăn thừa và xương xẩu gói trong giấy báo, chúng tràn lan trên vỉa hè. Một cái lọ đầy tro cháy bỏng vỡ toang trong chùm tia lửa sáng, những người đi sát chân các dăy nhà, dưới bao lơn, ngửng đầu kêu ca nh́n lên mấy tầng lầu, nhưng không hề phản đối, mỗi người tự lo che chắn cho ḿnh, đă là phong tục, và trong đêm lễ tết này, thiên hạ chẳng t́m ra điều ǵ khác hơn để bày tỏ niềm vui. Họ cũng vất bỏ những thứ chẳng dùng được vào việc ǵ nữa, các món đồ vô dụng không đáng đem bán và đă được giữ lại cho cơ hội này, vất đi bao nhiêu thứ tà đạo th́ ngần ấy sung túc sẽ đến với họ, phải dọn chỗ gọn ghẽ cho những điều tốt đẹp sẽ tới, dĩ nhiên với điều kiện là không bị bỏ quên. Ai đó vừa hét lên từ trên lầu cao, người này thật cẩn thận đêm nay, Coi chừng, nó rơi xuống đấy, cùng lúc ấy một khối ǵ to lớn rớt xuống theo h́nh ṿng cung, nó suưt chạm vào những sợi dây xe điện, thật khùng điên, xém chút nữa là xảy ra tai nạn. Khối đồ này vỡ tan trên gạch, đó là một người nộm ba chân dùng để thử áo vét đàn ông hay áo đầm cho phụ nữ to lớn. Vải lót đen rách tươm, thân gỗ mọt đục nát, nó vỡ tan hoang dưới cú sốc, chỉ c̣n mơ hồ là một h́nh nhân, mất đầu, không chân, một đứa bé trai đi ngang, thẳng chân đá vào đường mương, ngày mai, xe hốt rác sẽ đem đi tất cả, lá cây và rác rưởi, giẻ bẩn, nồi niêu không xài được nữa, một cái ḷ nướng chẳng c̣n đáy, một khung ảnh găy nứt, các hoa vải bạc màu. Những người ăn mày sắp tới lục rác, người ta luôn luôn t́m thấy một thứ ǵ để lượm lại, điều không dùng được nữa cho người này vẫn c̣n thiết yếu cho kẻ khác.
Ricardo Reis quay về khách sạn. Cuộc lễ vẫn tiếp tục trong thành phố, mỗi nơi một chút, với ánh đèn và rượu bọt, có khi cả với rượu champagne thật sự nữa, mấy tờ báo sẽ thuật lại tất cả các náo động điên sảng ấy. Trong lễ hội này, ta cũng bắt gặp những người đàn bà dễ dàng hay khó khăn hơn đôi chút, nếu loại đầu trực tiếp và phơi bày, th́ loại sau cũng chẳng mấy tỏ ra khinh bỉ những thái độ ve văn. Người đàn ông của chúng ta (Ricardo) không có vẻ ǵ là một gă tán gái, nếu ông ấy biết thế chắc v́ được nghe nói như vậy, riêng về phần ông, những lần ông muốn lợi dụng cơ hội hiếm có, th́ chưa chi đă thất bại rồi. Một đám người đi ngang qua vừa cất tiếng hát sai trật vừa gọi kêu ông, Tết vui nghe, lăo già. Ông chỉ khoát tay trả lời, nói làm ǵ, họ trẻ hơn tôi nhiều và đă đi xa rồi. Ông bước qua đám rác trên lề đường, né tránh những cái hộp đổ ngược, mảnh chai vỡ trào trạo dưới bàn chân, tại sao không ném những lăo già qua cửa sổ cùng với thằng người nộm, nghĩ cho cùng, có khác nhau là bao, từ tuổi nào đó, người ta chẳng c̣n đủ đầu óc, chân cẳng không biết đưa chúng ta đi đâu, chúng ta như những đứa trẻ con không biết tự bảo vệ, mà mẹ chúng ta th́ đă chết, trở về với mẹ, với nguồn gốc, trở về với cái hư vô đă có trước cội nguồn là điều bất khả, mặc dù hư vô có thực, nó đi trước chúng ta, chúng ta từ đó ra. Không phải sau cái chết người ta mới bước vào hư vô, chính từ nó mà ta hành động, một khi đă chết, mất hết ư thức, con người sẽ tiếp tục hiện hữu. Tất cả chúng ta đều có một cha và một mẹ, nhưng là những đứa con của ngẫu nhiên và của cần thiết. Đấy, những ǵ Ricardo Reis đă nghĩ ngợi, và dù câu nói ấy có ư nghĩa ǵ th́ mỗi ông ta mới là người giải thích được.
Đă hơn mười hai rưỡi đêm, Pimenta chưa ngủ. Anh ta xuống mở cửa, kêu lên, A, ông về rồi, ông không giải trí được mấy ư. Tôi thấy mệt, buồn ngủ. Lễ lạc cuối năm bây giờ chẳng giống ngày xưa. Không, đúng thế, chỉ bên Ba-Tây là đẹp. Họ vừa lên cầu thang vừa trao đổi vài câu về chuyện đó, nơi mặt bằng ở giữa, Ricardo chào, Hẹn ngày mai. Và ông đă bước lên mấy bực thang kế tiếp. Pimenta đáp, Ông ngủ ngon. Rồi anh ta tắt đèn lầu một, chỉ để lại mấy ngọn đèn đêm, tí nữa, anh sẽ leo lên hạ đèn những lầu trên rồi đi nằm, chắc chắn sẽ được ngủ yên, giờ này chẳng c̣n ai đến nữa. Tiếng chân Ricardo dội trong hành lang im lặng, yên ắng đến nỗi người ta nghe ra bất cứ tiếng động nào, trong các pḥng có người ngủ, không c̣n ánh đèn, hay v́ chúng trống, ở cuối hành lang, tấm biển nhỏ ghi số hai trăm d́u dịu sáng. Chính lúc ấy Ricardo thoáng thấy một tia sáng lọt dưới cánh cửa, có thể ông đă quên tắt đèn, ôi dào, việc ấy có thể xảy ra, ông tra ch́a vào ổ khoá, mở ra, một người đàn ông đă ngồi ở ghế dựa và dù chưa gặp từ bao nhiêu năm, ông vẫn nhận ra ngay, như thể việc Fernando Pessoa ngồi đấy đợi chẳng có ǵ kỳ lạ cả. Ricardo nói, Chào ông, chẳng chờ câu đáp lại, nhưng điều không-có-nghĩa đâu phải lúc nào cũng tuần phục lư lẽ, và người khách đến thăm đưa tay ra bắt, trả lời, Chào ông. Họ ôm choàng lấy nhau. Một trong hai hỏi, Thế nào, ông ra sao. Hay cả hai người cùng hỏi một lượt, chẳng quan trọng ǵ, câu hỏi thật tầm thường. Ricardo đă cởi áo khoác, đặt mũ, cẩn thận đóng dù trong bồn rửa mặt, không nên để nó nhỏ nước xuống sàn gỗ đánh bóng, cho chắc hơn, ông sờ làn vải ẩm, hết chảy rồi, trên đường về trời đă không mưa. Bấy giờ ông ta kéo một chiếc ghế, ngồi đối diện với người đến thăm, để ư thấy Fernando Pessoa chẳng che đậy mấy, theo cách nói kiểu Bồ Đào Nha nghĩa là không có áo khoác lẫn áo len, chẳng có ǵ chống đỡ thời tiết xấu, cũng không mũ nón, chỉ độc một bộ âu phục đen giản dị, áo vét, gi-lê không tay và quần, sơ-mi trắng với cà-vạt đen, giầy vớ cũng đen, thứ quần áo thường lệ của người có tang hay người chuyên nghề chôn cất kẻ khác. Cả hai nh́n nhau đầy thiện cảm, sung sướng được gặp lại sau thời gian dài vắng bóng, và Fernando Pessoa đă lên tiếng trước, Tôi biết rằng ông đă ghé thăm, tôi không có đấy, người ta đă nói lại khi tôi về. Ricardo Reis đáp, Tôi nghĩ là ông ở đó chứ, tôi cứ tưởng ông không thể đi ra ngoài. Fernando Pessoa giải thích, Hiện thời c̣n được, tôi c̣n tám tháng để đi lại như ư muốn. Tại sao tám tháng, Ricardo Reis hỏi và Fernando Pessoa xác định, Đấy là chừng mực đúng nhất, trung b́nh phải chín tháng, y như thời gian chúng ta ở trong bụng mẹ, tôi nghĩ đây là vấn đề cân bằng, trước khi chúng ta ra đời, người ta chẳng nh́n thấy nhưng họ nghĩ đến chúng ta mỗi ngày, sau khi ta chết, họ cũng không thấy ta nốt và, trừ trường hợp ngoại lệ, họ sẽ dần quên ta mỗi ngày, chín tháng đủ để hoàn toàn lăng quên, nào bây giờ hăy nói cho tôi biết điều ǵ đưa ông về Bồ Đào Nha. Ricardo Reis rút ví giấy tờ từ túi trong áo vét, lôi ra một tờ giấy gập, phác cử chỉ đưa cho Fernando Pessoa, ông ta từ chối không đọc. Tôi chẳng c̣n biết đọc nữa, ông làm hộ tôi đi, và Ricardo Reis đọc tờ giấy: Fernando Pessoa đă qua đời, stop, hăy đi Glasgow, stop, Alvaro de Campos. Lúc nhận bức điện tín này tôi đă quyết định trở về, tôi cảm thấy như là một bổn phận. Giọng thư rất lư thú, đó là kiểu cách của chính Alvaro de Campos, cực ít chữ thế mà thể hiện một sự thích thú tinh quái, gần như một nụ cười, thật đúng là Alvaro. Tôi c̣n một lư do khác, ích kỷ hơn, để trở về vào tháng mười một này, một cuộc cách mạng đă bùng nổ ở Ba-Tây, nhiều người chết, bị bắt bớ, tôi sợ rằng t́nh trạng sẽ nặng hơn, tôi chẳng mấy quả quyết, đi, không đi, rồi th́ tờ điện tín tới, và tôi đă quyết định, đă chọn lựa, như người ta bảo vậy. Ông Reis thân quí ơi, ông sinh ra để chạy trốn cách mạng, năm một ngàn chín trăm mười chín, ông trốn đi Ba-Tây v́ một cuộc cách mạng lỡ làng, bây giờ ông đào thoát Ba-Tây v́ một cuộc nổi dậy khác cũng có thể đă thất bại. Thực ra tôi đâu trốn khỏi Ba-Tây, có thể tôi c̣n ở đó nếu ông không chết. Tôi nhớ có đọc đâu đó về cuộc cách mạng này trong những ngày cuối của ḿnh, tôi nghĩ đây là một cú của cộng sản Nga. Vâng, đúng là cộng sản Nga, vài thầy đội, binh lính, những người nếu chưa chết th́ bị cầm tù, tất cả xảy ra trong ṿng hai hay ba ngày. Ông đă sợ thật à. Vâng. Ở đây, Bồ-Đào- Nha này, chúng tôi cũng có vài cuộc cách mạng. Tôi đă nghe nói rồi. Ông vẫn theo chủ nghĩa quân chủ. Vẫn. Không vua. Người ta có thể theo chế độ quân chủ mà không muốn có vua. Đó là trường hợp của ông. Vâng. Thật ngược đời. Chẳng trái ngược hơn bao nhiêu điều tôi từng phải sống. Ước vọng muốn có những thứ mà ư chí không thể làm được. Đúng thế. Tôi vẫn hiểu được ông là ai. Hẳn nhiên rồi.
Fernando Pessoa đứng dậy rời ghế dài, bước vài bước trong căn pḥng nhỏ, ngừng trước tấm gương, rồi trở lại. Thật là một cảm giác kỳ lạ khi nh́n ḿnh trong gương nhưng chẳng thấy ǵ hết. Ông không thấy ḿnh sao. Không, tôi chẳng thấy tôi, tôi biết tôi đang nh́n ḿnh, nhưng không thấy. Tuy nhiên, ông có một cái bóng. Tôi chỉ có nó mà thôi. Ông ta ngồi lại, bắt chéo chân. Rồi bây giờ ông tính sẽ ở lại Bồ-Đào-Nha hay trở về nhà. Chưa biết được, tôi chỉ đem theo vài thứ cần thiết, có thể tôi ở lại, mở một pḥng mạch, t́m thân chủ, cũng có thể tôi quay về Rio, chẳng biết, hiện thời tôi đang ở đây, tính ra tôi về đây chỉ v́ ông đă mất, và sau cái chết của ông, tôi là người duy nhất có thể lấp kín không gian ông đă chiếm lĩnh. Không người sống nào thay thế được người đă chết. Không một ai trong chúng ta là người thực sự sống hay thực sự chết. Nói đúng quá, với điều ấy ông có thể viết thành thơ. Cả hai cùng cười. Ricardo Reis hỏi, Nói tôi nghe, làm sao ông biết được tôi đến ở khách sạn này. Fernando Pessoa đáp, Người chết biết tất cả, đó là một trong những lợi điểm của họ. Và để vào pḥng, ông làm thế nào vào pḥng tôi. Như mọi người thôi. Ông chẳng đến từ không khí, không xuyên qua tường chứ. Nghĩ ǵ mà vô lư thế ông bạn, mấy thứ này chỉ có trong truyện ma, người chết đi theo đường người sống, đằng nào cũng không có cách ǵ khác, tôi đă đi từ Prazeres đến đây như bất cứ người chết nào, tôi đă lên cầu thang, mở cửa, ngồi xuống chiếc ghế dài này và chờ đợi ông. Và chẳng ai thấy người lạ đi vào, v́ rốt cuộc, ở đây, ông là người lạ mặt. Đấy cũng là một lợi điểm khác của chúng tôi, thiên hạ chỉ nh́n ra chúng tôi nếu chúng tôi muốn. Nhưng tôi thấy ông đấy thôi. Th́ bởi v́ tôi muốn cho ông nh́n thấy, và nếu nghĩ cho kỹ, ông là ai. Câu hỏi chỉ là một thứ hùng biện, chẳng đ̣i hỏi câu trả lời, Ricardo Reis không đáp, mặt khác ông cũng chẳng để ư nghe.
Một sự im lặng nặng nề ập xuống, đồng hồ ở đầu cầu thang điểm hai giờ sáng như tiếng vọng từ một thế giới khác, Fernando Pessoa đứng dậy, Tôi đi đây. Đi rồi ư. Đừng nghĩ rằng tôi phải trở về nhà vào giờ nhất định, tôi hết sức tự do, đúng là bà tôi đang đợi nhưng bà cụ chẳng quấy rầy tôi nữa. Hăy ở thêm một chút. Muộn rồi, ông cũng phải nghỉ ngơi. Bao giờ ông trở lại. Ông muốn không. Tôi sẽ sung sướng lắm, chúng ta có thể nói chuyện, nối lại t́nh bạn thân quí, đừng quên là sau mười sáu năm vắng mặt, tôi chẳng c̣n biết ǵ về xứ sở này. Hăy nhớ là chúng ḿnh chỉ được gặp nhau trong tám tháng thôi, tôi không được phép nhiều hơn thế. Cứ nh́n đi từ ngày thứ nhất, th́ tám tháng là cả một cuộc đời. Tôi sẽ trở lại ngay khi có thể. Ông không muốn ḿnh hẹn nhau một ngày giờ, một chỗ hẹn nào trước sao. Tuyệt đối không nên thế. Vậy th́, chóng nhé, Fernando, tôi vui mừng đă gặp ông. Tôi cũng thế, Ricardo. Tôi chẳng biết có thể chúc ông một năm mới tốt đẹp chăng. Hăy chúc đi, chúc đi, điều này chẳng thiệt hại ǵ cho tôi, chỉ là một lời nói, như ông đă biết. Năm mới hạnh phúc, Fernando. Năm mới sung sướng, Ricardo.
Fernando Pessoa đă mở cửa pḥng, bước ra ngoài hành lang, người ta không nghe ra tiếng chân ông xa dần. Hai phút sau, thời gian đủ để bước xuống những bực thang cao, cánh cửa ra đường đóng ập, tiếng chuông cửa vang lên ngắn gọn. Ricardo Reis đến bên cửa sổ. Fernando Pessoa đang rời xa trên con đường Alecrim. Măi măi song song, những đường rầy xe điện ḷe sáng.
Mai Ninh chuyển ngữ.
* Tiểu tựa của người chuyển ngữ.
** Vị vua Bồ- Đào-Nha (thế kỷ 16), đă mất tích với quân sĩ của ḿnh ở Alcacer Quebir, trong một trận chiến với người xứ Maures. Người ta không bao giờ t́m thấy thi thể vị vua này, v́ thế sinh ra truyền thuyết ‘‘sebastianisme’’.
*** Mệnh danh ‘‘ đấng cứu thế’’của Don Sebastiao.