Marc Chagall
Những người lính
ĐỜI TÔI
Mai Ninh chuyển ngữ
Đoạn 10
Làm ǵ đây? Trong khi chờ đợi, tôi cũng phải định cư chỗ nào chứ.
Pétrograd ư ? Thú thực, tôi chẳng có ư định đến đó.
Ở miền quê mà chúng tôi sống suốt mùa hè c̣n có vị trưởng giáo Schnéersohn. Dân làng các vùng lân cận tới xin ông cho ư kiến. Mỗi người một nỗi đau riêng. Những người này muốn trốn tránh nghĩa vụ quân dịch đă đến xin ông lời khuyên. Các người kia, buồn bă do không có con, tới xin ông ban phúc. Một số nọ bối rối v́ một đoạn trong kinh Talmud, xin ông giảng giải. Hay người ta chỉ đơn giản đến gặp, lại gần ông thôi.
Nhưng chắc chắn là trong danh sách những kẻ viếng thăm ấy không bao giờ có tên một nghệ sĩ !
Trời ạ, lờ mờ lúng túng, tôi chẳng biết chọn ở nơi nào, nên cũng giống người ta tôi đă liều lĩnh đến cầu kiến vị giáo sĩ uyên bác ấy. Tôi nhớ lại mấy bài ca của các thầy đạo mà mẹ tôi đă hát vào những buổi tối lễ Sa-Bát.
Ông trưởng giáo ấy thật là một vị thánh sao ?
Vào mùa hè, ông ta ở vùng đồng quê này và căn nhà gợi nhớ một ngôi nhà thờ Do Thái cũ, có gác lửng và khu nhà phụ dành cho tuỳ tùng với nhân viên bọc quanh. Vào những ngày ông tiếp khách, pḥng chờ đầy người. Họ chen lấn nhau giữa bao tiếng động và những chuyện tṛ ba hoa. Nhưng với một món tiền trà nước kha khá th́ người ta sẽ được vào gặp ông nhanh hơn. Người gác cửa cho tôi biết rằng nếu đơn giản, chỉ có con người không thôi th́ thầy đạo chẳng nuôi sống ḿnh được là bao. Phải ghi mọi thứ muốn hỏi ra giấy, rồi đưa cho hắn ta khi vừa bước qua ngưỡng cửa.
Chẳng có một giải thích nào cho việc ấy cả.
Cuối cùng, cũng đến phiên tôi, cánh cửa mở ra trước mặt và tôi bị cái đám người đông như tổ kiến này đẩy tới, bỗng thấy ḿnh đă ở trong một pḥng khách rộng màu xanh lá cây. Một khối vuông gần như trống lốc, im như tờ. Cuối pḥng có một cái bàn dài bừa băi giấy má, các ghi chép vắn tắt, các thỉnh nguyện, các trang kinh, và tiền lẻ. Vị giáo sĩ ngồi ở đó. Một ngọn nến cháy sáng. Ông ta đang đọc nhanh tờ ghi chú. Mắt ông ta nói với tôi :
- Vậy là con muốn đi Pétrograd ? Con thấy rằng ở đó con sẽ sung sướng. Được rồi, ta bằng ḷng ban phúc cho con. Cứ đi đi !
- Nhưng mà, thầy ạ - tôi nói- có lẽ con thích ở lại Witebsk hơn. Ở đấy, như thầy biết đấy, có cha mẹ và cả phía vợ con nữa, ở đó...
- Ờ, thế th́, con ta, v́ con chọn Witebsk nên ta cũng ban phúc cho con. Cứ ở lại.
Tôi c̣n muốn nói chuyện với ông lâu hơn. Bao nhiêu câu hỏi đang đốt cháy lưỡi tôi. Tôi muốn nói với ông về nghệ thuật một cách tổng quát, và về cái riêng biệt của ḿnh. Có thể ông ta sẽ thổi cho tôi một chút trí tuệ thần thánh nào chăng. Biết đâu đấy.
Cũng muốn hỏi ông, có phải dân Do Thái đă thực sự được Thượng Đế tuyển chọn như từng ghi trong Kinh Thánh. Ngoài ra, ông nghĩ ǵ về đấng Christ mà khuôn mặt óng ả đă khiến hồn tôi bấn loạn từ lâu.
Nhưng không ngoảnh lại, tôi đă tiến về phía cửa rồi đi ra.
Tôi chạy về với vợ. Trời sáng ánh trăng, chó sủa từ xa. Lúc này th́ chẳng có ǵ thích thú hơn là...
Chao ơi, ông là giáo sĩ kiểu ǵ, hở thầy đạo Schnéersohn !
Từ đó, mặc bất cứ lời khuyên nào nhận được tôi cũng làm trái ngược hoàn toàn.
Lẽ ra tôi có thể ở lại làng quê này, rồi có thể tôi sẽ ngẫu nhiên đi theo chính ông thầy đạo ấy khi ông ta trở về nơi chốn của ḿnh, ở Lubawitchy một ngoại ô nhỏ. Nhưng c̣n chiến tranh và tiếng gọi của thế hệ, tầng lớp tôi... Làm sao đây ? Vợ tôi thích những thành phố lớn. Nàng yêu văn hoá. Và nàng có lí. Cô ấy đă chịu khá nhiều phiền bực v́ tôi rồi, đúng không ?
Tôi chẳng bao giờ hiểu được v́ sao con người cứ chồng chất lên nhau ở cùng một chỗ, trong khi bên ngoài thành phố có hàng ngàn cây số không gian trải dài phía phải phía trái. Tôi có thể tự hài ḷng với bất cứ một hang hốc nào, một nơi khuất lánh. Tôi sẽ sung sướng ở đấy.
Tôi có thể vào ngồi trong nhà thờ và ngó nh́n đây đó. Đơn giản thế thôi. Hay trên một băng ghế, cạnh một ḍng sông, hoặc là tôi đi thăm thiên hạ. Và tôi vẽ, vẽ những bức tranh có thể sẽ làm cả thế giới ngạc nhiên.
Nhưng không.
Một buổi tối đẹp (luôn luôn là một buổi tối đẹp), một buổi tối trời mưa, đến lượt tôi leo lên một toa tàu đầy lính tráng, họ dánh lộn và chửi rủa để dành chỗ. Tôi đứng thật khó khăn ở mấy bực thang. Con tàu khởi hành. Tôi ép ḿnh vào lưng ai đó, bám chặt vai một người lính khác. Đoàn tàu lăn bánh. Những tên may mắn được đứng phía trong, ph́nh ngực lên và ban phát những lời khuyên : ‘‘Cho hắn (họ nói tôi đấy) một cái tát thế là xong !’’. Chỉ cần họ nhích cái lưng đeo đầy ba-lô là đủ cho tôi lao đi như một mũi tên xuống đường rầy, vào trong cánh đồng tối và đầy tuyết. Tôi nắm chặt tay vịn hơn nữa, hai bàn tay buốt cóng. Tôi bay lên, và con tàu bay cùng với tôi. Cái áo khoác ngoài phồng căng trong gió như một mảnh dù, tạo ra những tiếng tanh tách v́ lạnh.
Cứ như thế tôi đến Pétrograd. Để làm ǵ cơ chứ ?
Đó là một bến đỗ đặc xá mà chiến tranh đă dành cho tôi – một văn pḥng quân sự. Nơi tôi đă ngồi bôi bác lem nhem mấy thứ giấy tờ. Người xếp đă khai chiến với tôi. Vốn là em rể nên hắn luôn luôn lo sợ bị khiển trách về sự bất tài của ông anh. Hẳn là hắn cũng canh chừng tôi một cách đặc biệt. Bước về phía tôi, hắn hỏi vài thông tin. Than ơi, do hầu như chẳng bao giờ tôi có thể trả lời nên hắn lục tung mớ giấy tờ và đă nổi điên hét ầm lên :
- Thế này sao, ngăn nắp kiểu ǵ đây ? Anh đă làm những ǵ ? Có thể nào anh không biết làm cả cái chuyện này, hở Marc Zacharowitch. Mặc dù đây chỉ là mấy tṛ lặt vặt...
Nh́n hắn như thế trong cơn giận, cặp mắt, hai má bừng lửa, tôi cảm thấy tội nghiệp. Tôi đă mỉm cười trong thâm tâm.
Thế mà cuối cùng hắn cũng t́m ra cách nhét vào tôi một tài năng mới : từ lúc ấy, tôi biết tàm tạm chèo chống giữa đám sổ sách, nào cuốn về những người vào, nào cuốn về những người đi. Tôi đem cả các bản tường tŕnh, báo cáo ra xào nấu.
Bên cạnh văn pḥng quân sự này th́ mặt trận, đối với tôi, giống như một cuộc dạo chơi, như những buổi tập thể dục ngoài trời.
Vào buổi tối, tôi buồn bă trở về nhà, gần như muốn khóc. Tôi kể lại cho vợ nghe những cực h́nh ấy. Âm thầm, nàng đau đớn.
Trong vài buổi tối khác, tôi được hài ḷng hơn khi ít nhất tôi có thể vẽ một chút và nói chuyện về hội hoạ với anh bạn bác sĩ- nhà văn tên Baal-Machschowess-Eljacheff của ḿnh. T́nh bạn của anh ấy là niềm vui cho tôi, nhất là trong quăng thời gian đó. Chúng tôi quen nhau ở nhà người sưu tầm tranh Kagan-Chabchaj, nơi thiên hạ say mê bàn tán về nghệ thuật. Chính người sưu tầm này là một trong những khách đầu tiên mua nhiều tranh của tôi, để dựng lên một bảo tàng quốc gia.
Mỗi tối, chúng tôi đi chơi với Eljacheff; tha thẩn trong đêm khuya trên những con đường nhỏ hẹp của Moscou anh ta đă tung ra trước mặt tôi tất cả cái tài hùng biện của ḿnh. Khi anh bất ngờ quay về phía tôi, cặp kính sáng ngời trong bóng tối. Râu mép mảnh và đen, cái nh́n xoáy và sắc châm thẳng vào mắt tôi. Vừa hoài nghi vừa tử tế, anh lắng nghe, nói, bàn căi, khua cánh tay, khập khiễng bước.
Chúng tôi rất thân nhau. Có lần tôi ngủ lại nhà anh ta, trong ánh toả yếu nhạt của ngọn đèn đêm gần giường tôi anh đă nói chuyện không ngừng cho đến sáng,.Về các văn sĩ, về chiến tranh, cuộc đời chung chung, về nghệ thuật, cách mạng, về thằng cháu họ là uỷ viên nhân dân và, đặc biệt hơn cả, về người vợ đă bỏ ḿnh ra đi.
Anh ta đă quen hồi nàng c̣n rất trẻ. Nàng là một sắc đẹp hiếm có. Mắt đen, da bánh mật, dáng cao và thanh mảnh, nàng im ĺm, như thể đă đông cứng lại. Cả văn chương cũng như t́nh yêu của bạn tôi cũng không thể khiến nàng xúc động. Thản nhiên, tiếp nhận những ân cần của chồng một cách lạnh lùng. Rồi một ngày đẹp trời, nàng đă bỏ rơi anh ta, đi với người khác. Bạn tôi bảo rằng :
- Tất nhiên thôi, cậu hiểu không, nàng cần một gă đàn ông làm cho nàng được hoàn toàn thoả măn. Nh́n tôi đây này : một bên bị bại liệt, và mỗi khi cất tiếng th́ miệng tôi nhỏ dăi !
Suốt buổi sáng anh ngồi chờ bệnh nhân. Nhưng uổng công. Thế là anh ngồi xuống viết. Đă hơn một lần, trong những năm đói lạnh ấy, anh đă chia cho chúng tôi phần thị ngựa của ḿnh. Chúng tôi ăn uống ngon lành trong căn bếp nhà anh. Thằng con trai anh ngồi chơi bên cạnh. Anh đă cố nuôi nấng nó bằng tất cả khả năng của ḿnh.
Cầm ly nước trà trong hai bàn tay run rẩy, anh nói, anh nói. Nước trà rơi văi, đă nguội lạnh từ lâu. Tôi uống cốc của ḿnh. C̣n anh, vừa nói vừa chỉnh lại cặp kính suưt rớt xuống ly trà đă nguội trong bàn tay buốt cóng.
Tôi cũng đă đưa tranh cho một người bạn thân khác xem, là Syrkine đáng tôn kính. Hắn bị cận thị nặng quá, muốn nh́n ǵ cũng cần tới ống nḥm, và khi gặp bạn th́ hắn sẽ đụng ngay vào người bạn đấy. Nhưng hắn bảo vệ tôi với tấm ḷng.
Bạn bè ta ơi. Các bạn ở đâu này hôm nay ?
Đức Quốc Xă đă dành được những thắng lợi đầu tiên. Ngay ở trụ sở của cơ quan quân sự tại Lyteiny tôi cũng bị xú khí làm nghẹt thở.
Hội hoạ của tôi cùn nhụt.
Một buổi tối, rất âm u, tôi ra ngoài một ḿnh. Không có ai trên đường phố. Những đám sạn trên lề đường rơ từng hạt một. Dường như đang có một vụ tàn sát dân Do Thái trong trung tâm. Một bọn vô lại nổi lên làm loạn. Chúng khoác áo nhà binh, cầu vai tơi tả, khuy áo bứt tung, bọn đáng ngờ này lượn ṿng trong những con đường. Chúng vui thú tóm lấy khách bộ hành qua đó, rồi quẳng từ trên cầu xuống. Người ta nghe thấy súng nổ.
Hiếu kỳ, muốn lại gần xem cuộc tàn sát này, tôi từ từ bước tới. Các ngọn đèn đường đă tắt. Tôi cảm thấy sợ, nhất là trước những tiệm thịt. Ở đó, có những con bê c̣n sống, nằm cạnh đám dao mổ của đồ tể. Chúng đang bị nhốt trong đêm cuối cùng, rên rỉ thật đáng thương.
Bỗng từ một góc phố xuất hiện một nhóm bốn hay năm tên mang vũ khí từ đầu tới chân. Thoáng nhận ra tôi, chúng đă hỏi :
- Do Thái hay không ?
Trong tíc tắc, tôi do dự. Trời tối bưng. Túi tôi rỗng, những ngón tay th́ mềm, hai chân yếu ớt, c̣n chúng th́ khát máu. Cái chết của tôi sẽ thật là vô ích. Tôi thèm sống biết bao.
- Thôi, được rồi, đi đi !
Thế là, chẳng chờ đợi thêm, tôi vội bước về trung tâm thành phố mà ở đó cuộc chém giết đă nổ bùng. Những phát súng ṛn ră, những thây người rớt xuống nước. Tôi chạy trốn về nhà.
Tôi đă cầu xin : ‘‘Guillaume, hăy hài ḷng với Varsovie, Kowno, đừng vào Dwinsk ! Nhất là đừng đụng tới Witebsk ! Tôi đang ở đây và tôi vẽ những bức tranh của ḿnh. ’’
Nhưng may mắn cho Guillaume, lính Nga đánh trận thật dở, mặc dù họ đă điên cuồng chiến đấu cũng chẳng thể đẩy lùi quân địch. Lính chúng tôi chỉ xuất sắc trong giáp chiến mà thôi. Mỗi lần thua trận là thêm một cơ hội để thống lĩnh của binh đội Nga, ngài đại công tước Nicolas Nicolaewitch, đổ tội cho người Do Thái.
- Đuổi tất bọn chúng đi, trong ṿng hai mươi bốn giờ. Hoặc bắn chết chúng đi. Hay bắn đứa này và đứa kia cùng một lượt !
Quân lính càng tiến dần vào th́ dân Do Thái càng rời xa, bỏ lại những thành phố và các vùng ngoại ô. Ôi, tôi muốn đem họ vào trong tranh của ḿnh biết bao, để cho họ có được một nơi trú ngụ an toàn.
Những nắm tay giơ lên doạ nạt trời cao. Lính tráng trốn khỏi mặt trận. Chiến tranh, súng đạn, chấy rận, họ để lại tất cả trong các chiến hào. V́ quá quưnh quáng, những người lính đă đập vỡ cửa kính của những toa tàu, chiếm lấy các xe lửa đă bị phá huỷ. Họ chồng chất lên nhau như cá ṃi, họ đi về thành phố, về thủ đô. Họ gào thét tự do và rít lên những lời nguyền rủa.
Tôi cũng đứng ngồi chẳng yên. Tôi từ bỏ văn pḥng, b́nh mực và tất cả các thứ giấy tờ ghi chú. Vĩnh biệt ! Tôi cũng thế, cùng với những người khác tôi rời mặt trận. Tự do và chấm dứt chiến tranh.
Tự do. Tự do về tất cả.
Và, nó đă bùng nổ, cuộc cách mạng tháng hai năm ấy.
Cảm nghĩ đầu tiên đến với tôi là - ḿnh chẳng c̣n dính dáng ǵ với “đám người kiểm soát hộ chiếu” nữa. Đội binh của Volunsky đă khởi kháng đầu tiên. Tôi đă chạy đến quảng trường Znamensky, rồi từ đó tới Liteynay, Newsky, xong lại ṿng về. Súng nổ rân mọi nơi. Đại bác đă sẵn sàng.
Người ta xếp lại vũ khí.
“ Douma muôn năm ! Hoan hô chính phủ lâm thời ! ”
Quân pháo thủ đứng về phía quần chúng. Những khẩu đại bác đă được buộc trên xe, họ lên đường. Lính tráng thuộc các binh chủng khác cũng tuần tự phát thệ. Sau đám ấy th́ tới phiên các sĩ quan, thuỷ thủ.
Trước viện Douma, giọng tổng thống Rodzianko vang to dữ dội :
“Các anh em, đừng quên là kẻ thù hăy c̣n đây. Thề đi ! Các người hăy thề đi !
Người ta gào đến khản cổ :
- Chúng ta thề ! Chúng ta thề ! Hoan hô !
Một điều ǵ đó sắp bùng lên.
Tôi đă sống như đang ngất xỉu. Tôi không nghe thấy cả tiếng Kerensky. Ông ta đang ở đỉnh điểm của vinh quang. Tay đặt lên ngực như Nă Phá Luân, ánh mắt cũng vậy. Ông ta nằm ngủ cả trên giường nhà vua.
Đám người theo phe bán-dân chủ đến gặp nhau ở trụ sở của Đảng Dân Chủ Lập Hiến, rồi tới phía dân chủ. Người ta tập hợp. Nhưng đếu thất bại !
Sau đó, ông đại tướng Korniloff tuyên bố muốn cứu nước Nga. Những kẻ đào ngũ tấn công các tuyến đường xe lửa. “Chúng ta về nhà thôi !”.
Lúc ấy là tháng sáu. Tchernoff đă đọc diễn văn ở nơi diễn xiệc.
“Hội đồng lập hiến, Hội đồng lập hiến !”
Trước tượng đài của đại đế Alexandre III ở quảng trường Znamensky, thiên hạ bắt đầu thầm th́ :
- Lénine đến rồi đấy.
- Ai vậy ?
- Lénine từ Genève ấy à ?
- Chính hắn.
- Ông ta đang ở đây.
- Chẳng thể nào.
- Hạ bệ, đuổi ông ta đi ! Hoan hô chính phủ lâm thời ! Giao hết quyền cho Hội đồng lập hiến !
- Này, có thực là ông ta từ Đức về trong một toa tàu bịt ch́ ?
Ở kịch trường Michailowsky, các diễn viên và hoạ sĩ cũng tập họp. Họ có ư định thành lập một bộ về nghệ thuật. Tôi đă đến dự với tư cách người xem. Chẳng ngờ, trong những tên tuổi được đề nghị tham gia vào bộ này, tôi nghe nêu ra tên ḿnh từ đám mấy người trẻ.
Tôi rời Pétrograd và trở về Witebsk. Thay v́ trở thành bộ trưởng, tôi thà chọn quê hương của ḿnh. Thấy chồng bỏ rơi hội hoạ, vợ tôi đă khóc. Nàng cảnh cáo rằng tất cả rồi sẽ kết thúc bằng những tổn thương, những lăng nhục.
Và đă là như thế.
Đau ḷng thay, vợ tôi luôn luôn có lí. Đến bao giờ tôi mới biết nghe lời nàng đây ?
………………………………….
(c̣n tiếp)