Marc Chagall

Marc Chagall

 

     Đời Tôi

 

Mai Ninh chuyển ngữ

Đoạn 2

           

Trong nghĩa trang, nhiều người đàn bà khác nằm cạnh mẹ tôi, nào người Mohileff, người Lyozno. Những trái tim đă an nghỉ. Tôi quen biết tất cả. Luôn luôn cùng một quả tim mà v́ nó bà tôi lẽ ra c̣n xuân sắc đă qua đời, kiệt sức do công việc, trong khi ông tôi để thời gian trôi qua trong nhà thờ hay bên ḷ sưởi. Cứ thế, từ sau buổi nhịn ăn của lễ Xá Tội cho đến tối đêm rằm, rồi sang năm mới.

          Cháu đă thương ông bao nhiêu ngày cháu c̣n ở Lyozno, trong căn nhà ông thơm mùi da ḅ phơi khô. Cháu thích biết bao những tấm da cừu, thích cả các áo quần luôn luôn treo ở cửa vào, cái giá mắc quần áo, mũ nón, cái roi quất. Tất cả hợp thành một thứ h́nh người trên nền xám của bức tường mà cháu chưa quan sát đầy đủ. Tất cả, đó là ông tôi.

          Trong chuồng ḅ, có con ḅ cái bụng phệ, nó đứng thẳng, cặp mắt đăm đăm. Ông tôi đến gần nói với ḅ ta :

-         Này, nghe ta bảo, đưa chân đây, phải cột mày lại. Người ta đang cần thịt thà, mày nghe ra chưa?

Và con ḅ thở dài ngă vật xuống ! Tôi dang cánh tay khoành ngang mơm nó, để nhắc nhở vài lời là nó đừng lo âu, tôi sẽ chẳng ăn thịt nó đâu. Tôi c̣n làm ǵ hơn được chứ ?

          Ḅ ta nghe thấy ngoài kia đám lúa mạch xao động, và sau bờ rào, một bầu trời xanh.

          Nhưng người đồ tể mặc đồng phục trắng đen đă đến rồi. Cầm con dao trên tay, ông ấy xắn tay áo. Người ta chỉ vừa nghe kịp vài câu khấn là ông ta đă nắn thẳng cái cổ con ḅ và đâm sâu lưỡi dao vào họng nó. Máu tuôn ra như suối.

          Vậy mà bọn chó gà chung quanh không hề nao núng, chúng chực chờ một giọt máu hay một miếng ǵ đó bất ngờ rơi xuống đất. Người ta chỉ nghe thấy tiếng gà cục cục, tiếng động chạm của bọn chúng và hơi thở dài của ông tôi lẫn trong từng đợt mỡ và máu.

          Và mày, ḅ ơi, trần trụi và khổ hạnh, mày đang mơ trên mấy từng trời ? Con dao sáng ngời kia đă nhấc ngươi lên không rồi, có phải ?

           Im lặng.

          Những bộ ḷng được lộn lại, những miếng thịt được xẻ ra. Bộ da rơi xuống. Những mảng thịt hồng đẫm máu. Hơi nóng bốc lên. Đúng là bàn tay nghề nghiệp !

          Tôi thấy thèm được ăn thịt quá.

           Cứ thế, mỗi ngày người ta giết hai hay ba con ḅ. Thịt tươi dâng tặng cho người chủ khu vực và dân quanh vùng.

          Đối với tôi, nhà ông chứa đầy âm thanh và hơi hướm nghệ thuật. Đấy là các tấm da khô treo như quần áo. Trong bóng đêm, dường như không chỉ là hơi hướm mà là cả một bầy hạnh phúc đào nát sàn nhà, bay đầy không gian. Những tấm da thánh thiện cất lên lời cầu nguyện dịu dàng, xin tha tội cho những người giết chúng.

          Bà tôi nuôi cháu mỗi ngày bằng thịt quay, nướng hay nấu. Phần thịt đó là cái ǵ ? Tôi chẳng biết rơ. Có thể là bụng, cổ hay sườn, hoặc gan phổi. Tôi chẳng hề biết. Quả là thuở ấy tôi quá ngu đần, mà h́nh như tôi c̣n sung sướng nữa chứ !

          Ông ạ, cháu c̣n nhớ. Một hôm đụng phải bức họa một người đàn bà trần truồng, ông quay ngoắt đầu đi, như thể cái đó chẳng dính dáng ǵ đến ông. Hay như thể đó là một v́ sao lạ lạc giữa chợ mà dân chúng không cần biết để làm ǵ. Thế nên tôi hiểu rằng, ông tôi và cả người bà bé nhỏ nhăn nhúm của tôi, cùng tất cả thân thuộc họ hàng đều hoàn toàn xem thường nghệ thuật của tôi (nghệ thuật ǵ ! thứ chằng có chi giống cả !). Nhưng họ lại rất quư trọng những mảng thịt.

          Mẹ tôi đă kể như thế này về bố của bà. Trong ngày lễ Suckess hay lễ Thora, người ta t́m ông tôi khắp mọi nơi. Hóa ra là v́ trời đẹp nên ông đă trèo lên nóc nhà, ngồi trên mấy ống máng và nhấm nháp củ cà-rốt. Bức tranh thật không tệ chút nào !

Chẳng hề ǵ mà c̣n là một niềm vui và an ủi cho tôi nếu người đời khám phá ra rằng, cái bí ẩn trong những tác phẩm của tôi phát sinh từ các cuộc phiêu lưu vô tội của những người thân ấy.

Tôi kể cho bạn nghe thêm về những ǵ mẹ tôi đă nói về họ hàng tốt đẹp ở Lyozno. Một trong các người ấy đă chẳng t́m ra điều ǵ thú vị hơn là dạo chơi trên đường cái với độc một tấm áo sơ-mi trên người !

Sao, dễ sợ, phải không ?

Nhớ tới nhân vật không mặc quần ấy là tim tôi đầy ắp niềm vui. Giống như các bức tranh của Masaccio, Piero Della Francesca đă sống lại trên con đường giữa ban ngày ở Lyozno. Sao tôi thấy gần người ấy quá.

Nhưng tôi chẳng đùa đâu. Nếu nghệ thuật của tôi không đóng vai tṛ nào trong đời sống họ hàng th́ ngược lại, cuộc sống và những phát minh của họ đă ảnh hưởng nhiều đến nghệ thuật của tôi.

Bạn biết chăng, tôi đă ngất ngây cạnh ông tôi trong nhà thờ. Tội nghiệp, khổ sở, tôi loay hoay, quay đi quay lại mới làm được điều ấy. Đó là ngồi đối diện với cửa sổ, cuốn kinh trong tay, tôi tha hồ ngắm nghía cảnh ngoại ô trong ngày lễ cuối tuần. Giữa tiếng kinh cầu rền rỉ, bầu trời như xanh hơn. Trong không gian, những ngôi nhà yên nghỉ. Tôi thấy rơ từng người qua lại. Sau lưng, thiên hạ bắt đầu cầu nguyện và ông tôi được mời lên đọc trước bệ thờ. Ông cầu, ông hát, lập đi lập lại một cách rất âm điệu, giống một cái cối xay quay măi trong hồn tôi. Như một thứ mật ngọt vừa mới hứng, chảy ngấm vào trong tôi.

Và nếu khi ấy trời mưa th́ tôi lại nghĩ đến bức tranh bỏ dở, rồi tôi ngẫm nghĩ, liệu ḿnh sẽ trở thành một nghệ sĩ lớn hay chăng ?

Cháu đă quên mất cậu, cậu Neuch. Cháu đă đi với cậu về miền quê mua súc vật. Sung sướng biết bao khi cậu bằng ḷng cho cháu đi theo trên chiếc xe ḅ gập ghềnh lúc lắc. Có bao thứ chung quanh để nh́n. Rong ruổi trên đường, cậu hít mạnh và thúc giục ‘‘nu nu…’’. Trên đường về, tôi xin thề là tôi đă phải có nhiều sáng kiến lẫn khéo léo để kéo được con ḅ bằng cái đuôi của nó, vừa lạy lục nó đừng có ́ lại phía sau. Ngang qua cái cầu gỗ, tôi tưởng như những cái sườn trong bụng ḿnh lúc lắc không ngừng. C̣n cậu, cậu chẳng thèm nh́n ḍng sông nhỏ, đám lau sậy, bụi cây dọc hai bên, các cối xay lúa và xa hơn là ngôi nhà thờ duy nhất, những mái nhà quanh chợ… Tất cả ch́m trong bóng tối khi chúng tôi đi qua, mệt mỏi.

C̣n tôi, trời ạ !

Ở chợ, mọi người ồn ào mặc cả, mấy cô gái ngồi sau các quầy tiền. Tôi chẳng hiểu chi hết ! Tôi vừa mới tới là các cô mỉm cười, gọi ơi ới. Tại tôi có mái tóc quăn chăng ? Các cô đem bánh ngọt và kẹo ra mời. Tôi không thể xé rách ḿnh ra. Tuổi trẻ chín rụng đi phù phiếm.

Tranh M. Chagall- Tôi và làng ḿnh.

Thật ra, nếu vẽ các em tôi th́ sẽ thích thú hơn. Tôi hoàn toàn bị quyến rũ bởi sự hài ḥa của mái tóc và làn da của chúng. Rất mau mắn tôi sẽ nhảy vào đó, dùng sức phát tán của màu sắc để làm say những bức họa, và cả các bạn nữa.

Nhưng mà tả họ !

Tôi không hề tự bắt buộc ḿnh đâu khi muốn nói đôi điều về mấy bà cô. Một cô có cái mũi dài, một tấm ḷng tốt và một tá con cái. Người kia có cái mũi ngắn và nửa tá con, nhưng cô ấy yêu thương ḿnh hơn mọi người khác. Tại sao chẳng được chứ ? Bà thứ ba, mũi giống như trong tranh Morales, có ba đứa con, một đứa cà lăm, một đứa điếc và đứa thứ ba th́ c̣n trong thời kỳ cấu tạo.

Bà cô Mariassja là người nhợt nhạt nhất. Trước nhà cô là cửa hiệu mà bọn nông dân đi lại, ́ ạch tại chỗ. Cá ṃi ngâm trong thùng tô nô, lúa mạch, những thỏi đường nhọn, bột ḿ, đèn sáp gói trong các bao giấy xanh, thứ ǵ cũng bán cả. Tiền lẻ kêu rỉnh rảng cùng với bọn dân quê, kẻ buôn bán th́ thầm, nặng mùi. Có khi cô nằm trên phản, hai bàn tay vàng vơ gập lại, đan vào nhau. Móng tay đen và trắng cùng với cặp mắt trắng và vàng. Hàm răng cô trắng một cách u ám. Thân thể dài đuồn đuột, kiệt quệ ẩn hiện qua chiếc áo đen. Ngực cô xệ xuống, cái bụng cũng vậy. Nhưng có những âm thanh thánh thiện reo dưới chân cô.

Có thể cô sắp chết rồi chăng, tấm thân kia sẽ co rút lại, thành một nhập định dịu dàng trong ḷng đất ngoại ô.

Đă hơn một lần tôi mơ thấy miếng bánh ḿ trét bơ rơi từ tay cô vào miệng ḿnh. Tôi đứng ở cửa, trước mặt cô, và như một thằng bé ăn xin tôi nh́n đến nhỏ dăi mấy nếp bột trên chiếc bánh.

Cô Relly hoàn toàn không giống thế. Cái mũi bé như củ dưa bao tử. Hai bàn tay nhỏ nhắn và bộ ngực bị chèn cứng trong chiếc áo cánh chật màu nâu. Cô kêu càng cạc cả ngày, cười, động đậy, cọ quẹt. Cô mặc một cái váy chồng lên một cái khác, khăn quấn phía dưới bên trên, mấy chiếc răng tựa như bay nhảy lên tới tận mái tóc cài đầy những lược và kẹp. Khi cho tôi nếm miếng pho-mát  th́ cô làm bắn tung tóe kem tươi.

Chồng cô đă chết. Xưởng thuộc da của họ phải đóng cửa. Trong khu ngoại ô này lũ dê bắt đầu be be khóc.

C̣n các cô Moussia, Gouttja, Chaja nữa !

Các cô chắp cánh như thiên thần bay qua khu chợ, trên những giỏ trái nạc, trái lê và phúc bồn tử.

Người ta bỗng nh́n lên và hỏi :

-         Ai đang bay vậy ḱa ?

Về các chú, các cậu, th́ tôi có khoảng nửa tá hay hơn một chút. Tất cả đều là những người Do Thái tốt. Một vài ông có bụng lớn và cái đầu rỗng hơn. Mấy ông này có râu đen, mấy ông kia râu nâu. Để kết luận, đấy chính là hội họa!

Mỗi thứ bảy, cậu Neuch khoác đại cái khăn mà người Do Thái choàng lên để cầu nguyện, rồi đọc kinh thật to. Cậu chơi vĩ cầm giống như thợ khâu giầy. Ông tôi nghe cậu đàn và mơ mộng.

Có lẽ chỉ Rembrandt mới hiểu nổi ông ngoại già của tôi, cái ông hàng thịt, ông lái buôn kia nghĩ ǵ khi con ḿnh kéo vĩ cầm trước cửa sổ, trước những tấm kính cáu bẩn, bám đầy vệt nước mưa và dấu tay. Sau khung cửa ấy là đêm tối. Chỉ có vị mục sư ngủ được, đằng sau ông, sau căn nhà của ông là khoảng trống, là tâm linh con người. Cậu tôi tiếp tục kéo đàn.

Cả ngày cậu lôi ḅ về chuồng, kéo chúng lê lết. Bây giờ th́ cậu chơi bản đàn của vị giáo sĩ. Thế nào nghe cũng được. Tôi mỉm cười, thử tay trên chiếc đàn, tôi như nhảy nhót trong túi, trên mũi cậu. Cậu lầm rầm tựa một con ruồi vo ve. Chỉ cái đầu tôi bay lượn lờ trong pḥng. Trần nhà trong suốt. Mây và sao xanh bay vào cùng với mùi hương của cánh đồng, của chuồng ḅ, của những con đường trong đêm,

Chú Juda lại suốt ngày bên ḷ sưởi. Hiếm khi chú ra ngoài, ngay cả để đến nhà thờ. Chúi cầu nguyện ở nhà, trước cửa sổ. Chú lầm bầm trong yên lặng, làn da vàng chảy xuống tận bực cửa. Chú giống một cái nhà gỗ có mái trong suốt.

Nơi giáo đường, chú Israel luôn ngồi một chỗ nhất định, quặt cánh tay ra đằng sau. Ở nhà, chú t́m hơi ấm trước ḷ sưởi, cặp mắt lim dim. Ngọn đèn dầu ngả dài một bóng đen đầy trên sàn, trước bàn thờ. Chú vừa đọc sách vừa lúc lắc người, vừa hát, rồi lại th́ thầm, lại thở dài. Bỗng nhiên chú đứng bật dậy:

-         A, đến giờ cầu kinh rồi !

Đêm đă về. Những v́ sao xanh. Mặt đất tím.

Các hàng quán đă đóng cửa.

Trong nhà chú người ta sửa soạn bữa ăn tối, nào pho-mát, nào đĩa bát được bầy ra. Tại sao cháu không chết đi ở nhà chú ? Chết dưới gầm bàn.

Ông chú này rất sợ ch́a tay cho tôi cầm, v́ người ta bảo tôi là họa sĩ !

 Hay là tôi vẽ chú ấy ?

Thượng Đế không cho phép đâu. Đấy là tội lỗi !

Tôi c̣n một ông chú khác, Zussy. Chú là người thợ cắt tóc duy nhất ở Lyozno, và có thể cả ở Paris nữa đấy, nhờ phong cách, bộ râu mép, nụ cười và cái nh́n. Nhưng chú vẫn ở Lyozno, nơi đây chú là một ngôi sao sáng. Cửa sổ và cửa tiệm cũng đầy sao. Trên đó treo một tấm bảng quảng cáo màu xanh vẽ một người đàn ông quàng khăn trắng, một bên má đầy bọt xà pḥng, phía bên kia đang phải cạo râu hay là đang bị kề dao vào cổ ?

Chú cắt tóc, cạo râu cho tôi với một thứ t́nh thương khủng khiếp. Và chú là người duy nhất hănh diện về tôi. Khi tôi vẽ chân dung chú và mang đến tặng, chú nh́n qua tấm tranh, rồi tự soi vào gương, ngẫm nghĩ một lúc bèn bảo :

-         Thôi, không, mày giữ lấy !

Xin Thượng Đế tha tội, nếu trong cách mô tả của ḿnh, tôi đă chẳng để hết t́nh yêu nồng nàn này cho tất cả mọi người đều nhau. Bởi tôi cho rằng, những người thân của tôi thánh thiện hơn người khác.

Đồng cỏ xanh xao động. Những lời cầu nguyện thanh thản, những phiến đá và nấm mồ của các người, bụi cây và ḍng sông nước đục. Tất cả đều ở trước mắt tôi. Không một lời. Tất cả giấu kín trong ta, quấn lại với nhau rồi bay lượn như những kỷ niệm về các người, họ hàng ơi !

Bàn tay các người gầy guộc xanh xao, bộ xương khô của các người làm ta nghẹn cứng.

     Cầu nguyện ai đây ?

Làm sao cầu xin các người, làm sao qua các người ta có thể van xin Thượng Đế một miếng hạnh phúc, một chút niềm vui ?

Tôi thường nh́n cái khoảng trống của bầu trời xanh, nh́n nó không nước mắt mà với ḷng thương tội và nỗi buồn.

Họ hàng ơi, có biết chăng, ta đă trở thành một con người khác mất rồi – u buồn, tỉnh ngộ nhiều điều !

Nhưng thôi. Tạm biệt.

……………..(c̣n tiếp)