Marc CHAGall
Những người nhà quê bé nhỏ
ĐỜI TÔI
Mai Ninh chuyển ngữ
Đoạn 14
Bộ Quốc Dân Giáo Dục mời tôi làm thầy giáo trong cái trại dành cho trẻ con tên là ‘‘Đệ tam Quốc tế’’ và cả trong cái ở Malachowka.
Những trại này có chừng năm mươi đứa trẻ, tất cả đều mồ côi. Chúng được các thầy giáo chín chắn, những kẻ mơ ước áp dụng các hệ thống giáo dục tiến bộ nhất, dạy dỗ nuôi nấng. Chúng là bọn trẻ mồ côi đau khổ nhất. Tất cả vừa bị tống ra đường, bị bọn cướp dùng roi đánh đập, đă hăi hùng trước lằn dao sáng loáng cắt cổ cha mẹ ḿnh. Dù đă thủng màng nhĩ v́ tiếng đạn réo và tiếng kính vỡ, vẫn c̣n nghe vang trong tai những lời cầu nguyện cuối cùng của cha và mẹ. Chúng đă nh́n thấy người ta dă man giựt đứt bộ râu của cha, rạch bụng chị hay em gái ḿnh sau khi hăm hiếp họ như thế nào.
Ăn mặc rách rưới, co ro v́ lạnh và đói, chúng lượn quanh trong thành phố, bám vào thành xe lửa cho đến lúc người ta nhặt được, đem về trại nuôi dưỡng trẻ em. Hàng ngàn, trong số bao nhiêu đứa cùng cảnh ngộ.
Và chúng đây, trước mặt tôi.
Phân tán trong nhiều căn nhà miền quê, chúng chỉ tụ họp lại trong các buổi học. Vào mùa đông, những căn nhà bé nhỏ này ch́m trong tuyết, gió thổi tuyết tung lên từng cơn lốc, hú và hát trong các ống khói. Bọn trẻ tự lo dọn dẹp nhà cửa, thay phiên nhau nấu ăn, tự làm bánh ḿ, cắt và chở củi về sưởi, giặt giũ và khâu vá.
Bắt chước người lớn, chúng cũng hội họp, thảo luận và phán quyết lẫn nhau, xét xử cả thầy giáo của ḿnh. Chúng vừa cười vừa điệu bộ hợp xướng bài Quốc tế ca.
Tôi dạy nghệ thuật cho những đứa nhỏ khốn khổ này. Chân không, áo quần sơ sài, chúng thi nhau la gọi thật to, từ mọi phía vang động : ‘‘Đồng chí Chagall !...’’ Chỉ có cặp mắt chúng là không muốn và không thể cười được nữa thôi.
Tôi thương yêu đám trẻ. Chúng vẽ, nhào vào màu sắc tựa thú vật với thịt tươi. Có một đứa trong lũ con trai ấy như ch́m trong một cơn mê sảng miệt mài của sáng tạo. Nó vẽ, sơn, soạn nhạc và làm thơ. Đứa khác, như một kỹ sư, b́nh lặng xây dựng nghệ thuật của riêng nó. Một vài đứa quên ḿnh trong nghệ thuật trườu tượng, đến gần với Cimabue và nghệ thuật kính màu của giáo đường.
Tôi đă thán phục những h́nh vẽ, những bập bẹ đầy linh cảm của chúng trong một thời gian lâu, cho đến lúc tôi phải bỏ rơi chúng ở lại.
Những đứa trẻ thân yêu, các ngươi giờ ra sao ? Khi ta nhớ đến các ngươi, tim ta se sắt.
Để ở gần trại Malachowka hơn, người ta cấp cho tôi một căn nhà gỗ nhỏ xíu, trống rỗng. Tuy nhiên c̣n một cái buồng dưới mái có thể ở được. Chiếc giường bằng sắt duy nhất của chúng tôi hẹp đến nỗi khi sáng ra là cả thân thể hằn đau, bầm tím. Nhưng chúng tôi đă nới nó rộng ra được một chút, nhờ vô t́nh t́m thấy mấy cái niễng. Căn nhà vẫn c̣n ươm hơi hướm của chủ nhân cũ đă bỏ đi, không khí nghẹt thở v́ các bệnh truyền nhiễm. Những lọ thuốc lăn lóc, những thứ bẩn thỉu của gia súc để lại bê bết khắp nơi.
Hạ cũng như đông, cửa sổ luôn mở rộng. Trong căn bếp chung ở tầng dưới, một cô gái quê hay ngặt nghẽo cười làm việc nhà giúp chúng tôi. Vừa bỏ bánh ḿ vào ḷ vừa cười với tât cả hàm răng, cô sẵn ḷng kể cho chúng tôi nghe những phiêu lưu dan díu của ḿnh. Cô bảo :
‘‘Vào cái thời đói khát, trong các chuyến xe lửa chở hàng tôi kéo lê những bị bột ḿ mà nhọc nhằn lắm mới kiếm ra được ở vùng quê xa’’
‘‘Một lần, trên tàu – cô cười, nói tiếp – tôi đă đụng phải một toán lính tuần tra độ hai mươi lăm dân quân. Chỉ có ḿnh tôi trong toa tàu.’’
Họ bảo : ‘‘Đă có nghị định, cấm không được đem theo bội ḿ. Cô không biết sao ?’’
‘‘Và... thế là, tôi nằm xuống. Tất cả hai mươi lăm tên cùng đến, mỗi tên chờ tới phiên. Tôi vẫn nằm ở đấy. Để trao đổi, tôi đem theo được túi bột ḿ của ḿnh.’’
Tôi sững sờ, nh́n thẳng vào miệng cô ta.
Về đêm, cô xuống tầng trệt với những người kiểm lâm. Chỉ một ít lâu, bụng cô đă chứa những ổ bánh ḿ. Và cô nàng đă ở lại với mấy người kiểm lâm ấy. Miễn sao họ đừng trang bị búa ŕu, kéo nhau lên nhà chúng tôi là được.
Trong tiền sảnh của Bộ Quốc Dân Giáo Dục, tôi phải kiên nhẫn ngồi chờ ông chánh văn pḥng chịu tiếp kiến. Tôi ước mong, nếu có thể họ sẽ trả tiền công về các bích hoạ tôi đă làm cho nhà hát. Nếu không phải là giá ‘‘loại hạng nhất’’ – những nghệ sĩ khéo léo hơn tôi có được giá này – th́ ít ra người ta hăy cho tôi số tiền tối thiểu.
Nhưng ông chánh văn pḥng mỉm cười, lắp bắp : ‘‘Vâng... ơ ...vâng, anh hiểu cho, những dự toán..., chữ kư, con dấu... Lounatcharsky. Anh trở lại ngày mai đi’’
Cứ thế, việc này kéo dài hai năm. Tôi đă bị... viêm phổi. Granowsky cũng đă mỉm cười.
Tôi c̣n ǵ để làm đây ?
Thượng Đế ! Được, ngài đă cho ta tài năng, ít nhất người đời đă bảo thế. Nhưng tại sao người chẳng cho ta một bộ mặt oai nghiêm để thiên hạ sợ hăi, nể v́ ta ? Thí dụ, nếu ta dũng mănh, vóc dáng đường bệ, chân dài, đầu vuông, như vậy họ sẽ kinh sợ ta, như vẫn thường là thế trong cơi đời này.
Nhưng gương mặt tôi quá hiền lành. Tôi cũng thiếu một giọng nói vang to. Tôi tuyệt vọng, lang thang trong các con đường của Moscou.
Đi dọc theo điện Kremlin, tôi lơ đăng nh́n qua những khoang cửa rộng. Trosky đang bước xuống xe; ông ta cao lớn, cái mũi th́ màu xanh pha đỏ. Bằng bước chân nặng nề và mạnh bạo, ông đi qua ngưỡng cửa, tiến về phần nhà dành cho ḿnh trong điện Kremlin.
Tôi bỗng có ư nghĩ, hay là ḿnh đến gặp nhà thơ Demyan Bédny ? Ông ta cũng đang ở Kremlin. Vào thời kỳ chiến tranh, tôi với ông đă cùng phục vụ trong Uỷ Ban Quân Sự. Tôi sẽ nhờ ông ấy che chở và nhờ cả Lounatcharsky nữa, hăy để cho tôi được trở lại Paris.
Tôi đă quá ngán mấy cái nghề thầy giáo, giám đốc. Có mỗi một điều tôi muốn làm là được vẽ. Tất cả các tác phẩm của tôi trước chiến tranh c̣n để lại Berlin và Paris, nơi mà xưởng vẽ của tôi, chất đầy các phác hoạ và những tấm tranh c̣n dở dang, đang đợi chờ tôi.
Từ nước Đức, nhà thơ Rubiner, người bạn thân thiết, đă viết cho tôi : ‘‘Bạn c̣n sống đấy chứ ? Thiên hạ khẳng định rằng bạn đă bị giết chết trong chiến tranh. Có biết là bạn đang nổi tiếng ở đây không ? Tranh của bạn đă tạo nên phái biểu hiện đấy. Chúng bán với giá cao lắm. Tuy vậy, đừng có trông mong vào số tiền mà Walden phải hoàn cho bạn. Hắn chẳng trả đâu, v́ hắn đoan chắc rằng, đối với bạn, vinh quang là đủ.’’
Ôi, mặc kệ.
Tôi sẵn ḷng nghĩ tới họ hàng ḿnh hơn, nghĩ đến Rembrandt, mẹ tôi, Cézanne, tới ông tôi, vợ tôi. Tôi sẽ đi Hà Lan, đến miền nam nước Ư, miền Provence ở Pháp, và vừa trút bỏ quần áo, tôi sẽ nói rằng : ‘‘Những người thân thiết của ta, các người thấy đó, ta đă trở về với các người. Ở đây, ta thấy buồn. Chỉ có một điều ta ao ước là được vẽ tranh và thêm một điều ǵ đấy.’’
Đế chế Nga cũng như nước Nga của những người Xô Viết đều không cần đến tôi. Đối với họ, tôi là một người khó hiểu, một kẻ xa lạ.
Nhưng tôi tin chắc một điều, Rembrandt yêu thích tôi.
Những trang viết này đồng nghĩa với một mặt sơn.
Nếu trong những bức tranh của tôi có một chỗ để cất giấu th́ tôi sẽ luồn chúng vào đó… Hay có thể, chúng sẽ dán vào lưng của một trong các nhân vật của tôi, hoặc lên quần của người ‘‘Nhạc sĩ’’ mà tôi đă vẽ trên bích hoạ ?...
Ai có thể biết được điều ǵ đă viết trên lưng hắn, phải không ?
Ở thời của Liên bang Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa Nga Xô Viết, tôi đă tha hồ hét : ‘‘Các ngươi không cảm thấy những kết cấu kiểu điện giật này đang trượt thoát dưới bàn chân chúng ta hay sao ?’’
Và những linh cảm dễ nhào nặn của chúng ta đă không đúng ư – chính v́ chúng ta thực sự đang đứng trong không, và đau đớn chỉ do một chứng bệnh : khát vọng về một sự ổn định.
Năm năm ấy sôi sục trong linh hồn ta.
Ta đă hao gầy. Ngay cả đói khát.
Ta ước ao gặp lại các người, B…, C…, P… Ta mệt mỏi.
Ta sẽ trở về với vợ, với con.
Nằm cạnh các người.
Và, có thể, sẽ được Âu châu thương yêu, và cùng với nó, nước Nga của ta.
Moscou, 1922.
Marc Chagall
Chagall đă vẽ bức tranh này năm 1915, lúc ông vừa kết hôn với người vợ đầu là nàng Bella. Ông mơ mộng và tưởng tượng ḿnh đang nằm dài trong đồng cỏ đất Nga, nơi họ hưởng tuần trăng mật. Trong tự truyện ‘‘Đời Tôi’’, ông đă nhớ lại chốn này với mặt trăng sau khu rừng, chú ngựa bên cửa sổ, và bầu trời mang màu lila xanh tím.