Marc Chagall

Marc Chagall

ĐỜI TÔI

Yury Pen vẽ

Chân dung Marc Chagall

Mai Ninh chuyển ngữ

Đoạn 7

      

     Dù có chuyên cần học hỏi ở Trường Bảo Tồn Nghệ Thuật, tôi vẫn có cảm giác sẽ chẳng bao giờ thỏa măn. Sự giảng dậy hầu như không có. Hiệu trưởng Rérich chăm viết những câu thơ không đọc ra chữ và các cuốn sách về lịch sử khảo cổ. Với hàm răng cắn chặt, ông vừa mỉm cười vừa đọc lên vài đoạn. Tôi chẳng hiểu v́ sao ông đọc ngay cả cho tôi, một đứa học tṛ, cứ như thể tôi cũng hiểu được chút ǵ.

     Hai năm uổng phí ở cái trường này. Lớp học lạnh lẽo. Mùi ẩm thấp xông lên cùng với mùi đất sét, sơn màu, bắp cải chua, của nước đọng trong con kinh Moyky. Bao nhiêu thứ mùi, có thực lẫn tưởng tượng.

     Dù cố học, nhưng trong ḷng tôi chỉ tồn tại một cảm nhận cay đắng. Tuy nhiên, tôi nghe chung quanh ḿnh toàn những lời khen. Tôi hiểu rằng, cứ tiếp tục thế này sẽ chẳng ư nghĩa ǵ. Thỉnh thoảng ông thầy có cặp chân dài dạy vẽ tĩnh vật khiển trách tôi trước mọi người. Cũng đúng thôi, các bức tranh lem luốc của bọn học tṛ ông ấy khiến tôi bực điên người. Bọn chúng ở lại một lớp trong mấy năm. Tôi thật chẳng biết phải làm ǵ và làm sao. Ấn thỏi than vẽ và ngón tay lên giấy, hay ngáp dài như những đứa khác ư. Trong mắt ông thầy, tranh tôi chỉ là một thứ lem nhem vô nghĩa.

     Sau khi nghe những lời chê bai kiểu : “Mày vẽ cái mông nào đây hả ? Lại là một thằng được trợ cấp !”, tôi vĩnh viễn bỏ trường ra đi.

     Vào thời gian đó, trường của Bakst ở Pétersbourg bắt đầu nổi tiếng. Khác với Viện Mỹ Thuật và với Trường Bảo Tồn Nghệ Thuật, đấy là nơi duy nhất có sinh khí và hơi thở Âu Châu. Nhưng học phí ba mươi rúp mỗi tháng làm tôi sợ hăi. Lấy đâu ra ?

     Ông Sew, người luôn mỉm cười với tôi : “Tranh, nhất là tranh, hăy nhớ điều đó”, đă viết  một giấy giới thiệu tôi đến Bakst. Gom hết can đảm, tôi lấy những bức tranh vẽ trong lớp và mấy tấm khác ở nhà rồi đem tới đường Serguiewskaïa, nơi Bakst ở. Con hầu có vẻ bí mật của Léon Bakst bảo : “Ông chủ c̣n ngủ”. Một giờ trưa rồi mà c̣n trong giường, tôi nghĩ.

     Im lặng. Không tiếng trẻ con kêu la, không cả mùi đàn bà. Đầy h́nh ảnh các Thượng đế Hy Lạp trên tường. Một tấm màn bằng nhung đen thêu chỉ bạc, thường được phủ trên bàn thờ Do Thái. Kỳ lạ ! Tôi th́ thầm một ḿnh trong pḥng đợi, lắp bắp hệt như trước thầy Pènne hồi xưa : “ Tôi tên là Marc, tôi có một mớ ruột yếu mềm và không có tiền, nhưng người ta bảo là tôi có tài.”

     Ông thầy vẫn ngủ, nhưng sắp ra. Tôi phải suy nghĩ xem nên nói ǵ với ông ta. Thế này, tôi có cảm giác ḿnh sẽ nói rằng : “ Cha tôi là một người chạy hàng nhỏ nhoi, c̣n căn nhà của ông th́ sạch sẽ quá…”.  Chưa bao giờ ngồi đợi mà tôi nao núng đến thế.

     Cuối cùng, ông ấy đây rồi. Tôi chẳng quên được nụ cười khi th́ đượm vẻ thương hại lúc tỏ ra ân cần mà ông đă tiếp tôi. H́nh như ông vô t́nh ăn mặc kiểu Âu Châu. Bakst là người Do Thái. Mấy lọn tóc đỏ xoắn xít trên hai tai. Ông ta có thể là chú hay anh tôi. Rồi tôi nghĩ, hẳn ông đă sinh ra ở một nơi chẳng xa cái ghét-tô Do Thái của ḿnh là bao và ông từng là một đứa trẻ mặt hồng, nhợt nhạt như tôi, có thể cũng cà lăm nữa, y hệt tôi vậy.

     Vào học trường của Bakst, cứ nh́n thấy ông là tôi đâm rối loạn. Chẳng hiểu v́ sao !

     Bakst. Châu Âu. Paris.

     Đúng, đúng là ông ấy sẽ hiểu tôi. Ông sẽ hiểu tại sao tôi nói lắp, do đâu tôi tẻ nhạt, tôi hay buồn, và cả v́ sao tôi hay dùng các màu tím tử đinh hương.

     Bakst đứng trước mặt, cười nhẹ, phô hàm răng sáng ngời, hồng và ánh vàng, rồi bảo :

-         Tôi làm được ǵ cho cậu ?

Trên môi ông, những lời nói kéo dài kỳ lạ, cái giọng đặc biệt này càng làm nổi bật tính cách tây phương. Sự thành công vinh hiển của ông, sau một mùa triển lăm Nga ở nước ngoài, đă làm tôi chao đảo, chẳng hiểu tại sao.  

-         Cho tôi xem tranh cậu.

Tôi ư…ǵ cơ… Không c̣n cách nào lùi lại hay giả vờ nhút nhát được nữa. Nếu cái lần đầu tiên đến gặp thầy Pènne chỉ quan trọng với mẹ tôi, th́ lần này là với chính tôi. Ư kiến của Bakst (cho dù thế nào đi nữa) là một quyết định. Tôi chỉ muốn mỗi một điều : sẽ không có sai lầm nào cả.

     Ông ta sẽ nhận thấy tôi có tài, có hay không ?

     Giở những bức tranh mà tôi nhấc lên từng tấm từ sàn gỗ, ông nói, kéo dài các chữ với cái giọng của kẻ quyền thế :

-         Ờ…ờ…cũng có chút tài, nhưng mà cậu đă ph…í phạm nó. Cậu đi trên con đường sai lầm. Ph…í.

Thôi, đủ rồi. Trời ạ, tôi ? Đứa học tṛ lănh trợ cấp của Trường Bảo Tồn Nghệ Thuật, đứa mà chính hiệu trưởng đă ban cho những nụ cười rạng rỡ một cách máy móc. Chính hắn mà phong cách vẽ đă được khen ngợi, những cũng chính tên học tṛ này là người thường xuyên tự nghi ngờ ḿnh, không hài ḷng chút nào về mấy thứ bôi bác của hắn.

Nhưng giọng của Bakst, lời nói của ông – ph..í nhưng chưa đến nỗi – đă cứu rỗi tôi. Nếu một người khác đă bảo vậy th́ tôi chẳng để ư tới. Nhưng quyền lực của Bakst quá lớn để tôi không thể xem thường kết luận của ông ta. Tôi đứng nghe, xúc động, tin từng lời, tôi quấn lại các bức tranh với tâm trạng chao đảo. Cuộc gặp gỡ với Bakst chẳng bao giờ xóa nḥa trong trí nhớ.

Việc ǵ phải che giấu suy nghĩ như thế này : Có điều ǵ đó trong nghệ thuật của ông ta măi xa lạ với tôi. Có thể lỗi không ở ông mà là của cả cái nhóm nghệ sĩ “Thế giới nghệ thuật, Mir Iskoustva” mà ông là một thành viên. Ở đó, những kiểu mẫu thẩm mỹ, đủ loại thời thượng cầu kỳ, tưng bừng nở rộ. Đối với thế giới ấy, những nhà cách mạng về nghệ thuật đương đại – Cézanne, Manet, Monet, Matisse và các người khác nữa – chỉ là những kẻ khai mở một thứ nghệ thuật nhất thời, chóng qua.

Đă chẳng thế ư với nhà phê b́nh Nga nổi tiếng Stassoff ? người bị choáng váng, ḷa mắt bởi những tiên tri nặng bản sắc quốc gia và sắc tộc thời thượng, đă làm trật đường bao nhiêu nghệ sĩ đi theo ḿnh, những người cùng thời với ông ta. C̣n tôi, kẻ chẳng nghĩ ra nổi là trong thế giới này có một nơi gọi là Paris, tôi đă t́m thấy một Âu Châu thu nhỏ trong trường của Bakst.

Ít hay nhiều năng khiếu, học tṛ của ông ta đều biết con đường họ đi. Càng ngày tôi càng nhận ra rằng, ḿnh phải quên quá khứ. Tôi làm việc trở lại. Một người đang ngồi làm mẫu cho tôi đó, cặp chân béo hồng trên nền xanh.

Trong bọn học tṛ ở pḥng vẽ có bà bá tước Tolstoy và vũ công Nijinsky. Tôi lại đâm lúng túng, rụt rè. Tôi đă nghe nói Nijinsky từng là một vũ công nổi tiếng và đă bị sa thải khỏi nhà hát hoàng gia, chỉ v́ cách ăn mặc táo tợn của chàng ta. Giá vẽ của Nijinsky đặt cạnh tôi. Anh vẽ hơi vụng về, như trẻ con. Mỗi khi Bakst đến gần, ông đành mỉm cười vỗ nhẹ vào vai anh chàng. Nijinsky cũng cười với tôi, thể như muốn khuyến khích sự táo bạo của tôi, điều mà tôi không nhận ra. Nhờ đó, chúng tôi thân thiện với nhau hơn.

Tranh đă vẽ xong. Bakst sẽ sửa vào thứ sáu. Ông chỉ đến mỗi tuần một lần. Lúc ấy, đám học tṛ buông ngay việc đang làm, dọn dẹp giá vẽ. Mọi người chờ đợi. Ông ta đến rồi đấy.

Bakst đi từ tấm tranh này sang tấm kia, chẳng cần biết rơ chúng là của ai. Sau mới hỏi : “Của người nào ?”. Ông nói rất ít - một hay hai tiếng thôi- nhưng là một thôi miên, khiếp hăi. Và thế rồi, cái hơi thở Âu Châu thổi tới, chấm dứt vấn đề !  

Ông đi đến chỗ tôi. Tôi thua cuộc mất rồi. Ông bảo, đúng hơn là ông nói về bức họa mà chẳng biết (hay ông giả đ̣ như thế) nó là của tôi. Ông nói vài câu vô thưởng vô phạt, kiểu người ta thường dùng trong các câu chuyện lịch sự. Tất cả lũ bạn nh́n tôi thương hại. Cuối cùng, Bakst hỏi :

-         Ai vẽ tấm này ?

-         Dạ, của tôi.

-         Tôi đoán vậy. Tự nhiên thôi. Ông nói thêm.

Trong khoảnh khắc, thoáng qua đầu tôi h́nh ảnh những góc nhà, những căn pḥng nghèo nàn tôi đă ở, nhưng chẳng nơi nào tôi cảm thấy ngột ngạt như sau câu phê phán này của Bakst. Biết không thể nào tiếp tục vẽ như thế, tôi đă vẽ tấm khác. Rồi lại một ngày thứ sáu. Bakst tới. Không một lời khen.

     Tôi trốn khỏi xưởng vẽ. Trong suốt ba tháng, Allia Berson, người rất nhạy cảm và tử tế với tôi, đă uổng tiền trả giùm học phí trong khi tôi vắng mặt. Thực quá sức tôi rồi. Để tóm tắt, tôi không có khả năng tự học. Hay đúng hơn, người ta chẳng thể dậy tôi. Đấy là lí do v́ sao tôi đă là một đứa học tṛ dốt nát trường làng. Tôi chỉ nắm bắt được bằng bản năng của ḿnh mà thôi. Bạn hiểu không ? Và những lư thuyết nhà trường chẳng ảnh hưởng ǵ đến tôi cả. Tóm lại là, đối với tôi, việc đến trường có tính cách lấy tin tức, trao đổi, đúng hơn là để học hỏi.

     Sau hai năm đầu thất bại ở trường Bakst, và dù chẳng nhận biết được rơ ràng đâu là lí do, tôi đă bỏ trốn để tự do đi t́m một phương hướng mới, và để thử rũ bỏ các áp bức đang làm tôi tắc nghẽn. Tôi chỉ trở lại trường sau ba tháng, cả quyết không phải về nộp mạng mà để lấy được sự thừa nhận của Bakst, trước đám học tṛ thanh lịch ấy.

     Tôi vứt bỏ hết những chỉ thị giáo điều trước kia, thực hiện một tác phẩm mới. Vào thứ sáu sau đó, nó đă được Bakst yêu thích. Để tỏ dấu khen ngợi, ông đă treo nó lên tường của pḥng học vẽ.

     Trong khoảng thời gian ngắn thôi, tôi đă hiểu là ḿnh chẳng c̣n ǵ để học nơi đây. Nhất là sau một mùa triển lăm Nga ở ngoại quốc, chính Bakst cũng vĩnh biệt trường và cả Pétersbourg ra đi.

 

     Tôi lắp bắp :

-         Có thể không, Léon Samuëlewitch ?... Biết không, Léon Samuëlewitch, tôi muốn…ở Paris.

-         À !... Nếu cậu muốn. Nói tôi nghe, cậu biết vẽ phông không ?

-         Có chứ (tôi chẳng có một khái niệm ǵ về thứ này cả).

-         Vậy th́, đây, một trăm quan. Học lấy cái nghề này rồi tôi dẫn cậu theo.

Nhưng con đường của chúng tôi chia thành hai ngă, và tôi đă đi Paris một ḿnh.

     Nghĩ lại, tôi đă kích thích, làm cho cha tôi phản kháng kịch liệt. Tôi nói với ông :

-         Bố à, hăy nghe con, bố đă có một thằng con trai lớn là một họa sĩ. Bao giờ bố mới chán làm giàu cho ông chủ với sự phục vụ khủng khiếp của bố ? Bố chẳng thấy sao, con đă ngất đi ở Pétersbourg. Con đă ngán ngẩm phải ăn những miếng sườn vụn. Con sẽ ra sao ở Paris ?

Và cha đáp :

-         Ǵ, tao cùng đi ư ? Chính mày sẽ nuôi tao ? Thế sao. 

Mẹ ôm chặt tim :

-         Con à, chúng ta là cha mẹ con. Nhớ viết thư về thường xuyên. Hăy xin bố mẹ cái ǵ đi.

Dưới chân tôi, đất mẹ tan ra. Ḍng sông khắc nghiệt khó nhọc chảy; đây không phải là ḍng sông mà bên bờ của nó tôi đă ôm hôn các người… Trên ngọn đồi, cái đỉnh tṛn của nhà thờ khu Ouspène như cao hơn. Con sông Dwina càng chảy đi xa. Tôi không c̣n là một đứa trẻ nữa.

 

     Ngay khi biết diễn tả bằng tiếng Nga th́ tôi đă bắt đầu làm thơ. Cứ như tôi phụt ra thơ vậy. Nếu là một chữ hay một tiếng thở dài, nào có hề chi ? Tôi đọc chúng cho tụi bạn nghe. Bọn chúng cũng làm thơ, nhưng khi tôi đọc những câu của tôi th́ thơ họ ngất xỉu. Tôi c̣n nghi ngờ V… đă đưa cho chúng tôi bản dịch các bài thơ nước ngoài rồi bảo là do ḿnh sáng tác.

     Tôi ao ước được đưa tác phẩm của ḿnh cho một thi sĩ đích thực, một trong những người đă in thơ thành sách. Tôi mạo muội nhờ nhà điêu khắc Guinzbourg đưa thơ tôi cho một thi sĩ bạn ông ta, là người đang được ái mộ. Nhưng chỉ mới ngỏ ư – thật khó mở miệng – là ông đă xoay ngang người trong xưởng điêu khắc, vạch một đường đi giữa những bức tượng, và kêu lên :

-         Ǵ ? Sao ? Để làm ǵ cơ chứ ? Một họa sĩ không cần thứ này ! Đừng ! Không được phép thế !

Tôi khiếp sợ, nhưng đồng thời cũng b́nh tĩnh. Quả là vậy, không nên.  

         Măi về sau, khi đă quen biết Alexandre Block, một nhà thơ tài năng hiếm có và sắc xảo, tôi lại muốn đưa thơ cho ông để lấy ư kiến. Nhưng trước cặp mắt và gương mặt ông th́ tôi lùi lại, như đứng trước một thị giác về bản thể.    

    Thế là tôi đă ném đi, bỏ rơi, đánh mất cuốn tập độc nhất ghi chép những vần thơ tuổi nhỏ.

           

 Tất cả mọi người đều ở trong nhà. Không khí nặng nề. Tại Pétrograd, trụ sở của Nghị viện Douma. Ở ṭa báo Retz.

C̣n tôi, tôi vẽ. Mẹ điều khiển tranh tôi. Chẳng hạn, bà cho rằng phải băng bụng người đàn bà đang đẻ con trong bức ‘‘Chào Đời’’. Thế là tôi thỏa măn ư muốn của bà ngay. Mà đúng, thân h́nh thiếu phụ trở nên sinh động hơn.

Bella đem đến những đóa hoa mầu xanh chen lẫn với cành lá. Nàng mặc toàn trắng, đeo găng tay đen. Tôi đă vẽ chân dung nàng.

Sau khi đếm hết các bờ rào của thành phố, tôi vẽ ‘‘Cái Chết’’. Một lần, đă bắt mạch những người thân thuộc xong, tôi vẽ bức ‘‘Đám Cưới’’.  

      Nhưng tôi cảm thấy rằng, nếu ở lại Witebsk lâu hơn ḿnh sẽ mọc đầy lông và rêu. Thơ thẩn trong đường phố, tôi đi t́m và cầu nguyện : ‘‘Thượng Đế, ngài là người ẩn trong những đám mây hay sau nhà ông thợ giầy, hăy làm cho tâm hồn đau đớn của thằng bé nói lắp này biểu lộ ra. Hăy chỉ cho con, con đường phải đi. Con không muốn giống tất cả những người khác; con muốn thấy một thế giới mới’’.

     Để đáp lời, thành phố như nứt ra, tựa những sợi dây vĩ cầm bật bung, và tất cả những người dân ở đó rời chỗ ở thường lệ, bắt đầu bước đi bên trên trái đất. Những nhân vật thân quen leo lên nóc nhà và nghỉ ngơi ở đó. Tất cả màu sắc đảo lộn, biến thành rượu, và tranh của tôi bắn ra nước ngọt.

     Tôi thật thỏai mái với tất cả các người. Nhưng mà… các người đă nghe nói về truyền thống, về Aix, về người họa sĩ có tai cắt cụt, về h́nh khối, h́nh vuông, về Paris chưa hở ?

     Ôi Witebsk, ta đành bỏ ngươi.

     Hăy ở lại đây một ḿnh với mấy con cá ṃi của các người đi nhé !   

 

     Thú thật, tôi không thể bảo rằng Paris lôi cuốn tôi dữ dội lắm. Cũng chẳng hứng phấn ǵ khi rời Witebsk đi Pétersbourg. Tôi biết là phải đi, thế thôi. Thật khó cho tôi tự biết ḿnh muốn ǵ.

     Quá quê mùa, nếu tôi phải thẳng thắn thú nhận th́ là như vậy. Dù rất thích đi chỗ này chỗ nọ, thế mà tôi lại mơ ước được đơn độc thu ḿnh trong một chiếc lồng. Tôi thường nói, một góc nhỏ với một cái cửa có đục lỗ để người ta đưa thức ăn vào cũng đủ cho tôi hài ḷng măi măi. Với ư nghĩ ấy, tôi đă đi Pétersbourg, rồi sau đó Paris. Nhưng để thực hiện chuyến đi sau th́ tôi thiếu tiền. Trước hết, muốn không bị mất hút trong đám ba mươi ngàn nghệ sĩ từ mọi xứ và mọi quốc gia tụ tập về Paris, tôi phải tự đảm bảo cho ḿnh phương tiện để sống và làm việc ở đó.

     Thời gian ấy, tôi được giới thiệu tới Winawer, một nghị sĩ kiệt xuất trong Nghị viện Douma. Đừng tưởng rằng chỉ có các nhân vật nổi tiếng trong chính trị và xă hội mới có thể đến gần ông ta. Ngày hôm nay, với biết bao buồn thương tôi hiểu ḿnh đă mất ông như mất một người rất gần gũi, hầu như một người cha. Tôi nhớ đôi mắt sáng ngời, cặp lông mày hạ xuống rồi nhướng lên chầm chậm, đường miệng mỏng, bộ râu màu hạt dẻ, dáng vẻ cao quư ấy mà - than ơi, v́ quá nhút nhát - tôi đă không dám vẽ thành tranh.

     Mặc cho sự khác biệt giữa ông và cha tôi, người chỉ biết đi nhà thờ, trong khi Winawer được quần chúng tin tưởng bầu lên, cả hai cũng có điểm giống nhau. Cha cho tôi ra đời, c̣n Winawer đă cho tôi trở thành họa sĩ. Không có ông, có thể tôi chỉ là một người thợ chụp ảnh lập thân ở Witebsk và chẳng có một ư niệm ǵ cả về Paris.

     Trong thời gian ở Pétersbourg, tôi đă không có quyền được sống, cũng chẳng có một góc nhỏ nào để ở : không giường, không tiền. Hơn một lần, tôi nh́n ngọn đèn dầu cháy ở bàn mà thèm. Tôi nghĩ, nó tha hồ mà cháy, thả cửa uống dầu, c̣n ḿnh ?... Chỉ vừa ngồi xuống ghế, ghé vào bờ ghế thôi, th́ cái ghế chẳng phải là của tôi. Một cái ghế không pḥng. Thậm chí tôi không dám ngồi yên. Tôi đói. Tôi mơ tưởng đến gói quà đầy xúc xích mà thằng bạn đă nhận được. Thường th́ bánh ḿ và xúc xích là hai thứ mà tôi mơ mộng trong nhiều năm tháng.

     Và, cùng với chúng là ước ao được vẽ…

     Ở một nơi nào đó, có những giáo sĩ mặc quần áo màu xanh lá cây, những người nhà quê đang tắm gội, đám dân Do Thái đỏ, tốt bụng, thông minh. Với những cây gậy, bị và túi, họ đang ở ngoài đường, trong nhà và cả trên nóc. Họ đang ngồi đợi tôi.

Họ đợi tôi, tôi chờ họ, chúng tôi đợi nhau.

Nhưng ngược lại, mấy ông cảnh sát, mấy người gác cửa, mấy ông kiểm soát giấy thông hành, họ đang canh chừng trong các nẻo đường.

Lang thang trên đường, tôi đọc thực đơn ở cửa các hiệu ăn như đọc những vần thơ - các món ăn của ngày hôm ấy và giá từng món một.

Lúc bấy giờ Winawer cho tôi một chỗ ở gần nhà ông, đường Zacharjewskaja, trong một căn hộ là pḥng biên tập của tờ báo ‘‘Rạng Đông’’ (L’Aube). Tôi đă sao chép một tấm tranh của  Léwitan treo ở nhà ông. Tôi thích v́ ánh trăng của nó. Như thể sau làn vải là những ngọn nến chiếu sáng. Bức tranh treo rất cao trên tường, không dám gỡ xuống nên tôi đành đứng vẽ trên một cái ghế. Tôi đă đem nó tới một người đóng khung từng làm cả những h́nh phóng đại. Thật quá ngạc nhiên, ông chủ đó đưa cho tôi mười đồng rúp.

Vài ngày sau, đi ngang cửa hiệu, tôi thấy bức tranh sao chép được trịnh trọng bầy trong tủ kính, kư tên ‘‘Léwitan’’. Ông chủ tươi cười ḥa nhă và nhờ tôi làm thêm vài tấm khác. Ít lâu sau, tôi đem đến một chồng tranh của chính ḿnh, nghĩ rằng có thể ông ta sẽ bán hộ mấy bức. Nhưng khi trở lại hỏi xem đă bán được ǵ không th́ ông ra vẻ ngạc nhiên : ‘‘Xin lỗi cậu, mà cậu là ai nhỉ ? Tôi nào đă quen cậu.’’ Và thế là tôi đă mất đi khoảng năm mươi tấm tranh của ḿnh.

Winawer đă làm tất cả để khuyến khích tôi. Cùng với Syrkine và Sew, ông ao ước thấy tôi trở thành một Antokolsky thứ nh́. Mỗi ngày, vừa leo lên cầu thang của căn hộ ông vừa mỉm cười hỏi : ‘‘Thế nào, ổn chứ ?’’.

Pḥng biên tập tờ báo th́ đầy tranh và phác họa của tôi. Chẳng c̣n vẻ ǵ là một pḥng biên tập ; một xưởng vẽ th́ đúng hơn. Suy tưởng về nghệ thuật của tôi lẫn vào tiếng nói của mấy ông nhà báo đến đó làm việc và bàn luận. Giữa lúc nghỉ ngơi và cuối buổi họp, họ đi ngang cái ‘‘xưởng vẽ’’, và tôi, tôi ẩn ḿnh sau các chồng báo ‘‘L’Aube’’ chất đầy nửa căn pḥng.

Một chuyện chưa từng xảy ra trong đời tôi, Winawer đă mua hai bức tranh của tôi. Là một luật sư, nghị sĩ nổi tiếng, nhưng ông cũng yêu thương những người Do Thái nghèo nàn đang từ trên cao tấm tranh bước xuống, cùng với cô dâu, chú rể và các nhạc sĩ.

Một hôm, thở không ra hơi ông chạy đến căn pḥng biên tập - xưởng vẽ, và bảo :

-         Gom lẹ mấy tấm ưng ư nhất rồi tới ngay chỗ tôi. Một người sưu tầm đă thấy tranh cậu ở nhà tôi, ông ta rất quan tâm.

Ấy thế, bấn loạn v́ thấy chính Winawer đă thân hành đến đây nên tôi chẳng t́m ra cái ǵ hay ho cả.

     Một lần vào ngày lễ Phục Sinh, Winawer đă mời tôi đến ăn cơm. Ánh chiếu từ các ngọn nến rực cháy và mùi thơm của chúng ḥa vào với màu da vàng đất của ông, sáng ngời khắp căn pḥng. Vợ ông tươi cười sai bảo người nhà, bà như bước xuống từ một bích họa của Véronèse. Bữa ăn rạng rỡ, chờ đợi thánh Élie.

     Về sau, Winawer luôn t́m tôi, mỉm cười thăm hỏi : ‘‘Thế nào, tốt chứ ?’’

     Tôi không dám cho ông xem tác phẩm của ḿnh, sợ ông không thích. Winawer thường bảo ḿnh chẳng biết ǵ về nghệ thuật. Nhưng chính những người ngoại đạo ấy lại là nhà phê b́nh mà tôi ưa thích nhất.

     Vào năm 1910, sau khi chọn hai bức tranh, ông bảo đảm sẽ cấp cho tôi hằng tháng một số tiền để đến ở Paris. Và tôi đă ra đi.

     Sau bốn ngày đường, tôi tới Paris.

………………………………………….

(c̣n tiếp)