Marc Chagall

Marc Chagall                   

                                                 

        Đối với tôi, ô cửa kính màu là một phân chia trong suốt

           giữa trái tim tôi và trái tim của thế giới (Marc Chagall, 1887-1985)                                   

                                                                                               

ĐỜI TÔI                                                                                  

Mai Ninh chuyển ngữ

 

Đoạn 12

Idolchka đă ra đời.

Chúng tôi đưa cháu về miền quê ngay khi mới sinh. Một đứa trẻ sơ sinh đâu phải là một chiếc b́nh dễ vỡ. Thế mà vợ tôi quấn chặt con bé từ đầu tới chân để nó không bị lạnh. Tôi đă bảo: ‘‘Anh nghĩ, ít nhất phải chừa cái miệng, một sinh vật cần có không khí’’.

Cuối cùng, chúng tôi cũng đến nơi. Và ngay khi tháo cái gói hàng con nít này ra, chúng tôi đă bật kêu cùng lúc với đứa bé đang giận dữ, mặt đỏ tía tai, rít lên như núi lửa.

‘‘Em thấy chưa ?’’

Em gái và chồng cô ấy là hàng xóm của chúng tôi. Ở mỗi bước đi, con họ đều để lại dấu vết đằng sau. Cứ thế, cả ngày, sàn nhà lấm đầy màu. C̣n mấy cái bô nữa chứ !

Trong pḥng chỉ có độc một cửa sổ. Người ta có thể nh́n thấy một khúc đường với cây thông ở giữa. Nhưng ông em rể của tôi đến ngồi ngay trước cửa, che hết cả phong cảnh. 

Idotchka không chịu uống nước đường. Những giọt sữa lại rất là khan hiếm. Chắc chắn chúng ngon lành lắm, v́ dù nước đường không ngọt mấy nhưng cô bé ranh mănh chẳng hề bị lừa. Nó khóc to đến nỗi tôi không thể đừng được, đă bực bội ném nó vào giường.

‘‘Im ngay !’’

Tôi chẳng chịu nổi những tiếng khóc inh tai của bọn con nít. Thật khủng khiếp ! Tóm lại th́ tôi không phải là một người cha, thiên hạ sẽ bảo tôi là quái vật. Tôi mất dần sự quí mến của người đời.

Nhưng viết ra những thứ này để làm chi ?

Và sau đó ! Con c̣n nhớ chăng, con gái yêu, về chuyện đă xảy ra mấy năm sau ở Malachowka ? Tôi đă nằm mơ thấy một con chó cắn Idotchka của chúng tôi. Trời lúc ấy đă tối. Qua cửa sổ của căn pḥng, tôi thấy một ṿm trời có các h́nh vuông khổng lồ ngang dọc, đầy màu sắc, những bức xạ kế, những h́nh tṛn, kinh tuyến, chằng chịt những dấu chữ.

Mạc Tư Khoa, không; Bá Linh, không; Nữu Ước, không. Rembrandt, Witebsk. Hằng triệu khổ h́nh. Trừ màu cực dương, tất cả các màu sắc khác bùng cháy, rồi lại tự bốc lửa. Tôi ngoảnh ra phía sau và tôi thấy bức tranh của ḿnh, trên đó những con người không c̣n là chính họ nữa. Trời thật nóng. Tất cả như ngả sang màu lục. Tôi nằm giữa hai thế giới này và nh́n qua cửa sổ. Bầu trời chẳng c̣n xanh, nó kêu ro ro trong đêm tối như vỏ ṣ và chói sáng hơn cả mặt trời.

Có thể chăng, giấc mơ này đă liên quan đến việc tôi nhảy vọt qua cánh đồng vào ngày hôm sau, lúc con gái tôi đă té ngă và bị thương ở đó. Máu chảy thành ḍng từ chiếc que nhỏ đâm vào má, con bé hét lên, lấy hết sức chạy đến với tôi. Lại thêm một lần, tôi cảm thấy tất cả thắt quặn trong ḿnh, tôi bước đi một cách dị kỳ trên mặt đất.

Nếu bố có thể viết ra th́ những lời lẽ ấy sẽ vô vị hơn cả đất của cánh đồng mà con đă ngă xuống, con gái yêu dấu ạ.

Dường như sau ta tất cả mọi điều sẽ khác. Và thế giới này liệu c̣n sống nữa hay chăng ?

 

Nhưng bọn học tṛ cũ của tôi đă hối hận. Họ hối thúc tôi trở lại trường. Họ in bản nghị quyết đoan chắc rằng họ cần tôi. Họ thề thốt sẽ vâng lời v... v...

Thế là tôi đây, một lần nữa ngồi trong một toa tàu chở hàng cùng với gia đ́nh, cạnh chiếc xe đẩy con nít, cái ấm nước và những dụng cụ nội trợ khác. Linh hồn tôi như một căn pḥng ẩm thấp, từ từ rỉ nước.

Niềm hi vọng giấu trong cái cặp da. Trong đó, là sự phán quyết, là mật độ của tất cả các ảo tưởng trong tôi.   

Tuyết rơi. Trời rất lạnh. Không có một chút củi để sưởi.

Họ dành cho chúng tôi hai căn pḥng trong một căn hộ mà một gia đ́nh đông đảo gốc Ba Lan cũng đang ở trọ. Chúng tôi đụng phải những tia mắt của họ như động vào lưỡi kiếm.

‘‘Đợi mà xem; người Ba Lan sắp vào tới Witebsk và họ sẽ giết chết cha mày’’, con cái họ nói thế với đứa con gái nhỏ của tôi.

Nhưng trong khi chờ đợi, chính lũ ruồi đă tấn công chúng tôi. Gần nhà là trại lính. Từ chỗ ấy hàng ngàn con ruồi tung ra vui vẻ, hiên ngang bay cùng đường phố, xông vào nhà chúng tôi theo những kẽ hở. Chúng đâm vào những bức tranh, mặt người, cánh tay, bàn tủ, vợ và con tôi, đến nỗi con bé đổ bệnh.

Lính tráng đi ngang qua cửa sổ. Những đứa trẻ ăn mặc lếch thếch, bẩn thỉu chơi đùa trước cửa nhà, và con gái tôi đă thương hại nên lấy của nhà đem tặng chúng, nào muỗng, nĩa và dao bằng bạc.

Tôi lại dọn đi nơi khác. Một ông nhà giàu già khụ đă mạo hiểm cho chúng tôi ở nhờ, với hi vọng là chức vị giám đốc viện Mỹ Thuật của tôi có thể bảo vệ ông ta. Mà bảo vệ điều ǵ cơ chứ ?

Quả nhiên, người ta đă để ông cụ được yên thân. Cụ già này, đơn độc và hà tiện, tự nuôi ḿnh như nuôi một con chó bị bệnh. Bếp ḷ của ông cụ thổi từng hơi vào mấy cái nồi rỗng tuếch rồi cười cợt, đợi chờ cái chết của chủ nhân. Chẳng ai đến nhà ông cả. Ngoài đường là cách mạng. Ông ta chẳng có một ư niệm nào. Chỉ khư khư canh chừng của cải. Ngồi một ḿnh trước cái bàn lớn. Ngọn đèn treo đă được thắp sáng hồi vợ ông ta c̣n tại thế, bây giờ nó lờ mờ và bóng ông phản chiếu bờ vai cong ṿng, hai cánh tay khúc khuỷu, bộ râu và khuôn mặt vàng ủng, đầy nếp nhăn.

Ông ta chẳng có việc ǵ để làm. Trong đêm, khi lính của Cheka(*) đến xét nhà ông, họ phải đi ngang qua pḥng chúng tôi. Họ dừng lại, hỏi tôi trước. Tôi tŕnh giấy tờ. Họ vừa đọc vừa mỉm cười.

- C̣n kia ?

- Kia ư, một cụ già ở đấy, già đến nỗi mà khi các ông đến gần cụ ấy sẽ ngă đùng ra chết. Có nên mạo hiểm thế không ?

Và họ bỏ đi. Cứ vậy, hơn một lần tôi đă cứu sống cụ ta, cho tới ngày cụ chết một ḿnh.

            Thế là hết căn hộ. Ở đâu bây giờ ?

            Căn nhà của bố mẹ vợ tôi đă sụp đổ trước đó lâu rồi. Vào một buổi chiều, bảy chiếc xe hơi của Cheka đă đỗ lại trước những tủ kính sáng ngời, và những người lính thu gom, chất lên xe nào đá quí, vàng bạc, nào đồng hồ, tất cả những thứ đă có trong ba cửa hiệu. Họ vào cả nhà ở để xem c̣n có ǵ quí giá. Họ lấy luôn muỗng nĩa bằng bạc trong nhà bếp vừa được dọn khỏi bàn sau bữa ăn. Sau đó, họ tiến đến trước mẹ vợ của tôi, chĩa súng vào mũi bà :

- Đưa ch́a khoá két sắt. Hay là....

Do không biết mở, hay v́ quá quư hoá giá trị của nó mà họ đă nhọc nhằn khuân cả két sắt lên xe. Cuối cùng, thoả măn, họ bỏ đi.

            Bố mẹ vợ tôi già đi tích tắc và hoá câm, hai tay lơng thơng, mắt đờ đẫn nh́n ra xa, nơi bảy chiếc xe biến mất. Mọi người xúm lại với nhau, âm thầm khóc. Người ta đă lấy đi tất cả. Chẳng c̣n một cái muỗng. Đến tối, người giúp việc phải lục lạo đâu đó, t́m ra vài chiếc tầm thường. 

            Ông bố cầm chiếc của ḿnh, đưa gần vào miệng, rồi lại đẩy ra. Những giọt lệ chảy vào cái muỗng bằng thiếc, rồi tan hoà trong cốc nước trà. Đến đêm, đám lính trở lại, trang bị súng và xẻng.

            ‘‘Khám xét !’’

            Với sự trợ giúp của một người ‘‘chuyên nghiệp’’, một kẻ thù đố kỵ với gia đ́nh tôi, bọn họ đục tường và nẩy sàn nhà lên để t́m các thứ quí giá đă được cất giấu. Tất cả đă đủ để làm sụp đổ mọi can đảm của cha mẹ vợ tôi, cho dù họ đă quen với những tấn công và xúc phạm thường xuyên của bọn ăn cướp b́nh thường, từng bị tài sản quá lộ liễu của họ cám dỗ.

 

            Mạc Tư Khoa được thành lũy Kremlin bao bọc, hay Kremlin được Mạc Tư Khoa bảo vệ, những con người Xô-viết. Những cái miệng đói khát và những tiếng gào thét tháng mười.

            Tôi là ai ? Một nhà văn, ǵ chứ ?

            Chẳng lẽ chính tôi phải tả lại các năm tháng ấy ? Những ngày tháng mà bắp thịt chúng tôi đă lồng lộn lên như thế nào ư ? Da thịt biến thành màu sắc, thân thể thành cây cọ và cái đầu thành máy xoay.

            Tôi tḥng vội mấy cái quần rộng, chiếc áo choàng ngắn màu vàng (quà tặng của những người Mỹ, v́ thương xót, đă gửi cho các quần áo đă cũ của họ), và tôi đi dự các cuộc mít tinh, như tất cả mọi người.

            Có nhiều tập họp kiểu này lắm. Mít tinh về chính trị quốc tế do Lounatcharsky chủ toạ; về kịch nghệ, mít tinh của các thi sĩ, nghệ sĩ. Chọn thứ nào đây ? Với chiếc khăn quàng đỏ quấn cổ và vẻ mặt một hoàng đế bị lưu đày, Meyerhold là thành lũy của cách mạng kịch nghệ. Mới đây thôi, ông ta làm việc cho Nhà hát Hoàng gia, ăn vận nổi bật. Tôi thích ông ấy, một ḿnh ông giữa bao nhiêu người khác. Tôi cũng tiếc là chưa bao giờ làm việc với ông ta.  

            C̣n Taïroff đáng thương th́ rất ham những ǵ mới lạ, dù khi chúng tới tay ḿnh th́ đă cũ mất rồi, Meyerhold chẳng để cho anh ta yên. Không có cảnh tượng nào thú vị hơn là những cuộc căi nhau thường xuyên giữa họ.

Maïakowsky là người gào to nhất trong buổi tập họp của các nhà thơ. Tôi với hắn không phải là bạn thân, dù hắn đă kư tặng tôi trong một cuốn sách của ḿnh như thế này : ‘‘Xin Thượng Đế, hăy cho mỗi người đều ‘‘chagalle’’(**) như Chagall’’. Hắn đă nhận ra rằng những la lối và khạc nhổ công cộng như thế khiến tôi lợm giọng. Thơ có cần ngần ấy tiếng động hay không ?

            Tôi thích Essénine hơn, nụ cười và hàm răng anh ấy làm tôi động ḷng. Anh ta cũng kêu gào, nhưng say Thượng Đế chứ không say rượu. Lệ đầy trong mắt, anh không đấm tay xuống mặt bàn mà vào ngực, không nhổ vào người khác mà vào chính mặt ḿnh. Từ khán đài anh ra dấu chào tôi. Có thể thơ anh không tuyệt mỹ, nhưng phải chăng, sau thơ Block th́ đó là tiếng kêu duy nhất của linh hồn trong nước Nga ?

            Và làm ǵ đây trong mít tinh của các hoạ sĩ ?

Đấy, những học tṛ hôm qua, bằng hữu khi xưa, hàng xóm, họ điều khiển nghệ thuật của cả nước Nga. Họ nh́n tôi với sự nghi ngờ và thương hại. Nhưng tôi đâu c̣n tham vọng nào và hơn nữa, chẳng c̣n ai mời tôi làm thầy. Mà này, ngoài tôi ra, ngày nay có ai không là thầy cơ chứ ?

Đấy, một trong mấy người lănh đạo của nhóm ‘‘Bubnowy Walet’’, vừa giơ ngón tay chỉ rơ cho tôi cái ṿi phun ga ở giữa quảng trường Kremlin, hắn vừa ma mănh nói thêm :

‘‘Chính ở chỗ này, bọn ngươi sẽ bị treo cổ.’’

Trong khi chờ đợi, dường như hắn là một phần tử cách mạng rất nhiệt tâm.

Một người khác mà Thượng Đế đă hà tiện không ban cho tài năng, đă kêu lên : ‘‘Huỷ hết tranh đi !’’ Những nghệ sĩ đă ‘‘xuất hiện’’ từ thời Nga hoàng nh́n hắn hận thù. Tôi nhác thấy từ xa một bạn thân cũ, Tugendhold, một trong những người đầu tiên đă nói đến tôi. Bây giờ anh ta say mê nghệ thuật vô sản, cùng một ḷng kiên tŕ như thời xưa với nghệ thuật Tây phương

Một nghệ sĩ kia có tài năng bộc phát sớm đă nói về hội hoạ, thứ mà anh ta chẳng biết ǵ, với giọng điệu khinh bỉ. Cuối cùng, vừa say đắm quan sát một chiếc ghế trước mặt hắn vừa phát biểu: ‘‘ Từ giờ, tôi và vợ tôi sẽ chỉ lo sơn phết mấy cái ghế !’’ 

C̣n có một phát hiện mới, giống các ‘‘khám phá’’ về phái lập thể, phép đồng thuận, về phong trào nghệ thuật tạo dựng... đă trở về từ Âu châu với mười năm trễ muộn và cuối cùng lại tái hiện trong khuynh hướng kinh viện. 

Nhưng khi tôi nghe một tên la toáng lên : ‘‘Ta đếch cần linh hồn các người. Ta cần cái chân nhưng không cần cái đầu của các người’’, th́ tôi chẳng c̣n ngại ngần ǵ nữa. Đủ rồi ! Ta muốn giữ lại linh hồn của ta.

Tôi nghĩ rằng, cách mạng có thể to lớn khi nó biết giữ ǵn sự tôn trọng người khác.

 

Nếu tôi đă táo bạo hơn một chút th́ sẽ có được những đặc ân nào đó, như bao nhiêu người khác. Nhưng mà không. Tôi là một tên nói lắp, luôn luôn sợ sệt.

Tôi t́m một nơi cư ngụ ở Mạc Tư Khoa. Thật đă ngán Witebsk. Rồi cuối cùng cũng kiếm  được một căn pḥng nhỏ, mở ra một khoảnh sân. Ẩm thấp. Chăn nệm trong giường đầy hơi ẩm. Con gái tôi ngủ trong sự ẩm mốc ấy. Các tấm tranh ố vàng. Các bức tường như sắp sụp.

Sao, có phải tôi đang ở trong tù ?

Một khúc gỗ nằm dài nơi chân giường. Khó nhọc lắm tôi mới có được. Gă nhà quê ranh mănh đă bảo đảm : ‘‘Gỗ khô đấy’’. Nhưng t́m đâu ra người cưa nó ?

Chẳng thể nào khuân những khúc cây kềnh càng như thế lên lầu năm, tôi cũng không dám đánh liều để chúng lại ngoài đường, sẽ bị lấy trộm mất thôi. Tôi và bốn người lính t́nh cờ gặp nhau, đă kéo lê những ôm củi lên lầu, vào pḥng chúng tôi, xếp chúng thành h́nh chữ thập, như thể căn pḥng là một nhà kho. Đêm đến, người ta có thể bảo rằng nguyên một khu rừng đang bắt đầu tan đá. Các cây thông chảy nước, tràn ra. Có không những con chó sói, những con chồn đuôi dài giữa các khúc củi ? Chúng tôi có cảm giác như đang ngủ ngoài trời và nghe tiếng th́ thầm của những giọt nước, của tuyết tan.

Chỉ c̣n thiếu mỗi đám mây của Mạc Tư Khoa, và mặt trăng. Tuy thế chúng tôi vẫn ngủ và mơ. Vợ tôi, khi trở giấc, đă năn nỉ :

- Anh dậy xem con bé đi. Có nhiều tuyết trong giường nó không ? Nhớ che miệng cho nó !

Không có tí tiền nào ! Nhưng cũng chẳng cần, đâu có ǵ để mua. Tôi được nhận những phần thực phẩm và kéo lê chúng trên con đường giá lạnh, như một mớ cánh màu trắng xen lẫn với thịt sống, đầy máu đỏ và xương xẩu. Làm thế nào đây ? Cả nửa con ḅ. Cả một bị bột – lũ chuột cứ là tha hồ !

            Tôi thích ăn cá ṃi, nhưng ngày nào cũng cá ṃi ! Tôi thích món kacha. Nhưng ăn mỗi ngày th́… ! Và c̣n nữa, phải có chút bơ và sữa cho bé con. Vợ tôi đem nữ trang của cô ấy ra chợ Soucharewka nhưng chợ bị bao vây, lính bảo vệ giữ lại. Cô van nài :

- Ơn trời, hăy để tôi đi. Con nhỏ của tôi ở nhà một ḿnh. Tôi chỉ t́m chỗ để đổi mấy chiếc nhẫn này lấy một mẩu bơ thôi mà.

Tôi th́ chẳng than văn ǵ. Tôi rất ổn. Có hề chi ?

Một người đàn ông tốt bụng đă cho chúng tôi ở nhờ trong căn phố của ông ta. Vợ tôi, đứa con, người giúp việc và tôi ở cùng một pḥng. Bếp ḷ khói um. Mấy cái ống thổi đầy hơi ẩm vào giường. Nhiều ngấn lệ vui vẻ đọng lại trong những con mắt ám khói. Tuyết sáng như một mớ bông g̣n vô tư trong góc pḥng. Gió b́nh yên thổi và tiếng súng nổ ngoài xa tựa như những nụ hôn ồn ả.

Không gian vui vẻ và trống rỗng.

Từng nụ cười sơn vẽ màu sắc lên mặt tôi, và bánh ḿ đen Xô viết âm thầm nghiền ngẫm trong miệng, nhồi sâu vào tim tôi. Có đêm, người chủ nhà đă cho hai cô gái ngủ nhờ. Như thế ông ta cũng được an ủi. Ở thời đói khát, ở thời Xô viết này ! Ông đúng là trưởng giả đấy !

Rất buồn bực, tôi lao vào các trần nhà, các bức tường của nhà hát Mạc Tư Khoa. Ở đấy, tranh vẽ trên tường của tôi đă thở dài trong bóng tối. Bạn đă thấy chúng chưa ?

Sùi bọt ra đi, những người phái hiện đại !

Dù sao đi nữa, thử nghiệm đầu tiên về kịch nghệ của ta đă nhồi đầy vào ruột các ngươi.

Chẳng biết khiêm tốn ǵ ư ? Đă chán thứ ấy, ta nhường lại nó cho bà của ta.

Hăy cứ xem thường đi, nếu muốn.

 ………………………………….

(c̣n tiếp)

*  Uỷ ban đặc mệnh chống lại ‘‘phá họại và chống cách mạng’’, thành lập ngày 20/12/1917.

** Nghĩa theo tiếng Nga : bước đi.