Marc Chagall
ĐỜI TÔI
Mai Ninh chuyển ngữ
Đoạn 6
Tôi chọn căn pḥng nhà Javitch làm xưởng vẽ. Muốn vào đó phải đi ngang nhà bếp, pḥng ăn của chủ nhà. Ở đó, ông già cao lớn có râu, chuyên buôn đồ da ấy ngồi ở bàn uống trà. Lúc tôi đi qua, ông hơi quay đầu lại : - Chào cậu ! Nhưng tôi ngượng khi thấy trên bàn có cái đèn và hai cái đĩa đựng cục xương khổng lồ.
Con gái ông ta, một cô gái tóc nâu xấu xí ế chồng, có nụ cười toe toét và kỳ lạ. Mái tóc cô ta giống như trên tranh tượng thánh, cặp mắt lấp láy nhút nhát. Nh́n thấy tôi là cô phủ ngay lên ḿnh một tấm khăn choàng vai hay khăn trải bàn, một cách luống cuống, tuyệt vọng.
Căn pḥng tôi ở sáng một màu xanh thẫm rơi xuống từ khung cửa sổ duy nhất. Ánh sáng đến từ xa, từ ngọn đồi có ngôi nhà thờ. Tôi vẫn nuôi ư thich được vẽ thêm lần nữa nhà thờ ấy với ngọn đồi nhỏ. Tranh trên tường, cửa kính mờ đầy bụi, cái ghế độc nhất, cái bàn mỏng mảnh.
Tôi nhảy ra khỏi giường, chân trên không. Bella đang gơ cửa, nàng gơ nhè nhẹ, nhút nhát với ngón tay mảnh khảnh. Nàng ôm sát ngực một bó thanh hương trà lớn màu xanh nhờ, điểm vài nốt đỏ. Tôi nói : - Cám ơn, cám ơn ! Thật chẳng phải là câu muốn nói. Không gian sẫm lại, và tôi hôn nàng.
Một tĩnh vật vẽ ra huyền diệu trong trí óc.
Nàng tự nguyện làm người mẫu. Nàng nằm ở đấy, một tấm thân trắng, uốn ṿng mềm mại. Tôi nhút nhát đến gần. Thú thật, đây là lần đầu tiên tôi thấy một thân thể trần truồng. Dù nàng gần như là hôn thê rồi, nhưng tôi vẫn sợ. Sợ tiến tới hơn chút nữa, và sợ đưa tay chạm vào vật sở hữu yêu dấu này.
Tôi vẽ nàng rồi treo trên tường.
Hôm sau, mẹ tôi đến thăm xưởng vẽ, nh́n thấy bức họa.
- Cái ǵ đây vậy !
Một người đàn bà khỏa thân, bộ ngực và những chỗ đậm màu. Tôi xấu hổ quá, mẹ cũng vậy.
- Gỡ con bé này đi !
- Mẹ bé nhỏ ơi, con thương mẹ quá. Nhưng… chưa bao giờ mẹ nh́n thấy chính ḿnh như thế hay sao ? C̣n con, con chỉ nh́n và làm mỗi một việc là vẽ lại thôi mà !
Nhưng tôi cũng vâng lời bà, bỏ tấm tranh đi, thay thế nó bằng một bức khác, một đám rước.
Tôi sắp sửa dọn đến một căn pḥng khác, trong nhà ông cảnh sát. Tôi thấy hài ḷng. Tôi có cảm tưởng ông ta trông chừng tôi ngày và đêm.
Mày có thể vẽ những ǵ mày muốn.
Bella có thể đến và đi tùy ư.
Ông cảnh sát là một người cao ráo, với râu mép rũ xuống – như trên h́nh ảnh.
Đối diện nhà ông là nhà thờ Ilynsky. Tuyết rơi.
Một đêm, tôi đưa Bella về nhà bố mẹ, trong khi hôn nhau từ biệt th́ chân chúng tôi chạm phải một gói lớn.
- Ǵ thế ?
Một đứa bé bị bỏ rơi. Mớ thịt mềm yếu gói trong tấm chăn len đậm rên khẽ. Rất hănh diện, tôi giao đứa bé cho ông cảnh sát quyền lực của ḿnh. Một lần khác, đă khuya rồi nên Bella không thể ra ng̣ai được nữa, cửa đă đóng. Cây đèn nhỏ bốc khói. Trước cái ḷ trong nhà bếp, những xẻng, những chĩa gà gật. Tất cả bất động. Đây đó mấy cái nồi rỗng.
Làm sao gọi nàng ra đây bây giờ ? Hàng xóm đang ngủ sẽ nghĩ ǵ ?
- Này, em hăy trèo qua cửa sổ !
Chúng tôi cười ̣a và tôi đỡ nàng leo xuống từ cửa sổ trong con ngơ. Hôm sau, người ta th́ thầm trong sân nhà và đường phố : - Các người có biết không, cô nàng trèo qua cả cửa sổ để vào nhà hắn và để leo trở ra. Ôi, chẳng biết rồi sẽ tới nước nào !
Hăy nói giùm với họ. cô hôn thê của tôi trong sạch c̣n hơn là Thánh Mẫu trong tranh Raphaël và tôi là một thiên thần !
Pḥng trọ hay xó xỉnh cho thuê th́ muốn bao nhiêu cũng có. Lời rao và sự ẩm ướt nhiều bằng như nhau ! Vừa đến Pétersbourg, tôi đă thuê chung với một người mới vào nghề điêu khắc mà nhà văn Chalom-Aleichem đă bảo đó là một Antokolsky tương lai. Như một con vật hoang dă, hắn gầm rú, hắn nhào vào mớ đất sét một cách hùng hổ để làm cho nó đừng khô lại. Điều ấy th́ dính dáng ǵ đến tôi ?
Có chứ ! Dù sao tôi cũng là một con người. Làm sao chịu được khi bị đánh thức dậy mỗi khi hắn h́ hục thở. Một hôm tôi ném cái đèn vào đầu hắn và bảo :
- Mày đi đi, tới nhà cha Chalom-Aleichem của mày ấy. Tao muốn ở một ḿnh.
Ngay khi đến thủ đô, tôi đă thi ngay vào trường Mỹ thuật và Nghề nghiệp của bá tước Stéglitz. Nh́n ngôi trường tôi nghĩ, ở đây, người ta sẽ được giấy phép ở lại thủ đô, và một trợ cấp để sống. Nhưng việc học hành, việc sao chép những thứ trang trí dài tḥng bằng thạch cao giống như trong các cửa hàng, tất cả khiến tôi đâm sợ. Mấy thứ thạch cao này chắc được cố ư tạo ra để gieo sợ hăi, làm bọn học tṛ Do Thái bị bối rối, để chúng chẳng có nổi cái giấy phép không thể thiếu.
Than ơi, linh tính tôi đă đúng !
Tôi thi trượt. Không được sự bảo đảm lẫn trợ cấp. Chẳng làm ǵ được. Thế là tôi bắt buộc phải ghi tên vào một trường dễ hơn, thuộc về Hội Bảo Tồn Nghệ Thuật. Tôi vào ngay năm thứ ba, chẳng cần thi. Tôi không thể kể cho các bạn biết tôi đă làm ǵ nơi ấy.
Ở mỗi góc, đâu cũng có những đầu người bằng thạch cao của công dân Hy Lạp, La Mă, và tôi, thằng nhà quê nghèo, phải cho tay vào mấy lỗ mũi khốn khổ của Alexandre de Macédoine hay của một kẻ ngu đần khác. Đôi lần tôi lại gần mấy cái mũi này và đập lên chúng. Và từ cuối pḥng tôi ngắm nghía lâu la những bộ ngực đầy bụi của thần Vệ Nữ.
Mặc dù ở đây người ta tán thành phong cách vẽ của tôi, nhưng tôi chẳng thấy hiệu quả nào cả. Làm sao tôi có thể dửng dưng khi nh́n bọn học tṛ ch́ chiết trên giấy với cục tẩy và mồ hôi, như là với một con dao bay.
Thật ra th́ chúng không phải là lũ con trai xấu tính. Típ người Do Thái của tôi đă khiến chúng ṭ ṃ. Chúng c̣n khuyên tôi nên gom lại các họa cảo (tôi đă chẳng giữ lại lấy một tấm) để đem dự thi. Lúc tôi lọt vào trong số bốn người được tuyển chọn, tôi có cảm tưởng quá khứ khổ sở đă biến mất, chẳng bao giờ trở lại nữa. Tôi được lănh mười đồng rúp mỗi tháng, trong thời gian một năm. Thế đấy, tôi đă giàu rồi. Và hầu như mỗi ngày, trong cái tiệm ăn nhỏ đường Zoukowskaja, tôi tự chiêu đăi ḿnh một món mà ăn xong tôi thường suưt ngất xỉu.
Nhà điêu khắc Guinzbourg đă cứu tôi. Gầy g̣ bé nhỏ, cḥm râu đen, đấy là người đàn ông tuyệt hảo. Tôi nhớ đến ông với tấm ḷng biết ơn đặc biệt. Xưởng vẽ của ông nằm trong Viện Mỹ Thuật, nó chứa đầy kỷ vật của thầy ông, Antokolsky, cùng tượng bán thân của tất cả những nhân vật hiện đại nổi tiếng do chính ông thực hiện. Tôi có cảm tưởng rằng, xưởng vẽ này là một trung tâm tụ họp các người thành danh, sau khi họ đă đi hết con đường đời khó nhọc.
Chính thế, người đàn ông nhỏ bé ấy quen biết thân thiết với Léon Tolstoï, Stassoff, Répine, Gorky, Chaliapine… Danh tiếng ông ở cực điểm, c̣n tôi, tôi chẳng là thứ ǵ cả ! Không có một quyền sống, chẳng chút lương hàng tháng nhỏ mọn. Tôi không biết ông có t́m ra điều đặc biệt nào trong tranh tôi ở thời tuổi trẻ ấy chăng ? Dù sao ông đă đưa cho tôi, như ông vẫn thường làm, một lá thư gửi gấm đến bá tước David Guinzbourg.
Vị bá tước này cho rằng mỗi đứa trẻ người ta giới thiệu tới ông đều là một Antokolsky tương lai ! toàn là ảo tưởng ! nên đă cho tôi một trợ cấp mười rúp mỗi tháng, trong mấy tháng thôi. Và sau đó, mày lo liệu lấy một ḿnh ! Vị bá tước uyên bác ấy là bạn thân của Stassoff, có nghe nói bao nhiêu đâu về nghệ thuật. Nhưng ông ta tin rằng ḿnh có bổn phận chăm sóc tôi ân cần, bằng cách kể những câu chuyện kèm theo chút đạo đức, và kết luận : Một khi là nghệ sĩ th́ phải hết sức cẩn thận. Cái kiểu : “Đấy, chẳng hạn, vợ của Antokolsky ấy, bà ta chẳng tử tế ǵ. Nghe đâu đuổi cả ăn mày ra khỏi cửa ! Để ư đến chuyện đó nhé! Phải cẩn trọng !... Đàn bà có thể có tầm quan trọng lớn trong cuộc đời một nghệ sĩ !”.
Tôi kính cẩn nghĩ đến một chuyện khác.
Trong bốn hay năm tháng ǵ đó, tôi lănh trợ cấp của ông ta. Tôi đă nghĩ : Ông ấy đón tiếp khá tử tế, chịu trao đổi với ta. Vậy ông không thể cung cấp cho ta những thứ cần thiết, để ta có thể sống và làm việc hay sao ?
Một hôm, khi tôi trở lại lănh mười đồng rúp th́ người bồi tuyệt vời của ông đưa cho một số tiền và nói :
- Đây, và là lần cuối đấy.
Ôi, vị bá tước và gia đ́nh ông có nghĩ tới tôi sẽ ra sao lúc tôi rời khỏi cái cầu thang lộng lẫy nhà ông ấy ? Mười bảy tuổi đầu, tôi có thể kiếm sống chăng với sức học của ḿnh ? Hay ông ta chỉ nghĩ rằng : - Mày phải tự lo liệu, đi bán báo mà sống ! Như thế th́ tại sao ông c̣n ra ơn tṛ chuyện với tôi, như thể rất tin tưởng vào tài năng nghệ thuật của tôi vậy !
Tôi chẳng hiểu ǵ. Và cũng không có chi để hiểu. Chỉ ḿnh tôi là kẻ đau khổ, không ai khác. Tôi chẳng có một chỗ để ngồi vẽ.
Vĩnh biệt, bá tước !
Chính vào thời điểm ấy tôi được giới thiệu với một nhóm người bảo trợ nghệ thuật. Ở bất cứ chỗ nào, trong pḥng khách của họ, tôi đều có cảm giác như ḿnh vừa tắm xong, mặt mũi đỏ nhừ, nóng hổi.
Ôi, sao cái thẻ cư trú ở thành phố nó đầy đọa tôi đến thế.
Tôi đó, đầy tớ nhà luật sư Goldberg. Các ông luật sư thời ấy có quyền mướn đầy tớ Do Thái. Nhưng theo luật th́ tôi phải ăn ở nhà ông ta. Chúng tôi bị dính vào nhau.
Vào mùa xuân, ông ta đem tôi về gia đ́nh ḿnh, trong cơ ngơi của họ ở Narwa. Nơi ấy, trong các căn pḥng rộng lớn, dưới bóng cây cạnh bờ biển, vợ và các chị em ông đă ban phát biết bao sự dịu dàng. Những người Goldberg thân yêu, h́nh ảnh các người đang trước mắt tôi.
Nhưng trước khi quen biết mấy người bảo trợ văn nghệ này th́ tôi chẳng biết ở đâu. Phương tiện nghèo nàn không cho phép tôi thuê một căn pḥng, phải bằng ḷng với một góc nhỏ mà thôi. Cũng chẳng có cho riêng ḿnh một cái giường, phải chia sẻ nó với một người thợ. Thật đúng, anh thợ có râu mép đen này là một thiên thần. Anh ta tử tế đến nỗi tự nép ḿnh vào tường để nhường cho tôi một chỗ rộng hơn. Quay lưng về phía anh chàng, đối diện cửa sổ, tôi hít thở không khí tươi mát.
Trong các góc pḥng chung chạ này, với những người thợ và dân buôn bán tứ mùa, tôi chỉ c̣n cách là nằm dài ở b́a giường để chiêm nghiệm về chính ḿnh. Về ǵ nữa ? Và các cơn mơ đă ùa đến đày đọa tôi : Một căn pḥng vuông, rỗng. trong góc chỉ có mỗi cái giường với tôi trên đó. Bất ngờ, trần nhà nứt ra và một người có cánh bay xuống rực rỡ ồn ào, tuôn mây đầy pḥng. Mấy cái cánh kéo lê sột soạt.
Tôi nghĩ : Một thiên thần ! Nhưng chẳng thể mở mắt ra, ánh sáng chói chang. Sau khi lục lạo khắp nơi, thiên thần bay lên rồi biến vào kẽ hở trần nhà, đem theo tất cả ánh sáng cùng không khí xanh. Bóng tối trở lại. Tôi tỉnh giấc. Bức tranh “Xuất hiện” (Apparition) của tôi gợi lại giấc mơ này.
Một lần khác, tôi đă thuê một nửa căn pḥng nhỏ đâu đó trên đường Panteleïmonowsky. Chẳng hiểu về đêm có những tiếng động từ đâu vọng tới khiến tôi không ngủ nổi. Nửa kia của căn pḥng chỉ ngăn với nửa bên tôi bằng một tấm khăn giường. Sao mà hắn ta ngáy quá thế !
Rồi một lần khác nữa, người thuê cái nửa thứ hai là một tên say rượu, thợ xếp chữ nhà in ban ngày. Hắn chơi đàn phong cầm buổi tối ở vườn hoa công cộng. Hắn về nhà rất trễ trong đêm, và sau khi nhét đầy bụng mớ bắp cải chua là hắn đ̣i vợ. Bà ta xua đuổi ông chồng, chạy sang nửa của tôi, rồi cuối cùng trốn ra hành lang, mặc mỗi chiếc áo ngủ. Hắn rượt theo với con dao trong tay :
- Này, này, sao mày dám từ chối tao, thằng chồng chính thức này hả ?
V́ thế, tôi hiểu rằng ở nước Nga không những chỉ người Do Thái là không có quyền sống, mà nhiều người Nga cũng vậy, chồng chất lên nhau như chấy rận trên đầu. Trời ạ ! Một lần nữa, tôi dọn đi nơi khác.
Bạn chung pḥng với tôi kỳ này là một người Ba Tư, gốc gác bí mật. Hắn đă trốn ra khỏi xứ. Ở đó, khi th́ hắn là thành phần cách mạng khi th́ dính líu với vị vua Ba Tư cũ. Chẳng ai biết rơ thế nào. Hắn thương tôi như thương một con chim, và luôn mơ về cái xứ Ba Tư với những sự nghiệp bí ẩn. Về sau, tôi biết được kẻ trung thành với vua này đă tự vẫn trên đại lộ ở Paris.
Tấm giấy phép cư trú kia vẫn hành hạ tôi như khổ h́nh, nhất là cái nghĩa vụ quân dịch ngày một gần. Một hôm, trở về Pétersbourg sau nghỉ hè, tôi bị chính ông cảnh sát trưởng bắt giữ. Tên kiểm soát hộ chiếu v́ không được tiền đút lót như ư – nào tôi có biết ! – đă chửi rủa thậm tệ và ra lệnh :
- Ê, phía này, bắt nó lại… nó vào thành phố không giấy phép. Lùa nó vào cùng với bọn ăn cắp trong khi chờ đợi, rồi cho nó vào tù !
Và đă là như thế.
Cám ơn Thượng Đế, cuối cùng tôi đă được yên thân.
Ở đây, ít nhất, tôi có quyền được sống, được yên ổn, được ăn no nê, và biết đâu tôi có thể an tâm vẽ ! Không nơi nào tôi thấy thoải mái như trong pḥng giam nhỏ này, nơi tôi bị lột hết quần áo để mặc vào bộ đồ tù nhân. Bọn ăn cắp và gái làng chơi có những tiếng nói lóng thật buồn cười. Họ không chửi rủa lẫn không xô đẩy tôi, c̣n có vẻ nể v́ là khác.
Ít lâu sau, họ chuyển tôi vào một pḥng giam riệng biệt cùng với một ông già kỳ dị. Tôi khoái, dù chẳng cần thiết ǵ, bổ nhào vào cái bồn rửa mặt dài, dọ dẫm đọc trên tường, trên cửa những ḍng chữ mà bọn tù nhân ghi lại. Tôi thích cả lúc ngồi ĺ ở bàn ăn, trước cái đĩa chỉ đựng có nước.
Trong pḥng giam hai người này, khi mà điện tất yếu bị cúp khoảng chín giờ tối, chẳng thể đọc hay vẽ nữa, là tôi ngủ kḥ. Các cơn mơ lại trở về.
Đây là một : Nhiều đứa trẻ cùng cha – tôi là một trong bọn chúng – đang ở một nơi nào đó, gần bờ biển. Ngoài tôi ra, tất cả đều bị nhốt trong cái chuồng thú dữ cao và rộng. Người cha, một con đười ươi mơm sạm đen, cầm một cái roi. Khi th́ hắn dọa chúng tôi, khi th́ rên rỉ.
Bất ngờ, chúng tôi muốn tắm biển, cả anh cả Wrubel, một họa sĩ Nga, mà chẳng hiểu sao anh ta cũng ở đấy, giữa nhiều thằng anh em của tôi. Người được ra khỏi chuồng đầu tiên chính là Wrubel, Tôi c̣n nhớ, người anh em yêu dấu này đă cởi quần áo ra sao. Từ xa, đôi chân vàng óng dang ra như cặp kéo. Hắn tiến ra biển rộng. Nhưng biển động dữ dội, gầm hú, sôi sục. Sóng phẫn nộ, lấn át nhau như những ngọn núi cao. Từng cuộn sóng đặc như mật, cuộn tṛn ầm ĩ. Chúng tôi lo âu : Thằng anh sao rồi ? Chỉ c̣n nh́n thấy từ xa cái đầu nhỏ xíu, nhưng chẳng c̣n cập chân óng ánh. Cuối cùng th́ cái đầu cũng biến mất.
Một cánh tay giơ khỏi nước, và rồi… chẳng c̣n ǵ nữa.
Bọn trẻ kêu gào : Anh cả chết đuối rồi, Wrubel !
Ông cha ồm ồm lập lại : - Nó chết ch́m rồi, con trai của ta, Wrubel. Vậy là ta chỉ c̣n có mỗi thằng con trai họa sĩ là con đây thôi !
Chính là tôi, tôi đấy !
Tôi choàng tỉnh.
Ở tù ra, tôi quyết định đi học một nghề ǵ đó để khi hành nghề th́ sẽ được cấp thẻ cư trú. V́ vậy tôi theo học một ông thợ vẽ bảng hiệu quảng cáo, để có thể thi lấy bằng của trường dậy nghề. Tôi rất sợ đi thi. Tôi có thể vẽ hoa quả hay một ông Thổ Nhĩ Kỳ đang hút thuốc, chứ chắc chắn là vẽ chữ th́ hỏng kiểu. Tuy nhiên, tôi say mê mấy tấm bảng hiệu và đă làm ra cả lố.
Thật là dễ chịu cho tôi khi nh́n thấy mấy tấm biển đầu tiên của ḿnh đong đưa ở chợ, ở thềm các tiệm bán thịt, các hiệu trái cây, là chỗ cho một con heo hay một chị gà mái cọ quẹt nhẹ nhàng vào, trong khi gió mưa chẳng ngại ngần làm chúng lấm lem bùn đất.
………………………………………….
(c̣n tiếp)