Toà Án Trên Lưng Ngựa

Toà Án Trên Lưng Ngựa

 

Mai Ninh

 

feng-1

Một tối, người bạn rủ : Nếu không ngồi trước truyền h́nh xem giải bóng bầu dục thế giới th́ đi xem ông quan toà và con ngựa. Nhưng tối ấy, tôi đă không ngồi ngắm các rugby-men lẫn đi thăm ông quan toà Trung quốc v́ trăm thứ thập cẩm chưa làm xong cho ngày hôm sau. Nhưng trong những bận bịu tôi vẫn thoáng thấy h́nh ảnh người đàn ông kéo con ngựa giữa cảnh núi non mờ mờ trong sương, trên bích chương quảng cáo cuốn phim của Lưu Kiệt (Liu Jie) đoạt giải Horizons tại Liên hoan Phim Venise 2006, đang chiếu ở Pháp. Và tôi đă không đừng được, cố thu xếp đi xem vào một hôm sau đó.

‘‘Mabei shang de fating / Mă bối thượng đích pháp đ́nh’’, tựa của cuộn phim, và dường như nếu dịch sát nghĩa là ‘‘Toà án trên lưng ngựa’’, rất khác với ‘‘Chuyến đi cuối cùng của ông toà Phong’’ (Le dernier voyage du juge Feng) ghi ở các rạp chiếu bóng Pháp. Toà án gồm có ba người : ông toà độ trên năm mươi tên Phong ít nhiều mê rượu, bà lục sự Dương phụ tá ông toà từ rất nhiều năm sắp phải nghỉ việc về hưu non, và A La (Ah-Luo), một chàng sinh viên tập sự thẩm phán mới ra trường, lần đầu tiên đi theo Phong và Dương để học nghề. Dĩ nhiên không thể quên thành viên cuối cùng của cái toà án lưu động này : con ngựa già có trách nhiệm đèo theo hồ sơ và một vật tối quan trọng là tấm quốc huy tượng trưng cho luật pháp quốc gia. Họ không được ngồi trên lưng ngựa mà đi bộ lần theo các con đường ṿng vèo chật hẹp, rất hiểm trở giữa núi đồi Vân Nam – một miền đất rộng gần như nước Pháp, giáp biên giới với Việt Nam, Tây Tạng và Lào – đi vào các làng mạc khuất lánh để phân xử những vụ kiện giữa dân làng.

Dân ở đây là những nhóm người thiểu số, 12 loại khác nhau. Dù ở đầu thế kỷ 21 – thời điểm trong phim được xác định như thế – cuộc sống họ hoàn toàn tách biệt với những phát triển kinh tế, kỹ nghệ, thông tin... cực kỳ nhanh chóng của Trung Quốc. Họ nghèo khổ, thiếu mọi phương tiện, quây quần từng bộ lạc và vẫn giữ nguyên những luật lệ, phong tục cổ xưa của ông cha để lại. Chính v́ thế mà dù đa số các vụ kiện cáo của họ không có ǵ ghê gớm, không án mạng giết người, không cướp bóc tàn bạo, trái lại có nhiều trường hợp rất khôi hài nhưng lại thật khó xử cho quan toà Phong. Ở làng này, trong một sân vườn, bị cáo và người thưa kiện mỗi người đang ngồi im một bên nghe lục sự đọc cáo trạng trước hai vị quan toà ăn mặc lịch sự, áo vét quần tây, thắt cà vạt và đi giầy hẳn hoi – rất tương phản với y phục màu mè, chân tay đen đủi lấm lem bùn đất của dân làng – và dưới tấm quốc huy oai nghiêm mà ông toà già đă bắt ông toà trẻ phải xê đi dịch lại, treo cho thật thẳng thắn trên bờ tường v́ nó là biểu tượng của quyền lực trung ương vắng mặt. Thế nhưng, giữa phiên toà đang trang nghiêm đó bỗng ào lên tiếng la hét, một nhóm người khuân vào một con lợn bị buộc bốn cẳng trên đ̣n tre. Một người đàn ông trong đám phẫn nộ, nhất định đ̣i quan toà phải đ́nh ngay vụ án đang xét để tức khắc xử tội con heo. Nó đă đào bới các hũ xương tổ tiên ông ta chôn dưới gốc cây, khiến cho con cháu sẽ không ngóc đầu lên nổi. Ở làng kia, hai chị em dâu khá ngớ ngẩn tranh giành nhau một cái lọ, chẳng ai chịu nhường ai đến nỗi ông Phong không biết làm cách nào khác hơn là đập vỡ cái b́nh rồi móc túi đưa cho mỗi bà năm đồng để đi mua mỗi người một cái mới.

feng-2Tất cả các t́nh huống như thế không phải hoàn toàn là tưởng tượng để dựng phim, đạo diễn Lưu Kiệt đă nhiều lần thân hành đến tận Ninh Lang, một huyện thuộc thành phố Lệ Giang (tây bắc tỉnh Vân Nam), và ở lại đó mấy tháng để nhận xét và thu thập ư tưởng. Lưu cho biết, chuyện phim đă lấy nguồn từ những sự thật. Cuốn phim kể lại những sự kiện, trạng huống xảy ra ở miền quê Trung Quốc mà hiện dân số chiếm 2/3 dân số cả nước. Đấy là một thứ điện ảnh thực tế nhưng nó chứa đựng bao nhiêu bi cảnh, và trên tất cả là sự khôi hài, lạ lẫm đến mê sảng. Trong không gian trầm mặc của núi rừng, xuất hiện những nhân vật thật hoạt kê. Lí Bảo Điền, diễn viên nổi tiếng của điện ảnh Trung quốc, trọn vẹn trong vai một vị quan toà hết sức hài hước, thi hành nhiệm vụ với một phương pháp kỳ cục, làm xẹp lép tinh thần hàn lâm, chủ trương áp dụng luật lệ đúng theo văn bản, của viên ṭa trẻ A La mới ra nghề. Bộ đôi ông toà và bà lục sự cũng buồn cười không kém, họ biến mỗi cảnh xử kiện thành một màn diễu của gánh xiệc, có heo, gà và cả pháp thuật tham gia. Trước nhận xét : ‘‘Cái nh́n của ông về thế giới nông thôn đầy hài hước’’, nhà làm phim đă công nhận : ‘‘Tôi muốn cuốn phim tràn đầy tính chất ấy v́ đó là những điều tôi nhận thấy ở Vân Nam. Hoàn cảnh và cả con người đều như thế hết. Tôi muốn phong cách khôi hài đen ấy luôn phảng phất trong phim. Khổ thay, khán giả Trung Quốc đă không cảm được. Họ không cười, nhưng những ai đă biết đến Vân Nam đều nhận ra cái chất hài hước của địa phương này và họ đă hiểu được giọng điệu của phim tôi. Khi phim chiếu ở Ư, người xem trong rạp thường bật cười. Khán giả phương tây đă nắm bắt được ngay sự ranh mănh và bản chất các nhân vật’’.

Những cảnh tiếu lâm này là một hiện tượng trung thực, trong vùng đất núi non dân cư thưa thớt th́ luật pháp nằm trong tay các ông thẩm phán lưu động mà đa số gần đến tuổi về hưu (hiện thời trong Trung Quốc có khoảng gần một ngàn toà án kiểu này). Họ có trách nhiệm đặt luật pháp quốc gia lên trên truyền thống thị tộc nhưng nào dễ dầu ǵ. Lưu Kiệt đă cho thấy những bất đồng giữa một bên là chính quyền đang muốn hiện đại hoá bằng cách áp dụng một luật pháp nhà nước, c̣n bên kia là đám dân nghèo bơ vơ trên núi cao khuất lánh vốn đă nhiễm sâu những luật lệ cổ truyền. Nhưng điểm mạnh của kịch bản không phải chỉ là sự đối đầu của các quan toà với dân quê, mà ngược lại chính là những giằng co đă nảy sinh trong ḷng ba thành viên của cái toà án di dộng ấy. Trường hợp bà Dương, vốn là người thuộc bộ tộc Ma Toa (Moso) ở Vân Nam, nếu năm xưa bà đă bỏ làng ra thành phố làm việc trong đợt chính phủ kêu gọi cải tổ ngành hành pháp ở nông thôn th́ nay, sau bao nhiêu năm tận tuỵ đảm đương vai tṛ gạch nối giữa thành thị và làng quê, chính phủ lại bắt Dương phải nghỉ việc với lí do bà không có bằng cấp. V́ thế đây là chuyến đi cuối cùng và giă từ của Dương với ông toà Phong là người bà vừa ngưỡng mộ, thương yêu thầm lặng, vừa đối xử như một người chị, người mẹ. Cũng thế, trong sự đối nghịch về phong cách làm việc và giải quyết các xung đột giữa một anh thẩm phán mới tốt nghiệp chỉ muốn thực thi pháp luật theo đúng nguyên tắc đă học, và ông toà già phần nào có khuynh hướng ḥa đồng với phong tục địa phương. Phải nói, với Phong, Lưu Kiệt đă dựng nên một nhân vật khá phức tạp và hơi thô lậu, đằng sau ư thức phải thực thi luật pháp hiện hành, người ta lại thấy có nhiều lúc ông ta để cho sự mê tín hướng dẫn. Phong đă không ngại ngần dùng thủ thuật, lời lẽ đe doạ, ngay cả chi ra những món tiền khá lớn để giảng hoà vụ kiện (có lần Phong đă bỏ 150 nhân dân tệ để mua một con heo nhỏ hầu giải quyết một vụ đ̣i nợ, người mắc nợ không có tiền trả chỉ c̣n mỗi con heo nhưng chủ nợ nhất định không nhận, cho rằng con heo rẻ mạt, chẳng bù được số tiền 150 đồng anh ta đă cho mượn. Thế là từ đấy trên suốt chặng đường đi xử án, ông toà già phải đèo ḅng cả con heo đen đủi mà nghịch ngợm, nó gây ra cho ông những t́nh huống bị bẽ mặt trước dân làng, khá tiếu lâm, làm ông toà trẻ hổ thẹn giùm).

Phong (hay Lưu Kiệt) đă nhận ra những thay đổi trong hệ thống pháp luật Trung Quốc và các khó khăn khi muốn áp dụng chúng nếu không quan tâm đến những điểm đặc thù của đời sống và con người địa phương. Đáp lại nhận xét : ‘‘Phim của ông là h́nh ảnh đối nghịch với xu hướng hiện thời là thôn quê đi ra thành thị chứ không phải ngược lại’’, Lưu Kiệt đă phát biểu : ‘‘Những năm gần đây, chúng tôi quan tâm đến thành thị hơn cả, v́ những thay đổi quan trọng nhất là ở nơi đó. Sự phát triển đă thúc đẩy những dân quê t́m ra tỉnh thành để làm việc trong ngành xây dựng. Rồi th́ người ta thấy xuất hiện trong đời sống thường nhật của chúng tôi và trong điện ảnh một số đông những người thợ-dân-quê. Trong các phim ấy, dân quê học hỏi thành phố. Nhưng Trung Quốc là một đất nước rộng bao la với hai phần ba là nông dân. C̣n rất nhiều vấn đề ở nông thôn mà chúng tôi sẽ không giải quyết được nếu chỉ dựa theo gương mẫu của thành thị. Đảng Cộng Sản phải t́m ra phương án cho các khó khăn của làng quê để có thể áp dụng luật pháp và công bằng trong sự phát triển đời sống. (...) Cuộn phim này cho phép khám phá ra đời sống thực ở Vân Nam. Tôi muốn mọi người hiểu được thực trạng của thế giới nông thôn, đời sống hằng ngày của họ. Tôi muốn cho thấy bằng cách nào họ đă tự giải quyết được những vấn đề và t́m ra lối thoát’’. Có người cho rằng chuyện Dương bị bắt buộc về hưu non cũng như sự bỏ đi với người vợ mới cưới, từ khước sự nghiệp đầy hứa hẹn của chàng thanh niên A La v́ không chịu nổi áp lực của truyền thống, và chuyến đi cuối cùng của ông già Phong là để báo trước sự tách ly đang chờ đợi những người dân thiểu số và chính quyền trung ương.

Nội dung cuốn phim có thể nói là một chắp nối các màn kịch nhỏ, người xem nếu chờ đợi những sự kiện rắc rối, trắc trở, một kịch bản vững vàng với những biến chuyển li ḱ bất ngờ sẽ ít nhiều thất vọng. Tuy nhiên khó thể mặc nhiên trước sự pha trộn của các tính chất hài hước nhưng lại hợp lẽ, nhẹ nhàng, và đầy cảm xúc. Tất cả những thứ ấy lồng trong phong cảnh hùng vĩ bạt ngàn của rừng núi Vân Nam, với nhà cửa, quần áo, màu sắc tương tự của người dân tộc thượng du Việt Nam. Và càng không thể không bị lôi cuốn bởi tài năng của tất cả diễn viên. Dương Á Ninh, đóng vai bà Dương, là một nhân viên sở thuế ngoài đời. Lưu Kiệt đă gặp khó khăn v́ việc này, Bộ Tư pháp không chịu hiểu tại sao vai lục sự lại giao cho một nhân viên sở thuế (lại chuyện nguyên tắc !). Ông bảo : ‘‘Nếu tôi mời một nữ tài tử từ Bắc Kinh th́ sẽ không có vấn đề, nhưng họ cho rằng lựa chọn ấy của tôi chứng tỏ rằng chẳng có ai trong bộ của họ có khả năng đóng vai một quan toà !’’. Trong phim, Lưu chỉ mời có hai diễn viên chuyên nghiệp Bắc Kinh : Lí Bảo Điền (Phong) và Lữ Ngọc Lai (A La), c̣n tất cả các diễn viên khác đều là dân quê Vân Nam. Nhưng thật tuyệt, họ sắm vai chính xác, những bộ mặt hồng hào những diễn xuất hết sức tự nhiên đă làm tăng tính chất tài liệu cho cuốn phim mà chính đạo diễn đă muốn nó là. Lí Bảo Điền, với khuôn mặt hiền lành, khi ranh mănh, lúc trầm tư, thoáng chút ngô ngố trước sự chăm sóc của bà Dương, đă nổi bật trong vai tṛ từ đầu đến cuối, từ một ông toà phải ra mặt cứng rắn, cương quyết giữ ǵn luật lệ, hay quưnh quíu bất lực trước thái độ ngoan cố gần như điên khùng của một mụ vợ li dị chồng bị đuổi ra khỏi nhà, và cuối cùng... một người đàn ông luống tuổi buồn bă, chao đảo dưới tác động của men rượu và t́nh cảm.

Thật thế, chẳng phải lúc nào cũng là chuyện khôi hài, cuối phim là một cái kết buồn. Buồn như điệu hát đi theo từng bước chân của ba thành viên toà án nhỏ nhoi ấy trên con đường gập ghềnh bên bờ vực. Tôi không hiểu lời tiếng Trung Quốc của bài ca trong suốt cuộn phim nhưng cảm được giọng, thấy chúng lẩn sâu vào hơi thở của núi rừng và thân phận con người. Con ngựa rồi ra cũng c̣n lại một ḿnh trước khe núi thâm sâu. Ngoài hồ sơ và biểu tượng, lúc này trên lưng con ngựa già đè nặng nỗi cô đơn của người chủ. Không chỉ va chạm giữa truyền thống và hiện đại mà người xem nhận ra cả sự đối nghịch trong t́nh yêu : trong khi chàng thanh niên A La kiên quyết từ bỏ chức phận để bảo vệ t́nh yêu th́ hai ông bà tuổi đă xế chiều Phong và Dương, dù sau bao nhiêu năm nặng nề t́nh cảm vẫn không dám thổ lộ, đành lặng lẽ chia tay.

Nhưng nghĩ cho cùng, có phải một kết cuộc như thế thể hiện ít nhiều bản chất lăng mạn quen thuộc của người nghệ sĩ Á Đông.

(tháng 10, 2007)