Mai Ninh chuyển ngữ
(Các tiểu tựa của người dịch)
Vài trích đoạn từ Hồi Kư ‘‘Sống Để Kể Chuyện’’(*)
của Gabriel García Márquez
***
Gian bếp rộng trong ngôi nhà Aracataca...và bà ngoại lạ lùng
Căn pḥng cuối cùng là nơi chứa vật dụng, chồng chất toàn đồ cũ kỹ, các rương ḥm phế thải từng làm tôi ṭ ṃ trong bao nhiêu năm, nhưng chẳng hề được phép mở ra. Măi sau, tôi mới biết c̣n có cả bảy chục cái bô mà ông bà ngoại đă mua hôm mẹ tôi mời bạn học đến nhà nghỉ hè.
Đối diện hai pḥng này, trên cùng một hành lang, là gian bếp rộng với một bếp ḷ nguyên thủy bằng đá nung và một cái khác thật lớn để bà ngoại tôi làm bánh ḿ, bánh ngọt, chế tạo những con thú thắng đường caramen, mùi vị thơm ngon đầy trong không khí từ sáng sớm. Đấy là vương quốc của những người đàn bà trong nhà và mấy chị giúp việc, họ vừa làm vừa hợp xướng với bà tôi và với ''Laurent hùng tráng'', con két già trăm tuổi, gia tài ông bà cố tôi để lại. Nó từng gào thét nguyền rủa nước Tây Ban Nha và rống lên mấy bài ca cho chiến tranh dành độc lập. Tầm nh́n của nó ngắn đến nỗi một hôm rơi tơm vào nồi súp ḅ. Nó đă thoát khỏi đó nhờ phép lạ, nhờ người ta mới bắt đầu đun nước thôi. Một ngày hai mươi tháng bảy, lúc ba giờ trưa, căn nhà náo loạn lên v́ nó kêu cuống cuồng:"Ḅ mộng! Con ḅ mộng! Ḱa, con ḅ mộng!"
Chỉ có đám phụ nữ ở nhà, mấy người đàn ông đă đi xem đấu ḅ nhân dịp lễ quốc khánh. Bọn đàn bà tưởng rằng tiếng kêu của con két là thứ mê sảng lăo suy. Dù quen nói chuyện với nó, họ chỉ hiểu được ư nghĩa những gào hét ấy khi một con ḅ rừng xổng chuồng bất ngờ đột nhập nhà bếp, vừa rống như tàu hụ vừa húc đại sừng vào mấy cái tủ của hiệu bánh cùng đám nồi niêu trên bếp ḷ. Tôi nhảy xổ vào đám váy quay lốc trong hoảng hốt của mấy bà, họ túm lấy tôi rồi cùng trốn trong kho chứa đồ. Tiếng con ḅ lạc rống trong bếp và móng nó nện trên sàn xi-măng của hành lang làm rung chuyển căn nhà. Bất th́nh ĺnh, nó tḥ mơm qua cái cửa con thông khí. Hơi thở sôi lửa và con mắt phụt máu khiến tôi sợ thấu xương. Khi mấy người đấu ḅ đem được nó về chuồng, thảm kịch đă biến thành chuyện ồn ào ở những nơi tụ họp ăn chơi, kéo dài cả tuần. Suốt thời gian ấy, cùng với những lít cà-phê và núi bánh, thiên hạ lập đi lập lại các phiêu lưu mạo hiểm càng ngày càng oai hùng của những người c̣n sống sót đầy kích động.
(...) Vào mùa nghỉ lễ của cái năm tốt lành ấy, tôi đă dự định đi thăm bà ngoại Tranquilina ở Aracataca, nhưng chính bà lại khẩn cấp đến Barranquilla để mổ mắt. Cùng với niềm vui gặp bà, tôi c̣n được quà tặng là cuốn tự điển của ông tôi. Bà chẳng bao giờ nhận ra ḿnh đă mù, hay không muốn nói tới, cho đến hôm chẳng c̣n có thể đi lại trong pḥng. Ca mổ ở bệnh viện Từ Thiện đă diễn ra nhanh chóng với những tiên liệu tốt lành. Khi người ta tháo băng, bà tôi ngồi trên giường, mở to cặp mắt hớn hở của một tuổi trẻ mới, gương mặt sáng rỡ, và bà đă tóm tắt nỗi vui mừng trong chỉ một câu : ''Tôi nh́n thấy''.
Viên bác sĩ mổ mắt muốn biết bà nh́n rơ điều ǵ như thế, bà liền quét ánh mắt tái sinh quanh căn pḥng, chỉ ra mỗi thứ với độ chính xác đáng nể. Ông bác sĩ sững sờ nghe bà nêu đích danh từng đồ vật, những thứ không có mặt trong gian pḥng bệnh viện ấy. Mỗi ḿnh tôi biết bà đă tả những vật dụng trong pḥng ḿnh ở Aracatara, bà nhớ từng cái một, ở đúng chỗ của chúng. Bà tôi chẳng khi nào lấy lại được thị giác.
Cha mẹ nài nỉ tôi về nghỉ hè ở Sucre và đem bà theo. Tinh thần xuống dốc, trông già hẳn đi so với số tuổi, nhưng bà thường hát và hát hay hơn bao giờ cả với một giọng ca pha-lê trong trẻo. Mẹ tôi trông chừng người nhà tắm rửa và mặc quần áo cho bà như với một con búp bê lớn. Bà ư thức được thế giới chung quanh nhưng lại đem nó trở về quá khứ. Các chương tŕnh phát thanh khơi gợi ở bà thư hứng thú rất con nít, bà nhận ra giọng những người giới thiệu, tuy vậy v́ trong ngôi nhà Aracataca không có máy truyền thanh nên bà cho họ là bạn của ḿnh lúc nhỏ ở Riohacha. Bà nói ngược lại họ, phê phán các b́nh luận, tranh căi với họ về các đề tài đa dạng, hay trách cứ một lỗi văn phạm thể như họ đang ngồi ở chân giường, và bà không chịu để người nhà thay quần áo cho ḿnh khi họ chưa chào từ giă. Lúc ấy, với tất cả lịch sự và giáo dục đứng đắn, bà nói : ''Xin chào các ông, tôi chúc các ông một đêm yên lành''.
***
Mùa hè năm ấy, thú xác thịt đầu tiên
Mùa nghỉ hè ấy, cha tôi đă có ư nghĩ kỳ cục là hướng dẫn bước đầu cho tôi vào nghề buôn bán. Ông nói : "Để pḥng hờ trường hợp...". Ông khởi sự bằng việc bắt tôi tập đi gơ cửa từng nhà để đ̣i tiền họ thiếu hiệu thuốc của ông, và một hôm ông gửi tôi đi thu tiền ở La Hora, khu nhà thổ không thể đoán trước ở ngoại ô.
Tôi tḥ đầu qua cánh cửa hé mở của một căn pḥng nh́n ra đường và bắt gặp một người đàn bà đang ngủ trưa trên chiếc giường loại của lính tráng, chân trần, mặc bộ quần áo để lộ cả đùi. Trước khi tôi kịp cất tiếng, bà ta ngái ngủ ngồi dậy, nh́n và hỏi tôi muốn ǵ. Tôi giải thích là có lời nhắn của cha tôi cho ngài Eligio Molina, chủ nhà này. Nhưng thay v́ chỉ cho tôi kiếm ông ta ở đâu, người đàn bà ra lệnh bảo tôi bước vào, đóng cửa, cài khoá, với một động tác của ngón tay trỏ bà ta kèm theo hai tiếng ư nói :"Đến đây". Tôi càng lại gần th́ tiếng thở mụ càng gấp rút, y như ḍng chảy con sông, ùa ngập căn pḥng. Bàn tay phải tóm lấy cánh tay, tay trái mụ kéo tuột cửa quần tôi. Tôi bị rơi vào nỗi khiếp sợ tuyệt vời.
"Thế nào, vậy ra cu cậu là thằng con của ông đốc-tờ bán mấy viên thuốc nhỏ xíu ấy", mụ nói trong lúc năm ngón tay nhanh nhẹn tiếp tục mân mê khiến tôi cảm giác là có đến mười ngón. Mụ tuột chiếc quần, thầm th́ những lời âu yếm vào tai tôi, kéo áo ḿnh ra khỏi đầu và nằm dài ra giường với chỉ chiếc quần lót nhỏ in hoa. ''Chính cậu cởi nó ra, mụ bảo, Việc đàn ông của cậu đấy". Tôi tháo dây cột nhưng chẳng tuột nó ra được trong lúc vội vàng, mụ phải phụ giúp bằng cách duỗi dài hai chân với những ngó ngoáy uốn lượn như nàng tiên cá. Rồi mụ xốc tôi, đặt lên trên người trong vị thế truyền giáo cổ điển. Mụ tự lo hết mọi chuyện c̣n lại, cho đến lúc tôi tưởng ḿnh gục chết trên mụ ta, sệt nhựa giữa hai đùi ngựa cái.
Quay sang bên, nh́n thẳng vào mắt tôi mụ chẳng nói một tiếng, tôi nâng đỡ ánh mắt mụ trong hi vọng được làm tiếp, không sợ nữa và ít gấp gáp hơn. Bất ngờ, mụ bảo sẽ tha cho tôi phải trả hai pesos cho lần đi khách này, lí do là tôi không đến đây v́ chuyện đó. Rồi nằm ngửa lại, mụ ngó chăm vào mặt tôi, nói thêm :‘‘Là cậu, thằng anh của Luis Enrique, phải không? Bọn mi cùng một giọng nói’’. Tôi ngây thơ hỏi mụ đă biết nó ở đâu. Mụ cười:‘‘Thật khờ. Lần cuối đến đây, hắn để lại cái quần đùi ta đă giặt giùm đấy’’.
Nghĩ đến số tuổi thằng em, tôi nghi mụ bịa thái quá nhưng đành phải công nhận sự thật khi mụ đưa chiếc quần cho tôi xem. Thế rồi, với phong cách một nữ vũ công mụ nhảy tót khỏi giường, trong lúc mặc lại quần áo mụ cắt nghĩa cho tôi t́m ngài Eligio Molina ở cửa đầu tiên bên trái. Cuối cùng, mụ hỏi :‘‘Lần đầu đúng không?’’. Tim chỉ thót một cái thôi, tôi đáp :‘‘Cứ tưởng, đây ít nhất là lần thứ bẩy’’. Với vẻ chế riễu mụ nhắc : ‘‘Dù ǵ đi nữa, cậu nên bảo thằng em cho thêm vài bài học’’.
Lần đầu tiên ấy đă chắp cánh cho tôi. Thời gian được nghỉ hè kéo từ tháng chạp đến tháng hai, và không biết bao bận tôi phải kiếm ra hai pesos để đến gặp mụ ta. Thằng em Luis Enrique, đă là kẻ lăo luyện về phương diện t́nh dục, nhận thấy thật kỳ quái khi những đứa con trai tuổi chúng tôi phải trả tiền cho cái việc mà cả hai người cùng làm, và thú vui th́ mỗi người ai cũng hưởng bằng nhau.
***
Đọc và Viết
Chẳng bao giờ tôi tin được là chín tháng sau khi đậu tú tài, phụ chương văn học "Fin de semana" của El Espectador ở Bogotá, tờ báo thú vị và đ̣i hỏi nhất thời ấy, đă đi truyện ngắn đầu tiên của ḿnh. Truyện thứ nh́ xuất hiện bốn mươi hai ngày sau. Nhưng điều ngạc nhiên hơn cả là cái chú thích của viên phụ tá giám đốc tờ báo và vị giám đốc phụ chương, Eduard Zalamea Borda, có biệt hiệu Ulysse và cũng là nhà phê b́nh Colombie sáng suốt hàng đầu, biết nhanh chóng phát hiện tài năng mới.
Cuộc phiêu lưu không chờ đợi tới mức ấy thực là khó kể lại. Như đă đồng ư với cha mẹ, tôi ghi tên hồi đầu năm vào phân khoa luật của đại học Bogotá. Tôi ở ngay trung tâm thành phố, trong một nhà trọ đường Florián, bọn sinh viên từ vùng ven Đại Tây Dương đến ở đấy nhiều nhất. Không có lớp buổi chiều, thay v́ làm việc thêm để kiếm chút tiền vặt, tôi đọc sách trong pḥng hay ở quán cà-phê, ở chỗ nào được phép. Tôi có được những cuốn sách này do ngẫu nhiên và nhờ may mắn. Mấy người bạn thân có khả năng đă mua rồi cho mượn trong thời gian thật ngắn, nên tôi đọc trắng đêm để trả lại không tŕ hoăn. Nhưng thay cho những cuốn sách của trường Zipaquirá đáng có mặt trong lăng danh nhân, th́ chúng tôi ngấu nghiến các tác phẩm vừa mới được dịch và in ra ở Buenos Aires, sau một thời kỳ dài ngưng xuất bản trong đệ nhị thế chiến. Tôi đă sung sướng khám phá các ng̣i bút nổi tiếng Jorge Luis Borges, D.H. Lawrence và Aldous Huxley, Graham Greene, Chesterton, William Irish, Katherine Mansfield cùng nhiều người khác nữa.
Những tác phẩm mới này có mặt trong tủ kính của các hiệu sách mà tôi không dám bén mảng tới. Vài cuốn khác trong mấy quán cà-phê vốn là trung tâm phát huy văn hoá rất năng động của bọn sinh viên đến từ tỉnh lỵ. Nhiều đứa có chỗ giữ trước hằng năm, nhận cả thư từ, bưu phiếu ở đấy nữa. Tấm ḷng rộng răi của một vài chủ tiệm hay nhân viên thân tín của họ đă cứu vớt sự học hành của ít nhất hơn một đứa sinh viên. Nhiều kẻ tai mắt trong vùng hẳn c̣n thiếu nợ chủ tiệm nhiều hơn là đám người gửi và nhận thư từ vô h́nh ấy.
Nơi tôi thích nhất là quán cà-phê Molino của các thi sĩ tên tuổi quan trọng, cách nhà trọ hai trăm thước, chỗ ngă tư chính của đại lộ Jímenez de Quesada và đường Séptima. Bọn sinh viên không được có bàn riêng, tuy nhiên nếu ngồi kín đáo ở bàn bên cạnh để nghe những câu chuyện văn chương ta cũng học hỏi được nhiều và hữu hiệu hơn là đọc một cuốn sách. Căn pḥng rất lớn, kiểu Tây Ban Nha, Santiago Martínez Delgado đă trang trí những bức tường, chúng phản ánh các giai đoạn chiến đấu của ‘‘Don Quichotte’’ với những kẻ thù tưởng tượng. Không có bàn dành riêng cho ḿnh nhưng tôi luôn luôn thu xếp để mấy người bồi cho một chỗ gần vị thầy có râu, hay càu nhàu và lôi cuốn tên León Greiff; ông đến đây gặp các văn sĩ đang được ưa chuộng nhất của thời đại vào cuối chiều và ra về khoảng nửa đêm, sau khi đă nốc đầy thứ rượu rẻ tiền cùng mấy người thi cờ với ông ta. Một số đông nổi tiếng về nghệ thuật và văn chương Colombie đă đến ngồi bàn này, c̣n chúng tôi th́ giả chết ở bàn ḿnh để không mất đi một câu nói nào của họ. Ngay cả nếu họ bàn căi về nghệ thuật và nghề nghiệp ít hơn là về đàn bà và chính trị, bọn tôi vẫn học được những điều mới mẻ. Tụi chăm chỉ nhất là sinh viên thuộc vùng Đại Tây Dương, chúng gắn bó với nhau nhờ thói đọc sách hơn là qua các mưu toan chống lại đám cachaos (thổ dân trên cao nguyên). Một ngày, Jorge Álvaro Espinosa, người từng dạy tôi làm cách nào định hướng trong Kinh Thánh và bắt tôi học thuộc ḷng tên những tín đồ theo Job, đă đặt lên bàn một tảng sách đồ sộ rồi tuyên bố với cái giọng tổng giám mục của anh ta : '' Đây này, một cuốn Kinh Thánh khác''.
Hẳn nhiên, đó là Ulysse của Joyce, tôi đă cắn răng đọc từng đoạn cho đến lúc hết c̣n kiên nhẫn. Sự thử nghiệm đó là quá sớm. Nhiều năm sau, trưởng thành và thông thạo văn chương, tôi biết phải đọc lại cuốn ấy và đă khám phá ra một thế giới nội tại thích hợp mà tôi chưa bao giờ nghi ngờ sự hiện hữu. Nhưng trên tất cả, tôi nhận được từ đấy một giúp đỡ vô giá về sự tự do trong ngôn ngữ, về cách điều khiển thời gian cùng cấu trúc cho những cuốn sách của tôi.
Thằng bạn chia chung pḥng tên Domingo Manuel Vega, bạn học cũ ở Sucre, sinh viên y khoa, cũng là đứa đọc sách ngốn ngấu giống tôi. Một đứa khác nữa là Nicolás Ricardo, con trai chú tôi Juan de Dios, đă di truyền những tính năng gịng họ. Một buổi tối, Vega bước vào pḥng với ba cuốn sách vừa mua, hắn đưa đại cho tôi mượn một cuốn như hắn vẫn thường làm để giúp tôi thiếp ngủ. Nhưng lần này, trái ngược hẳn : tôi mất đi vĩnh viễn sự yên tĩnh của giấc ngủ. Đấy là cuốn Biến Hoá (La Métamorphose), do nhà Losada xuất bản ở Buenos Aires, từ bản dịch sai lệch của Jorge Luis Borges, mà ngay ḍng đầu :"Thức dậy một buổi sáng sau đêm yên b́nh, Gregoire Samsa thấy ḿnh biến thành một con côn trùng quái khiếp trong giường.'' đă đưa đời tôi vào một hướng đi mới, ngày nay nó đă trở thành một tác phẩm cổ điển của văn chương thế giới. Đấy là những cuốn sách huyền bí, hướng viết khác biệt và thường đối ngược với những ǵ tôi đă đọc đến lúc đó. Chẳng nhất thiết phải giải thích các điều ấy : tác giả cứ viết ra th́ chúng là thật, không cần bằng chứng nào khác ngoài quyền lực của tài năng và uy thế của tiếng nói ông ta. Đó là một thứ chuyện kể mới, không phải trong thế giới ngàn năm cổ tích mà mọi sự đều khả thể, nhưng là trong một cơi đời chẳng cứu chữa được, ở đó tất cả đều đă mất.
Lúc đọc xong cuốn Biến Hoá, tôi cảm thấy một ước muốn không ḱm hăm nổi là được sống trong thiên đường xa lạ ấy. Ban ngày, tôi ngồi trước cái máy chữ di động của Domingo Manuel Vega cho mượn, thử viết một cái ǵ giống như tay cạo giấy khốn khổ của Kafka đă bị biến thành con gián ghê rợn. Những ngày sau đó, tôi cóc đến trường v́ sợ mất hứng và tiếp tục bị ngấu nghiến bởi sự thèm muốn ấy, cho đến lúc tôi rơi vào một bài viết của Eduardo Zalamea Borda, ông tiếc là không có lấy một tên tuổi nổi bật trong thế hệ mới của các nhà văn Colombie, và cho rằng không có một hi vọng thay đổi nào hiện ra ở chân trời. Tôi chẳng biết tôi có quyền ǵ để nghĩ là sự thách thức trong bài viết ấy liên quan tới ḿnh, nhân danh thế hệ của tôi, tôi trở về với truyện ngắn đă bỏ rơi để trả lời thử thách đó. Tôi lấy lại cho ḿnh ư tưởng về cái xác chết có ư thức trong truyện Biến Hoá nhưng bỏ đi những bí mật hăo, luôn cả các giả định thuộc bản thể học của nó.
Tuy thế, tôi thiếu tự tin đến nỗi không dám kể với bọn bạn ở cà-phê. Không cả với Gonzalo Mallarino, đồ đệ của tôi ở phân khoa luật, người duy nhất đọc những bài thơ trữ t́nh tôi làm để bù đắp sự đơn điệu của các buổi học. Tôi đọc lại và sửa chữa truyện ngắn cho tới kiệt lực, rồi để chấm dứt tôi đă viết cho Eduardo Zalamea - mà tôi chưa bao giờ gặp - một tờ thư, nay tôi chẳng c̣n nhớ nổi một chữ. Tôi để tất cả trong phong b́, chính ḿnh đem đến pḥng tiếp khách của tờ Espectador. Người gác cửa cho phép leo lên lầu hai để đưa tận tay Zalamea, nhưng chỉ mỗi ư nghĩ này đă làm tôi tê liệt. Tôi đặt phong thư trên của bàn ông gác cửa rồi bỏ chạy.
Đấy là một ngày thứ ba, tôi chẳng lo lắng ǵ cho số phận của cái truyện ngắn, nhưng tôi tin chắc là nếu nó được đăng th́ cũng chưa đi ngay tức khắc. Trong khi chờ đợi, tôi lang thang vơ vẩn từ quán cà-phê này sang quán khác trong hai tuần lễ để dịu nỗi lo ở những chiều thứ bảy. Ngày 13 tháng 9, khi từ Molino về, tôi rơi trúng cái tựa "Nỗi cam chịu thứ ba" của ḿnh chạy ngang trang trên ấn bản Espectador cuối ngày.
Phản ứng đầu tiên của tôi là rụng rời khi nhận ra ḿnh không có cả năm xu để mua tờ báo. Đó là biểu tượng tàn nhẫn nhất của cái nghèo, v́ biết bao thứ cơ bản của đời sống thường nhật : vé xe điện, điện thoại, cà-phê, tiền đánh giầy... cũng đáng giá năm xu như tờ báo. Không cần trú cơn mưa vẫn thản nhiên đổ xuống, tôi nhào vội ra đường, nhưng trong các quán cà-phê gần nhất chẳng thấy ai quen để bố thí cho tôi một đồng. Vào cái giờ vắng vẻ này của ngày thứ bảy, không có cả một con mèo ở nhà trọ trừ bà chủ, thế cũng như không v́ tôi c̣n nợ bà ta hai tháng tiền thuê pḥng và chùi dọn, vị chi bảy trăm hai mươi lần cái năm xu. Lại ra ngoài đường, sẵn sàng làm tất cả mọi chuyện, và tôi đă đụng trúng phái viên của Chúa Trời đang bước xuống tắc-xi với tờ El Espectador trong tay, tôi đă thẳng tuột xin ông ta tặng nó cho ḿnh.
Thế là tôi đọc truyện ngắn đầu tiên của tôi trên bản in, do họa sĩ riêng, Hernán Merino, của tờ báo minh họa. Tôi dấu diếm đọc lại một mạch trong pḥng, tim đập th́nh thịch. Ở mỗi gịng tôi khám phá quyền lực hủy hoại của một bài viết trên giấy in, v́ điều tôi đă xây dựng với biết bao t́nh cảm và nỗi đau, như một bài văn sao chép khiêm tốn của một thần đồng toàn năng, bấy giờ hiện ra giống một độc thoại hỗn độn và đáng ghét, khó khăn lắm mới có ba hay bốn câu khả dĩ chấp nhận được. Phải gần hai mươi năm sau tôi mới dám đọc lại truyện ngắn này, và sự phán xét lúc ấy dù vừa đủ, nhờ ḷng thương hại cầm giữ, c̣n ít độ lượng hơn thế nũa.
Điều khổ sở nhất là bọn bạn tới tấp ùa vào pḥng với tờ báo, sáng rực niềm vui, không ngớt lời tán tụng về một truyện ngắn mà tôi chắc rằng họ chẳng hiểu ǵ. Trong đám bạn ở đại học, một vài đứa thích thú, nhiều đứa không nắm bắt được ư nghĩa, c̣n những người khác chẳng đọc qua nổi gịng thứ tư , nhưng Gonzalo Mallarino, người tôi không dám nghi ngờ tài thẩm định văn chương, đă hoàn toàn công nhận nó.
Hơn tất cả, tôi lo âu muốn biết ư kiến của Jorge Álvaro Espinosa, những phê b́nh của ông thường rơi xuống như máy chém, ngay cả với những người ở ngoài ṿng viết lách chúng tôi. Tôi bị giằng co giữa ước muốn được biết tức khắc ư ông ta để chấm dứt ngay những nghi ngờ và nỗi sợ phải đương đầu với nó. Ông ta biến đâu mất, điều này chẳng hiếm với một người đọc sách vô độ, đến khi tái hiện ở Molino vào thứ ba sau đó ông ta không nói ǵ ngay về truyện ngắn mà về sự táo bạo của tôi.
"Tao tin rằng mày nhận ra ḿnh đă chui vào cái mớ ḅng bong bừa bộn - ông phóng vào mắt tôi tia nh́n xanh lục của loại rắn mang bành hoàng gia- Bây giờ mày đă nằm trong tủ kính các tác giả được công nhận, nhưng để xứng đáng, c̣n nhiều thứ phải làm ''.
Tôi sững sờ bởi sự phán đoán duy nhất có thể làm tôi bị ấn tượng y như của Ulysse. Cũng chẳng để ông ta dứt lời, tôi cắt ngang bằng cái câu tôi luôn cho là sự thật : "Truyện ngắn này là đồ bỏ". Ông b́nh tĩnh thản nhiên đáp là chưa nói ǵ được v́ mới đủ thời giờ đọc lướt qua thôi. Tuy thế, lại thêm rằng ngay cả nó có tệ như tôi nói cũng chẳng đến nỗi làm tôi mất đi cơ hội bằng vàng mà cuộc đời vừa ban tặng. Ông kết luận :" Dù sao bài viết này đă thuộc về quá khứ. Điều đáng kể bây giờ là cái sắp tới."
Tôi bàng hoàng. Tôi đă vụng về khi t́m cách nói ngược ông ấy, cuối cùng, tôi tự thuyết phục ḿnh, lời khuyên đó là lời thông minh nhất người đời có thể ban cho tôi. Ông ta tiếp tục ư nghĩ cố định của ḿnh, rằng phải biết nghĩ đến t́nh tiết cốt chuyện trước tiên rồi mới tới văn phong, nhưng sự lệ thuộc cái này vào cái kia trong một liên hệ hỗ tương là công thức thần diệu của các đại tác phẩm cổ điển. Ông nhắc lại, chẳng biết lần thứ mấy, cho tôi biết phải đọc ngay và đọc kỹ các sáng tác cổ điển Hi Lạp và đừng bằng ḷng với mỗi Homère, cuốn duy nhất tôi bắt buộc học thời trung học. Tôi hứa và xin ông chỉ dẫn cho các tác giả khác nhưng ông đă đổi đề tài và nói về cuốn truyện Les Faux Monnayeurs ḿnh đọc hồi cuối tuần. Tôi chẳng bao giờ dám nói với ông là cuộc tṛ chuyện không thể ngờ này đă cứu vớt đời tôi. Thức suốt đêm, tôi ghi chép cho truyện ngắn sắp tới, nó sẽ đỡ lắt léo hơn truyện đầu tiên.
Tôi ngờ rằng những người đă nói với tôi về "Nỗi cam chịu thứ ba" ít kinh ngạc bởi chính bài viết - mà có thể họ không đọc hay dù thế nào th́ cũng đă không hiểu - hơn là sự xuất hiện ầm ĩ hiếm thấy của nó trên một trang báo quan trọng như thế. Để bắt đầu, tôi nghiệm ra hai khuyết điểm hiển nhiên nhất mà cũng là lớn nhất của ḿnh : văn phong vụng về và thiếu am tường linh hồn con người. Thiên hạ đă thừa thấy chúng trong truyện ngắn thứ nhất này, vốn là một thứ chiêm nghiệm lộn xộn và trừu tượng, lại nặng nề nữa, do sự lạm dụng những t́nh cảm giả tạo.
(...) Đa số các tiểu thuyết tôi đọc và thán phục lúc đó chỉ gây hứng thú về phương diện kỹ thuật mà tôi có thể học được, nghĩa là về cách kiến trúc bí ẩn của chúng. Giữa các trừu tượng hoá siêu h́nh trong ba truyện ngắn đầu và ba truyện cuối của giai đoạn này, tôi khám phá ra những hướng dẫn rơ ràng và rất hữu ích cho sự đào tạo cơ bản của một nhà văn. Tôi không tính tới chuyện thám hiểm các thể loại văn chương khác. Tôi đă nghĩ rằng truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại riêng biệt và nhất là hai cơ cấu với bản chất khác nhau nên thật tai hại khi lẫn lộn chúng. Ngày hôm nay tôi vẫn không đổi ư, và tôi càng tin hơn bao giờ về ưu thế của truyện ngắn so với tiểu thuyết.
***
22 tuổi ở Carthagène
Hai tháng sau, tôi bỏ học luật và chấm dứt cộng tác với tờ Universal v́ tôi chẳng thấy một tương lai nào trong cả hai hướng đi đó. Lấy cớ cần thời giờ để viết cuốn tiểu thuyết vừa mới bắt đầu, dẫu trong thâm tâm tôi biết điều này không đúng cũng không sai : đối với tôi, truyện dài đó bất ngờ hiện ra như một phương thức khoa trương, vay mượn chút ít ở cái hay nhất của Faulkner và nhiều hơn ở cái tệ nhất của sự thiếu kinh nghiệm. Tôi nhanh chóng biết rằng kể cho người khác những câu chuyện song song với chuyện ḿnh đang viết – tuy nhiên không để lộ ra điểm thiết yếu của nó – là một phần quan trọng của ư tưởng và văn pháp trong tiểu thuyết. Nhưng ở đây chẳng phải là trường hợp đó. Thiếu điều cho thiên hạ xem, tôi đă phát minh một tiểu thuyết kể miệng để giữ ǵn cử toạ của ḿnh và tự lừa dối chính tôi.
Ư thức này đă buộc tôi phải nghĩ lại từng điểm một của dự thảo chưa hơn bốn mươi tờ rời rạc, vậy mà các tạp chí và thời báo đă đề cập đến rồi, tôi bằng ḷng nói về nó và người ta đă đi trước một số bài phê b́nh rất xây dựng của các độc giả có óc tưởng tượng phong phú. Thực ra, thói quen kể những dự định song song này không nên bị kết án, nó đáng được thương xót v́ cái sợ về viết đôi khi cũng chẳng chịu đựng nổi, y như với cái sợ không viết ǵ cả.
(...) Chưa bao giờ tôi hiểu tại sao ḿnh ch́m ngấm vào sự vô t́nh vô cảm, trong khi tôi có một cuộc sống giản dị đến thế. Cuốn tiểu thuyết ''La casa'' bắt đầu sáu tháng trước hiện ra với tôi như một thứ hài kịch hoàn toàn vô duyên. Tôi không nói nữa về những thứ ḿnh viết, thực ra chỉ có vài đoạn, mà tôi dùng cho mục ''La Jirafa'' và tờ Crónica khi chẳng c̣n biết viết chuyện ǵ, là có sự liền lạc nào đó. Cuối tuần, lúc mọi người rút vào nhà họ, tôi đơn độc c̣n hơn cả người ở ẩn trong một thành phố hoang vu. Tôi nghèo hơn Job và nhút nhát đến mức tôi định dung hoà nó bằng sự ngạo nghễ vô phương chịu đựng cùng với sự thẳng thắn tàn bạo. Nơi đâu tôi cũng thấy ḿnh thừa thăi, vài người thân thỉnh thoảng nói cho biết như vậy. Càng lộ liễu hơn nữa lúc ở pḥng biên tập tờ Heraldo, tôi thường ngồi viết có khi suốt mười tiếng đồng hồ liên tục trong một góc cô lập, không nói tiếng nào với ai, giữa khói thuốc lá, loại của lính tráng mà tôi đă đốt không ngừng cho đến rạng sáng, đơn độc tới muốn chết. Tôi viết vèo vèo như thế, nhiều khi cả đêm, trên những trang giấy in tôi đă đem theo khắp nơi trong cái cặp đựng tài liệu bằng da.
Càng lúc càng đăng trí, một hôm tôi quên nó trên taxi, rồi chẳng thèm cay đắng làm ǵ, tôi đổ tội cho sự kém may mắn cứ theo đuổi ḿnh. Chẳng cố gắng chút nào để đi t́m nó, nhưng sự chểnh mảng ấy của tôi đă khiến Alfonso Fuenmayor lo lắng, nên anh ta thêm vào trên tờ báo, dưới cột 'La Jirafa'' một chú thích:''Thứ bảy vừa rồi, một cặp đựng tài liệu bị thất lạc trên taxi. Chủ nhân nó và tác giả cột báo này thực ra chỉ là một, sẽ rất biết ơn ai đă nhặt được nó, xin vui ḷng liên lạc với "khổ chủ này" hoặc "khổ chủ kia". Cặp tài liệu không chứa đựng ǵ quí giá, chỉ vài bài Jirafas chưa ấn hành''. Hai ngày sau, giữa cơn đao loạn ngày 9 tháng 4, ai đó đă đưa lại quán trà lịch sự nhất của Bogotá những bản nháp ấy của tôi với nhiều lỗi chính tả đă được sửa bằng mực xanh với nét chữ đẹp, nhưng không thấy bóng dáng cái cặp da.
(...) Trong mục "La Jirafa", tôi chứng tỏ ḿnh nhạy cảm với văn hoá dân gian trong khi các truyện ngắn đúng hơn lại là những bí hiểm kiểu Kafka, được viết ra bởi một kẻ không hiểu ḿnh sống trong xứ sở nào. Nói cho ngay, đối với tôi bi kịch của nước Colombie vọng đến như một âm vang xa xôi và chỉ chấn động tôi khi nào máu đă chảy thành ḍng. Tôi châm điếu thuốc này dù chưa hút xong điếu trước, tôi hít khói với nỗi lo âu của những người bị suyễn lúc họ t́m không khí, ba bao thuốc lá một ngày để dấu trên màu móng tay tôi và ở cơn ho chó già đă phá hỏng tuổi trẻ. Tóm lại, tôi nhút nhát và buồn bă, như một người Caraibe chính cống, nhưng lại thiết tha với nỗi niềm sâu kín của ḿnh đến mức người nào muốn thử soi xuyên qua nó đều gặp những đối đáp dữ dội. Tôi tin chắc cái kém may mắn của ḿnh là bẩm sinh, vô phương cứu chữa, nhất là với đàn bà và tiền bạc. Cũng chẳng sao, v́ tôi nghĩ rằng cái tài viết hay chẳng cần đến cái may. Không danh vọng, chẳng giàu sang, cả sự già nua tôi cũng không để tâm, tôi chắc chắn ḿnh sẽ chết yểu ngoài đường.
Chuyến đi với mẹ tôi về bán căn nhà ở Aracataca đă lôi tôi khỏi vực thẳm, niềm tin ḿnh có thể viết một tiểu thuyết mới mở ra những chân trời. Trong số bao cuộc du hành trong đời, chuyến đi ấy là chuyến quyết định v́ nó cho tôi biết rằng cuốn truyện tôi đă thử viết là một hư cấu đơn thuần, chẳng dựa trên một sự thật thơ mộng nào. Thực tế của chuyến đi hiển lộ này làm vỡ vụn dự định viết truyện "La casa".
Kiểu mẫu dùng trong cái sử thi mà tôi mơ tưởng chỉ có thể là chính gia đ́nh tôi, họ chưa từng là diễn viên hay nạn nhân của bất cứ điều ǵ, nhưng lại là chứng nhân vô ích đă đau đớn bởi muôn điều. Tôi ngồi vào viết ngay khi về đến nơi v́ biết một soạn thảo giả tạo chẳng đem được ǵ cho ḿnh nữa, ngược lại nỗi xúc động sâu ẩn, trinh trắng, đă chờ đợi tôi trong căn nhà ông bà ngoại ấy mới là điều cần thiết. Ngay khi đặt chân trên nền cát rát bỏng làng quê ḿnh, tôi nhận ra phương thức tôi đă dùng không phải là cách hay nhất để kể về chốn thiên đường hạ giới của đau buồn và hoài nhớ đó, cho dù tôi từng hao tốn bao thời giờ và năng lượng để t́m ra.
***
Người ta gọi nàng là Nigromanta…
Tôi vẫn c̣n nhớ tên họ của nàng nhưng tôi thích gọi bằng biệt danh người ta đă dùng là Nigromanta. Nàng sẽ được hai mươi tuổi vào lễ Giáng Sinh, nh́n nghiêng khuôn mặt có nét Abyssine, da màu nâu đậm. Nàng hớn hở trong giường, đạt khoái lạc bằng từng cơn giần giật hau háu, nàng thèm t́nh yêu một cách tham lam thật không giống con người một khi nó như quỷ ám. Lần xáp lá cà đầu tiên đă làm chúng tôi điên khùng. Chồng nàng, một anh chàng khổng lồ với giọng nói của đứa con gái nhỏ, tựa Juan Breva; anh ta là viên chức cảnh sát trông coi trật tự của miền nam, từng mang tiếng xấu đă giết những người theo đảng tự do với mỗi mục đích là để quen tay. Họ sống trong căn pḥng ngăn tấm b́nh phong bằng cạc-tông, có một cửa mở ra đường và cái khác vào nghĩa địa. Hàng xóm than rằng cô nàng Nigromanta này đă phá quấy người chết bằng những tiếng rú của thứ chó cái thoả lạc, nhưng nàng càng rống lên sung sướng người chết càng cảm thấy hạnh phúc được quấy rầy.
Tuần lễ đầu, tôi phải chạy trốn khỏi pḥng lúc bốn giờ sáng v́ bọn tôi đă lầm ngày và viên cảnh sát có thể về tới bất cứ khi nào. Tôi đào thoát bằng cái cửa trổ ra nghĩa trang, chạy băng giữa đám ma trơi cùng tiếng bọn chó thích giao cấu với người chết sủa rượt sau lưng. Trên chiếc cầu thứ nh́ bắc ngang con kinh, tôi thấy một chiếc bóng khổng lồ và chỉ nhận ra là ai khi giáp mặt. Chính là thầy đội sếp bằng xương bằng thịt, nếu c̣n dềnh dàng thêm năm phút nữa hắn đă bắt gặp tôi trong giường. Hắn thân mật nói:‘‘Chào cậu nhỏ da trắng‘’. Tôi gượng gạo đáp:‘‘Thượng đế phù hộ ông, thầy đội’’. Hắn ngừng lại, hỏi tôi quẹt lửa. Tôi đánh một cây diêm và tiến đến gần hắn để che ngọn gió sớm. Khi ngửng lên, điếu thuốc đă cháy, hắn tuyên bố bằng một giọng vui vẻ:’’Mày hôi mùi đĩ đến bợn’’.
Nỗi lo sợ tan biến nhanh hơn tôi tuởng v́ thứ tư sau đó tôi đă thiếp ngủ đi, khi mở mắt mới thấy trước mặt tên t́nh địch nhục nhă đứng ở chân giường, đang nh́n ḿnh trong im lặng. Sự sợ hăi lớn đến nỗi tôi nghẹn thở. Nigromanta, cũng trần truồng, định can thiệp, nhưng anh chồng lấy đầu súng gạt ra:’’Đừng dính vô. Chuyện giường chiếu phải giải quyết bằng đạn’’. Hắn đặt khẩu súng lục lên bàn, mở nút chai rượu rhum để cạnh cây súng, và chúng tôi ngồi đối mặt nhau bắt đầu uống, không nói một lời. Chút xíu sau, Nigromanta xuất hiện, người quấn chiếc khăn giường, sẵn sàng nhập tiệc, nhưng hắn ta chĩa súng vào nàng :’’ Đây là chuyện đàn ông’’. Tức th́ cô ả trốn ra sau tấm b́nh phong. Chúng tôi dốc cạn chai rượu thứ nhất th́ trời trút mưa. Tên khổng lồ khui chai thứ hai, ấn ṇng súng vào thái dương hắn ta và cắm vào tôi cặp mắt sắc lạnh. Hắn bấm c̣ nhưng chỉ một tiếng rắc khô nẩy lên. Cố ḱm bàn tay run rẩy, hắn đưa súng cho tôi, nói :’’Tới phiên mày’’. Lần đầu tôi cầm súng trong tay, ngạc nhiên thấy nó nặng và nóng đến thế. Tôi chẳng biết làm ǵ. Mồ hôi lạnh túa trên lưng, tạng phủ sôi sục một sự hèn hạ nóng bỏng. Tôi không có cả ư nghĩ bắn hắn ta và trả lại cây súng, chẳng nhận ra ḿnh đă chối từ dịp may duy nhất. Hắn kêu lên, chua chát và khinh khi :‘‘Sao, mày văi trong quần? Đáng lư mày phải suy nghĩ trước khi tới đây’’. Bấy giờ th́ thầy đội mở ổ đạn, lấy ra cái vỏ duy nhất và ném lên bàn, trống rỗng. Lúc ấy tôi cảm thấy bị mạ nhục khủng khiếp, nhiều hơn là được an tâm.
Khoảng bốn giờ, mưa giông ngưng nghỉ nhưng sự căng thẳng làm chúng tôi kiệt sức. Tôi chẳng nhớ nổi hắn ta ra lệnh cho tôi mặc lại quần áo lúc nào. Tôi vâng lệnh với sự trang nghiêm đ̣i hỏi của cuộc thách đấu. Đến khi ngồi lại tôi mới nhận ra chính hắn đang khóc. Một hồi sau, hắn sỉ mũi trong ngón tay rồi đứng dậy hỏi :’’Mày biết tại sao được sống sót ra về không?’’. Xong hắn trả lời như cho chính ḿnh :’’V́ cha mày là người duy nhất đă trị cho tao khỏi bệnh viêm ống tiểu mà trong ba năm chẳng ai chữa được tới cùng’’.
***
Con khỉ trong bụng người đàn ông
Một gă típ người rất ấn tượng đến pḥng mạch của cha tôi vào thời điểm trời đất u buồn ấy. Anh ta chỉ c̣n là bóng ma của chính ḿnh, hai g̣ má trong suốt để lộ màu xương bên trong và làn da bụng căng phồng như mặt trống. Anh ta chỉ nói một câu không thể quên được :''Đốc tờ, tôi đến nhờ ông lấy con khỉ người ta đẩy vào bụng tôi''.
Sau khi xem xét, cha tôi hiểu rằng trường hợp người đàn ông này ra ngoài khả năng của ḿnh, ông gửi anh ta đến người bác sĩ phẫu thuật, ông ấy không t́m thấy con khỉ mà là một giống dị h́nh, rơ ràng c̣n sống. Tuy thế, điều mê hoặc tôi không phải là con vật trong bụng mà câu chuyện của bệnh nhân kể về vùng ‘‘Sierpe’’, một thế giới hoang đường, một xứ sở huyền thoại của tỉnh Sucre; nơi người ta chỉ đến được sau khi băng qua những ao đầm nặng xú khí, thiên hạ có thói quen ném xuống đó những bùa ngải để trả thù các lăng nhục, như trường hợp thứ ma quỷ trong bụng người đàn ông.
Dân Sierpe rất sùng đạo công giáo, họ đọc những câu kinh huyền ảo theo cách của họ bất cứ lúc nào. Tin vào Thượng Đế, Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, Chúa Ba Ngôi, nhưng họ lại thờ phụng các vị thánh này trong tất cả vật ǵ họ cảm nhận có phép thần thông. Bởi thế họ thấy vô lư khi một người mang con vật quỷ quái trong bụng tỏ ra có lư trí và đi gặp một bác sĩ phẫu thuật tà đạo.
Làm sao tôi không ngạc nhiên lúc biết rằng mọi người ở Sucre đều tin Sierpe có thật, vấn đề duy nhất là đi được đến đó sau khi đă vượt qua những chướng ngại địa lư và tinh thần. Vô t́nh tôi khám phá ra người chuyên về Sierpe là thằng bạn thân Ángel Casij mà tôi chưa gặp lại từ buổi anh ta hướng dẫn chúng tôi băng qua những gạch vụn đổ nát truyền nhiễm của ngày 9 tháng 4, để t́m cách loan tin về cho gia đ́nh. Lần này, thái độ của Ángel tỉnh táo hơn lúc ấy, anh ta kể lại những chuyến đi vào Sierpe đầy ảo giác. Nhờ thế, tôi biết tất cả về bà Marquesita ngự trị lănh thổ rộng lớn ấy, nơi người ta thông thạo những phương thức tạo ra điều thiện và điều ác, hay chữa lành kẻ hấp hối qua mô tả đơn giản về con người và chỗ ở chính xác, hoặc gửi qua ao đầm một con rắn khi muốn giết hại thù địch trong sáu ngày.
Bà ta chỉ bị cấm không được làm sống lại các xác chết, v́ đó là quyền lực của Thượng Đế. Bà đă sống lâu như ư muốn, người ta bảo tới hai trăm ba mươi ba năm và đă ngưng già sau sáu mươi sáu tuổi. Trước khi qua đời, bà đă tụ tập đàn súc vật phi thường của ḿnh, cho chúng chạy quanh nhà trong hai ngày và hai đêm tạo thành các vũng đầm của Sierpe, một vùng trải dài vô hạn, phủ đầy hoa thu mẫu đơn phát ánh lân quang. Thiên hạ nói rằng ở giữa nơi ấy có mọc một cái cây cho những qua bầu bằng vàng, và vào ngày lễ âm hồn, mùng 2 tháng 11 mỗi năm, chiếc thuyền neo ở thân cây tự tách rời trôi đi không người lái, được cá sấu trắng và rắn chuông vàng hộ tống đến bờ bên kia, nơi Marquesita đă chôn giấu kho tàng vô kể của bà.
Khi Ángel Caij thuật xong câu chuyện kỳ hoặc này, tôi không ḱm được ao ước muốn thấy cơi thiên đường lẫn trong thực tại đó. Chúng tôi đă sửa soạn chuyến đi thật chi tiết : ngựa đă được trừ tà trước bằng những cầu đảo pḥng ngừa, thuyền ca-nô vô h́nh, bí kíp thần thông và tất cả các thứ cần thiết để viết một bài xă luận về thuyết thực tế siêu nhiên.
Nhưng ngựa đành ở lại trong chuồng. Sự hồi phục sau cơn bệnh của tôi quá chậm, và những châm chọc của đám bạn ở quảng trường buổi tối cùng lời cảnh giác kinh khiếp của bậc huynh trưởng đă buộc tôi dời chuyến đi vào một ngày chẳng bao giờ đến.
Chú thích : (*) Gabriel García Márquez, bản dịch từ tiếng Tây Ban Nha (Colombie) của Annie Morvan, nxb Grasset, Paris, tháng 10, 2003.