Mai Ninh

 

Mai Ninh

 

Đá Đă Quá Đau

 

Qua bao ngàn cây số đại dương và lục địa, giọng Sarah dù lẫn trong tiếng nhiễu của đường dây viễn liên vẫn không mất bớt sự giận dữ. To, đục, binh vào đầu như đá dội vào vách động : ‘‘Chị ở bên ấy có nghe tin ǵ không? Tức điên cái đầu, chẳng thể nào tưởng nổi!’’. Tôi để nàng tha hồ trút cơn bực bội, xong mới trả lời là những h́nh ảnh Sarah nói đến tôi cũng vừa xem thấy sáng nay.

Trên màn ảnh một đài truyền h́nh, hai đám đông phụ nữ Afghan đang ồn ào tụ tập dưới các tấm biểu ngữ, hô hào những khẩu hiệu đối nghịch, và giữa họ là một hàng rào cảnh sát, cũng đàn bà, ngăn ngừa sự hỗn loạn có thể xảy ra. Cuộc biểu t́nh của hai đám được tổ chức đồng thời ở Kaboul, thủ đô Afghanistan, trước cửa một đền thờ mới thuộc ḍng Chiite (những người tin vào Ali, trái với Sunnite tin vào Mahomet). Nhóm đầu tiên chăng biểu ngữ phản đối đạo luật gia đ́nh dành cho ḍng Chiite vừa được nghị viện Kaboul công nhận : ‘‘Người vợ bắt buộc phải thoả măn các đ̣i hỏi t́nh dục của chồng’’. Và thêm một qui định nữa buộc rằng : ‘‘Vợ không được thừa hưởng bất cứ gia sản nào của chồng khi ông ta qua đời’’. Những người đàn bà áo đen áo xám phủ gót chân, khăn trùm tóc, đang hô hào phản đối, cho rằng đây là cửa ngơ cho sự ‘‘hiếp dâm được công nhận’’, và đó chẳng khác ǵ thứ luật rừng kiểu Taliban. Đám biểu t́nh thứ hai, đông hơn, phản ứng ngược, lên tiếng hoan hô sự ra đời của cái luật phụ nữ phải ṭng phục ấy. Họ nói : Nó chẳng dính dáng ǵ đến các cấm điều Taliban, Taliban chỉ không biết đến Islam và không cho phụ nữ được quyền có kiến thức. Trước đền thờ, c̣n một nhóm khác gồm khoảng 200 đàn ông, họ cũng tới đây ủng hộ đạo luật, thỉnh thoảng ném cả đá vào đám đối lập.

Cuối cùng, tôi đă nói được với Sarah là tôi nhớ ngay tới nàng khi xem đoạn tin tức ấy.

   

Sarah là nha sĩ ở một vùng biển Bắc Phi, một phụ nữ vóc dáng chững chạc dù mới hơn ba mươi. Nàng xuất hiện ở bến tàu xe lửa trong quần jean và chiếc T–shirt giản dị nhưng điểm một dây thắt lưng to bản, đẹp, trên thân h́nh cao ráo. Hàm răng rộng, trắng ngần, hai ḷng mắt rạng ngời hân hoan khi nh́n thấy chồng ḿnh và tôi ra đón. Azu đ̣i lái xe, tôi ngồi ghế sau chỉ cho Sarah các con đường và lâu đài của thành phố. Những sợi tóc tự do của nàng bay chạm vào mặt tôi theo ngọn gió xuân về sớm. Trong hơn một tháng sang thăm chồng đang kết thúc luận án tại Pháp, Sarah thường ghé thăm tôi với bánh trái và các món ăn đặc biệt của xứ sở ḿnh do nàng tự nấu. Dưới gốc cây mận nở trắng phau hoa, tiếng cười trong veo đánh động cả buổi chiều yên tĩnh, nhưng gợi nhiều thắc mắc trong tôi. 

Tôi hỏi Sarah có muốn đem hai đứa con sang Pháp ở hẳn với chồng, nếu khi xong luận án Azu xin được một chức giảng viên đại học. Nàng mở đôi mắt đen thẵm to hơn, nhưng không chút ngạc nhiên trước câu hỏi này, đáp : ‘‘Tôi c̣n việc chữa răng cho bệnh nhân trong dispensaire*, tôi c̣n cha mẹ, anh em’’. Trước sự im lặng chốc lát của tôi, Sarah tiếp : ‘‘ Hẳn chị ngạc nhiên, nhưng tôi thực sự b́nh an và vui với những ǵ đang có. Tôi đang hạnh phúc, Azu tôn trọng vợ. Gia đ́nh chúng tôi đều như thế. Azu ở lại hay không là quyền của anh ấy.’’ Đấy là một phụ nữ khoẻ mạnh trong tư tưởng, mạnh dạn, khác nhiều người đàn bà Hồi giáo mà tôi đă được biết ngoài đời hay qua báo chí, sách vở, phim ảnh…

Tŕnh luận án xong, Azu hồi hương, có chức vụ cao trong viện đại học quê hương anh ta. Tôi và Sarah tiếp tục trao đổi những thông tin đời thường. Nàng kể về căn nhà trên mảnh đất là của hồi môn, xây ba năm vẫn chưa xong v́ vật giáo leo thang như chớp. Kể chuyện các cuộc bạo động, khủng bố bằng chất nổ chết người ngay trung tâm thủ đô và các làng mạc xa xôi. Ngay cả cái bệnh viện b́nh dân nàng làm việc cũng đă bị nổ tung mất phân nửa. C̣n tôi th́ viết cho Sarah về các chuyến đi Việt Nam, về đ́nh công tại Pháp…, về các chuyện quanh đạo luật buộc học tṛ ở đây không được mang dấu hiệu bày tỏ tín ngưỡng của ḿnh một cách quá hiển nhiên khi đến trường. Về mảnh khăn che tóc của một cô sinh viên Hồi giáo mà bạn đồng nghiệp của tôi người nói nên bỏ qua, người bảo cô ấy cần gỡ ra v́ có thể gây nguy hiểm lúc đang thực hành các thí nghiệm.

Sau một thời gian, bỗng email của Sarah thưa thớt, tôi cũng bị cuộc sống cuốn trôi. Cho đến một hôm nàng chợt xuất hiện nơi ngưỡng cửa pḥng làm việc của tôi. Sarah gầy hơn và nụ cười chan hoà đă lưng lưng khép lại. Chúng tôi trở về ngồi dưới gốc cây mận, cũng là mùa xuân với hoa đang kết trái. Sarah sang Pháp tu nghiệp vài tuần và cũng để thoát khỏi không khí u uất trong gia đ́nh. Em gái nàng kết hôn với em trai của Azu, và đă bị hành hạ, bạo dâm, rồi đổ bệnh. Bệnh trên thể xác và trong tinh thần. Bố mẹ khi biết tin đă lôi con gái về nhưng năn nỉ con đừng li dị vội, sợ tai tiếng. Sarah đang ngồi kể vụt đứng dậy, quơ cánh tay lên vo đầu rồi đấm xuống đùi, vừa tức tối vừa tuyệt vọng : ‘‘Tôi cứ tưởng chuyện chỉ xảy ra cho người khác, ngoài gia đ́nh ḿnh. Không ngờ lưới nhện là lưới sắt, vây bủa, xiết cứng bất cứ ai. Tôi hét lên vào tai Azu, tôi chửi rủa em trai anh ta, tôi la mắng em gái ḿnh đă bưng bít mấy năm trời và sự chịu đựng phi lư của nó. Tôi căi nhau tay đôi với cha mẹ. Và cuối cùng tôi xỉ vả niềm tin của chính ḿnh tự bấy đến nay.”

Khó so sánh sự nhẫn nhục của em gái Sarah ngoài đời với thân phận của người đàn bà Afghan/hay một nơi nào đó, trong tác phẩm Syngué Sabour (Đá Kiên Nhẫn, tiểu thuyết của Atiq Rahimi đoạt giải văn học Goncourt 2008 - Pháp), nhưng chẳng thể không liên tưởng. Trong một căn pḥng trống trải, giữa một khu phố bị tan hoang v́ chiến tranh với súng đạn vẫn nổ lên thường xuyên đây đó, một người đàn bà chăm sóc ông chồng nằm liệt do bị thương ở đầu, chỉ c̣n cặp mắt khép hờ và hơi thở mỏng manh nhưng đều đặn. Thiếu phụ vừa lo truyền thuốc dưỡng sinh vừa đọc Coran cầu nguyện Thượng Đế cho chồng sống dậy. Và rồi, sáng trưa chiều tối, đối mặt với thân xác bất động ấy cùng với nỗi tuyệt vọng, bà ta bắt đầu lôi quá khứ ra để kể chuyện cho chồng nghe. Một không gian khép kín, một cuộc đời đóng như cửa mộ bằng những then chốt sắt thép của đạo đức tôn giáo và thói lề xă hội. Bao năm qua, chúng đă giết chết ham muốn và ước mơ sâu thẳm nhất trong thể xác và linh hồn bà ta. Nhưng cuối cùng sự sợ hăi vẫn chẳng thể ngăn cản được ḷng ham sống thúc đẩy nên phải tự đứng dậy, đi t́m phương kế thoát thân. Ngày này qua ngày kia, trước thân thể bất động của người chồng, những lời tự thú tung ra, nở ph́nh những khoảng tối, những ẩn ức, đau tủi. Độc thoại lúc đầu nhẹ nhàng, châm biếm, dí dỏm, sau trở nên tiếng gào thống. Chống chế biến thành cáo trạng, cầu nguyện trở nên giận dữ. Người đàn bà đă xem chồng là ḥn đá truyền thuyết trong Hồi giáo - ḥn đá thần diệu và nhẫn nại, chịu nghe hết cả nỗi niềm, ẩn ức và bí mật người ta trút bỏ vào nó. Cho đến một ngày khi quá tải, nó sẽ nổ tung ra. Bấy giờ là hoá giải.

Em gái Sarah cuối cùng chằng thể giấu nhẹm sự đau đớn lâu hơn nên đă chọn chị ḿnh làm ḥn đá truyền thuyết. Nhưng Sarah không có sức nghe trong thinh lặng lâu dài như ông chồng trong tiểu thuyết của Atiq Rahimi. Nàng đă phản ứng ngay từ lời thú đầu tiên của em ḿnh. Đá đă quá đau. Gần đây, nhờ Sarah giúp sức tranh đấu, cô em đă được li dị, sau đó cô sang Pháp và trở lại con đường học vấn ở tuổi ba mươi. Sarah lập hội “Những người đàn bà bị ngược đăi”, các hội viên đầu tiên không ngờ là khách từng đến pḥng mạch nàng chữa răng. Trả lời câu tôi hỏi : Azu và nàng ra sao? Sarah đang hăng hái nói liền ngừng, khép mắt. Giay phút trôi qua, hai riềm mi đập chậm trong tiếng thở mỏi, nàng đáp : ‘‘Chúng tôi vẫn sống với nhau ở tầng trệt căn nhà xây dang dở. Không hẳn v́ thiếu tiền để hoàn tất. Từ khi xảy ra chuyện, cuộc sống này lưng chừng, lơ lửng như tầng lầu trên trơ cột và tường. Tôi không biết sẽ ra sao, tôi hoàn toàn không biết…”. Những chữ “Không biết” văng vẳng, xót xa.

 

Mai Ninh

(tháng 5, 2009)

--------------------------------------------------  

*        Pḥng chữa bệnh