Schiller

 

Friedrich Von SCHILLER (1759 – 1791)

 

 

Người Kịch Sĩ Mộng Du

 

 

(Mai Ninh chuyển ngữ)

 

 

Nếu kết cuộc của một vở kịch không đem lại sự thoả măn toàn vẹn, cũng có thể không do lỗi của người viết kịch. Chúng ta hăy leo lên sân khấu và quan sát để thấy các phép chơi của trí tưởng tượng đă dự phần ra sao trong con người một diễn viên.

Người kịch sĩ phải làm hai công việc khó khăn nhưng thật cần thiết. Trước nhất, anh ta phải tự quên ḿnh, quên cả đám đông dưới hàng ghế kia đang nghe đang nh́n ḿnh để sống trọn vẹn trong vai tṛ. Rồi mặt khác, lại phải nghĩ rằng anh đang ở trên sân khấu, phải nhớ tới sự hiện diện của khán giả, cần biết giảm bớt bản chất riêng để chiều theo ư họ. Thường, diễn viên hay chú trọng đến công việc thứ nh́ mà quên mất phận sự đầu tiên. Mặc dù nếu không đủ thiên tài để làm được cả hai cùng một lúc, đáng lẽ anh ta nên quên đám khác giả mà nghĩ tới nhân vật đang đóng. Giữa t́nh cảm và cách thể hiện t́nh cảm cũng là một chuỗi liên tiếp xảy ra rất nhanh và đich xác giống như giữa tia chớp và tiếng sấm. Và nữa, nếu ta đang thực sự xúc động với vai tṛ th́ chẳng mấy cần thiết phải điều chỉnh cơ thể hoà nhập vào nhịp điệu của cảm xúc. Mà chính ra khi ấy ta thật khó ḷng, có thể bất lực nữa, kềm giữ được những cử động tự nhiên của tứ chi.

    Chừng mực nào đó, người kịch sĩ đang ở trong trạng thái của một kẻ mộng du, sự tương đồng giữa họ thật hiển nhiên. Khi đi đứng trong đêm khuya, lúc ngoại giác đang say ngủ, và như thể không ư thức ǵ cả về việc ḿnh làm, người mộng du vẫn bước đi một cách chính xác lạ kỳ. Trong khi thật ra điều này đ̣i hỏi một cảnh giác lớn lao. Bàn chân anh ta cũng được củng cố nhờ thói quen.

    Nếu một tri giác nhá nhem, một động tác thiếu sót ư thức như thế của kẻ mộng du đă làm được ngần ấy thứ, th́ việc ǵ cơ thể người diễn kịch, vốn luôn luôn theo sát, tùy thuộc vào các biến chuyển của linh hồn lại bị bắt buộc vượt quá giới hạn, đến nỗi làm sai lệch cả cảm xúc. Chắc chắn rằng, một khi xúc cảm thực sự hiện diện th́ nó không chấp nhận những biểu lộ thái quá – một linh hồn có ư thức cũng không cho phép một điều như thế – vậy th́, các bộ phận thân thể con người chẳng thể nào tự tạo ra những cử chỉ thừa thăi quái dị.

    Ảo tưởng về sự vắng mặt của khán giả đă giúp cho kịch sĩ thủ diễn vai tṛ. Nhưng phải chăng, giống như nơi kẻ mộng du, dù không ư thức rơ rệt vẫn có một sự hiện diện nào đó ở lại với anh ta để, bằng mối liên kết chặt chẽ giữa sự thực và cái đẹp, dẫn dắt người diễn viên trên con đường vốn đă đầy vực sâu của tính huênh hoang, không thích đáng ?

    Trong trường hợp ngược lại, thật bực bội biết bao khi người nghệ sĩ v́ quá bận tâm đến vị trí bấy giờ của anh ta trên sân khấu, quá chú trọng đến thực tại quanh ḿnh nên đă hủy hoại những mơ mộng của nghệ thuật. Nhưng đành thôi, nếu diễn viên cho rằng có thể hằng ngàn con mắt đang chăm chú vào từng cử động của ḿnh, và ngần ấy cái tai đang lắng nghe từng tiếng nói trên bờ môi anh ta !

Đă có lần, đúng lúc hay ho thú vị, chính cái ư nghĩ khốn đốn : Thiên hạ đang quan sát ḿnh ! đă kéo tốc anh chàng Roméo đa t́nh ra khỏi màn diễn xuất thần...Điều này chẳng khác ǵ tiếng kêu thất thanh chụp lấy kẻ mộng du đang đi trên nóc nhà, khiến người ấy bị choáng váng mà ngă lộn nhào. Chẳng phải do ư thức về một mối nguy hiểm nào đó, mà chính v́ bất ngờ nh́n thấy chiều sâu hun hút nên chàng mộng du rơi xuống chết. Khi cảm thấy bị quan sát, người kịch sĩ đâm sợ hăi, nên ngừng ngang và hoá đần. Mọi tư thái tự nhiên bỗng biến mất : Chỉ nh́n anh ta vụng về cong lưng là ta đă có cảm tưởng như có ai sắp đến đo kích thước để may quần áo...Thế là, ḷng ưu ái của khán giả vụt tắt ngấm trong một tràng cười rộ.

 

    Thường thường, cho mỗi loại cảm xúc, những nghệ sĩ của chúng ta đă học lấy một cách diễn đạt riêng biệt, họ biết ngay phải hành động như thế nào trong từng trường hợp. Có khi họ thực hành nhanh đến nỗi sự diễn tả đi trước cả cảm thức nữa ! Chẳng hạn, để tả sự kiêu hănh, hiếm khi họ bỏ quên cử chỉ quay đầu sang một bên vai và đặt nắm tay lên hông. Sự giận dữ luôn được biểu hiện bằng bàn tay nắm chặt và cái nghiến răng. Rồi người ta dùng cú đá chân để bộc lộ sự khinh miệt. Nỗi buồn thường được họ cất gói trong chiếc khăn tay sạch sẽ. Trong tất cả mọi thứ cảm xúc th́ nỗi khiếp sợ dễ diễn tả nhất, nó chọn ngay cái khối ǵ đó bắt gặp ngay trước mắt mà trút bỏ gánh nặng. Cứ thế, khán giả phải chịu đựng một tên phường chèo tồi.

    Những kịch sĩ đóng các vai tuồng bi thảm, những diễn viên cự phách trên sân khấu có thói quen nhét đầy vào tai chúng ta các giọng điệu gầm gừ quở trách. Họ tra tấn, đánh đập những cảm xúc thật, không thèm biết đến hay che giấu chúng sau giọng nói và điệu bộ họ thật huyên náo. Trong khi đó, những kịch sĩ nhu ḿ thống thiết lại kéo lê sự dịu dàng cùng bi ai trong những khóc than rền rĩ, đơn điệu đến nhàm tai chán ngấy.

    Lối nói to của người đóng kịch trước khán giả luôn luôn là chướng ngại đầu tiên đưa đến thất bại cho hầu hết các diễn viên, và nó tạo ra hai phần ba cái ảo tưởng sân khấu. Giọng nói là con đường dễ dàng và ngắn nhất để đi đến trái tim, như âm nhạc đă chế ngự được tên bạo tàn từng muốn chinh phục kinh đô Bagdad khi xưa.   

 Friedrich Von Schiller, thi sĩ, sử gia, soạn giả.