Mai Ninh
Bác sĩ và bệnh viện trong chuyến tham quan Myanmar
Đa số trong chúng tôi đến Myanmar lần đầu nhưng trong chuyến đi này chỉ ở Yangon có hơn hai ngày. Ngày thứ nhất, đi một ṿng dạo thăm thành phố. Đứng bên hồ nh́n sang bờ kia, mái nhà bà Aung San Suu Kyi ẩn hiện, loáng sau bóng cây. Đi tiếp khúc nữa gặp một mảnh đất rộng giữa trung tâm với những tấm chắn lớn bọc quanh, hẳn là công tŕnh xây dựng một khu thương mại tầm cỡ đang khởi công. Nh́n kỹ, hoá ra công ty trúng thầu là của một nhà đâu tư địa ốc tên tuổi bậc nhất Việt Nam. Thành phố Yangon có những con đường rộng đẹp của thời thuộc địa Anh. Cây cối cao lớn chưa bị sự phát triển thành phố tấn công, những công tŕnh kiến trúc tây phương cùng thời vẫn c̣n đó, dù đa số đă hư hỏng và nhuốm màu năm tháng. Ngày thứ hai, chúng tôi lên đồi tham quan ngôi chùa Shwedagon nổi tiếng nhất, với tháp dát vàng cẩn kim cương đá quí cùng vô số phù đồ tượng Phật chung quanh. Không thoải mái lắm giữa không gian hỗn tạp màu mè, tôi tự nghĩ: Tối nay sẽ t́m cách ngắm tháp chùa ấy, từ xa.
Chẳng ngờ, sau khi được chiêm ngưỡng đỉnh Shwedagon gắn đầy sao lấp lánh trong đêm xanh tôi đă có cơ hội đầu tiên (trong ba lần liên tiếp) “đi mua thuốc, đi bác sĩ và bệnh viện” ở xứ sở này. Vô t́nh đáp ứng phần nào ư nghĩ: Đến thăm một đất nước, dù chỉ là du khách cũng không thể không muốn biết ít nhiều về văn hoá, xă hội, con người và những ǵ liên quan đến đời sống của người dân nước ấy, chẳng hạn y tế và giáo dục. Nhất là khi xứ sở đó vừa sang một trang sử mới, đang có nhiều cơ hội và trên đà cải cách.
12g khuya, cơn bệnh lâu rồi bỗng trở lại. Tôi đành nhờ nhân viên khách sạn chỉ cho một hiệu thuốc trực đêm. Anh đă nhiệt t́nh dẫn tôi đi bộ, ngang qua hai, ba khúc đường đêm đến một bệnh viện gần đấy.
Đèn đường vàng đục chiếu xuống vỉa hè những tia sáng yếu. Đây đó mấy chiếc bàn con, bếp than cháy đỏ, đàn ông đàn bà và có cả các đứa trẻ lúm xúm trên những chiếc ghế đẩu thấp gần mặt đất. Mùi cháo, bún, mắm và thịt cá nướng xông lên, bốc khói. Những thứ mùi này nếu b́nh thường th́ tôi đă thấy chúng “thơm điếc mũi”, nhưng với cơn bệnh đang hành cảm giác khó chịu càng làm điêu đứng. Đến trước bệnh viện, cổng vào mờ mờ sáng, bên trong thấp thoáng vài ánh đèn, tôi đâm e ngại. Liệu vào đó phải đợi đến bao giờ mới được khám? Nh́n sang bên, chợt thấy một hiệu thuốc ngay đấy, hai người mặc áo khoác trắng đang loay hoay giữa các tủ kính, không có người khách nào. Bỗng nhớ lúc đi mua thuốc ở Việt Nam, tôi vội nói với anh nhân viên khách sạn là nếu không nhất thiết phải có toa bác sĩ mới mua được thuốc th́ tôi khỏi cần vào bệnh viện. Anh ta có vẻ ngần ngại nhưng tôi đă bước ngay đến trước quầy. Người bán đọc mấy cái tên tôi đă viết vội trên tờ giấy trước khi đi, hỏi tôi muốn mua mấy viên kháng sinh. Nghe vậy tôi lại nghĩ đến Việt Nam, giống y, ít ai mua cả vỉ hay nguyên ống thuốc. Dù thuốc kháng sinh bắt buộc phải uống đủ liều, nhưng người nghèo chỉ mua vài viên cho 1 hay 2 ngày trước đă, nếu chưa đỡ hoặc khi có tiền sẽ mua tiếp. Nhờ thuốc, sớm hôm sau tôi đă đứng dậy được để ra sân bay cùng các anh chị bạn, tiếp tục hành tŕnh.
Con đường từ phi trường về khu “Bagan cũ” đẹp thanh b́nh, thênh thang dưới những hàng cây xanh mướt, dù trông ra xa hiếm thấy có vườn rau. Sông nước chẳng thiếu nhưng tôi nghe nói “dẫn thuỷ nhập điền” chẳng có bao nhiêu nên đất Bagan khô cằn, trồng không nổi lúa. Xe lướt qua chập chùng chùa, tháp, phù đồ lớn nhỏ, khiêm nhường lẫn đồ sộ. Cũng có một vài ngôi đền với tường cột cẩn gương óng ánh nhưng thường th́ đơn giản xây bằng gạch đỏ, thật khác với ở Yangon. Tôi ngạc nhiên thấy đa số đều c̣n nguyên vẹn từ chân lên đỉnh, dù nghe nói nơi này đă trải qua nhiều thiên tai : động đất, nước lũ dâng từ sông Irrawaddy từng tàn phá rất nhiều di tích. Về sau mới biết, nhà nước của xứ sở sùng đạo này đă trưng dụng dân chúng và dành những số tiền khổng lồ để trùng tu các đền chùa. Do đó lắm lăng tẩm màu gạch vẫn c̣n tươi. Tôi đoán con đường đại lộ đang đi hẳn được làm cùng lúc với sự phục hồi chùa chiền, cho xứng đáng. Có giả thiết cho rằng hằng triệu viên gạch nung cần thiết cho việc trùng tu có một không hai ấy đă là nguyên nhân đưa đến sự tàn phá những khu rừng chung quanh.
Đường rộng nhưng rất ít xe cộ, thỉnh thoảng một chiếc xe ngựa chở đôi người mang hàng ra chợ hay vài du khách nhàn tản đạp từng ṿng xe. Tôi tự nhủ ḿnh sẽ cũng như họ, mấy ngày lưu lại đây sẽ dùng xe đạp đi loanh quanh tham quan thắng cảnh.
Vậy mà chưa thực hiện đủ ư muốn th́, v́ cơn bệnh tái phát, tôi đă phải leo lên taxi đi từ khu “Bagan cũ” đến phố “Bagan mới” để t́m bác sĩ. Tôi cứ ngỡ anh tài xế trẻ sẽ đưa ḿnh đến pḥng mạch của một bác sĩ trong vùng như nhân viên khách sạn đă nói trước. Chẳng ngờ anh lái xe rẽ vào một ngôi làng nhỏ, đậu trước căn nhà lá đơn sơ. Một phụ nữ bồng con bước ra nói chuyện, chỉ trỏ với anh ta. Sau đó anh lên xe, rồ máy đi tiếp vào một con ngơ khác trong xóm ấy. Chúng tôi hỏi, anh trả lời là bác sĩ không có nhà, đang chữa bệnh cho ai đó trong khu này. Đang quá đau, đưa mắt nh́n thoáng qua khung cảnh làng mạc sơ sài tôi không khỏi e ngại, chẳng lẽ anh ta đang đi t́m một thầy lang vườn nào đó hay sao? Nhưng tôi không nói ǵ. Anh tài lăng xăng chạy hỏi xem “doctor” đang ở nhà nào. Cuối cùng anh về lại xe và bảo bác sĩ đă đi đến pḥng khám bệnh. Nghe thế, tôi yên tâm tí chút, ông thầy thuốc của anh ta ít ra cũng có pḥng mạch hẳn hoi, và “trong phố”!
“Bagan mới” nhiều nhà cửa xe cộ và dĩ nhiên bụi bậm hơn, tựa như một thị trấn ven đường. Xe ngừng trước căn nhà thấp có bảng ghi “clinic”, cửa sắt kéo kín. Nhưng chỉ vài phút sau bác sĩ về tới. Lúc tôi xuống xe bước sang, đă có vài bệnh nhân đột nhiên xuất hiện, không biết họ đứng chờ ở đâu trước đó và lâu chưa mà tôi không thấy. Trong khi đợi bác sĩ mở khoá, tôi đau quặn người, phải ngồi ngay trên bệ đường. Có lẽ do thế, các bệnh nhân kia đă lặng lẽ ngồi xuống hàng ghế đợi và giơ tay tỏ ư nhường cho tôi vào trước. Đấy là một căn pḥng nhỏ, có giường khám và tủ thuốc, tương đối sạch sẽ. Ông bác sĩ điềm đạm, chững chạc, nói tiếng Anh, và không có ǵ khiến ta có thể liên tưởng đến căn nhà tối trong ngôi làng nghèo của ông mà anh taxi đă ghé qua trước đó. Tôi đă được hỏi han, khám bệnh, được một gói thuốc cùng những dặn ḍ kỹ lưỡng về cách dùng và nên ăn uống ra sao. Tôi đă ra về với niềm tin sẽ qua hết cơn đau.
Nhưng có lẽ ư trời muốn thế, sau khi đă đi bộ t́m hiệu thuốc giữa đêm khuya, đă đến pḥng mạch một bác sĩ làng quê th́ tôi cũng phải đến một bệnh viện ở xứ này cho đủ bộ. Rời Bagan về tới Madalay thủ đô xưa của Myanmar tôi lại bị bệnh hành, làm phiền các anh chị bạn thêm lo lắng. Tôi nhất quyết lần này đến thẳng một bệnh viện, để có ǵ c̣n làm các xét nghiệm phân tích đàng hoàng tại chỗ. Thực ḷng, chẳng ai muốn khi đi du lịch nước ngoài lại phải vào nhà thương, nhưng lúc ấy tôi tự an ủi, thôi th́ cũng là dịp được xem, được thấy tận mắt bệnh viện bên này ra sao. “Bên này” và “bên kia”, tôi không tránh được sự so sánh/ liên tưởng tới Việt Nam vốn được xem là một nước hiện thời có nền kinh tế phát triển hơn Myanmar mấy bậc. Tôi đă từng có dịp vào chữa bệnh ở bệnh viện công lẫn tư tại Việt Nam và cũng nghe nhiều người trong nước nói về chúng.
Nơi người hướng dẫn đưa tôi đến là một nhà thương trong trung tâm Mandalay. Mặt tiền tương đối hẹp, nhiều tầng, tôi không biết nó sâu bao nhiêu. Khu khám đa khoa ở ngay cửa vào chính. Quầy tiếp tân, nơi ngồi chờ dành cho bệnh nhân, quầy thu ngân và bán thuốc cùng một nơi. Bệnh nhân lẫn y tá hay nhân viên nhà thương lẫn lộn với nhau, kẻ đứng người ngồi chật cả gian pḥng lớn. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là không có sự ồn ào, chen lấn. Ở quầy tiếp bệnh nhân, một cô y tá hỏi ngay về bệnh t́nh và xem tên các loại thuốc tôi đang dùng. Có lẽ do chúng tôi ngỏ ư muốn biết có phải đợi lâu không nên cô nghĩ tôi chỉ muốn mua thứ thuốc khác tương đương chứ không cần gặp bác sĩ. Cô cố gắng giải thích về các loại thuốc ấy ra sao. Cả hai bên gặp chút khó khăn để hiểu rơ ư nhau. Thấy vậy, một nhân viên khác chạy đến và bảo tôi hăy chờ để bác sĩ khám cho là hay nhất, chẳng phải đợi lâu. Chúng tôi ngồi xuống, và dù mỏi mệt v́ cơn đau kéo dài tôi cũng lợi dụng dịp ấy nh́n ngó chung quanh. Người này đem một tờ giấy đến đưa cho một cô y tá rồi quay ra đứng cạnh cửa vào. Người kia chạy tới hỏi một nhân viên câu ǵ đó và chỉ trỏ vào người thân của ḿnh, xong cả hai t́m ghế ngồi xuống trong góc pḥng. Tôi không thấy họ lấy số thứ tự, cũng chẳng rơ phận sự của các nhân viên nhà thương đứng hoặc ngồi quanh mấy chiếc bàn con ra sao, không có tấm bảng nào ghi điều ấy. Thật nhập nhằng. Nhưng tôi không nghe nhân viên nhà thương lớn tiếng càu nhàu, bệnh nhân xin xỏ, than văn. Có những tiếng động, nhưng là những tiếng động b́nh thường không làm ta giật ḿnh, để tâm hay khó chịu. Chẳng lâu sau, tôi được y tá ra hiệu vào pḥng bác sĩ gần đấy. Căn pḥng trang bị đầy đủ, rộng răi hơn “clinic” phố Bagan. Bác sĩ có cùng lời nói chậm răi, cắt nghĩa từ tốn như người thầy thuốc làng quê kia. Ông kê một cái đơn thử máu và thuốc uống trong ngày hôm ấy, hẹn đến chiều trở lại tái khám, lấy kết quả xét nghiệm và để ông ta xem t́nh trạng ra sao, có bị phản ứng phụ ǵ với thuốc ông cho không.
Ra khỏi đấy, tôi ngồi chờ đến phiên vào thử máu. Một cái gối bé tí của em bé mới sinh bọc vải hoa sặc sỡ đặt trên mặt bàn nhỏ, cạnh đó là hộp giấy đựng các ống nhựa lấy máu, vài cái xơ-ranh nằm trong một hộp nhôm giống như mấy mươi năm xưa ông y tá gần nhà tôi cho kim vào đó, đổ cồn châm lửa đốt lên khử trùng. Sau cái ngước mắt chào, cô y tá cúi xuống ghi mỗi một chữ là họ của tôi, không có tên và ngày tháng năm sinh, lên miếng băng keo, dán vào ống máu. Tôi e ngại, chẳng hiểu người Myanmar dễ có tên họ trùng nhau không? Rồi quay ngang, thấy mớ bông g̣n xam xám trong túi ni-lông trước mặt, ḷng thêm băn khoăn, h́nh như bông ở VN trắng hơn, bao đựng đáng tin cậy hơn…? Nhưng tôi yên bụng một chút lúc cô ấy rút từ ngăn kéo bàn một bao giấy hàn kín và xé ra, lôi chiếc kim dài gắn vào ống bơm. Nụ cười thân thiện trấn an của cô trước khi châm kim vào cánh tay tôi đặt trên mặt gối đă làm tôi quên mất gói bông g̣n.
Thử máu xong, tôi được hướng dẫn đến quầy mua thuốc và chỗ thanh toán lệ phí, nhận một hoá đơn in đủ các chi tiết từ tên bác sĩ, phí khám bệnh, tiền thử máu. Trên đường về khách sạn, tôi chợt nhận ra một điều là ḿnh không có cái ngạc nhiên như lần đầu vào nhà thương Việt Nam : Bệnh nhân phải trả tiền trước, rồi mới được khám hay làm xét nghiệm. Nếu không đủ, phải chờ thân nhân đem đến. Người thân của tôi đă phải đi trả tiền nhiều lượt khác nhau, đợt này trả tiền khám bệnh cho tôi, đợt kia cho thử máu, đợt nọ siêu âm… Đó là trong trường hợp tôi không bị bệnh nặng lắm. C̣n với ai cần nằm viện hay mổ xẻ th́ dĩ nhiên thủ tục trước tiên người nhà phải làm là đưa cho bác sĩ một số tiền, và nó sẽ không để lại dấu tích trong một biên lai nào cả.
Cuối chiều, tôi quay lại để biết kết quả xét nghiệm, bệnh nhân đông hơn lúc sáng, tôi chờ lâu hơn nhưng chẳng bao nhiêu so với nhiều lần đợi chờ ở những nơi khác. Lại ngồi xuống và đảo mắt loanh quanh. Cũng nhân viên trực cạnh mấy cái bàn hay chạy tới chạy lui, vẫn y tá bệnh nhân lẫn lộn nhưng không ai nói to, giành ghế ngồi hoặc lên tiếng phân bua ḿnh là người đến trước.
Vị bác sĩ ban sáng cho hay mọi thứ đều ổn và đưa đơn thuốc cần cho một tuần. Khi tôi đến quầy thu ngân mới biết tái khám được miễn phí, điều không có, ngay cả ở xứ Pháp nơi tôi.
Hai hôm sau, khoẻ hơn, dạo chơi hồ Inle trên thuyền, cảnh vật thiên nhiên thơ mộng êm đềm, ḷng người thanh thản. Nh́n sông nước, cây cỏ, đền chùa hai bờ yên ả tôi chạnh nhớ những khuôn mặt tuy lo âu nhưng lặng lẽ, ẩn nhẫn mà tôi đă thấy ở bệnh viện. Bên cạnh đấy có thêm nụ cười tươi, thật thân thiện của đa số các nhân viên khách sạn tôi đă ở. Tinh thần phục vụ, tiếp đăi niềm nở của họ có thể là do sự huấn luyện, bắt buộc của nghề nghiệp một khi doanh nhân/chính phủ Myanmar biết họ phải đầu tư vào thị trường này. Nhưng cách cư xử ôn hoà của y tá, nhân viên bệnh viện đối với bệnh nhân, sự tử tế của đôi vợ chồng già trên lề một con đường bụi bặm ở Mandalay mà tôi đă hỏi đường đi, họ không nói được tiếng Anh nhưng sẵn ḷng dẫn tôi đến tận nơi, h́nh ảnh thành kính của ông bố và đứa con, sau khi đă trút gạo vào b́nh bát của đoàn sư khất thực, đă dập đầu quỳ lạy trước hiên nhà mà tôi được chứng kiến… th́ hẳn là do giáo dục từ gia đ́nh và tôn giáo vốn đóng một vai tṛ rất quan trọng trong đời sống người dân Myanmar.
Khi nước này đổi từ thể chế quân phiệt sang dân chủ, nhiều người không khỏi thắc mắc: Không hiểu ngân sách dành cho quân sự bây giờ là bao nhiêu, dường như từ 25 đến 50% ? Nhưng điều cần biết hơn là y tế hay giáo dục chiếm được mấy phần trong tổng số ? Guồng máy cai trị hiện thời có xem trọng và sẽ đầu tư nhiều hơn vào hai phạm trù thiết yếu ấy chăng?
Dẫu sao, những ngày đau ốm chẳng đặng đừng xảy ra đă cho tôi có dịp nh́n ngắm kỹ hơn một số cảnh tượng đời thường nơi đây. Một cái nh́n dù phiến diện nhưng có lẽ sát gần hơn chút so với khách du lịch đơn giản ghé tham quan một xứ sở vài ngày rồi đi. Nó giúp tôi nhận ra, cho riêng ḿnh, là người Myanmar c̣n giữ nhiều bản chất đáng quư.
Quen sống tại một quốc gia tân tiến mà có được cảm giác an tâm khi đi chữa bệnh ở nước người, nơi ḿnh biết mới vừa ra khỏi một thời kỳ dài khó khăn yếu kém, tôi nghĩ, không phải là điều dễ dàng chi.
Mai Ninh
(tháng 9/2013).