Marc Chagall

ĐỜI TÔI                     

Mai Ninh chuyển ngữ

 

Đoạn 5

           

            Tôi đă quên mất tên gọi cái hôm trước ngày lễ mà dân Do Thái chúng tôi sẽ từng người một hay cả đoàn cùng nhau đến nghĩa trang.

            Sau một hay hai giờ đồng hồ, những cây khổ ngăi xuất hiện trên đường như tấm thân trần trụi giữa những kẻ mặc áo quần. Với vài cuốn sách trên tay, tôi cũng đến đó, ngồi xuống và sờ mó các bờ cây. Buồn lắm, phải chăng ?

            Chỉ có hai chúng ta, chúng ta biết được thật là êm dịu khi ṿng quanh bên những chỗ say ngủ này, không có ǵ sống, không có ǵ lay động. Ở chân các ngôi mộ, cỏ đă khô, những dấu tích thưa thớt, ẩm thấp đă mất đi. Đất nhà mồ uống đầy lệ, và mỗi người chết lại bị ngạt nên chết thêm lần thứ hai. Không nên khóc trên những nấm mồ cũng chằng nên nằm dài trên mộ trẻ con.

            Từ lâu rồi tấm bia em gái Rachel của tôi đă biến mất. Em hao ṃn v́ đă ăn than, cuối cùng tái nhợt và gầy yếu, em trút hơi thở. Đôi mắt em đong đầy mầu xanh da trời, màu bạc tối. Con ngươi đứng lại, mấy con ruồi vội vàng đậu trên mũi em, chẳng ai buồn đuổi. Tôi rời ghế đứng dậy đuổi ruồi rồi lại ngồi xuống, lại đứng lên và ngồi xuống !

            Mắt tôi thoáng ướt khi nh́n ngọn nến cháy bập bùng ở đầu giường em. Một cụ già ngồi cạnh trông chừng suốt đêm.

            Chỉ trong vài giờ đồng hồ nữa cái thân thể bé bỏng này sẽ được đặt trong ḷng đất, những bàn chân của mấy người đàn ông sẽ dẫm đạp lên đó. Chẳng ai nghĩ đến ăn uống. Các cô em núp sau tấm màn cửa, vừa khóc vừa dùng mười ngón tay bịt miệng, rồi lấy tóc và áo chùi nước mắt.

            Tôi chẳng hiểu tại sao một sinh vật có thể chết đi bất ngờ như vậy. Dù từng thấy các đám chôn cất nhưng tôi muốn xem rơ cái người nằm trong quan tài biết mấy. Một buổi sáng trước rạng đông, có tiếng kêu la bất ngờ từ đường phố, phía dưới cửa sổ vang lên. Qua ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn đêm, tôi nhận ra người đàn bà đang chạy trên những con đường hoang vắng. Bà ta nức nở khóc, khua tay van lạy dân hàng phố vẫn c̣n say ngủ đến cứu chồng ḿnh. Cứ như thể là tôi hay người chị họ bụng phệ thiu ngủ trên giường có thể cứu chữa một người sắp chết vậy ! Bà ấy càng chạy xa hơn, có lẽ sợ phải ở lại một ḿnh với ông chồng. Thiên hạ cuống cuồng chạy đến từ mọi phía. Người này nói, kẻ kia khuyên giải, người nọ xoa tay chặn ngực…

            Người ta rưới lên kẻ hấp hối nào rượu, nào giấm, than thở khóc lóc. Nhưng những người cứng rắn từng trải tách rời mấy bà đàn bà rồi bắt đầu đốt nến. Giữa sự im lặng ấy, họ cất bao lời cầu nguyện trên đầu người sắp chết. Ánh sáng của ngọn nến vàng, màu da của khuôn mặt vừa bỏ thế gian, những tia mắt xác tín của các cụ già khiến tôi và các người chung quanh biết rằng, thế là hết. Các người có thể ra về đi ngủ lại hay đun nước và mở cửa tiệm.

            Trang nghiêm buồn, người chết được đặt nằm trên nền đất, sáu ngọn nến chiếu sáng khuôn mặt. Cuối cùng, người ta đem đi. Con đường khác hẳn mọi ngày, tôi chẳng nhận ra nó nữa, càng không nhận ra những người đàn bà đang gào thét dữ dội. Một con ngựa đen sẽ kéo chiếc quan tài. Nó là vật duy nhất đơn giản hoàn thành nhiệm vụ là đem người chết ra nghĩa địa.

           

            Một hôm, có một học tṛ của thầy Pènn đến chơi. Hắn là con trai một nhà buôn lớn, bạn cũ của tôi ở trường làng, sau đó hắn đă bỏ đi để vào học một ngôi trường khác trưởng giả hơn- một thứ trường về thương mại. Nhưng thành tích của hắn đặc biệt đến nỗi mà, một lần nữa, người ta đề nghị hắn nên đi học nơi khác !

            Tóc đen, màu da nhợt nhạt, hắn xa lạ đối với tôi cũng như gia đ́nh hắn với gia đ́nh tôi vậy. Nếu gặp nhau trên cầu, hắn chẳng bao giờ bỏ lỡ dịp, đỏ mặt đến gần để hỏi tôi về bầu trời, màu mây và xin tôi chỉ vẽ. Hắn bảo :

-Mày không thấy đám mây kia, gần ḍng sông đó, xanh thật là xanh. Nhưng khi soi xuống nước th́ nó lại ngả màu tím ? Như tao, mày thích màu tím, phải không ?

Tôi đă có những sở thích riêng tiềm trữ từ ngày tôi học trường làng mà thằng khỉ quư tộc đă quan sát tôi như một thứ đồ vật thời thượng cổ.

Gă con trai này có khuôn mặt khá ưa nh́n, tôi thường phân vân chẳng biết so sánh nó với ǵ. Không cần để ư chi đến sự khá giả của hắn, tôi cùng với hắn vui chơi cho đẹp những ngày thơ trẻ. “Được rồi, tao sẽ chỉ vẽ cho mày nhưng tao chẳng lấy tiền thù lao. Hăy chỉ đơn giản là bạn với nhau thôi”.

Có khi tôi bỏ nhà đi suốt buổi đến ngôi nhà miền quê của hắn, hoặc chúng tôi lang thang trên những cánh đồng. Kể ra điều này để bạn hiểu hộ, chỉ có những biệt đăi của bạn bè mới cho tôi cái can đảm để hi vọng rằng ḿnh cũng có cái ǵ xứng đáng hơn là một thằng nhỏ tầm thường của con đường Pokrawskaja. Gă bạn từng đi nhiều nơi, hắn bảo đang sửa soạn đi Pétersbourg để tiếp tục học về nghệ thuật. “Này, hay tụi ḿnh cùng đi với nhau !”.

Trời, tôi th́ có thể làm ǵ được cơ chứ ? Tôi, con trai của ông chạy hàng tầm thường ! Người ta đă t́m chỗ cho tôi học nghề ở một tiệm chụp ảnh. Ông chủ tính trước cho tôi một tương lai rực rỡ, với điều kiện là tôi tỏ ra đứng đắn và chịu nhận làm không lương cho ông ấy trong một năm nữa. Ông ta nói :

-Nghệ thuật là một điều đẹp đẽ, nhưng mà để làm ǵ chứ ! Nh́n xem, coi tao có sung sướng không ? Nhà cửa đẹp, bàn ghế tốt, có khách hàng, vợ con được quư trọng. Tất cả những thứ này mày cũng sẽ có được, hăy ở lại với tao th́ hơn.

  Ông ta là một người trưởng giả, chỉ biết béo bở tấm thân. Bao nhiêu lần tôi có ư định vứt vung văi những tấm ảnh ông ta chụp rồi bỏ đi luôn. Tôi rất ghét cái công việc sửa chữa chân dung. Thật chẳng cần thiết chút nào phải che đi vài nốt mụn đen, xóa vài nếp nhăn và làm trẻ ra những khuôn mặt khác nhau, chẳng mấy sống động ! Ấy thế mà khi rơi trúng một tấm ảnh người quen, tôi mỉm cười với nó và sẵn sàng tô điểm ngay.

Nhớ lần đầu mẹ tôi đi chụp h́nh. Tấm biển quảng cáo của hiệu ảnh gắn đầy huy chương. Hăy tưởng tượng ra sự náo nức của chúng tôi. Để cho rẻ, cả gia đ́nh gồm các chú, các cô d́, đều quyết định chụp chung một tấm. Tôi, đứa bé năm, sáu tuổi đứng cầm gấu váy mẹ, mặc bộ quần áo nhung đỏ có nút vàng chóe. Giống như con em gái đứng phía bên kia, tôi mở miệng để có thể thở dễ dàng hơn.

Lúc trở lại lấy h́nh, theo thói quen, chúng tôi mặc cả chút ít. Ông thợ ảnh nổi giận đùng đùng, xé tấm ảnh duy nhất thành nhiều mảnh ! Quá sững sờ nhưng tôi chỉ biết nhặt những mảnh vụn vương văi đem về dán lại.

Cám ơn trời, ông thợ ảnh bây giờ tử tế hơn. Ông rên rỉ to đến nỗi mà người ta nghe thấy cả ở căn pḥng bên cạnh. Nhưng ít nhất ông ấy trả công bằng những bữa cơm. Tôi chẳng bao giờ quên được món canh, những miếng thịt heo người ta phát phần cho tôi y hệt như cho những người thợ khác.

 

Thế rồi bất chợt, như có điều ǵ vỡ toang ra. Với hai mươi bảy đồng rúp trong túi, số tiền duy nhất mà trong cả đời, bố tôi đă ban cho cái việc học nghệ thuật của thằng con. Vẫn với làn da hồng, với mái tóc uốn quăn, tôi bỏ trốn về Pétersbourg cùng đứa bạn của ḿnh.

Chẳng biết với bao nhiêu lệ và với niềm kiêu hănh nào, tôi đă cúi nhặt đồng tiền bạc trắng mà cha ném xuống dưới bàn. Tôi tha lỗi cho ông. Đó chỉ là cách ông cho tiền đấy thôi ! Tôi cúi xuống nhặt lên. Quỳ gối dưới bàn, tôi nghĩ đến những buổi tối đói rét trong tương lai, một ḿnh trên đường phố đầy người no say, đầy đủ. Một ḿnh tôi, thằng nhỏ, tôi sẽ thèm được ăn, thèm có chỗ ngủ. Tôi lại nghĩ hay cứ ở lại đây, dưới gầm bàn này, chắc cũng chẳng tệ hơn !

Tôi đă lắp bắp nói là tôi muốn vào học một trường về ng…nghệ… thuật. Không c̣n nhớ nổi câu trả lời và cái nhăn mặt của cha. Ông vội đi đun ấm nước như thường lệ, vừa bước vừa ném cho tôi một câu :

-Thế nào, ǵ nữa ! Đi đi, nếu con muốn. Nhưng ta nói cho con biết mỗi một điều, tiền, ta không có. Con phải tự lo. Đây này, tất cả những ǵ ta nhặt nhạnh được, không thể nào cho thêm đâu. Đừng mong đợi.    

            ‘‘Chẳng sao- tôi nghĩ- có tiền hay không, ta cũng đi ! Chẳng thể nào không ai cho ta ít nhất một ly trà ? Có thể nào ta chẳng t́m thấy một miếng bánh ḿ trên băng ghế hay một trụ đường ? Người ta thường bỏ rơi mẩu bánh trong gói giấy đó, việc ấy vẫn xảy ra !’’

            Điều cốt yếu là nghệ thuật, là hội họa, một thứ hội họa khác hẳn thứ thiên hạ thường làm. Nhưng thứ nào ? Thượng Đế hay ai đó sẽ cho tôi sức mạnh, để tôi có thể thổi vào tranh ḿnh tiếng thở dài. Ôi tiếng thở dài của kinh cầu, của nỗi buồn. Lời cầu nguyện cứu rỗi và tái sinh.

            Bây giờ tôi nhớ rằng, không một ngày một giờ nào đi qua mà tôi không tự bảo, ta hăy c̣n là một đứa trẻ. Nỗi sợ hăi túm chặt lấy tôi. Làm sao kiếm ăn ? khi mà tôi chẳng làm ǵ ra hồn, ngoại trừ có thể là vẽ ! Nhưng mà, ở lại để trở thành người chạy hàng như cha, tôi không chịu được ! Bởi v́ tôi chẳng đủ thể chất để nhấc những thùng tô-nô nặng như cha đă làm. Cuối cùng tôi tự cảm thấy hài ḷng, thoát nợ khi nghĩ thôi th́ chỉ c̣n cách trở thành nghệ sĩ. Đối với tôi, đó là cái cớ để không bị bắt buộc kiếm sống ! Và chắc chắn rằng, một khi là nghệ sĩ, tôi sẽ thật sự là một người đàn ông.

Nhưng muốn đi Pétersbourg, chẳng những phải có tiền mà c̣n cần một giấy phép đặc biệt. Nga hoàng đă quy định những vùng dân Do Thái không có quyền ra khỏi. Cha tôi xin một thương gia làm cho giấy chứng nhận tạm thời, xem như tôi được phái đi lấy hàng về cho ông ấy.

Và tôi đă ra đi năm 1907, t́m đến một đời sống mới, trong một thành phố mới.

 

Trên những sân ga tôi chạy theo tán tỉnh các cô gái nhỏ. Và ở công viên, trên nóc nhà, trong chỗ chứa đồ đạc cũ, tôi đă chơi đùa với lũ bạn trai.

Trước cửa nhà, mấy bà lắm miệng ồn ào tán chuyện nơi băng ghế dài. Một trong mấy thằng bạn đi ngang. Tôi ẩn sau cửa sổ ló đầu ra : ‘‘Joseph, mai đi thi phải không ?’’ Tôi đến ngủ lại nhà nó, nh́n ngắm cái đầu tóc quăn. C̣n nữa, thằng Paykine cùng các đồ chơi của hắn, Jachnine với mấy con cá ṃi, Matzenco và cái đầu máy xe lửa…Tụi nó khiến tôi quẩn trí vô cùng. Nhưng mỗi khi tôi chơi đùa trong sân, với miếng bánh ḿ quết bơ trong tay th́ trong nhà được yên ắng. Tất cả cũng lặng im lúc tôi đi học và nhận những món quà của các cô bạn nhỏ là mấy dải băng vải đủ màu.

Nhưng càng lớn tôi càng cảm thấy một nỗi sợ hăi sẵn sàng chụp xuống. Dường như cha tôi v́ muốn dành vài đặc quyền nào đó cho thằng con út, nên đă khai cho tôi già thêm hai tuổi trên giấy khai sinh. Tuổi vị thành niên đến thật quá sớm !

Đêm về, cả nhà say ngủ. Ḷ sưởi bằng sành đốt nóng. Cha ngáy pḥ pḥ. Đường phố cũng mê ngủ, đen thẫm như nhung. Bất ngờ ngoài kia, gần nhà tôi, ai đó đang động đậy, hỉ mũi, thầm th́. Tôi kêu :

-Mẹ à, chắc chắn là cảnh sát tới bắt con đi lính.

-Ồ, dậy đi con, trốn lẹ dưới gầm giường !

            Tôi chui xuống và nằm ở đó thật lâu, yên lặng, sung sướng. Các bạn biết đâu rằng tôi sung sướng - tôi chẳng hiểu v́ sao- nhưng tôi hạnh phúc được nằm dưới giường hay trên một mái nhà, trong một chỗ ẩn giấu nào đó. Dưới gầm giường bụi bặm lẫn với giầy dép, tôi ch́m trong suy tưởng, tôi bay lên khỏi thế gian.

            Nhưng thật ra chẳng có cảnh sát nào cả. Tôi rời khỏi chỗ trốn. Vậy ư, tôi không bị bắt lính ? Vẫn c̣n được là đứa trẻ con. Ôi, cám ơn trời. Tôi lại đi ngủ và mơ tới cảnh sát, lính tráng, cầu vai…

 

          Tuy thế, dù đang ở cái tuổi thích chơi gậy gộc, chạy trên nóc nhà vào những trận hỏa hoạn lớn, hay tắm sông và vẽ, cũng không có ǵ ngăn cản tôi chăm chỉ tán gái trên những sân ga. Tôi thật chao đảo khi nh́n mấy cô học tṛ, với hàng ren thêu trên quần các cô ấy cùng những bím tóc.

            Có cần phải thú nhận chăng là nhiều người và cả tấm gương đều công nhận rằng, khuôn mặt thiếu niên quá sớm của tôi là một hỗn hợp của rượu đỏ, bột ngà và của cánh hoa hồng phơn phớt lạc lơng giữa những trang sách ? Các bạn sẽ bảo, tôi tự ngưỡng mộ ḿnh ! Những người thân đă hơn một lần bắt gặp tôi đứng trước gương. Nói cho đúng. Tôi quan sát ḿnh và nghĩ đến các khó khăn sẽ gặp khi một ngày nào muốn tự họa. Mà, tại sao không ? Cũng có chút ǵ đáng ngưỡng mộ đấy chứ ! Tôi thú nhận điều đó, không ngần ngại vẽ thêm vành mắt, bôi đỏ thêm cái miệng mặc dù nó chẳng cần thiết. Và vâng…vâng, tôi cũng muốn làm vừa ḷng họ… trên những sân ga.

            Tuy có một vài thành công, nhưng tôi chẳng bao giờ rút tỉa ra từ đấy một điều chi bổ ích. Đây nhé, tôi ở Lyozno với Nina. Một cuộc dạo chơi thuận lợi, tôi cảm thấy điều ấy và… tôi run. Hai đứa tôi ở dưới cầu, trên băng ghế. Đêm. Và chỉ chúng tôi với nhau. Đằng xa một chiếc xe ngựa chạy về phía nhà ga. Không c̣n ai. Anh có thể làm ǵ anh muốn. Tôi muốn chi ư ? Tôi hôn Nina. Một nụ hôn rồi hai nụ hôn. Hôm nay, ngày mai, lúc nào cũng có một giới hạn !

            Trời sắp sáng. Tôi thật bất măn. Bực thật. Phải trở về nhà bố mẹ cô ta. Không khí ở đó sẽ ngột ngạt. Mọi người c̣n ngủ. Ngày mai là thứ bảy, nếu họ nh́n thấy tôi cùng nàng buổi sáng mai, họ sẽ bằng ḷng lắm đấy ! Một thằng rể tương lai thật xứng đáng ! C̣n ở lại đây ư ? Đêm ǵ sao mà nóng.

            Tôi thật ngu dốt trong cái hoạt động lăng mạn này !

            Tôi đă chẳng chạy theo Aniouta trong suốt bốn năm mà chỉ biết thở dài đấy sao ? Chỉ vào cái năm thứ tư, và với sự bày đầu của nàng tôi mới dám hôn một cái hôn lo sợ vào một buổi tối trước cổng nhà nàng, đúng lúc mà mặt nàng bắt đầu mọc mụn. Mười lăm ngày sau tôi không chào cô ấy nữa. Để làm ǵ ! Cô ấy đă có một kịch sĩ chạy theo. Toàn là các màn kịch mà cô bé dữ dội này cố ư dựng lên để kéo tôi vào bẫy. Chỉ là những hẹn ḥ kín đáo do cô ta cùng mấy nhỏ bạn ranh mănh bầy ra.

            Nói về chuyện đàn ông th́ tôi rỗng tuếch. Cô ấy biết thế chứ, và tôi cũng vậy. Tôi biết mọi sự sẽ quay cách khác nếu tôi lanh lợi hơn. Không, không, tôi có một cái sợ khủng khiếp, chết người trước tấm áo cánh nàng đă cố t́nh mặc. Tôi chẳng hiểu ǵ vào ǵ nhưng lại cũng hiểu rằng, ḿnh đă mất th́ giờ vô ích.    

            Thật vô bổ khi nàng tốn thời gian mỗi lần theo tôi đi vẽ ngoài thành phố, ở đồi Jules. Ngay cả sự tĩnh lặng của khu rừng gần gũi, ngay cả những thung lũng vắng vẻ, những cánh đồng rộng cũng không đủ cho tôi cái sức mạnh cần thiết để chế ngự sự sợ hăi. Tuy nhiên…

            Một tối, tôi ngồi cạnh nàng ở bến tàu đầu tỉnh, nơi người ta thường đến tắm. Ḍng sông tan biết, êm đềm chảy. Tôi nghĩ thầm : - ḿnh dám không ? Cái mũ cát-két của tôi chùm trên đầu nàng. Tôi ấn người lên vai nàng. Chỉ có thế ! Bất th́nh ĺnh có tiếng chân người, một bọn bạn bè tiến đến gần. Tôi muốn lấy lại cái mũ. ‘‘Aniouta, trả lại anh cái mũ cát-két’’. Chúng tôi rời băng ghế nhưng cái mũ vẫn chễm chệ trên đầu nàng. Tụi kia theo sau. Có đứa bỗng đấm một quả dữ dội vào lưng tôi, rồi vừa chạy vừa kêu :

            -Để cho nàng yên ! Cho mày biết, đừng có trở lại bến tàu này, nếu không. ..

            Hôm nay th́ anh chẳng c̣n nh́n thấy em nữa, Aniouta. Chuyện đă qua lâu rồi em nhỉ ? Bây giờ anh đă lớn, không c̣n nữa trong anh cái thời thơ ấu cái tuổi thiếu niên, và bao nhiêu ư nghĩ u buồn ở lại. Ôi, anh muốn biết bao được sống lại thời gian ấy, được biết lại em, nh́n thấy khuôn mặt em có thể đă già dặn rồi ! Ngày xưa nó nhẵn mịn, không nếp nhăn mà một đôi lần anh đă dám hôn lên.

            Em c̣n nhớ chăng ? Chính em là người đầu tiên đă lôi cuốn anh, đă hôn anh. Anh câm điếng. Đầu óc anh quay cuồng nhưng anh đă cố giữ lại, anh muốn giữ cùng một tâm linh trong đôi mắt để em nh́n rơ được rằng, anh đă táo bạo biết bao.

            Một ngày em bị bệnh nằm trên giường, mặt nổi mụn đỏ. Anh đến gần ngồi cạnh em. Anh hỏi, có phải v́ anh đă hôn em buổi tối nọ ?    

            “Không…”, em kéo dài tiếng trả lời và mỉm cười.

            Thời gian ấy chẳng bao giờ trở lại nữa, phải chăng em ?

           

            Trên sân trượt băng tôi làm quen với Olga. Gương mặt vuông, múi hơi huếch và hơi lác.

Nh́n cô ấy là tôi như thấy cái đau của một thiếu phụ mang bầu. Những thèm muốn đủ kiểu sôi sục trong tôi, nhưng cô nàng chỉ mơ thứ t́nh yêu vĩnh cửu. Tôi thương hại hai bàn tay khô héo và cặp chân hơi ngắn của nàng. Khi tôi bỏ rơi cô ấy, tôi đă gửi lá thư từ biệt nói rằng tôi không thể là thứ t́nh yêu vĩnh hằng mà cô mơ ước.

            Nhưng đến cái tiểu thuyết t́nh yêu thứ ba th́ tôi đă trở thành tàn bạo. Tôi hôn phíaphải, phía trái, chẳng c̣n ngượng ngập ǵ cả.

             Năm này qua năm khác, trên tôi, những đêm khuya tắt dần sau các hàng rào, và t́nh yêu vừa được sinh nở đă lịm chết.

             Từ lâu rồi, trong những khu vườn, trên các lối đi, những nụ hôn đă tàn héo trên băng ghế. Nước mưa đă xóa nḥa. Không c̣n ai nhắc nhở đến tên các người.

            Tôi đi qua con đường nhà em, và em ạ, sự cay đắng của những gặp gỡ đáng tiếc của đôi ta, tôi sẽ đem nó về ủ ấp trong tranh tôi. Những bức tranh sẽ sáng ngời trên em, và đồng thời nó cũng lịm tắt đi nơi em, những sương mù của thời chúng ta.

            Và người khán giả xa lạ sẽ mỉm cười.

 

            Tôi đang nằm dài trên tấm phản trong pḥng khám bệnh của bố nàng Théa. Tôi thích nằm như thế này, ở gần cửa sổ, trên tấm phản phủ vải sáp màu đen và thủng nhiều nơi. Chính trên đây nhiều người đàn bà mang thai, những bệnh nhân đau bao tử, đau đầu, đau tim… đă đến khám.

            Tôi nằm dài, tay quặt ra sau và tôi mơ mộng, ngắm nghía cái trần, cái cửa, chỗ mà Théa đă ngồi. Tôi đợi nàng. Nàng sẽ hoảng lên. Nàng đang nấu bữa ăn tối - cá, bánh ḿ và bơ - con chó to béo đang quẩn quanh chân. Tôi cố ư nằm đây để khi Théa lại gần, nàng sẽ hôn tôi. Tôi sẽ dang tay ra, những cánh tay tế độ !

            Có tiếng chuông reo. Ai vậy ?

            Nếu là ông bố, tôi phải bỏ rơi tấm phản này và đi về !

            Ai vậy ḱa ?

            Cô nàng đi vào là bạn thân của Théa. Giọng cô ta vang lên, ríu rít nói chuyện. Tôi ngồi lại trong pḥng khám bệnh. À mà không, tôi có đi ra nhưng cô bạn quay lưng, không nh́n thấy.

            Tôi cảm thấy…

            Một đằng tôi bực ḿnh v́ bị quấy rầy, phá tan cái hi vọng Théa lại gần. Đằng khác, sự thăm viếng của người con gái lạ mặt này và giọng nói như hát của nàng, như thể từ một thế giới khác, đă khiến tôi xao động. Nàng là ai ? Tôi sợ. Không, tôi muốn đến gần làm quen. Nhưng nàng đă chào từ giă Théa, chỉ nh́n thoáng qua tôi rồi đi mất.

            Sau đó, tôi với Théa dạo chơi trên cầu, chúng tôi gặp lại nàng, một ḿnh, nàng hoàn toàn một ḿnh. Đột nhiên tôi biết, không phải với Théa mà chính là với nàng. Sự im lặng của nàng là của tôi. Đôi mắt nàng là đôi mắt tôi. Như thể nàng đă quen tôi từ lâu rồi, và đă biết tất cả về tuổi thơ ấu, hiện tại, về cả tương lai tôi nữa. Như thể nàng nhận được ra tôi từ những điều thân mật nhất, cho dù đấy là lần đầu gặp nhau.

            Vâng, tôi cảm nhận ngay rằng, chính nàng sẽ là vợ tôi.

            Màu da sáng, cặp mắt, sao chúng lớn, tṛn và đen đến thế. Chúng là đôi mắt, linh hồn tôi.

            Théa bỗng dưng trở thành người xa lạ.

            Tôi đă đi vào một ngôi nhà mới mẻ và tôi không rời xa nó nữa.

 

………………………………………….

(c̣n tiếp)