Marc Chagall

Marc Chagall

 

ĐỜI TÔI  

 

Mai Ninh chuyển ngữ

Đoạn 4

   

    Mỗi năm trời trôi qua, tôi cảm thấy ḿnh đi dần tới ngưỡng cửa mịt mù. Nhất là ngày mà cha tôi choàng cái khăn tụng kinh lên người, rồi khấn vái lầm thầm trên tấm thân thằng con trai mười ba tuổi đầu của tôi những lời cầu giải oan. Làm ǵ được chứ ! Chẳng lẽ cứ măi là đứa trẻ vô tư hay sao ?

    Sáng cầu, tối cầu và ở khắp nơi tôi đi đến, ở bất cứ cái ǵ tôi cho vào miệng, ở bất cứ điều ǵ tôi nghe là phải khẩn cầu ngay sau đó hay sao ? Hay phải chạy ngay đến nhà thờ, đến ḍng sông để rửa tội ?

    Tôi quá sợ khi nghĩ cái tuổi trưởng thành rồi sẽ tới, sợ đến phien ḿnh sẽ có những dấu hiệu của một người đàn ông thật sự, ngay cả có râu. Trong những ngày buồn bă cô độc này, ư nghĩ ấy làm tôi khóc thầm vào chiều tối, như thể bị ai đánh đập hay là người ta cho tôi cái tin báo tử của cha mẹ ḿnh. Tôi nh́n ra cánh cửa hé mở về phía pḥng khách rộng và tối om. Chẳng có ai cả. Cái gương treo hờ, đơn độc và lạnh lẽo, chiếu áng một cách dị kỳ. Ít khi tôi nh́n tôi trong đó. Tôi ngại người ta bắt gặp ḿnh đang tự chiêm ngưỡng. Chiếc mũi dài với hai lỗ mũi, than ôi quá rộng ! Hai g̣ má gô, khuôn mặt thô kệch. Đôi lần tôi đâm tư lự trong lúc ngắm nghía này : tuổi trẻ của tôi có ư nghĩa ǵ ? Tôi đă lớn lên thật vô tích sự. Cái vẻ đẹp vô ích và phù du đông cứng lại trên tấm gương.

    Khi tuổi mười ba đă đến th́ thời thơ ấu hồn nhiên cũng chấm dứt, và tất cả tội lỗi sẽ rói xuống đầu tôi. Tôi có phạm tội không? Tôi phát cười ḍn tan và từ những chiếc răng trắng nước bọt bắn cả vào gương.

    Ngày nọ, mẹ đưa tôi đến trường tỉnh. Nh́n nó từ bên ngoài tôi nghĩ : - chắc chắn rằng, ở đây, ḿnh sẽ lên cơn đau bụng và thầy giáo sẽ cho ra khỏi lớp. – Thật ra th́ cái huy hiệu gắn trên mũ cát-két cũng hấp dẫn đấy.

    Nhưng trường trung học này không nhận học tṛ Do Thái. Bà mẹ can đảm chẳng ngại ngần, tiến tới trước một vị giáo sư, người cứu rỗi chúng tôi ! Đó là người duy nhất có thể thông cảm với nhau. Năm mươi đồng rúp, chẳng nhiều lắm ! Tôi được vào học thẳng lớp mười, lớp độc nhất ông ta dậy.

    Mũ cát-két trên đầu, tôi mạo muội quan sát các cánh cửa mở sang khu trường bọn con gái. Thân thể tôi lồng lên phản kháng trong bộ đồng phục đen. Và chắc chắn như thế tôi càng trở nên đần độn hơn nữa. Mấy ông giáo sư mặc áo choàng xanh với những hạt nút vàng chóe. Vừa quan sát họ tôi vừa nghĩ đến bao nhiêu điều. Sao trông họ bác học thế ! Họ từ đâu tới ? Họ muốn làm ǵ ?

    Tôi chiêm ngưỡng cặp mắt, tấm lưng và cḥm râu vàng kim của Nicolas Efimovitch. Chẳng thể nào quên được chính ông ta đă nhận tiền đút lót của mẹ tôi. Một ông Nicolas khác, Antonovitch, nhà bác học không khuyết điểm, đo lớp học bằng những bước thật dài và hay đọc mấy tờ báo phản động.

    Chẳng hiểu v́ sao tôi bắt đầu nói lắp từ đấy. Thân thể tôi khởi sự đ́nh công chăng ? Dù thuộc bài nhưng tôi không chịu đứng lên trả bài. Thật tức cười nhưng lại khá bi thảm ! Rơ là quy sứ, mấy con số không.

    Cái biển đầu người ngồi ở mấy hàng ghế làm tôi rối loạn tưởng chết, như một chân động đau đớn chụp bắt lấy tôi, và cứ thế tôi tiến dần lên bảng. Mặt sậm đen lại như bồ hóng, rồi đỏ bừng lên như tôm luộc. Thế là hỏng. Đôi khi tôi c̣n mỉm cười nữa, đấy là tôi đăng trí đến thất thần thôi. Dĩ nhiên, bọn ngồi ở hàng ghế đầu đă nhắc bài nhưng vô hiệu. Tôi thuộc bài lắm chứ, nhưng mà tôi nói lắp. Như thể một con chó lông đỏ trong truyện cổ tích đẫm máu đă xhajy đến sủa dữ dội trên tấm thân té dài, nằm sấp của tôi. Miệng đầy những bụi.

    Mà để làm chi những bài học chứ ?

    Một trăm, hai trăm, ba trăm trang sách ! Tôi có thể xé chúng đi chẳng chút thương hại, tôi có thể vứt chúng bay theo gió. Để trong không gian, chúng tha hồ th́ thầm với nhau về những chữ Nga, những địa phương, biển hồ… Hăy để tôi yên. Tôi thích sống hoang dại, tự phủ đầy cỏ xanh, tôi chỉ thích la hét, khóc, cầu nguyện.

    “ Nào, Chagall – ông thậy gọi – hôm nay cậu trả bài chứ ?”

    Tôi bắt đầu : ta… ta..ta…

    Dường như người ta sắp ném tôi từ lầu cao bốn tầng xuống đất. Cái đời sống đồng phục này run rẩy như một cánh lá mùa thu. Nhưng rồi tất cả cũng trở về ngồi lại chỗ. Từ xa, bàn tay ông thầy vẽ một con số hai rơ rệt. Tôi vẫn c̣n nh́n thấy.

    Từ cửa sổ lớp học. tôi ngắm cây cối và khu trường con gái. ‘‘Xin thấy cho con ra khỏi lớp ạ.” Tôi chỉ có mỗi ư nghĩ : - khi nào mới học xong ? c̣n lâu không? ta có thể đi ra ngoài trước khi ta lớp chăng ?

    Những ngày mà thầy không gọi chúng tôi lên bảng, khi bọn học tṛ dần dà ồn ào th́ thật tôi chẳng biết làm ǵ. Ngồi ́ trên băng ghế, bị mấy đứa bên cạnh búng tay châm chọc, chẳng biết chạy trốn đi đâu. Tôi lục t́m trong túi mấy miếng bánh ḿ, tôi động đậy lúc lắc không yên, đứng lên ngồi xuống. Bất ngờ tôi tḥ đầu ra cửa gửi cái hôn gió cho một co bé không quen biết ngoài đường. Viên thanh tra đi tới, chụp lấy tay tôi kép đứng dậy. Bị bắt quả tang tôi đỏ mặt lo sợ.

     ‘‘Nhớ này, thằng súc sinh, ngày mai ghi vào sổ hạnh kiểm một con số hai !”

    Chính ở thời điểm ấy tôi say sưa môn vé. Tôi không hiểu rơ sự việc đó nghĩa là ǵ. Môn mà tôi thích nhất là h́nh học. Chẳng ai địch nổi tôi về thứ ấy. Những đường thẳng, góc cạnh, tam giác, h́nh vuông… đă đem tôi theo, về những chân trời quyến rũ. Và trong giờ hội họa, th́ chỉ ngôi vua là c̣n thiếu cho tôi mà thôi ! Tôi là trung tâm của lớp học, là vật được ngưỡng mộ và lấy làm thí dụ cho cả lớp. Tôi chỉ trở về vị trí khiêm nhường của ḿnh vào bài học sau.

     Cuối năm ấy, sau các tṛ chơi gậy gộc mà tôi chăm chỉ tập luyện với thân h́nh hai mươi kílô, tôi phải ở lại lớp ! Sau ra sao ? Tôi chẳng nhớ. Cũng không có ǵ quan trọng. Việc chi phải gấp gáp !      

    Tôi đủ thời gian để trở thành tên chạy hàng hay kế toán. Thời giờ trôi đi sao chậm chạp quá !

 

    Thế là tôi lại thao thức trong đêm. Tiếng mẹ kêu từ pḥng bà : - hao dầu, đủ rồi, đi ngủ đi. Mẹ đă bảo phải làm bài trong ngày. Con điên à, để mẹ ngủ.

-         Nhưng con không làm ồn đâu.

Tôi nh́n cuốn sách, nghĩ đến những người đang dạo chơi ngoài đường, bên ḍng sông, nơi những chiếc bè đang trôi nổi hay đă va chạm vào một đầu cầu, rồi đôi khi vỡ tan ra ở đó.  Mấy cái cột chổng lên trời, nhưng các người chèo thuyền th́ chẳng việc ǵ. Sao họ không ch́m đi nhỉ ? Sẽ thú vị biết bao khi nh́n họ chết đắm.

Tôi cũng nghĩ đến ông mập có cặp má phúng phính thường dạo chơi trên cầu và ngắm nghía mấy cô gái trẻ. Ông ta ăn vèo một lúc nửa chục bánh ngọt với cà-phê. Thật mập béo nhưng tự hào là thông minh. Ở thư viện, ông ta chọn những tờ báo đứng đắn nhất, vừa đọc vừa thở vừa hỉ mũi, rồi không ngừng xin lỗi. Một hôm ở nhà bác thợ may, ông kiêu hănh về cái dáng trai trẻ của ḿnh, vung cao cây gậy, hỏi bác thợ may và người phụ tá, hay cả một đứa nhỏ đứng cạnh đấy : - Này, nh́n tôi đây, th́ phải bao nhiêu vải để may một cái quần thông minh ?

Khi tôi ở lớp bảy th́ chuyện sau đây đă xảy ra trong giờ học vẽ. Thằng học đúp, ngồi ở băng ghế đầu tiên, cái thằng hay cấu tôi thường xuyên nhất, bỗng cho xem một tấm tranh lụa, một bản sao “Niwa” người hút thuốc. Có lẽ khi thấy bức họa này không do chính ḿnh vẽ là là cái thằng khỉ đó, tôi nổi khùng lên ngay. Tính thứ rừng thức dậy. Tôi chạy băng ra thư viện, chộp lấy cuốn sách to tướng về Niwa và họa lại chân dung nhạc sĩ Rubinstein, tôi bị lôi cuốn bởi nếp nhăn ở khóe mắt và những vết hằn trên khuôn mặt. Tôi cũng bị quyến rũ bởi h́nh ảnh cô gái Hy Lạp và nhiều danh nhân khác. Có lẽ tôi cũng tự ứng họa nữa.

Các thứ ấy tôi treo ở pḥng ngủ. Tôi đă quen thuộc với những lời thô tục ngoài đường hay những thứ tầm thường, khiêm nhường. Nhưng một chữ huyền hoặc, văn vẻ tới như vậy, một thứ chữ như đến từ thế giới khác, cái chữ “nghệ sĩ”. Vâng, có lẽ tôi đă nghe nhắc đến, nhưng mà trong tỉnh tôi ở th́ chưa ai nói tới bao giờ ! Nó thật xa vời đối với chúng tôi. Chính tôi cũng chẳng dám nghĩ đến !

Một ngày, đứa bạn ghé thăm, sau khi quan sát căn pḥng và nh́n mấy bức tranh treo trên tường, nó kêu lên : - Này, mày đúng thật là một nghệ sĩ ư ?

-         Cái ǵ, nghệ sĩ ? Thế nào là nghệ sĩ ? Có thể nào… tao cũng là… ?

Nó bỏ đi, chẳng cắt nghĩa ǵ thêm cho tôi cả.

Tôi sực nhớ là quả thật, ở một nơi nào đó trong tỉnh này có một tấm bảng treo lớn giống ở cửa các hiệu buôn : ‘‘Trường dạy hội họa của họa sĩ Pènn’’. Tôi nghĩ : - số mệnh đă định, ta chỉ c̣n cách xin vào học trường này, và như thế ta sẽ trở thành nghệ sĩ.

Và thế là tôi đă đập vỡ vĩnh viễn cái ảo mộng của mẹ tôi, một người chạy hàng, một kế toán viên, hay tốt hơn cả, là người thợ chụp ảnh ổn định.

 

Một ngày đẹp trời – mà ngày nào chẳng đẹp ! – nhân lúc mẹ đang cầm cái xẻng cho bánh ḿ vào ḷ, tôi đến gần cầm lấy khuỷu tay lấm bột của bà và nói : - Mẹ à, con muốn là họa sĩ.

Đủ rồi, tôi không muốn làm người chạy việc, ngay cả làm kế toán. Chẳng phải vô căn cứ khi tôi có cảm giác rằng sẽ có điều ǵ đó xảy ra. ‘‘Mẹ thấy đấy, con đâu giống mấy người khác !’’. Chao ơi, không biết tôi có khả năng làm được ǵ ? ‘‘Con muốn là họa sĩ, hăy cứu con đi mẹ. Đi với con, ở tỉnh có một nơi mà nếu con được vào học, xong khóa ấy con sẽ ra trường và là một nghệ sĩ trọn vẹn. Con sẽ sung sướng’’.

-         Cái ǵ ? họa sĩ ? Con điên sao chứ ? Để yên cho mẹ bỏ bánh vào ḷ, đừng có đứng đấy thêm vướng.

-         Mẹ à, con không chịu đựng nổi nữa. Đi đi mẹ !

-         Để mẹ yên nào.

Cuối cùng đă được quyết định. Chúng tôi sẽ đến nhà thầy Pènn. Nếu thầy thấy rằng tôi có tài thật, lúc ấy hẵng hay.  C̣n nếu không th́… ‘‘Dù sao tôi cũng sẽ là họa sĩ’’, tôi nghĩ thầm như thế, bằng chính sự khó nhọc của ḿnh.

    Thật rơ ràng, định mệnh của tôi ở trong tay thầy Pènn, ít nhất, dưới mắt nh́n của mẹ tôi, người chủ trong gia đ́nh. Bố tôi cho năm đồng rúp, tiền học hằng tháng, nhưng ông ném nó quay tṛn trên sàn, tôi phải chạy theo chụp lại.

    Trong chuyến xe điện đỏ về công trường Dome, tôi khám phá ra trường thầy Pènn đúng vào lúc choáng mắt trước hàng chữ trắng trên nền tấm bảng màu xanh : ‘‘Trường hội họa của Pènn’’.

-         A, tỉnh Witebsk này cũng thông minh ghê ! – tôi nghĩ.

Thật ra tấm bảng này chỉ là tấm tôn màu xanh như những tấm người ta thấy ở các cửa tiệm. Quả vậy, ở tỉnh tôi, những thú danh thiếp, tấm biển ngoài cửa chẳng có nghĩa ǵ. Không ai thèm để ư.

‘‘Tiệm bánh ḿ và đ̣ ngọt Gourevitch’’, ‘‘Thuốc lá, đủ loại thuốc lá’’, ‘‘Hoa quả và gia vị’’, ‘‘Thợ may của Arsowie’’, ‘‘Thời trang Paris’’… hay ‘‘Trường hội ḥa của thầy Pènn’’ th́ cũng thế thôi. Cũng chỉ là chuyện buôn bán !

Nhưng đối với tôi, cái bảng cuối cùng này như một thế giới khác. Nền xanh của nó như bầu trời. Nó run rẩy dưới ánh mặt trời và trong mưa gió.

Sau khi quấn mấy tấm tranh tơi tả, tôi xúc động đi cùng với mẹ tới xưởng vẽ thầy Pènn. Chỉ leo lên bậc cầu thang đă thấy say mùi của màu sắc và tranh. Những tấm chân dung treo khắp nơi, nào của vợ ông tỉnh trưởng và cả chính ông ta, của bà L., của bá tước K. với bà bá tước, và biết bao nhiêu người khác nữa. Tôi biết họ chăng ?

Xưởng vẽ chật ních tranh, từ sàn tới trần nhà.  Từng chồng giấy và ống chồng chất trên sàn nhà, chỉ có cái trần là c̣n để trống. Ở đó, mạng nhện giăng đầy, một thứ tự do tuyệt đối. Chỗ này, chỗ kia cắm lung tung những đầu người Hy Lạp bằng thạch cao, tay chân, đồ trang sức… phủ đầy bụi.

Tôi linh cảm rằng con đường của người nghệ sĩ này không phải là con đường của tôi. Chẳng hiểu nó sẽ như thế nào, con đường ấy của tôi ? Tôi chẳng có thời giờ nghĩ đến. Nét mặt linh động của mấy h́nh nhân làm tôi ngạc nhiên. Có thể thế thật sao ? Khi leo lên cầu thang, tôi sờ tay vào má và mũi chúng.

Ông thầy đi vắng. Tôi sẽ chẳng nói ǵ về vẻ mặt và cảm nghĩ của mẹ tôi khi lần đầu bà ở trong một xưởng vẽ. Bà liếc nh́n đủ mọi góc, hai ba cái về phía mấy tấm tranh. Bất ngờ, bà quay lại tôi, gần như lạy lục nhưng giọng rơ ràng, mạch lạc : ‘‘Con ạ, thế nào… Con thấy rơ rồi chứ ? Con không bao giờ như thế này được. Ta về nhà thôi !’’

-         Đợi chút đi mẹ.

Trong thâm tâm, tôi cũng đă tự quyết định rồi, sẽ chẳng bao giờ tôi làm giống như vậy. Không, phải khác hơn. Nhưng mà ǵ, th́ tôi chưa biết. Chúng tôi ngồi đợi thầy Pènn, ông ta phải quyết định số phận tôi. Trời ơi, nếu ông ấy đang bực tức, sẽ phán ngay rằng : ‘‘Chẳng đáng ǵ !’’.

Không có ai trong xưởng, nhưng ở căn pḥng bên kia có người động đậy, chắc là một học tṛ của Pènn. Lúc chúng tôi bước vào, hắn chẳng tỏ vẻ chú ư. Ngồi choàng chân ngang ghế, hắn đang vẽ. Tôi khá thích việc hắn làm. Mẹ hỏi : ‘‘Xin cậu cho tôi biết, hội họa là thế nào ? Không tệ quá chưa ?’’.

-         Ơ, ǵ cơ… nó chẳng phải là cửa tiệm, không là hàng hóa, thế đấy !

Hiển nhiên người ta không thể đợi một câu trả lời kém thô lỗ hơn. Nhưng như thế đă đủ để mẹ tôi vững tin vào sự phán đoán của ḿnh, và để nhỏ lên tôi, thằng bé cà lăm này, vài giọt đắng cay. Nhưng mà, đây rồi, ông thầy. Tôi sẽ là tên bất tài nếu không tả được cho bạn về ông ta. Cho dù ông ấy có nhỏ bé cũng chẳng hề ǵ. Dáng dấp đó lại càng thân mật hơn. Mấy cái đầu áo vét-tông tḥng xuống tận chân, lết phết bên phải bên trái, phía dưới phía trên cùng với cái dây đeo đồng hồ. Cḥm râu cằm nhọn và lay động, đôi khi như biểu lộ một nỗi muộn phiền, khi như một lời khen, một câu chào.

Chúng tôi bước tới. Ông ta lơ đăng chào lại – mà đúng, người ta chỉ chú ư chào ông tỉnh trưởng hay mấy người nhà giàu mà thôi.

-         Các người muốn ǵ ?

-         Dạ, tôi… tôi không biết. Nó muốn trở thành họa sĩ. Nó điên đấy. Xin ông hăy nh́n mấy tấm nó vẽ, nếu nó thực sự có tài th́ đáng nhọc công theo học, c̣n nếu không … Con ạ, chúng ta về thôi.

Thầy Pènn chẳng nháy mắt xác nhận. - Tàn nhẫn ! Tôi nghĩ thế. - Nháy mắt đi nào !

Ông ta lật giở mấy bản sao tranh Niwa của tôi. Rồi lầm bầm : - Ừ, hắn có chút năng khiếu.

Mẹ tôi chẳng hiểu ǵ hơn. Nhưng với tôi, như vậy là quá đủ.

Dù sao tôi cũng đă nhận của cha năm đồng tiền rúp, và tôi đă theo học không đầy hai tháng trong trường thầy Pènn ở Witebsk. Tôi không biết ḿnh đă làm ǵ ở đó. Một tuuwowjng thạch cao trước mắt, phải vẽ nó cùng một lúc với những học tṛ khác. Tôi chăm chỉ bát đầu công việc, ấn bút về phía con mắt, tôi đo, rồi lại đo, thế mà chẳng bao giờ đúng cả. Cái mũi của Voltaire cứ kéo dài xuống măi. Và, thầy Pènn bước tới.

Người ta bán màu vẽ ở cửa hàng bên cạnh. Tôi đă có một hộp nhỏ, nhưng những tuưp màu trống rỗng lúc lắc trong đó như những xác chết trẻ con. Không tiền mua.

Chẳng hiểu đâu rồi, các tấm tranh vải thô treo ở đầu gường mẹ mà tôi vẽ người gánh nước, nhà cửa, đèn lồng, những đám rước trên đồi… ? Dường như v́ các bức tranh này chỉ là những miếng vải thô cứng nên người ta đă trải xuống đất làm thảm. Thật là đẹp đẽ ! Phải chùi chân chứ, sàn nhà vừa lau sạch mà ! Các cô em nghĩ rằng những bức tranh được vẽ ra chỉ dùng để làm thảm, nhất là khi chúng được vẽ trên một thứ vải quá thô sơ.

Tôi thở dài và suưt nữa tự thắt cổ rồi đấy. Dàn dụa nước mắt. tôi nhặt lại rồi treo trên cửa. Nhưng cuối cùng, người ta cũng đem chúng lên pḥng chứa đồ đạc cũ. Ở đó, chúng dần dần phủ bụi, b́nh yên ch́m khuất muôn đời.

Ở trường Pènn, chỉ có ḿnh tôi dùng màu tím. Đó là kiểu ǵ nhỉ. Một điều táo bạo như thế này chỉ xảy ra từ ngày tôi vào học đến lúc mà, đối với tôi, nó không c̣n là một thứ cửa tiệm, không phải là hàng hóa như lời tên học tṛ mà chúng tôi đă gặp bữa đầu tiên.

Ôi vùng ngoại nô Witebsk ! Ơi Pènn.

Mảnh đất mà cha mẹ tôi đă an nghỉ là tất cả những ǵ quư giá c̣n sót lại đối với tôi ngày hôm nay.

Và tôi thương thầy Pènn. Tôi như nh́n thấy bóng dáng ông run rẩy. Ông sống trong hồn tôi như h́nh ảnh cha tôi. Thường thường khi tôi nhớ về những con đường vắng ngắt của quê hương, th́ tôi thấy ông trên khúc đường này quăng đường nọ.

Hơn một lần, trước cửa nhà ông, tôi đă muốn quỳ xuống cầu khẩn : - Con chẳng cần danh vọng, mà chỉ mong là một người thủ công im lặng như thầy, giống như những tầm tranh treo trên tường của thầy. Con muốn được đem treo chính ḿnh lên gần chúng, gần thầy, ở nhà thầy, trên những con đường thầy đi.

Xin thầy cho phép con.

 

………………………………………………………    

(c̣n tiếp)