Nhung Con Ca Xiec

 

Mai Ninh

 

Những Con Cá Xiếc*

Đọc ‘‘Tấm Ván Phóng Dao’’ của Mạc Can

(nxb Hội Nhà Văn, VN, 2004)

Không hẳn thói quen, nhưng đôi khi đọc một cuốn sách tôi đánh dấu vài trang đặc biệt thích thú trong ư định sẽ đọc lại lúc đi hết truyện. Nhận từ đạo diễn Việt Linh tiểu thuyết Tấm Ván Phóng Dao của Mạc Can, trên chuyến tàu Paris về nhà tôi đă mở ra và không ngờ lúc gần xuống bến nh́n lại, những trang đánh dấu nhiều đến thế, hiếm khi.

Tấm Ván Phóng Dao (TVPD), truyện dài đầu tiên của một ng̣i bút xuất hiện chưa bao lâu trong văn giới Việt Nam nhưng chỉ với đôi truyện ngắn đă tạo được tiếng vang hiếm có. Cốt truyện quay quanh một gánh xiếc gia đ́nh lưu diễn từ miền tây sang miền đông Nam Bộ, trong những năm năm mươi. Ông chủ gánh là một người đam mê nghệ thuật sân khấu, nhưng nóng nảy, thấy chuyện bất bằng chẳng tha. Con người vô lo lại may mắn lấy được bà vợ gốc Miến Điện lai Hoa vui vẻ, biết xoay sở. Buổi đầu, ông đưa vợ con trôi giạt làng này qua làng nọ trên chiếc ghe ngược xuôi sông nước, hành nghề bán thuốc dán và làm ảo thuật ở những phiên chợ quê. Sau đó, nhờ tiền dành dụm của vợ, ông Trần lập được gánh hát xiệc lưu diễn trên đất liền bằng xe tải, với diễn viên chính là ba đứa con của ḿnh. Đó cũng là bộ ba nhân vật của bi kịch. Người kể lại vở kịch, cậu Ba, đứa con trai thứ nh́ oặt ẹo, giữ nhiệm vụ đứng sau đỡ tấm ván cho cậu Hai, người anh cả dáng vóc hào hoa biểu diễn tṛ phóng dao mà "vật thí thân" đứng trước tấm ván không ai khác hơn cô Tư, đứa em gái bé nhỏ của họ.

Người anh, với tài phóng dao ngoại hạng, là một thanh niên mà các cô gái đă gặp khó quên, tính trầm tĩnh, quen chịu đựng nỗi khổ dù vẫn ước mơ thoát khỏi cảnh đời lang thang và có được một cuộc t́nh đẹp. Nhưng cuối cùng, chính t́nh yêu đă hoàn tất bi kịch của gia đ́nh anh ta. Cô em gái hiền lành ít nói, lúc c̣n nhỏ cô không biết sợ khi đứng cho anh ḿnh biểu diễn, xem những lưỡi dao phóng toả quanh thân như chùm hoa làm vui người đời, cho đến một hôm cô bắt gặp bà mẹ làm cá với con dao thép sắc. Từ đấy, cô thường cô độc trong một góc với xâu chuỗi quyển kinh, lấy tay che mắt. Nỗi sợ làm thân h́nh thiếu nữ mười bốn mưới lăm khô cằn, bất động. Chỉ có đôi mắt muốn cất lên tiếng nói. Tuy thế, chúng không thể bật thành lời, măi măi ẩn nhẫn nhận chịu số mệnh nghiệt ngă.

Cuộc sống của họ nghèo nàn chật vật, những buổi hát tùy thuộc vào cơn mưa đêm đổ xuống ngăn cản khách đến xem: ‘‘Ai có tới một chợ quê, trong cảnh tha phương cầu thực với các gánh hát nghèo mới biết, mưa cầm chân người mua vui ở nhà, mưa làm cho sân khấu phông màn buông rủ buồn hiu. (…) Tiếng mưa rơi hoài, năo nuột suốt canh thâu, tôi thao thức ṃn mỏi cho tới khi thiếp đi, bàn tay lạnh vô t́nh đưa lên khuôn mặt không thể nào gột sạch dấu phấn trắng, ch́ đen, son đỏ. Đôi mắt sâu thăm thẳm lấy đêm làm ngày, trong mưa, từ cơi nào vẳng lại tiếng cầu kinh hoang mang, dàn đồng ca của kiếp côn trùng nơi bùn lầy nước đọng không khác ǵ cuộc đời những người hát rong!’’. ‘‘Tôi’’ sợ mưa, ‘‘tôi’’ mang gương mặt nhoè nhoẹt son đỏ dấu phấn vệt ch́ ấy là con trai thứ hai của ông Trần, vừa giữ vai hề vừa là thằng bé đánh trống quảng cáo trước cửa rạp, cũng là người điên cuồng lo âu cho số mạng của em gái, ở mỗi màn phóng dao mà khán giả chờ đợi thích thú nhất. Từ lúc sinh ra trên một ḍng sông, cùng cha mẹ anh em nổi trôi bờ băi, đi bán niềm vui cho thiên hạ đến tuổi biết yêu thầm, cậu thiếu niên luôn cơng trên ḿnh tấm ván định mệnh. Đứng vịn đằng sau, nh́n qua kẽ hở, cậu canh cánh nỗi lo hiểm họa không biết lúc nào sẽ xảy ra, rồi suy nghĩ ray rứt về cái vô lư của tṛ xiếc đầy bạo lực. Đau ḷng nhất là người đứng cam chịu bao lưỡi dao sáng loáng ném về phiá ḿnh lại là đứa em gái u buồn. Cậu thấy nó là con cá tội nghiệp nằm trên tấm thớt, c̣n đám khán giả đang hồi hộp, kích động chờ đợi những lằn dao xoáy là bầy cá biết vỗ tay, cá trơn và cá có vảy, biết nhảy chồm lên lưng ghế, lên sân khấu gánh xiếc.

Tấm ván nặng dầy làm bằng thứ gỗ đóng áo quan quá cứng nên cậu phải thường xuyên vác nó trên thân h́nh c̣m cơi, vốn mang dị tật do chính sự khuân vác quá sức này, đem ngâm dưới sông hay ra bờ giếng tưới nước làm mềm mặt gỗ. Nếu không, ván chẳng ăn dao. Ngoài buổi diễn, nó trở thành manh chiếu, nệm giường cho cậu nhỏ đặt nằm trên mui xe hay dăy ghế, nh́n lên trần rạp thao thức và mơ tưởng tới một lớp học mà đời sống lưu động không cho phép. Miếng ván là tri kỷ nhưng cũng là nợ đời oan khiên: "Tôi lo cả ngày lẫn đêm, tôi muốn tấm ván oan nghiệt này biến mất đi cho rồi, tôi lo cho em gái tôi. Càng lo hơn, vào một buổi trưa trong nhà lồng chợ vắng người, tôi thấy anh tôi ngồi tỉ mỉ chùi thật bóng bộ dao bén, gia tài của anh". Hằng ngày đứng trên sân khấu, cậu theo giơi từng cử chỉ của anh trai, hồi hộp sợ hăi nếu người phóng dao phân tâm th́ chỉ trong tíc tắc tâm thần không tập trung, có thể gây tử thương cho cô đào thí mạng.

Một ngày, điều dự đoán ám ảnh ấy đă xảy ra. Chính sự hiện diện của t́nh yêu, của Phương, cô thiếu nữ xinh đẹp con ông chủ rạp hát đă đưa đến thảm hoạ. Anh Hai đă phóng trúng cô Tư trong đêm diễn vốn báo trước nhiều điềm hỗn loạn. Uất ức căm hờn, cậu Ba đă xông vào đâm anh trai nhưng may mắn có người ngăn kịp. Gánh xiệc từ đấy tiêu tan, người anh bị tù, ông cha thất cơ nghiện ngập trở về bán thuốc dạo và lao vào cờ bạc, cô thiếu nữ đẹp trót mang thai với anh Hai rồi cũng qua đời năm 19 tuổi. Chỉ c̣n lại cuối cùng, bao nhiêu năm sau, trên khoảnh sân căn nhà heo hút, một bà Tư xơ xác thất thường mưa nắng, khi tỉnh khi không với vết thương trên đầu và một ông Ba đạp xích lô thỉnh thoảng ghé về thăm em gái, để chia một giấc ngủ trong ánh lá: ''…khói trắng bay lơ lửng chung quanh căn nhà nhỏ, khói len lỏi qua các cành lá, chỉ có lá và lá. Rốt cuộc ông cũng thiu thiu ngủ, nơi này gần như không có nổi một tiếng chim hót, chỉ có vậy, một lúc thật lâu, lúc này không biết là trưa hay chiều, không gian, thời gian lại như ngủ quên. Bà Tư mỉm cười nhưng không phải v́ thấy ông Ba, bà vẫn c̣n ngủ, một người nằm ngủ, một người ngồi ngủ cho…tới khi chung quanh nắng bỗng vàng rượm, lần hồi tắt hẳn, nắng nhạt nhoà đàng xa, trên con đường nhỏ cũng không một bóng người, lúc đó màu lá chung quanh khu vườn nhỏ ch́m dần, Cứ như vậy không có ǵ khác, cho tới tối. Một ánh lửa bé xíu như chiếc lá, in bóng bà Tư chập chờn trên nền gạch, bước tới gần ông Ba, ông đang cười như lời xin lỗi…'' Cả hai người họ đều cô độc, cả hai chẳng hề được biết t́nh yêu.

Thực ra không thể bảo rằng cốt truyện TVPD đặc biệt, bí ẩn li kỳ. Ngay sau một đôi chương, người đọc tinh ư sẽ đoán trước ít nhiều những điều diễn tiến. Nhưng nếu những trang tiểu thuyết này tạo được hấp lực, lôi đọc giả đi theo không ngừng từ đầu đến cuối là do những t́nh tiết và tâm lư nhân vật đă mật thiết lồng vào nhau trong một bố cục, một h́nh thức văn phong thu hút. Trước khi cầm cuốn truyện trên tay, tôi đă nghe nói đến và đọc vài bài tường thuật trên mạng hay báo chí về tác giả Mạc Can. Quá khứ của ông rất trùng hợp với truyện đă vô t́nh hướng dẫn cái đọc của tôi ở những trang đầu, không nhiều th́ ít tôi ngỡ đang nghe tác giả kể lại đời ḿnh, một anh hề gánh xiệc đam mê chữ nghĩa. Nhưng dần dần, cách dựng truyện với pha trộn giữa thực tại và hồi tưởng khéo léo, cùng cách hành văn nhiều đoạn huyền ảo đă trả lại cho tôi cảm giác là đang đọc một tác phẩm văn chương thật sự, xứng đáng.

Trong bi kịch, nhân vật chính, tôi, dưới tài điều khiển của Mạc Can đă lột tả hoàn hảo nỗi đau sâu buốt nhất của con người. Mặc cảm về h́nh dáng dị tật, mối lo âu xa xót thương em cùng những ước mơ vượt ra khỏi sự kém cỏi, nghèo hèn, và cả nỗi uất ức bất lực không dám xin cha chấm dứt cách kiếm ăn bằng tṛ chơi liều sinh mạng đă đông kết thành tảng đá đè trên lưng cậu nhỏ, cũng nặng không kém tấm ván nợ đời. "Tôi thấy thật rơ điều mọi người lấm lét né tránh, hột cơm xấu hổ mà mọi người (thuộc gánh xiếc*) ăn hằng ngày phải chăng từ máu của em tôi, nếu như một ngày nào đó cái chết sẽ tới như tôi dự đoán, điều này nào có phải là tưởng tượng thái quá, nó đă cận kề, một sự thật hiển nhiên nhăn tiền. (…)Ác nghiệt thay máu chảy ruột mềm, chính tôi cũng bị số phận đóng đinh, v́ chính tôi cũng đă dự phần trong cái tṛ chơi bạo lực có vay có trả này". Những suy tư chiêm nghiệm, dằn vặt ẩn ức đưa đến phán xét gắt gao đầy uất hận với người đời, với anh trai và cả ông cha. Dưới ng̣i bút Mạc Can, nhân vật tôi vừa dữ dội trong suy nghiệm (dù là một thiếu niên) vừa nhạy cảm trong trái tim, nhưng trên tất cả, ‘‘tôi’’ ấy hiển hiện như một con người thực. Các xoáy sâu cảm xúc kèm theo những phân bày tâm trạng tinh tế khiến người đọc khó thể bàng quan xem đó là một nhân vật hoàn toàn tiểu thuyết: "Hai con người này trong tôi không hoà thuận, một trầm tư sám hối, c̣n một có cơ phá phách, hỗn loạn, bất kham. Chúng như một con gà chọi nhốt chung với một con vịt, một kẻ hung hăng thích xung đột, kẻ khác ngây thơ và hoàn toàn thụ động".

Nhưng nào phải chỉ có vai chính của vở kịch - giá là một vở kịch để mọi nỗi đau của kiếp nhân sinh sẽ cùng khép lại với tấm màn khi tuồng bế mạc - mới xuất thần trong vai diễn. Đọc xong TVPD, tôi lại thấy không chỉ đời cậu Ba/ ông Ba là chính, mà kiếp sống, niềm đau của từng thành viên trong gia đ́nh gánh xiếc cũng gây ấn tượng không kém. Mỗi người một phần mệnh nhưng điều họ có chung là nỗi bất lực và cô đơn trong tâm hồn. Ông cha "chầm chậm bước ra khỏi nhà lồng chợ, điếu thuốc đen trên môi ông cháy đỏ lập loè", bà mẹ "coi con heo đất nầy là quới nhơn hộ mạng cho đủ thứ việc trên đời, đau ốm, hoạn nạn mưa gió, bà c̣n cái bùa hộ mệnh khác là con bồi rô trong bộ bài tây, với thật nhiều ảo ảnh". Đứa em gái bất hạnh ôm ấp một nỗi đau đă ‘‘không c̣n là chuyện bị sát thương da thịt, nỗi đau lớn hơn nhiều, nó ở đâu nơi sâu thẫm như những hạt cát tội nghiệp dưới ḷng biển, nơi mà ngàn năm trước triệu năm sau, có khi nào ánh mặt trời soi rọi tới, nó là một cơi im lặng trầm ngâm vĩnh hằng’’. Rồi đến người anh trai thủ diễn vai tṛ oái oăm tàn ác nhất ấy, tuy bị xem là một kẻ lạnh lùng thụ động nhưng nào ngờ đă có lần buột miệng hỏi thằng em: ‘‘Làm cách nào mà người ta t́m được một vài giấc chiêm bao?’’.

Tấm Ván Phóng Dao là một tiểu thuyết quá bi thương, nhưng nhờ cách dựng truyện chen lẫn chuyện quá khứ do cậu Ba thuật lại và lời kể của một người thứ ba ngoài cuộc (tác giả) về ông Ba, bà Tư bây giờ luống tuổi, khiến cho người đọc bớt đi cảm giác triền miên nặng nề. Nó cũng giúp ḍng chuyện không đơn điệu mà trở nên lôi cuốn, đem lại ít nhiều chất lửng lơ, hồi hộp; độc giả đang chờ đợi sự kiện xảy ra th́ người viết lại nhảy sang một chuyện đời khác. Đặc biệt hơn nữa, Mạc Can đă đợi đến những trang gần cuối mới tiết lộ gốc gác của gia đ́nh gánh xiếc với một ông nội từng làm ‘‘thảo khấu’’ sát nhân, nhưng lại là người thương yêu thằng cháu vác ván, cho nó được cơ hội cắp sách đến trường trong ba năm đầu đời.

    Qua các bài báo về Mạc Can, tôi tưởng tượng ra ông, và tôi gặp Mạc Can ấy nhiều nhất trong văn phong TVPD. Tôi nghe nói ông say mê viết, cái say mê này đă thể hiện rơ rệt suốt cuốn tiểu thuyết. Ông viết với tất cả ư, t́nh, tràn lan tùy theo tâm cảm từng lúc. Chắc v́ thế mà có khi ng̣i bút nhà văn Mạc Can ngự trị nhân vật một cách hết sức văn chương, không thiếu các đoạn văn thật đẹp: về giấc ngủ của ông Ba, bà Tư từ buổi chiều nắng rượm cho đến lúc màu lá ch́m trong đêm tối đă trích dẫn ở trên, hay văn ấy vương chất huyền ảo như về ngày ‘‘tôi’’vừa sinh ra đă biết cười và mở mắt ngắm nh́n một điểm sáng: ‘‘Bỗng trước mắt tôi chợt có một điểm sáng ngời, ngộ nghĩnh. Nó rất thu hút, làm cho tôi biểu lộ sự…ngạc nhiên, v́ vậy mà Mẹ tôi mới nói tôi ‘‘ngộ’’. Tôi bắt đầu lớn lên trong một không gian nho nhỏ cũng lại chật hẹp, tôi lật ḅ, đứng lên, trên sàn ván ẩm ướt của khoang chiếc ghe hát rong, sân khấu đầu tiên của tôi. Bắt đầu cho một cuộc phiêu linh dài. Khi tôi lớn hơn một chút, tôi mới biết : điểm sáng chiều nào làm tôi quan sát chính là cây đèn băo, cây đèn dầu này Cha tôi vẫn thường treo trước mũi ghe. Mỗi khi chiều xuống Mẹ tôi lại đốt lên ngọn lửa nhỏ, trên nền những ḍng sông tối. Nói những ḍng sông, bởi chiếc ghe, mái nhà của gia đ́nh chúng tôi luôn chuyển bến, trong mịt mờ khói sóng’’. Nhưng rồi có khi lời văn chợt b́nh dân thoải mái, y câu nói của một thiếu niên Nam Bộ chân quê, chẳng hạn đoạn về cô thiếu nữ con chủ rạp hát:‘‘Chị khóc, chỉ là một cách để cho trôi qua mùa hè nhàm chán đơn điệu, như vài cô gái nhà giàu ưa đọc tiểu thuyết khác thôi mà, như vậy sẽ thú vị hơn nhiều v́ có chút đớn đau, tuyệt vọng. Trái cựa với cảnh sống luôn được nuông chiều, muốn ǵ được nấy, tất cả những chuyện nhiêu khê này trộn lại thành một món cóc tai tạp pín lù khổ cho tôi…’’. Hai giọng văn đối nghịch đó cùng có mặt khiến cho tác phẩm hơi bị mất đi chất thuần nhất. Nhưng chắc ǵ người đọc lại không hài ḷng với điều ấy, nếu đọc là để đi t́m con người qua tác phẩm.

   

Dù sao khi gấp cuốn sách, trong nỗi ngậm ngùi tôi có chút niềm vui. Tôi nhớ đoạn văn Mạc Can viết về mong ước được học, được viết chữ đă đeo đẳng cậu Ba từ thuở ấu thơ cho đến thời tóc bạc: ‘‘Ngón tay trỏ của bàn tay mặt ông Ba có thói quen viết vào khoảng không, lúc nhỏ ông hay viết những chữ cái để học đánh vần, ông cũng hay thấm nước để viết trên mặt bàn, ông không nhớ rơ nó đă như vậy từ lúc nào, ông không nhớ ông viết bao nhiêu chữ trong khoảng không, nó có ư nghĩa ǵ, viết vào nơi mà thời gian cứ thổi phăng đi muôn triệu ḍng chữ vô h́nh’’. Giờ đây, những con chữ ngày nào cậu nhỏ bất hạnh ngồi vẽ, trên cát ẩm hay trong khoảng không, chẳng c̣n thất lạc nữa giữa phông màn rạp hát, hay rơi vào các giấc chiêm bao đầy những đôi mắt cá. Chúng đă được thong dong đến với cuộc đời, với chúng ta, trên mặt giấy.

Mai Ninh

(Tháng 3, 2004)

* Chú thích của người viết bài này.