Marc Chagall

Marc Chagall

           

                                                         

                                                                                               

ĐỜI TÔI                                                                                  

Mai Ninh chuyển ngữ

 

Đoạn 11

 

Nước Nga phủ đầy giá lạnh.

Lénine đă làm nó đảo lộn, giống như tôi lật ngược những tấm tranh của ḿnh.

Bà Kchessinsky đă ra đi. Lénine đọc diễn văn từ trên ban công. Tất cả đều ở đấy. Mấy chữ R. S. F. S. R.* đă đỏ rực lên Các nhà máy ngừng hoạt dộng.

Những chân trời lộ ra.

Chỉ có không gian và cái trống rỗng.

Chẳng c̣n bánh ḿ. Những con chữ màu đen trên các cáo thị buổi sáng làm tắc nghẽn tim tôi.

Cuộc đảo chính đă xảy ra, Lénine, chủ tịch của Sownarkom**. Lounatcharsky, chủ tịch của Narkompross***. Trotsky đă có mặt ở đấy. Zinowieff cũng vậy. C̣n Uritzky, ông ta trông chừng các lối vào Hội đồng lập hiến.

Tất cả đều ở đó và tôi… th́ ở Witebsk.

Tôi có thể không ăn trong nhiều ngày, ngồi gần cái cối xay lúa để nh́n cây cầu, nh́n bọn ăn xin, đám khốn cùng vác trên người những gánh nặng. Tôi có thể chần chờ trước pḥng tắm công cộng để ngó những người lính cùng vợ bước ra, với cành bu-lô trong tay. Tôi có thể loanh quanh bên ḍng sông, gần nghĩa trang…

Tôi có thể quên anh, Wladimir Ilyitch, anh nữa Lénine, cả Trotsky…

Thế nhưng, đáng lẽ nên sống yên lành để vẽ tranh th́, thay cho tất cả các thứ ấy, tôi lại lập ra một Trường Mỹ Thuật, trở thành giám đốc, thành chủ tịch và kiêm luôn tất cả những chức vụ nào bạn muốn.

“Thật hạnh phúc !”

“Thật khùng điên ! ”, vợ tôi đă nghĩ.

 

Lounatcharsky tươi cười đón tiếp tôi trong văn pḥng ở điện Kremlin. Tôi đă gặp ông ấy một lần tại Paris, trước chiến tranh ít lâu. Thuở đó ông là nhà báo, đă tới xưởng vẽ của tôi ở “Tổ ong”. Mắt đeo kính, cḥm râu cằm nhỏ, vẻ mặt tựa một thần đồng nội. Ông ta tới xem tranh tôi để viết một bài báo. Nghe nói ông theo chủ nghĩa của Marx. Nhưng kiến thức của tôi về chủ nghĩa ấy lại rất giới hạn, tôi chỉ biết Marx là một người Do Thái có bộ râu dài màu trắng. Tôi đă nhận thấy là nghệ thuật của ḿnh hẳn không phù hợp với ông ta. 

Tôi nói với Lounatcharsky :

“Cần nhất, xin đừng hỏi tại sao tôi đă sơn màu xanh da trời hay màu xanh lá cây, và v́ sao con bê lại thấy ḿnh trong bụng con ḅ cái v. v… Mặt khác, nếu Marx khôn ngoan đến thế th́ tôi đồng ư để ông ấy được hồi sinh và cắt nghĩa cho bạn hiểu”.

Tôi cho Lounatcharsky xem tranh, lật thật nhanh. Ông mỉm cười, im lặng viết vào sổ tay. Tôi có cảm tưởng ông ấy đă ghi nhớ cuộc gặp gỡ này, măi măi, như một kỷ niệm xấu. 

Thế mà, giờ đây ông trịnh trọng xác định nhiệm vụ mới của tôi.

Tôi trở về Witebsk một ngày trước lễ kỷ niệm lần đầu về cuộc Cách mạng tháng mười. Cùng với nhiều nơi khác, thành phố tôi chuẩn bị ăn mừng bằng cách trang hoàng các con đường với những tấm bích chương lớn. Tỉnh tôi có khá nhiều thợ sơn nhà. Tôi họp tất cả lại, từ trẻ tới già, và nói :

- Hăy nghe đây, các bạn và con cái của các bạn đều sẽ là học tṛ trường tôi. Hăy đóng cửa các hiệu vẽ quảng cáo và bôi bác lem luốc của bạn đi. Mọi đơn đặt hàng đều qua trường chúng ta, rồi các bạn sẽ phân phát cho nhau. Đây này, một tá hoạ cảo, hăy vẽ chúng lên những tấm vải lớn, và vào cái ngày mà đoàn thợ thuyền diễu hành qua tỉnh, cờ với đuốc trong tay, các bạn sẽ đi dán chúng trên các bức tường trong thành phố chúng ta và cả ở mấy vùng phụ cận.

Tất cả đám thợ sơn nhà cửa này, từ những ông già có râu tới bọn học nghề của họ, bắt đầu sao vẽ mấy con ngựa và ḅ cái của tôi. Và ngày 25 tháng mười, những con thú muôn màu của tôi đong đưa mọi nơi trong thành phố, chúng được thổi phồng bởi cách mạng. Những thợ thuyền vừa tiến bước vừa hát “Quốc tế ca”. Chỉ nh́n họ cười là tôi biết chắc rằng họ đă hiểu tôi.

            Nhưng những người cầm quyền, những người cộng sản th́ dường như ít hài ḷng hơn.

Tại sao con ḅ cái lại xanh, và tại sao chú ngựa bay lên trời ?  Tại sao ? Những điều này liên quan ǵ với Marx và Lénine ? Họ vội vàng t́m đến các người nặn tượng trẻ, đặt làm tượng bán thân của Lénine và của Marx bằng xi-măng. Tôi e rằng chúng đă tan ră dưới làn mưa Witebsk.

            Khốn khổ thay cho thành phố này !

            Khi người ta dựng lên trong vườn hoa công cộng cái tượng nhút nhát ấy, do một học tṛ trong trường đă làm theo khuôn mẫu, tôi giấu ḿnh sau bụi cây, mỉm cười.

            Marx, ông ấy đang ở đâu?  Đâu rồi cái băng ghế, nơi tôi đă ôm ông ngày xưa ? 

            Tôi có thể ngồi chỗ nào, che giấu ở đâu sự xấu hổ của ḿnh ?

            Thế mà một Marx không đủ. Trong một con đường khác, người ta lại dựng thêm một tượng nữa. Nó cũng chẳng được may mắn hơn. Thô và nặng, càng kém vẻ nhân từ, bức tượng đă làm cho các phu xe ngựa đậu đối diện với nó thêm sợ hăi.

            Tôi thấy xấu hổ. Đấy có phải là do lỗi của tôi ?

 

            Mặc một chiếc áo sơ-mi kiểu Nga, một cái cặp da cắp dưới cánh tay, tôi ra dáng một công chức xô-viết lắm. Chỉ mái tóc dài và, trên đôi má có những vệt hồng bóc ra từ tranh tôi là khiến người ta biết, tôi là một hoạ sĩ. Những ngọn lửa hành chính cháy trong mắt tôi. Tôi bị đám trẻ nhỏ bao quanh - đó là bọn học tṛ mà tôi đang sửa soạn biến chúng thành thần đồng trong hai mươi bốn giờ. Tôi vất vả chạy vạy đi xin những trợ cấp cần thiết cho trường, kiếm tiền, kiếm màu vẽ và vật liệu. Vận động rất nhiều nơi cho chúng tránh được cái nghĩa vụ quân sự.

            Lúc nào tôi cũng chạy đua. Vợ tôi thay thế khi tôi vắng mặt. Tôi đến cả những phiên họp của Goubispolkom**** để xin ngân quỹ của thành phố. Trong lúc tôi tŕnh bày đề án th́ ông chủ tịch chính phủ cố t́nh ngủ gật. Ông ta chỉ tỉnh dậy khi tôi kết thúc, và bấy giờ ông hỏi :

            “Này, anh nghĩ thế nào, đồng chí Chagall. Điều ǵ quan trọng hơn cả, sửa chữa khẩn cấp một cây cầu hay là cấp tiền cho cái viện Mỹ Thuật của anh ?”

            Mỗi lần tôi nhận được trợ cấp, với sự giúp đỡ của Lounatcharsky, th́ ông chủ tịch này bắt tôi ít nhất phải phục tùng quyền lực. Nếu không, ông doạ bỏ tù. Nhưng tôi chẳng hề chấp nhận.

 

            Thỉnh thoảng, những uỷ viên khác cũng đến gặp tôi. Để thuyết phục ḿnh rằng họ vẫn c̣n là những đứa trẻ chỉ biết làm ra vẻ quan trọng khi mạnh bạo đập tay xuống bàn trong các buổi họp, tôi đă đùa nghịch vỗ vào lưng hay vào mông một uỷ viên quân sự - gă thiếu niên mười chín tuổi -  hay một uỷ viên công chánh. Mặc dù họ là bọn đàn ông tráng kiện mạnh mẽ, nhất là gă đầu tiên, họ đă nhanh chóng chịu thua. Tôi cũng đă hân hoan ngồi lên lưng ông uỷ viên quân sự ấy. 

            Tất cả các điều này cho ta thấy ḷng kính trọng nghệ thuật của lănh đạo thành phố. Tuy thế, cũng chẳng ngăn cản được chuyện họ bắt giam mẹ vợ của tôi, cùng lúc với tất cả những người trưởng giả khác. Lí do thật đơn giản, chỉ v́ họ giàu có.

            Trong các lần bắt buộc đi vận động tôi đă đến nhà Maxime Gorky. Tôi không biết h́nh ảnh tôi đă phản chiếu như thế nào trong đầu ông. Vừa bước vào cửa, tôi bắt gặp ngay trên tường những bức tranh thiếu thẩm mỹ, đến nỗi tôi tưởng ḿnh đă gơ lầm nhà. Ông đang nằm trong giường và khi th́ khạc vào khăn tay, khi vào ống nhổ.  Chẳng cần bàn căi, ông chấp nhận tất cả các dự án của tôi với vẻ ngạc nhiên; vừa quan sát ông vừa thử đoán xem tôi từ đâu đến và tôi là ai. C̣n tôi, tôi quên bẵng là ḿnh đến hỏi xin ông điều ǵ.     

            Chỉ cần ai đó thốt ra ư muốn là tôi thương hại và mời làm thầy dậy trong trường ngay. V́ tôi muốn mọi khuynh hướng nghệ thuật đều được có mặt. Một trong những người ấy, mà tôi đă cho chức hiệu trưởng, đă dùng thời giờ đi gửi quà cho gia đ́nh. Ở bưu điện và ngay trong uỷ ban những người cộng sản, thiên hạ bắt đầu bàn tán về mấy ông giáo sư được mời của đồng chí Chagall.

            Một thầy giáo kia giải phiền bằng cách ve văn các uỷ viên thành phố, cố ư nhận ban bố của họ. Lúc các tin tức kiểu này tới tai, tôi rất giận dữ, nóng nảy hỏi :

- Sao có thể thế được ?

Th́ anh ta quỷ quyệt trả lời :

- Ồ, đồng chí Chagall, tôi làm thế v́ ông đấy !... để giúp đỡ ông.

Thầy giáo thứ ba, sống ngay trong viện và có phụ nữ bao quanh, lại bị xúc động bởi cái thuyết thần bí “trừu tượng”. Tôi chẳng biết hắn đă quyến rũ các bà ra sao.    

            Một người khác, vốn là học tṛ nhiệt tâm nhất của tôi, từng thề thốt thâm t́nh và tận tuỵ, cứ tưởng như tôi là cứu tinh của gă. Thế mà ngay khi được chức giáo sư, gă đă ngả sang phe đối lập, chửi mắng và nhạo báng tôi không tiếc lời. Gă liền tôn vinh một thượng đế mới, nhưng chẳng lâu sau cũng phản bội rồi bỏ đi. C̣n có một người bạn thân cũ, đă học cùng trường. Tôi gọi anh ta đến giúp. Lúc trước hắn làm việc trong một văn pḥng nào đó. Tôi đă nghĩ, để làm ǵ, hắn chỉ mất thời giờ vô ích ở đấy, nên tôi đem hắn về nhà. Rất sung sướng và để tỏ ḷng biết ơn tôi, hắn ta cũng đă vội vă chạy sang phía thù nghịch. 

            Nhiệm vụ chủ tịch bắt tôi phải làm việc rất khuya. Với nhiệt tâm, tôi đă xin các giáo sư làm tṛn bổn phận của họ; nhưng họ dần dần mệt mỏi, ngủ gục. Họ xem thường các buổi họp, chế nhạo cả cái trường này và niềm tin vững chắc của tôi. Cũng đúng đấy, tôi chẳng mấy kiên nhẫn. Tôi cho họ phát biểu nhưng biết trước họ sẽ nói ǵ nên chẳng để họ dứt lời. Tôi muốn thực hiện cùng một lúc nào là viện mỹ thuật, bảo tàng, nào là xưởng vẽ địa phương. Tôi nôn nóng được nh́n thấy tất cả đều thành công, chẳng để ai được quyền nghỉ ngơi, không cho tôi, cũng chẳng cho ai khác.

            Rằng tất cả các giáo sư của trường đều “quư mến” lẫn nhau, và rồi họ sẽ bắt đầu “thương yêu’’ cả tôi nữa. Rằng tôi sẽ trở thành một nhân vật nổi tiếng của thành phố và sẽ cho ra đời hàng chục hoạ sĩ.

 

            Vào một ngày như thường lệ, tôi cất công đi xin cho họ nào bánh ḿ, nào màu sơn, tiền bạc, th́ nhóm thầy dạy trong trường đă dấy loạn, lôi kéo luôn cả học tṛ của tôi vào cuộc phản kháng.

            Xin Thượng Đế hăy tha lỗi cho họ !

            Với sự ủng hộ của những người mà tôi từng dang tay đón nhận, cho bánh ḿ và công việc, họ đă lập ra một nghị quyết bắt tôi rời khỏi trường trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ.

            Khi tôi đă ra đi, họ tức th́ lắng xuống. C̣n ai nữa đâu để chống đối. Tẩu tán xong mọi tài sản của viện, cho đến cả các bức tranh mà tôi đă mua về bằng ngân quỹ của nhà nước với ư định thành lập một bảo tàng ở Witebsk, họ đă giải tán, bỏ rơi ngôi trường và đám học tṛ cho sự may rủi của số mệnh.

 

            Tôi muốn cười được biết bao. Nhắc làm chi những chuyện cũ kỹ ấy ? Tôi sẽ chẳng nói ǵ thêm nữa về những bạn thân lẫn kẻ thù của ḿnh. Mặt nạ của họ đă hằn sâu trong tim tôi, như những khúc gỗ. Hăy làm sao cho tôi được đi khỏi nơi đây với gia đ́nh trong hai mươi bốn giờ. Hăy gỡ hết những bảng hiệu, bích chương của tôi. Cứ tha hồ nói lắp đi, như ư muốn. Đừng sợ, ta sẽ không nhớ đến các người, cũng chẳng muốn ở lại trong trí nhớ của các người.   

            Nếu trong nhiều năm, ta đă đem hết cả sinh lực phục vụ cho quê hương, bỏ rơi cả công việc của chính ḿnh th́ chẳng phải v́ t́nh thương đối với các người, mà v́ thành phố của ta, v́ cha, mẹ của ta đă yên nghỉ ở đấy.

            Này mấy người kia, hăy để cho ta được yên.

            Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên chút nào nếu sau một thời gian vắng mặt, thành phố này đă xóa hết dấu tích của tôi. Không c̣n nhớ đến cái người đă bỏ rơi những cây cọ của chính ḿnh, để bị dằn vặt, đau khổ và đă cực nhọc đưa được Nghệ Thuật vào thành phố. Tên ấy đă mơ mộng sẽ biến đổi được những ngôi nhà tầm thường thành viện bảo tàng, và những người dân thô thiển thành nhà sáng tạo.

            Và tôi đă hiểu rằng, không ai có thể là thánh thiên tri cho xứ sở của ḿnh.

            Tôi đă lên đường đi Mạc Tư Khoa.

 

            Tôi đă nghĩ đến bạn bè thân thuộc. Họ có thực là những người bạn thân thiết chăng?         Người bạn thơ ấu đầu tiên mà tôi thương mến đă bỏ rơi tôi như một miếng băng vải bong ra khỏi vết thương. Tại sao ư ? Ngày c̣n học trong Trường Mỹ Thuật, hắn đă lấy các tranh vẽ trong lớp của tôi, rồi xoá chữ kư và nhận là của ḿnh. Tôi chẳng trách ǵ, nhưng ban giám đốc đă đuổi hắn ra khỏi cửa. Về sau, trong thời gian tôi ở Paris, hắn đă tự hứa sẽ cướp luôn vị hôn thê của tôi, cố t́nh quyến rũ nàng bằng cái thứ ân cần giả dối. Cuối cùng, khi nh́n thấy tranh tôi vẽ ở tuổi trưởng thành, và cũng chẳng hiểu được tôi nữa nên hắn đâm ra ganh tị, giống như tất cả những người khác. T́nh bạn tuổi thơ như thế đă bay đi, qua ngưỡng cửa đời người đă trưởng thành và ác độc. Đấy có phải đâu là một t́nh bạn thân thiết, một người bạn thâm t́nh.

            Tôi có thể kết giao với ai đây ? Có ai để mà thương mến ?

            Những cánh cửa của tôi giờ mở rộng ra như thế.

Linh hồn cũng vậy, cả nụ cười, đôi khi.

Tôi chẳng c̣n ngạc nhiên nữa khi bị bỏ rơi, bị phản bội. Và tôi không vui mừng nữa khi có người mới đến làm quen. Tôi hồ nghi tất cả. Không có ai là bạn thân. Một người bạn khác đă bỏ tôi. Anh ta chẳng những không c̣n nghèo nàn mà thực ra lại rất nổi tiếng.

Ấy, nhưng mà thế giới vẫn đầy những bạn. Khi trời tuyết, tôi mở miệng ra hứng. Tuyết đă rơi vào rồi, phải không ? Bạn là thế đó.

Chỉ có Thượng Đế mới giúp cho tôi nhỏ được những giọt lệ chân thật trước tác phẩm của ḿnh. Ở đó sẽ lưu lại các nếp nhăn, sắc mặt nhợt nhạt, ở đó sẽ in giữ muôn đời tâm hồn dễ tuôn chảy của tôi.

 

Thành phố tôi đă chết. Đi khắp các con đường Witebsk.

Tất cả họ hàng đă qua đời.

Tôi sẽ viết đôi ḍng cho riêng tôi.

Bạn có thể không đọc chúng. Hăy quay đi.

Các em gái ! Thật là khủng khiếp khi anh chưa xây được mộ cho cha, không cho Rosine và không cả cho David. Hăy viết thư cho anh ngay, chúng ta sẽ nghe thấy nhau. Nếu không, chúng ta sẽ đi tới nước là quên mất cả nơi họ an nghỉ.

Trí nhớ tôi bừng lửa.

Anh đă vẽ về em, David, em với cây măng cầm trong tay. Em cười, miệng hồng, đầy những răng. Anh vẽ em màu xanh trên tranh. Em đă nằm nghỉ ở Crimée, ngoài đất nước, đấy là nơi em đă rất đau đớn vẽ ra từ cửa sổ của bệnh viện. Tim anh đang ở bên cạnh em.

C̣n người cha nhỏ bé của con…

Điều trăn trở về những năm tháng cuối cùng của chúng ta đă giằng xé ḷng con, và tranh con đă rung lên những hơi thở ấy. 

Cha tôi làm công việc chất hàng lên xe, chỉ kiếm vừa đủ ăn. Một chiếc xe hơi đă đâm vào ông, đè nát và giết chết ông gọn gàng. Thật giản dị. Người ta đă giấu, không cho tôi biết tờ thư báo tử. Tại sao ? Hầu như tôi chẳng c̣n biết khóc nữa mà. Tôi đă không trở về Witebsk chịu tang cha.

Như thế, tôi đă không nh́n thấy cái chết của mẹ lẫn của cha. Tôi chẳng thể. Tôi đă cảm nhận về cuộc đời này quá nhiều. Phải nh́n thêm “sự thật’ ấy bằng chính mắt ḿnh… mất đi cái ảo mộng cuối cùng… tôi không làm được.

Nhưng có thể nó sẽ có ích cho tôi.

Đáng lẽ tôi phải nh́n, thấy tận mắt từng đường nét người chết của cha mẹ, thấy gương mặt qua đời của mẹ tôi, trắng bệch. Bà đă thương yêu tôi biết bao. Vậy mà tôi ở đâu ? Tại sao tôi chẳng tới ? Thật không tốt chút nào.

C̣n khuôn mặt cha, đè nát bởi định mệnh và dưới bánh xe. Đau thay, tôi đă không ở đấy. Nếu tôi có mặt, cha đă hài ḷng biết mấy. Nhưng ông cũng chẳng sống lại được nữa.

Con sẽ về thăm mộ bố sau này. Chỉ cách mộ mẹ hai bước. Con sẽ nằm dài bên cạnh. Dù sao th́ bố cũng không thể phục sinh. Vậy lúc con đă già (hay có thể trước đó) con sẽ về gần bố.

Thôi Witebsk như thế đă đủ rồi. Chấm dứt con đường của nó.

 

Chỉ có em, em ở lại với ta. Chỉ em thôi, người mà tâm hồn ta sẽ chẳng nói ra một lời phù phiếm. Khi ta nh́n em thật lâu, dường như em chính là tác phẩm của ta vậy. Đă hơn một lần em cứu tranh ta thoát khỏi định mệnh tăm tối. Ta không hiểu nổi con người, cũng chẳng hiểu hơn các hoạ phẩm của ḿnh. Tất cả những ǵ em nói đều đúng. Hăy hướng dẫn bàn tay ta. Hăy cầm lấy cọ và, như một nhạc trưởng, em hăy đem ta đến những phương trời xa lạ.

Xin cha mẹ đă qua đời ban phép lành cho quan niệm về hội hoạ của chúng ta. Xin cho màu đen càng huyền hơn, và màu trắng sẽ bạch nhiều hơn nữa.

Và đứa con gái bé nhỏ của chúng ta. Con yêu dấu, hăy tha lỗi cho bố đă không nhớ đến con sớm hơn, chỉ vào ngày thứ tư sau khi con ra đời, bố mới đến nh́n con.  

Thật xấu hổ. Tôi đă ao ước có một đứa con trai, nhưng kết quả lại là điều trái ngược.

 ………………………………….

(c̣n tiếp)

* Liên bang Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa Xô-viết Nga 

** Hội đồng các ủy viên nhân dân.

*** Văn pḥng của uỷ viên nhân dân về giáo dục.

**** Ban điều hành của chính phủ.